Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017 - 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


NKHHCT


Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

NKHHC


Nhiễm khuẩn hô hấp cấp

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017 - 2

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) ở trẻ em, đã và đang là một trong những vấn đề mang tính chất toàn cầu, thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia, là một trong những vấn đề mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quan tâm. NKHHCT là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh còn cao và là một trong ba nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở trẻ em tại các nước đang phát triển [5]. Trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em thì NKHHCT chiếm hàng đầu (37,6%), tiếp đến là tiêu hóa (26,4%), bệnh máu (4,3% ), tim mạch (4,2%) và thận (1,7%) , số còn lại là do các nguyên nhân khác.

Theo số liệu của WHO (1990), trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết (95% ở các nước đang phát triển), trong đó có 4 triệu trẻ em chết vì NKHHCT [6], [7]. Tại hội nghị Tham khảo Quốc tế về chống Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính lần thứ nhất tổ chức tại Washington năm 1991, cho biết hàng năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã chết vì NKHHCT, trong đó chủ yếu do viêm phổi. Đến tháng 7 năm 1997, hội nghị quốc tế của WHO tại Canberra đã tổng kết là tử vong do NKHHCT dưới chiếm 19% tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi [4]. Viêm phổi đã gây tử vong 920136 trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015, chiếm 16% tổng số ca tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm phổi gây ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình ở mọi nơi, nhưng phổ biến nhất ở Nam Á và vùng cận Sahara ở châu Phi [32]. Tại khu vực Đông Nam Á, tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp vẫn là nguyên nhân cao nhất (25%) trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em, tiếp theo là tiêu chảy (14%) và chết sơ sinh (32%) kết hợp với các bệnh khác, còn lại là các nguyên nhân khác. Theo số liệu WHO, mỗi trẻ trung bình trong 1 năm mắc NKHHCT từ 4 – 9 lần/năm, trong đó có 10% mắc viêm phổi nặng, ước tính trên toàn cầu mỗi năm có khoảng 2 tỉ lượt trẻ mắc NKHHCT, trong đó có khoảng 40 triệu lượt là viêm phổi. [19]

Tại các bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám vì NKHHCT chiếm tỷ lệ 1/3 so với các bệnh khác. Theo thống kê của các bệnh viện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trẻ đến khám vì bệnh hô hấp nhiều gấp 4,4 lần so với bệnh tiêu hóa. Tại 1 xã thuộc đồng bằng Bắc Bộ có 8000 dân, trong đó có 1000 trẻ em dưới 5 tuổi, hàng năm có 1600 – 1800 lần trẻ mắc NKHHCT. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do NKHHCT ở trẻ em chiếm 1/3 (30 – 35% so với tử vong chung). [5]

Như các bệnh khác ở trẻ nhỏ, vai trò của người chăm sóc trẻ, thường là người mẹ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận biết và xử trí bệnh cho trẻ. Trẻ mắc bệnh NKHHCT chỉ có thể điều trị sớm nếu người mẹ có đầy đủ kiến thức để nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh, biết cách chăm sóc trẻ. Khi trẻ bệnh nặng, người mẹ cũng cần phải biết các dấu hiệu bệnh nặng hoặc nguy hiểm để đưa trẻ đến cơ sở y tế tránh dẫn đến

những hậu quả xấu và tử vong. Nhận thức ra tầm quan trọng của bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại Khoa khám Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ năm 2017” với 2 mục tiêu sau:

1. Tìm hiểu kiến thức của bà mẹ về Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi.

2. Tìm hiểu thực hành của bà mẹ về chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. DỊCH TỄ BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI

2.1.1. Trên thế giới

NKHHCT có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là viêm phổi. Theo số liệu của WHO (1990), trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết (95% ở các nước đang phát triển), trong đó có 4 triệu trẻ em chết vì NKHHCT [6], [7]. Nhìn chung, tại các nước đang phát triển, NKHHCT là nguyên nhân mắc bệnh hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, là nguyên nhân đến khám bệnh cũng như vào điều trị hàng đầu tại các tuyến y tế và cũng là nguyên nhân tử vong làm trẻ chết nhiều nhất. Thật vậy, nguyên nhân ước tính 12,8 triệu tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, 1990: NKHHCT 33,4% (4,3 triệu), tiêu chảy 24,8% (3,2 triệu), nguyên nhân khác 41,8% (5,4 triệu). Theo số liệu của WHO năm 2000 thì các nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu là: do suy dinh dưỡng 54%, do tử vong chu sinh 22%, do viêm phổi 20%, do tiêu chảy 12%, do sốt rét 8%, do sởi 5%, do HIV/AIDS 4% và do các nguyên nhân khác 29% [4]. Năm 2001, có 3 triệu trẻ chết do NKHHCT, chiếm 19 – 20% số tử vong dưới 5 tuổi trên toàn cầu [19]. Trong năm 2000 – 2003, sáu nguyên nhân gây ra 73% trong số 10,6 triệu người chết mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi: viêm phổi (19%), tiêu chảy (18%), sốt rét (8%), nhiễm khuẩn huyết (10%), sanh non (10%) và ngạt lúc sinh (8%). Bốn loại bệnh truyền nhiễm chiếm hơn một nửa (54%) tất cả các ca tử vong trẻ em [28]. Năm 2006, WHO ước tính 20% số trẻ tử vong là do nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính trong đó 90% do viêm phổi [11]. Năm 2015, viêm phổi lấy đi tính mạng của gần 1 triệu trẻ em – tức là cứ khoảng 35 giây lại có một em tử vong, nhiều hơn con số tử vong do các bệnh sốt rét, lao, sởi và AIDS cộng lại. Gần 34 triệu trẻ em bị tử vong vì viêm phổi và tiêu chảy từ năm 2000. Nếu không có sự đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp phòng ngừa và điều trị cơ bản, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF ước tính rằng sẽ có thêm 24 triệu trẻ em nữa sẽ bị tử vong vì viêm phổi và tiêu chảy cho đến năm 2030. [26]

NKHHCT chiếm 30 – 35% tổng số các bệnh. Bệnh có tỉ lệ mắc khá cao ở các nước đang phát triển. Theo số liệu của Wajula (1991) tỉ lệ đến khám vì NKHHCT ở Ethiopia là 25,5%, ở Batda – Iraq là 39,3%, ở Sao Paulo – Brazil là 41,8%, ở London

– Anh là 30,5%, ở Herston – Australia là 34% [7]. Theo hội nghị quốc tế của WHO (1997), tỉ lệ mới mắc viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi hàng năm là 3% ở nước đã phát triển và 7 – 18% ở nước đang phát triển [4]. Số trẻ vào bệnh viện điều trị vì NKHHCT ở Daka – Bangladest là 35,8%, ở Rangun – Mianma 31,5%, ở Ixlamabat – Pakistan là 33,6% và ở Nadola – Zambia là 34%.

NKHHCT không những có tỷ lệ mắc cao mà còn bị mắc nhiều lần trong 1 năm. Tại hội nghị Washington (năm 1991) những số liệu sau đây đã được thông báo là số lần viêm phổi mỗi năm trong 100 trẻ ở Gadchiroli là 13,0, ở Basse – Gambia 17,0, ở Magagua – Kenia 18,0, ở Bangkok – Thái Lan là 7,0. Trong khi đó ở Chapel Hill – Hoa Kỳ là 3,6 và tại Seattle – Hoa Kỳ là 3,0. [6]

Viêm phổi là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ em trên thế giới, giết chết 1,8 triệu trẻ em dưới năm tuổi mỗi năm, trong đó hơn 98% là ở 68 bước đang phát triển. Giám đốc Điều hành của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, Ann M. Veneman, cho biết: “Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, giết chết trên 4000 trẻ em mỗi ngày”. [33]

Với tỷ lệ mắc và tử vong cao như vậy NKHHCT sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình cũng như là gánh nặng cho hệ thống y tế và kinh tế đất nước vì phải tốn những khoản chi phí lớn cho việc chăm sóc, điều trị trẻ.

2.1.2. Tại Việt Nam

Theo nghiên cứu được đăng tải gần đây trên tạp chí Lancet, 5 nguyên nhân chính gây tử vong trẻ em là tử vong sơ sinh (44%), viêm phổi (13%), tiêu chảy (9%), sốt rét (7%) và tai nạn thương tích (5%). Cũng theo nghiên cứu này, 4 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh là đẻ non (15%), ngạt (11%), nhiễm khuẩn nặng (7%) và dị tật bẩm sinh (4%). [2]

Ở Việt Nam, NKHHCT ở trẻ em là bệnh đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Tại Bệnh viện Nhi Đồng I – Thành phố Hồ Chí Minh (1981 – 1983) số trẻ vào điều trị NKHHCT chiếm 23,3%, số tử vong là 15,9% (so với tử vong chung). Tại Bệnh viện Phú Xuyên (Hà Tây) trong 2 năm 1981 – 1982 số trẻ vào viện điều trị vì NKHHCT là 46%, tử vong do NKHHCT chiếm 42,3% so với tử vong chung. Một điều tra tiến hành ở 5 tỉnh phía Nam cho biết số trẻ mắc NKHHCT là 47%, tỷ lệ tử vong do NKHHCT chiếm 40,8% so với tử vong chung. Tại 18 xã vùng đồng bằng sông Hồng qua điều tra của Viện lao và bệnh phổi cho thấy tử vong do NKHHCT chiếm 38,5% so với tử vong chung (đứng hàng đầu). [6]

NKHHCT phổ biến ở thành thị hơn là nông thôn, tỉ lệ mắc bệnh ở các nước ta tăng lên vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10 (Viện lao và Bệnh Phổi 1984). Nguyên nhân có thể do yếu tố ấm nóng, gió mùa Việt Nam. Trung bình 1 xã 8000 dân có 1000 trẻ dưới 5 tuổi, hàng năm sẽ có khoảng 1600 – 1800 lượt mắc NKHHCT, trong đó khoảng 400 – 450 lượt là viêm phổi và khoảng 40 – 50 lượt viêm phổi nặng. Bệnh viện St. Paul (Hà Nội) từ 1987 – 1989: Số trẻ đến khám do bệnh hô hấp là 37416, do bệnh tiêu hóa 8481. Số vào điều trị do bệnh hô hấp là 6115, do bệnh tiêu hóa 2287. Số tử vong do bệnh hô hấp là 530, do bệnh tiêu hóa là 52. Tỉ lệ tử vong trong điều trị do bệnh hô hấp là 8,6%, do

bệnh tiêu hóa là 2,5%. T.P. Hồ Chí Minh (1991): số trẻ đến khám do bệnh hô hấp là 138020, do bệnh tiêu chảy 31092. Số vào viện do bệnh hô hấp là 24258, do bệnh tiêu chảy 12182 (theo Bs. Nguyễn Thành Nhơn) [4]. Trong năm 2000, tổng số bệnh nhi nhập vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 là 43093 trong đó có 19557 bệnh nhi bị NKHHC, chiếm tỉ lệ 45,3%, đứng đầu trong tỉ lệ nhập viện. [11]

Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn (năm 2010) về thực trạng khám và điều trị Nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) tại Khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương, cho thấy trẻ NKHHC đến khám chiếm 55,97% tổng số trẻ đến khám bệnh nói chung. Đại đa số trẻ đến khám ở lứa tuổi 2 tháng đến 5 tuổi (92,31%) với tỉ lệ viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi và nhiễm trùng đường hô hấp trên chiếm ưu thế. Tại phòng khám có 79,51% trẻ NKHHC được sử dụng kháng sinh, có 4,62% trẻ NKHHC phải nhập viện. [8]

Nghiên cứu của Đặng Văn Tuấn về tình hình NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2017 cho thấy số lần trẻ mắc NKHHCT/năm: 4 – 6 lần chiếm tỷ lệ cao nhất là 48%, tiếp theo là 1 – 3 lần chiếm 36% và trên 6 lần là 16%. [9]

Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Theo GS. Nguyễn Đình Hường tử vong do viêm phổi là 2,8%, chiếm 33% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân ở nước ta. Tại Bệnh viện Nhi Đồng I, viêm phổi có tỉ lệ nhập viện cao đứng thứ hai sau tiêu chảy cấp. Năm 2004, viêm phổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số bệnh lý hô hấp: 45%. [11]

2.2. BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH

2.2.1. Đại cương về NKHHCT

2.2.1.1. Khái niệm về NKHHCT

Hệ hô hấp bao gồm từ mũi xuống họng, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi – có chức năng thu nhận không khí từ bên ngoài vào để cung cấp oxy cho cơ thể, đồng thời thải khí cacbonic ra ngoài. Vì thế, bộ máy hô hấp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống. Người ta có thể nhịn ăn trong vài ngày, nhưng không thể nhịn thở được dù chỉ trong vài phút. Khi bị NKHHC, nghĩa là trẻ bị viêm nhiễm ở bất cứ phần nào của đường hô hấp như: bị viêm nhiễm ở mũi họng, thanh quản, khí quản, phế quản; trong đó đặc biệt viêm phổi là bệnh nguy hiểm nhất. Tai cũng là một bộ phận của đường hô hấp và thông với họng, vì vậy những bệnh viêm nhiễm ở tai cũng được xếp vào các bệnh NKHHCT. [12]

2.2.1.2. Định nghĩa NKHHCT

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là một nhóm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây nên những tổn thương viêm cấp tính ở một phần hay toàn bộ hệ thống đường hô

hấp kể từ tai, mũi, họng cho đến phổi, màng phổi [7]. Thời gian bị bệnh không quá 30 ngày, ngoài trừ viêm tai giữa cấp là 14 ngày. [4]

2.2.2. Nguyên nhân gây NKHHCT

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây NKHHCT ở trẻ em (60 – 70%).Vì phần lớn các virus có ái lực đường hô hấp. Khả năng lây lan của virus rất dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virus cao và khả năng miễn dịch đối với virus yếu và ngắn.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu ban đầu của Viện Bảo vệ sức khỏe trẻ em và khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ cho thấy virus gây bệnh NKHHCT ở trẻ em đứng hàng đầu là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncitial virus). Sau đó là các loại virus cúm, á cúm và adenovirus.

Vi khuẩn còn là nguyên nhân quan trọng gây NKHHCT ở trẻ em, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các loại vi khuẩn thường gặp xếp thứ tự như sau: Haemophilus influenza, Streptococcus pneumonia, Moracella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Chlamydia trachomatis và các loại vi khuẩn khác. [5]

2.2.3. Các yếu tố nguy cơ gây NKHHCT

Tuổi: tuổi càng nhỏ càng dễ bị NKHHCT, thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi.

Yếu tố dinh dưỡng, bệnh tật: NKHHCT hay gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đẻ non, không được bú sữa mẹ, tim bẩm sinh,…

Môi trường: môi trường vệ sinh kém, nhà ở chật chội, ẩm thấp, nhiều bụi, nhiều khói (thuốc lá, bếp than,…).

Thời tiết: bệnh thường gặp vào mùa đông xuân, thời tiết lạnh, thay đổi độ ẩm và chuyển mùa (tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10).

Cơ địa: những trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch,…

Ngoài các yếu tố trên, thiếu vitamin A cũng là những điều kiên làm trẻ dễ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Thiếu vitamin A làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể và giảm khả năng biêt hoá của các tổ chức biểu mô dễ gây sừng hoá niêm mạc, đặc biêt là niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hoá, do đó trẻ dễ bị NKHHCT. [5], [7]

2.2.4. Phân loại NKHHCT và dấu hiệu chính của bệnh

2.2.4.1. Phân loại theo vị trí giải phẫu (vị trí tổn thương)

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp được phân loại là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (URIs) hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (LRIs). Đường hô hấp trên bao gồm đường dẫn khí quản từ lỗ mũi đến dây thanh trong thanh quản, bao gồm xoang và tai giữa. Đường hô hấp dưới bao gồm sự tiếp tục của đường thở từ khí quản và phế quản đến các phế quản và phế nang. NKHHC không chỉ giới hạn ở đường hô hấp mà còn có thể ảnh

hưởng đến gia tăng sự nhiễm khuẩn hoặc các độc tố vi khuẩn, viêm và giảm chức năng phổi. [31]

Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm ho, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm mũi – họng (trong đó có viêm VA, viêm amidan…) phần lớn các trường hợp NKHHCT ở trẻ em là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (70 – 80%) và thường là nhẹ. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới ít gặp hơn nhưng thường là nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi – màng phổi. [6]

2.2.4.2. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ

Thực tế hay dùng để đánh giá xử trí kịp thời các trường hợp NKHHCT.

NKHHCT ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng như sốt, khó thở, ho, đau họng, chảy nước mũi, đau tai, nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, rút lòm lồng ngực, thở khò khè, thở rít, tím tái… Nhưng theo WHO thì có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lòm lồng ngực và một số dấu hiệu nguy hiểm khác để phân loại xử trí theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Bảng 2. 1.Phác đồ xử trí trẻ NKHHCT từ 2 tháng đến 5 tuổi. [4], [6]


Dấu hiệu

Không uống được.

Co giật.

Ngủ li bì khó đánh thức.

Thở rít khi nằm yên.

Suy dinh dưỡng

nặng

Dấu hiệu rút lòm lồng ngực

Thở nhanh

(50 lần/phút trở lên đối với trẻ từ 2 – 12

tháng, 40 lần/phút trở lên với trẻ 1 – 5 tuổi)

Không rút lòm lồng ngực Không thở nhanh

Xếp loại

Bệnh rất nặng

Viêm phổi nặng

Viêm phổi

Không viêm phổi (Ho hoặc

cảm lạnh)

Xử trí

Chuyển ngay đi bệnh viện. Tiêm ngay một liều kháng sinh.

Dùng thuốc hạ nhiệt (nếu có sốt).

Điều trị thở sò

sè (nếu có).

Gửi ngay đi gửi bệnh viện . Tiêm ngay một liều kháng sinh.

Dùng thuốc hạ nhiệt (nếu có sốt).

Điều trị thở

Chăm sóc tại nhà.

Cho một liều kháng sinh. Điều trị sốt (nếu có).

Điều trị khò

khè (nếu có). Theo dòi sát 2

Nếu ho trên 30 ngày thì cần đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân xử trí.

Điều trị viêm

tai, viêm họng nếu có.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí