Mức Độ Hoàn Thành Của Mục Tiêu Về Kiến Thức:

Cách tiến hành đo và theo dòi thử nghiệm: Để đánh giá kết quả thử nghiệm, nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp và công cụ đánh giá: (1) Phiếu tự đánh giá của nhóm viên (2) Phiếu đánh giá của kiểm huấn viên CLB; (3) Nhật ký của kiểm huấn viên;( 4) Bảng hỏi phỏng vấn sâu nhóm viên; (5) Bảng hỏi phỏng vấn sâu vợ của nhóm viên. Kết quả đánh giá được trình bày cụ thể dưới mục 4.2.3 sau đây.

4.2.3 Đánh giá kết quả

4.2.3.1 Mức độ hoàn thành của mục tiêu về kiến thức:

Thông qua hệ thống nội dung tài liệu kiến thức được cung cấp trong từng buổi giúp nam giới nâng cao hiểu biết và nhận thức về các kiến thức liên quan đến BLGĐ.

Thông qua kết quả của phiếu tự đánh giá bao gồm các kiến thức liên quan đến BLGĐ về nguyên nhân, hình thức, hậu quả BLGĐ và hình thức xử phạt theo Luật PCBLGĐđược nhóm viên tự đánh giá trước và sau khi tham gia sinh hoạt CLB. Các câu hỏi trong phiếu tự đánh gía theo thang điểm 100:

Phần I: Nguyên nhân gây ra BLGĐ (30 điểm) gồm Định kiến giới, bất bình đẳng giới (10 điểm), Các tệ nạn xã hội ( rượu, bia, cờ bạc, ma tuý) (10 điểm), Các xung đột xảy ra trong đời sống gia đình ( 10 điểm);

Phần II: Hình thức bạo lực gia đình (20 điểm ) gồm Hiểu về các biểu hiện hình thức bạo lực thể xác ( 5 điểm), Hiểu về các biểu biện hình thức bạo lực tinh thần ( 5 điểm), Hiểu về các biểu biện hình thức bạo lực tình dục ( 5 điểm), Hiểu về các biểu biện hình thức bạo lực kinh tế ( 5 điểm);

Phần III: Hậu quả của BLGĐ (30 điểm) gồm: Với người vợ và con cái ( 10 điểm), Với bản thân nam giới gây bạo lực ( 10 điểm), Với xã hội ( 10 điểm);

Phần IV: Hình thức xử phạt theo Luật PCBLGĐ (20 điểm) gồm: Xử phạt hành chính ( 10 điểm), Xử phạt hình sự ( 10 điểm).

Trong khảo sát đầu vào, hầu hết các nhóm viên đều tự đánh giá mức độ hiểu biết của mình về các nội dung kiến thức liên quan đến BLGĐ ở mức điểm thấp dao động từ 20 – 50. Điều đáng mừng sau khi CLB kết thúc nhóm viên có điểm đánh giá khác biệt hẳn so với lúc trước khi tham gia với chủ yếu mức điểm cao dao động từ 80 điểm trở lên và cao nhất có những nhóm viên đạt điểm tuyệt đối 100 điểm.

Bảng 4.3 : Điểm kiểm tra mức độ kiến thức của các thành viên CLB về bạo lực gia đình trước và sau tác động ( Theo thang điểm 100)

TT

Nhóm viên

Điểm trước tác động

Điểm sau tác động

1

N.V.M

40

85

2

D.T.T

35

90

3

V.M.S

55

95

4

V.L.H

20

80

5

N.T.L

30

90

6

H.T.H

40

100

7

H.T

45

95

8

H.A.D

15

80

9

T.V.N

25

85

10

B.T.K

40

100

11

N.T.T

35

95

12

V.T.N

30

90

13

L.H.P

25

80

14

G.S.P

40

85

15

T.A.N

50

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Dịch vụ công tác xã hội đối với nam giới trong việc giảm thiểu bạo lực gia đình từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 23

Phỏng vấn sâu nhóm viên CLB sau sinh hoạt cũng ghi nhận những thay đổi tích cực về mặt kiến thức của các nhóm viên xoay quanh các chủ đề như theo các chia sẻ:

“Kể từ khi tham gia câu lạc bộ, tôi nhận thức rò hơn về sự bất bình đẳng giữa nam và nữ. Tôi hiểu cách đối xử tôn trọng với các thành viên nữ trong gia đình, bạn b và đồng nghiệp của mình. Tôi đã chia sẻ những gì tôi học được từ câu lạc bộ với gia đình và bạn b của tôi. Tôi thậm chí đã góp ý cho bố về cách đối xử tốt hơn với mẹ tôi.” (Nhóm viên L.H.P)

Sau khi các buổi sinh hoạt CLB tôi thấy rất bổ ích như tôi nắm được các hình thức xử phạt với hành vi BLGĐ. Hay đơn giản nhất như việc quản lý chi tiêu do chồng quyết định cũng là hành vi bạo lực mà trước đây tôi không biết cứ nghĩ là điều hiển nhiên”. (Nhóm viên H.A.D)

Trước đây mình muốn là buộc bả quan hệ tình dục . Do trẻ không suy nghĩ được, cũng „quá tay‟ với vợ. Cứ đi nhậu về là thấy vợ là phải công việc đó quan hệ tình dục . Giờ thì thay đổi, hỏi là có chấp nhận không. Thái độ vợ cũng khác. Mình thấy thoải mái, vui vẻ hơn‖. (Nhóm viên G.S.P)

“Nhiều người đàn ông, kể cả những người có bằng cấp cao, theo truyền thống phản đối kịch liệt việc đàn ông làm việc nhà như đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, ...

Sau khi tham gia Câu lạc bộ tôi thấy chồng minh chia sẻ việc nhà với vợ nhiều hơn

- trong khi trước đây anh ấy thường nói là nhường em ấy. Chồng tôi vừa làm vừa nhắc nhở mình phải làm gương cho các con trai của chúng tôi noi theo.” (Chị

N.T.M vợ của nhóm viên V.T.N)

4.2.3.2 Mức độ hoàn thành của mục tiêu về kỹ năng

Học viên tự đánh giá mức độ thực hiện kỹ năng của mình trước khi sinh hoạt CLB và sau khi sinh hoạt CLB thông qua phiếu tự đánh giá, với thang đo khoảng 11 mức độ ( 0: không thực hiện được --> 10: Thực hiện được rất tốt). Trước khi sinh hoạt CLB, hầu hết nhóm viên tự đánh giá mức độ thực hiện của mình ở các kỹ năng xử trí mâu thuẫn mà không dùng bạo lực chủ yếu ở mức 2 và 3. Sau tập huấn, hầu hết nhóm viên tự đánh giá mức độ thực hiện của mình ở mức cao là 7 và 8. Điểm từ kiểm huấn viên CLB và trưởng nhóm đánh giá các nhóm viên sau sinh hoạt CLB cũng ở mức 7 và 8 cho 15 thành viên CLB (xem bảng 4.4).

Bảng 4.4 : Mức độ thực hiện của thành viên CLB về kĩ năng xử trí mâu thuẫn mà không dùng bạo lực ( Điểm trung bình ) ( thang điểm 10)

STT

Kỹ năng

ĐTB từ bảng kiểm của kiểm huấn viên

ĐTB tự đánh giá của nhóm viên ( thang điểm 10)

Trước tác

động

Sau tác

động

1

Kĩ thuật hết giờ khi xảy ra

xung đột giữa hai vợ chồng

7,0

3,4

7,0

2

Xử trí đúng khi vợ nóng giận

7,4

2,5

7,5

3

Làm lành và thừa nhận trách

nhiệm với vợ

7,8

3,2

8,0

4

Thể hiện sự tôn trọng và lắng

nghe

7,5

2,8

7,6

5

Thương thuyết hoà bình với vợ

7,2

2,2

7,5

6

Lắng nghe và không đổ lỗi cho

vợ

7,7

2,3

7,9

7

Vun đắp sự cởi mở và khoan

dung với vợ

8,3

3,3

8,4

Kết quả phỏng vấn sâu các nhóm viên thu được những kết quả tích cực về kỹ năng xử trí mâu thuẫn xung đột của nhóm viên là nam giới GBL với vợ của mình như chia sẻ:

“Sinh hoạt CLB khiến tôi có hứng thú niềm vui tăng dần theo thời gian, theo từng buổi. Tôi được học về những kỹ năng giúp xử trí mâu thuẫn mà không dùng bạo lực rất hữu ích. Ví dụ như cách quản lý cảm xúc khi tức giận và biết cách mở lòng khoan dung với vợ. Mình giảm cáu gắt, nóng giận, bớt bảo thủ gia trưởng và hòa nhã với vợ con hơn.” ( Nhóm viên V.M.S, 32 tuổi )

“ Bây giờ tôi cũng kiểm soát và kiềm chế cơn giận của mình nhiều hơn so với trước kia. Mỗi khi vợ chồng chuẩn bị xung đột, tôi đã chủ động làm lành và xin lỗi vợ con.Tôi còn cố gắng giải thích cho vợ hiểu mâu thuẫn đang xảy ra là như thế nào. Nếu vợ không nghe thì nhờ bố mẹ hai bên hoặc anh chị thân thiết tới nói giúp. Hoặc khi nóng quá thì mình chạy ra khỏi nhà cho đỡ tức giận mà làm việc không nên.” ( Nhóm viên V.L.H, 40 tuổi)

Phỏng vấn sâu vợ của nhóm viên cũng nhận được những tín hiệu thay đổi rò rệt như chia sẻ của chị P.T.M vợ của thành viên V.M.S: “ Lâu lắm rồi vợ chồng tôi không đổ bát xô đũa nữa, tôi mừng lắm! Anh nhà tôi khả năng kìm chế nóng giận tốt hơn ví dụ như có uống say thì về ngủ luôn tôi cũng không càm ràm nữa chứ không như trước cứ về đến nhà là lôi hết chuyện cũ của vợ chồng ra kể lể rồi chửi bới đập đồ đạc tung hết cả.”

4.2.3.2 Mức độ hoàn thành của mục tiêu về thái độ

Thông qua từng buổi sinh hoạt CLB, kiểm huấn viên ghi nhận thấy sự thay đổi trong thái độ của nam giới. Trước hết là thái độ nhiệt tình tham gia các buổi sinh hoạt CLB khi số lượng vắng mặt của nhóm viên cực hiếm và gần như không có trừ các lý do bất khả kháng. Các thành viên tham gia với tâm trạng vui vẻ và hợp tác hăng hái trong mọi hoạt động của buổi sinh hoạt CLB, ngoài ra các nhóm viên có sự tương tác với nhau khá tốt do phần lớn đều quen nhau từ CLB cũ. Đặc biệt ghi nhận được sự thay đổi về thái độ của nhóm viên với bạo lực và cách cư xử với vợ mình thông qua các hoạt động chia sẻ thường nhật đầu mỗi buổi sinh hoạt.

“ Tôi thấy anh H có sự tôn trọng với tôi hơn đặc biệt là biết lắng nghe vợ nói chuyện, điều mà trước đây hiếm có lắm. Bây giờ thay vì cứ hễ vợ chồng cãi nhau là đổ lỗi cho tôi thì anh ấy học được cách ngồi lại cùng vợ nhẹ nhàng nói

chuyện để phân xử rò ràng bằng thái độ dễ chịu hơn rất nhiều.” (Chị N.T.K.O vợ của nhóm viên H.T.H)

“Trong gia đình không được quan niệm ai là trụ cột mà tự tạo áp lực cho mình, mà giữa hai vợ chồng đều phải cùng nhau giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau và có trách nhiệm cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.” (nhóm viên N.V.M, 35 tuổi)

Tôi nhận thấy CLB rất bổ ích với tôi và chắc chắn sau quá trình sinh hoạt CLB này các thành viên CLB chúng tôi sẽ tích cực quảng bá chất lượng của CLB và thu hút thêm sự tham gia của các nam giới khác trong cộng đồng vào các hoạt động phòng chống BLGĐ tại địa phương.” (Nhóm viên H.T,42 tuổi)

4.2.3.2 Mức độ hoàn thành của mục tiêu về hành vi

Học viên tự đánh giá mức độ thực hiện các công cụ để giám sát hành vi bạo lực và duy trì hành vi thay thế mới tích cực của mình trước khi sinh hoạt CLB và sau khi sinh hoạt CLB. Thang đo đánh giá có 11 mức độ ( 0: không thực hiện được

--> 10: Thực hiện được rất tốt). Trước khi sinh hoạt CLB, hầu hết nhóm viên tự đánh giá mức độ thực hiện của mình chủ yếu ở mức thấp 1,2,3. Sau tập huấn, hầu hết nhóm viên tự đánh giá mức độ thực hiện của mình về các công cụ để giám sát hành vi bạo lực và duy trì hành vi thay thế mới tích cực ở mức khá là 7. Điểm từ kiểm huấn viên CLB và trưởng nhóm đánh giá các nhóm viên sau sinh hoạt CLB cũng ở mức 7 cho 15 thành viên CLB (xem bảng 4.5).

Bảng 4.5 : Mức độ thực hiện các công cụ để giám sát hành vi bạo lực và duy trì hành vi thay thế mới tích cực ( Điểm trung bình )( thang điểm 10)

STT

Nội dung

ĐTB từ bảng kiểm của kiểm huấn viên

ĐTB tự đánh giá của nhóm viên

Trước tác động

Sau tác động

1

Nhận diện và từ bỏ được thói quen đổ lỗi và giảm

thiểu


7,0


1,4


7,0

2

Các biện pháp hiệu quả để kiểm soát việc nổi nóng và

độc thoại tích cực


7,1


2,5


7,2

3

Các động cơ thúc đẩy và các yếu tố trở ngại cho việc thay

đổi tích cực


6,9


3,3


6,9

Ngoài ra còn thông qua sự giám sát chặt chẽ của kiểm huấn viên với các nhóm viên CLB về vấn đề bạo lực bằng nhiều phương tiện như thường xuyên gọi điện trao đổi với nhóm viên và gia đình ( vợ) của nhóm viên hay phỏng vấn sâu trực tiếp bất kỳ vợ nhóm viên. Quá trình sinh hoạt CLB đã thành công khi ghi nhận được việc nhóm viên có hành vi bạo lực với vợ giảm dần và hạn chế hẳn so với trước đây. Đặc biệt là các thành viên CLB đã có nhiều hành vi thể hiện sự chia sẻ yêu thương với người vợ của mình hơn như theo các chia sẻ:

Tôi từng uống rất nhiều sau giờ làm, nhưng giờ tôi giảm đi nhiều rồi. Trước đây, khi tôi về tới nhà mà cơm tối chưa xong, tôi rất bực bội. Giờ tự bản thân tôi cùng tham gia làm việc nhà, chăm sóc con cái, giặt giũ. Tôi từng nghĩ phụ nữ là chỉ xó bếp, còn giờ tôi nhận ra giá trị của phụ nữ và những việc họ làm”

( Nhóm viên N.T.L, 38 tuổi)

“Giúp đỡ cho vợ làm những việc bình thường trong nhà, nấu ăn, hỏi thăm vợ, có việc gì khó khăn thì cũng nói nhiều chuyện vui cho vợ đỡ lo. Trước đây thì mình có lẽ vô tâm, thờ ơ, cứ nghĩ trong người thôi nhưng không nói ra. Cư xử với các bạn nữ trong cơ quan cũng nâng niu hơn. Ví dụ như đi đâu hoặc ở quán ra thì mình dắt xe giúp cho bạn, nói chuyện nhỏ nhẹ, vui, hòa nhã với bạn, không có chọc, không quạu.” ( Nhóm viên B.T.K, 27 tuổi)

“Người chồng, người cha lý tưởng là người biết chia sẻ với vợ con. Người đàn ông trong gia đình cần phải hiểu, tôn trọng và công nhận các quyền chính đáng của phụ nữ. Chính họ phải đấu tranh với những giá trị cũ, những khuôn mẫu và những định kiến khoác lên nam giới hàng ngàn năm trong xã hội Việt Nam. Đồng thời người đàn ông cần biết đến và sẵn sàng xây dựng những giá trị mới của người đàn ông hiện đại như: không sử dụng bạo lực đối với phụ nữ, biết làm việc nhà, chăm sóc vợ con... Đó là những giá trị cần thiết để thay đổi những thái độ và quan điểm lạc hậu nhằm loại bỏ những hành vi bạo lực gia đình.” ( H.T.H nhóm trưởng CLB)

Đánh giá chung: Quá trình sinh hoạt CLB nhóm nam giới tiên phong cho thấy mô hình này đã tạo nên những khác biệt đáng kể từ thay đổi nhận thức thái độ của nam giới về vấn đề bạo lực gia đình đến bước đầu hình thành những kỹ năng xử trí mâu thuẫn mà không dùng bạo lực và các cách để hoá giải xung đột giữa vợ chồng nhằm tạm dừng và hướng tới giảm thiểu sử dụng các hành vi bạo lực của nam giới với vợ. Kết quả thử nghiệm mô hình chính là minh chứng rò nét cho thấy

các thành viên CLB là nam giới gây BL đã tiếp thu tốt các nội dung CLB hướng tới, có khả năng thực hiện kỹ năng giám sát và hạn chế hành vi bạo lực của mình, hoàn toàn có khả năng lan toả nhận thức thái độ không bạo lực đến với cộng đồng và huy động kết nối được sự tham gia của nam giới gây BL trong cộng đồng tham gia mô hình CLB nói riêng và các loại hình dịch vụ CTXH với nam giới nói chung nhằm giảm thiểu BLGĐ. Kết quả cũng cho thấy mô hình CLB nhóm nam giới tiên phong có thể hoàn toàn phù hợp khi áp dụng cho nam giới gây BL và nam giới gây BL hoàn toàn có thể lĩnh hội và lan toả những nội dung sinh hoạt mà CLB đã truyền tải.

4.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội với nam giới nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình

4.3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp

4.3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Các giải pháp đề xuất được xây dựng dựa trên những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước như: Luật Bình đẳng giới 2006; Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 và gần đây là Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/03/2021 ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 1534/QĐ-LĐTBXH ngày 08/11/2016 của Bộ Lao động TB&XH ban hành kế hoạch triển khai Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016- 2020 và tầm nhìn 2030. Mặt khác, các giải pháp đề xuất phải phù hợp với chủ trương, chính sách của địa phương như: Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 20/7/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Quảng Ninh trong tình hình mới; Kế hoạch số 5749/KH-UBND ngày 28/9/2015 thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 20/7/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Quảng Ninh trong tình hình mới; Quyết định 4505/QĐ- UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về ban hành Kế hoạch hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là những cơ sở pháp lý,

định hướng quan trọng để nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh.

4.3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp được đề xuất cần căn cứ vào kết quả khảo sát, điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội của địa phương cũng như khả năng áp dụng các giải pháp này trong thực tiễn. Các giải pháp phải sát thực, phù hợp với thực tế hoạt động của mạng lưới các dịch vụ CTXH của địa phương và phải xuất phát từ các nhu cầu tham gia sử dụng dịch vụ thực tế của nam giới gây bạo lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

4.3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ phải thực hiện được và mang lại hiệu quả thiết thực. Tính khả thi của các giải pháp sẽ được đánh giá bởi hiệu quả từ các giải pháp đó mang lại. Do đó tính khả thi của các giải pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế, phù hợp với những điều kiện hiện có địa phương. Các giải pháp cần được tổ chức áp dụng rộng rãi, được điều chỉnh, bổ sung, cải tiến để ngày càng hoàn thiện, đáp ứng phạm vi rộng lớn hơn.

4.3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng cộng đồng

Các giải pháp phải được phối hợp một cách đồng bộ, hiệu quả giữa các lực lượng cộng đồng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh. Các cơ quan có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực BLGĐ bao gồm: Phòng Bình đẳng giới, Trung tâm CTXH, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Phòng Lao động tiền lương, Phòng Bảo hiểm xã hội, Các phòng ban LĐXH các cấp trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; Sở Tư pháp; Sở Văn Hoá, Thể thao và Du lịch; Hội Liên hiệp phụ nữ. Các lực lượng trong cộng đồng tham gia phối hợp như gia đình, nơi công tác, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,công an, hội nông dân, hội cựu chiến binh, ban hoà giải các cấp, ...trong hoạt động phối hợp cần xác định rò vai trò và trách nhiệm của từng lực lượng trong hoạt động hỗ trợ cho nam giới gây bạo lực, từ đó xây dựng các nội dung, cách thức và cách thức phối hợp đảm bảo tính thiết thực và đạt hiệu quả lâu dài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022