Mức Độ Tác Động Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Nam Giới Với Các Dịch Vụ Ctxh Nhằm Giảm Thiểu Blgđ ( Điểm Trung Bình Đánh

Ở bảng 3.15 dưới đây trình bày về mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng được đánh giá thông qua điểm trung bình khi nam giới trả lời câu hỏi về tầm quan trọng của các yếu tố theo các mức độ 1: ―tác động rất nhiều ‖; 2: ―tác động nhiều‖ ; 3: ―tác động trung bình‖; 4: ―tác động ít‖ ; và 5: ―tác động rất ít‖. Điểm trung bình được tính trên cơ sở 5 mức độ trên. Nếu điểm trung bình từ 1 - 1,8 là tác động rất nhiều; hơn 1,8 - 2,6 là tác động nhiều; hơn 2,6 - 3,4 là tác động trung bình; hơn 3,4 - 4,2 là tác động ít; và hơn 4,2 - 5 là tác động rất ít.

Bảng 3.15: Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của nam giới với các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ ( Điểm trung bình đánh giá của nam giới)

Yếu tố ảnh hưởng

Điểm

trung bình

Ý nghĩa

Sự tự nguyện tham gia và sẵn sàng thực hiện các yêu cầu khi sử dụng dịch vụ của người nam giới tham gia dịch vụ

(yếu tố cá nhân nam giới)


1,43


Tác động rất nhiều

Thái độ nhiệt tình và kỹ năng chuyên nghiệp của người cung cấp dịch vụ

(Yếu tố vai trò năng lực của nhân viên CTXH và

cán bộ địa phương)


1,98


Tác động nhiều

Sự ủng hộ của các thành viên trong gia đình

(Yếu tố gia đình)

1,51

Tác động nhiều

Các quy định xử phạt của luật pháp

(Yếu tố thuộc về chính sách luật pháp)

1,86

Tác động nhiều

Điều kiện vật chất và kinh phí của dịch vụ bảo đảm

(Yếu tố tài chính)

2,21


Tác động nhiều

Sự ủng hộ của hàng xóm, bè bạn, đồng nghiệp, v.v.)

( Yếu tố thuộc về cộng đồng )

2,41


Tác động nhiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan, những ý kiến của nam giới đã được tính thành điểm trung bình từ câu hỏi: Theo anh các yếu tố nêu dưới

đây tác động ở mức độ nào đến quá trình anh tiếp cận với 1 trong 5 nhóm dịch vụ công tác xã hội với nam giới nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình? Có 5 mức độ tác động, điểm cao nhất là 1 và thấp nhất là 5. Kết quả phân tích cho thấy, nam giới GBL đều đánh giá các yếu tố có sự tác động nhiều đến quá trình họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ, trong đó sự tự nguyện cam kết của nam giới được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất. Sau đây là các phân tích cụ thể cho từng yếu tố ảnh hưởng:

3.5.1 Yếu tố thuộc về nam giới gây bạo lực

Yếu tố thuộc về nam giới gây bạo lực là yếu tố cấu thành quan trọng trong quá trình nam giới tiếp cận đến các dịch vụ CTXH cũng như ảnh hưởng nhất định đến kết quả của quá trình nam giới tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ. Thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành và cam kết tham gia mong muốn thay đổi của nam giới gây bạo lực. Muốn giảm thiểu và loại bỏ các hành vi bạo lực với vợ thì trước tiên phải bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức và hành vi của chính nam giới mà không ai có thể làm thay. Sự quyết tâm thay đổi cùng cam kết tham gia của nam giới là rất cần thiết. Bởi vì trong quá trình sử dụng dịch vụ họ sẽ không tránh được những khó khăn như gặp stress trong công việc, đời sống gia đình, bạn bè hàng xóm có lời khiêu khích, chán nản …mà để đủ vượt qua tất cả những vấn đề này đòi hỏi sự quyết tâm và ý thức thay đổi của nam giới hàng ngày, hàng giờ.

Khi được đặt câu hỏi ―Nếu các hoạt động/dịch vụ cho nam giới gây bạo lực nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình chưa đáp ứng được nhu cầu của anh thì theo anh nguyên nhân là gì?”. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, các nguyên nhân được nam giới lựa chọn nhiều nhất đó là Đối tượng/ khách hàng chưa biết hoặc chưa tin tưởng vào các dịch vụ hỗ trợ có 177/300 nam giới lựa chọn với 59% (xem bảng 3.14). Đây là nguyên nhân lớn nhất nam giới cho rằng điều này gây cản trở đến việc mình tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cũng như kết quả trợ giúp của các dịch vụ CTXH đó với mình. Tại Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung, các dịch vụ CTXH với nam giới GBL còn khá mới mẻ, cụm từ CTXH với nam giới được nhắc đến nhiều trong một vài năm trở lại đây còn chủ yếu là các dịch vụ CTXH hay CTXH với nạn nhân của BLGĐ mà chủ yếu là nữ giới. Để nam giới biết đến các dịch vụ này đã là một vấn đề nhưng làm thế nào để nam giới tin tưởng và sử dụng các dịch vụ này càng khó khăn hơn như chia sẻ của anh N.X.H, trưởng phòng can thiệp trị liệu, trung tâm

CTXH Tỉnh Quảng Ninh: ― Có những trường hợp nhân viên CTXH của phòng tôi tiếp cận ca tư vấn qua điện thoại đến từ 1 nam giới gây BL, tuy nhiên khi biết là nữ giới là người tư vấn nên họ ngập ngừng và thể hiện rò thái độ không muốn chia sẻ. Hay đến bản thân tôi là nam giới nhưng khi gặp trường hợp nam giới gây BL họ nhiều tuổi khi thấy tôi còn trẻ và ít tuổi hơn họ cũng thể hiện thái độ bất hợp tác và có lời lẽ coi thường ngay vì nghĩ mình tuổi đời còn non trẻ chưa từng trải nhiều nên không thể tư vấn và trợ giúp cho họ được. Với những trường hợp như thế chúng tôi đã phải rất nỗ lực để xây dựng niềm tin.”

Xét trên khu vực sinh sống, tỷ lệ nam giới lựa chọn với nguyên nhân này cao nhất ở TP Hạ Long (68,8%) và thấp nhất ở Huyện Vân Đồn (40%). TP Hạ Long là trung tâm văn hoá – kinh tế - chính trị của cả Tỉnh Quảng Ninh, nhưng nam giới GBL còn hạn chế về mặt hiểu biết và tiếp cận các dịch vụ CTXH, một phần do tỷ lệ dân cư của HL đông đúc gấp nhiều lần so với 2 địa phương còn lại nên hạn chế đến việc phổ cập và triển khai các dịch vụ CTXH này với nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ, phần lớn khác do công tác triển khai các dịch vụ CTXH này với nam giới GBL của chính quyền còn rất nhiều hạn hẹp và lu mờ.

Khi sử dụng dịch vụ CTXH thì yếu tố thuộc về bản thân nam giới gây bạo lực có ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả, chất lượng dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ. Kết quả này được thể hiện trong bảng 3.15 khi đây là nhóm yếu tố được nam giới tham gia trả lời đánh giá là ảnh hưởng rất nhiều với mức điểm trung bình 1,43.

Trong yếu tố thuộc về bản thân nam giới với câu hỏi khi cho biết những trải nghiệm của mình trong quá trình tiếp cận một trong các dịch vụ CTXH trên chỉ có 43% nam giới trả lời tự nguyện tham gia sử dụng dịch vụ và 44,3% sẵn sàng tiếp nhận các hoạt động trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ.

Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: Đa phần nam giới gây bạo lực đều nhận thấy sự tự nguyện tham gia và sẵn sàng thực hiện các yêu cầu khi sử dụng dịch vụ của họ là yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả của quá trình tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

Sự nhiệt tình tham gia và nghiêm túc chấp hành của nam giới khi tham gia các hoạt động là quan trọng nhất. Vì đã là khẩu khí đàn ông không ai ép được chúng tôi làm gì hay phải làm như thế phụ thuộc vào việc chúng tôi có thích hay sẵn lòng hay không thôi.‖ (Anh C.G.T người dân tộc Dao, 45 tuổi, huyện Hải Hà)

Đi vận động nam giới tham gia các hoạt động nhằm loại bỏ hành vi bạo lực gia đình mới thấy, ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả của các hoạt động này phụ thuộc vào bản thân nam giới. Họ có nhiệt tình tham gia hay không? Sẵn lòng chia sẻ hay không? Nghiêm túc với các hoạt động hay không? Sẽ là đáp án cho câu hỏi nam giới có giảm hành vi bạo lực gia đình thông qua việc tham gia vào các hoạt động trợ giúp hay không”. (Chủ tịch Hội Nông dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn)

Khó khăn nhất trong việc triển khai các hoạt động, chương trình, dịch vụ CTXH với nhóm nam giới gây bạo lực là họ e ngại về mặt tâm lý, họ sĩ diện sợ mất mặt với mọi người xung quanh hoặc mặc cảm với hành vi bạo lực của mình. Hơn thế nữa đặc biệt bản thân họ còn không có nhu cầu tham gia và họ không cần đến sự trợ giúp nào cả. Nhiều các cán bộ chia sẻ rằng tìm đến vận động họ còn lẩn tránh và không chịu gặp.Nhiều người gây bạo lực thành bản chất rồi nhiều trường hợp chúng tôi đi vận động mời họ tham gia các hoạt động tuyên truyền nhưng bị chửi kêu chúng tôi là ăn cơm nhà vác tù nhà hàng tổng. Nhiều nhà đến hoà giải người GBl còn lảng tránh không tiếp, vợ thì muốn hoà giải nên cậy nhờ liên hệ với chúng tôi nhưng người đàn ông lại không muốn.‖ ( Chi trưởng Hội Phụ nữ khu phố, thị trấn Ghềnh Vò, huyện Hải Hà)

Qua số liệu chạy tương quan, có mối quan hệ giữa trình độ học vấn của nam giới với việc sử dụng dịch vụ CTXH với nam giới trong việc giảm thiểu BLGĐ thông qua mức độ hiểu biết và nhu cầu sử dụng: Trình độ học vấn của nam giới càng cao từ ĐH – CĐ trở lên thì sự hiểu biết về dịch vụ truyền thông nâng cao nhận thức trong phòng chống và giảm thiểu BLGĐ càng cao bởi nam giới có trình độ học vấn cao họ có cơ hội được tiếp xúc và năng lực tự tìm đến các hoạt động của dịch vụ truyền thông cao hơn so với nam giới có trình độ học vấn thấp hơn. Ngược lại với 4 loại hình dịch vụ còn lại bao gồm hỗ trợ việc làm, tư vấn pháp lý, tham vấn tâm lý cá nhân và CLB nam giới, thì nam giới có trình độ học vấn ở mức trung bình là THPT thì lại có hiểu biết nhiều hơn về các dịch vụ này. Ngoài ra trình độ nam giới có học vấn thấp hơn từ THCS trở xuống và THPT có nhu cầu sử dụng các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ cao hơn hẳn so với nam giới có trình độ cao. Do đó yếu tố bản thân nam giới gây bạo lực là yếu tố quyết định khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH và kết quả của qúa trình nam giới tham gia sử dụng các dịch vụ nhằm giảm thiểu BLGĐ. Vì vậy, cần động viên khích

lệ sự cam kết tham gia với thái độ tích cực của nam giới gây bạo lực khi tham gia các dịch vụ CTXH là chìa khoá then chốt góp phần tạo nên thành công và tính hiệu quả của việc triển khai các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

3.5.2 Yếu tố vai trò năng lực của nhân viên công tác xã hội và cán bộ địa phương

Nhân viên CTXH và các cán bộ có trách nhiệm liên quan gọi chung là người cung cấp dịch vụ chính là cầu nối giữa đối tượng là nam giới GBL với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội và các dịch vụ CTXH. Họ là người cung cấp cho nam giới GBL kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ các hoạt động, dịch vụ cần thiết phù hợp nhằm ngăn chặn thay đổi nhận thức thái độ hành vi GBL.

Nguyên nhân các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ chưa đáp ứng được nhu cầu của mình được nam giới lựa chọn nhiều kế tiếp là Ít nhân viên hỗ trợ chiếm 57% (bảng 3.14). Đội ngũ cán bộ, nhân viên hỗ trợ làm nhiệm vụ cung cấp thông tin và kết nối nam giới GBL nhằm tăng khả năng tiếp cận và tham gia của nam giới sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ còn mỏng và hạn chế nhất là ở các khu vực vùng sâu vùng xa hoặc khu vực cấp xã, phường. ― Trên toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 1900 cộng tác viên CTXH ở khắp các xã phường, tuy nhiên các cộng tác viên này họ không được hưởng phụ cấp hàng tháng và tham gia theo tinh thần tự nguyện nên tính trách nhiệm không cao, khi cần triển khai các dịch vụ CTXH với các đối tượng huy động đội ngũ cộng tác viên này là rất khó.”( 01 nhân viên CTXH trung tâm CTXH tỉnh Quảng Ninh)

Xét theo khu vực (bảng 3.14), huyện Hải Hà có tỷ lệ nam giới đánh giá nguyên nhân ít nhân viên hỗ trợ là cao nhất với 73,6 , sau đó là Huyện Vân Đồn (51 ). Điều này phản ánh đúng thực tế khi càng ở khu vực Huyện miền núi hay hải đảo với điều kiện địa lý đặc thù nên số lượng nhân viên CTXH, cán bộ phụ trách liên quan và đội ngũ cộng tác viên văn hoá hay CTXH càng mỏng và ít hơn so với khu vực trung tâm thành phố.

Những nguyên nhân nhiều tiếp theo bao gồm: Thái độ cơ quan cung cấp dịch vụ chưa tốt (48,3%) và Nhân viên xã hội thiếu chuyên nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế (47,7 ). Đối với nam giới GBL nhóm nguyên nhân thuộc về thái độ chuyên nghiệp của bên cung cấp dịch vụ cũng như kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên hỗ trợ làm hạn chế kết quả quá trình họ tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ. Tỷ lệ nam giới đánh giá nhóm nguyên

nhân này cao tập trung ở huyện Hải Hà 62,6% & 63,7%, thấp nhất ở huyện Vân Đồn (bảng 3.14). Yếu tố này được nam giới tham gia khảo sát lựa chọn quan trọng thứ bậc 3 (bảng 3.15) là tác động nhiều với mức điểm trung bình 1,98 cho Thái độ nhiệt tình và kỹ năng chuyên nghiệp của người cung cấp dịch vụ.

Để làm rò hơn thực trạng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và sự chuyên nghiệp của người cung cấp dịch vụ là nhân viên CTXH và các cán bộ có trách nhiệm liên quan đã được thể hiện qua các câu hỏi :Trong quá trình tham gia và sử dụng dịch vụ người cung cấp dịch vụ có kết nối và giải quyết kịp thời khi anh cần hay không? – Câu trả lời có 38,3%; Người cung cấp dịch vụ có tác phong chuyên nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ cho anh hay không? – Câu trả lời có 38%; Người cung cấp dịch vụ có năng lực chuyên môn và kiến thức đủ để đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đó cho anh hay không? – câu trả lời có 43,7%; Người cung cấp dịch vụ có nhiệt tình và có thái độ tôn trọng anh trong quá trình làm việc hay không? - Câu trả lời có 36,3% (xem biểu đồ 3.7). Qua đó nhận thấy tất cả các câu hỏi trải nghiệm của nam giới GBL trên đa số tỷ lệ chọn không đáp ứng được các tiêu chí. Điều này chính là khó khăn rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới GBL nhằm giảm thiểu BLGĐ hiện nay.

Biểu đồ 3.7 : Một số trải nghiệm liên quan đến nhân viên CTXH và cán bộ ( tỷ lệ % )

Các cán bộ chia sẻ rất thực để thấy được những hạn chế khó khăn của 1

Các cán bộ chia sẻ rất thực để thấy được những hạn chế khó khăn của đội ngũ nhân viên CTXH và cán bộ có trách nhiệm liên quan gặp phải trong công tác triển khai thực hiện các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ tại tỉnh Quảng Ninh “ Tất cả các cán bộ có trách nhiệm liên quan làm về lĩnh vực PCBLGĐ dưới cơ sở đều là cán bộ kiêm nhiệm thêm chức vụ và nhiệm vụ chứ không hề có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này vì các ban chỉ đạo PCBLGĐ ở địa phương đều là kiêm nhiệm chứ không chuyên trách. Có 33 phường xã trên toàn Tỉnh nhưng lại chỉ có 5 cộng tác viên Văn hoá mà thôi, lực lượng vừa mỏng vừa thiếu kiến thức chuyên môn. Đặc biệt dưới cơ sở ( cấp thôn, bản, xã ) thiếu cán bộ pháp lý muốn hỗ trợ phải liên hệ lên trên Uỷ Ban và thiếu chuyên viên về trị liệu tâm lý nên cán bộ đi làm chỉ dừng lại ở mức đưa ra lời khuyên dựa trên kinh nghiệm chứ không có kiến thức kỹ năng trị liệu tâm lý cho nam giới GBL.‖ (01 chuyên viên phòng Văn hoá thành phố Hạ Long)

Xét yếu tố tương quan trên ba khu vực với đặc điểm thuộc năng lực của nhân viên CTXH và cán bộ địa phương trong việc đánh giá các nguyên nhân gây cản trở đến hiệu quả triển khai các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm thiểu BLGĐ thu được những kết quả: Hầu hết các đánh giá đồng ý với các đánh giá về thái độ cơ quan cung cấp dịch vụ chưa tốt ; Ít nhân viên hỗ trợ; Nhân viên xã hội thiếu chuyên nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế ; Các cơ quan chức năng phối hợp chưa hiệu quả thiếu tính liên kết tập trung cao nhất được ghi nhận ở các nam giới đến từ huyện Hải Hà sau đó đến TP Hạ long và ít nhất được ghi nhận ở huyện Vân Đồn. Điều này rất liên kết với việc lý giải được nguyên nhân vì sao tỷ lệ bạo lực trên cả 4 nhóm hình thức bạo lực của nam giới với vợ được ghi nhận ở huyện Vân Đồn luôn là thấp nhất trong 3 khu vực và ngược lại tỷ lệ bạo lực ở cả 4 nhóm hầu hết tập trung cao ở huyện Hải Hà. Đội ngũ nhân viên CTXH và cán bộ địa phương có liên quan là những chiếc cầu nối giúp nam giới được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CTXH do đó nếu chiếc cầu không chắc chắn thì khả năng nam giới tham gia sử dụng càng lỏng lẻo, không có tính cam kết lâu dài và ngược lại. Vì vậy yếu tố thuộc về năng lực của nhân viên CTXH và cán bộ địa phương là yếu tố có tầm quan trọng quyết định khả năng tiếp cận của nam giới với các dịch vụ CTXH và kết quả của qúa trình nam giới tham gia sử dụng các dịch vụ nhằm giảm thiểu BLGĐ. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ CTXH với nam giới nhằm giảm

thiểu BLGĐ thì cần nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhân viên CTXH và cán bộ địa phương.

3.5.3 Yếu tố gia đình

Thái độ, lời nói và hành vi của các thành viên trong gia đình đặc biệt là người vợ có tầm quan trọng và tác động đến việc nam giới tiếp cận đến các dịch vụ CTXH cũng như kết quả của quá trình tham gia sử dụng các dịch vụ CTXH này nhằm giảm thiểu BLGĐ. Bởi đây là môi trường tác động gần gũi và trực tiếp nhất đến mọi vấn đề xoay quanh mỗi người. Chính vì vậy mà yếu tố này được nam giới coi là có mức độ ảnh hưởng nhiều tới sự tham gia dịch vụ của nam giới. Tỷ lệ đánh giá của nam giới tham gia khảo sát về các chiều cạnh hỗ trợ của gia đình cũng cho thấy rò điều đó. Nam giới trả lời câu hỏi lựa chọn mức ảnh hưởng nhiều với mức điểm trung bình 1,51 (xem bảng 3.15). Bởi lẽ ai cũng nhận thấy rằng gia đình là môi trường thân cận, gần gũi nhất đối với NGBL do đó có những ảnh hưởng quan trọng đến nhận thức thái độ và hành vi của NGBL khi sử dụng các dịch vụ.

Những trải nghiệm của nam giới trong quá trình tham gia sử dụng dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ đã góp phần lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả vì sao khả năng nam giới tiếp cận với các dịch CTXH còn hạn chế như vậy (xem biểu đồ 3.8). Ví dụ, với câu hỏi “ Các thành viên trong gia đình có ủng hộ việc anh tham gia sử dụng các dịch vụ hay không?‖ Số lượng người lựa chọn đáp án có là 44,3%. ―Các thành viên trong gia đình có hỗ trợ anh trong quá trình sử dụng dịch vụ hay không?” – Số lượng người lựa chọn đáp án có là 44,3%. Người vợ có chia sẻ, hỗ trợ và tin tưởng anh để giúp anh thay đổi các hành vi của mình hay không?” - Số lượng người lựa chọn đáp án có là 41%. Các thành viên trong gia đình có tạo môi trường tích cực để anh cải thiện và thay đổi hành vi bạo lực của mình hay không?” – Số lượng người lựa chọn đáp án có là 39,7%. Từ kết quả trên cho ta thấy tỷ lệ câu trả lời không của nam giới là nhiều hơn hẳn do đó phần lớn nam giới gây bạo lực chưa thực sự nhận được sự giúp đỡ ủng hộ từ phía các thành viên gia đình khi họ tham gia sử dụng dịch vụ và kết nối thúc đẩy họ tiếp cận đến các dịch vụ CTXH nhằm giảm thiểu BLGĐ.

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí