Chỉ Định Mlt Do Nguyên Nhân Xã Hội Và Một Số Vấn Đề Khác

Nhận xét:

Nhóm bệnh khác như bệnh trĩ, hen… chiếm tỷ lệ cao nhất 37,5%, nhóm bệnh SG, TSG cao thứ hai chiếm 27,1%, nhóm ĐTĐ, basedow chiếm 18,8%, nhóm TSSKNN chiếm 10,4% và nhóm bệnh tim mạch chiếm 6,2%.

3.2.7. Chỉ định MLT do nguyên nhân xã hội và một số vấn đề khác



34,5%

55,2%

10,3%

Vô sinh, con quý hiếm, IVF

Con so mẹ lớn tuổi

Xin mổ

Biểu đồ 3.3. Phân bố nhóm sản phụ con so MLT do nguyên nhân xã hội‌

Nhận xét:

Sản phụ có chỉ định MLT với lý do xã hội chủ yếu là con quý hiếm, vô sinh, IVF (55,2%%), tiếp đến là nguyên nhân xin mổ (34,5%), con so mẹ lớn tuổi (10,3%), không có chỉ định MLT với lý do nguyên nhân khác và mẹ chuyển dạ kéo dài kém chịu đựng.

3.2.8. Đánh giá sau mổ

3.2.7.1. Tình trạng Apgar sau mổ của TSS phút thứ 1 và phút thứ 5

Bảng 3.15. Bảng Apgar sau mổ của TSS phút thứ 1 và phút thứ 5


Chỉ số Apgar

<4

4-7

>7

Sau 1 phút

n

0

8

534

%

0

1,5

98,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai con so tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2021 - 6

n

0

3

539

%

0

0,6

99,4

Sau 5 phút

Nhận xét:

Nhóm Apgar >7 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả phút thứ 1 (98,5%) và phút thứ 5 (99,4%), còn lại là Apgar 4-7 điểm chiếm lần lượt 1,5% và 0,6%. Không có trường hợp Apgar <4 điểm.

3.2.7.2. Giới tính thai nhi



41,9%

58,1%


Nam Nữ


Biểu đồ 3.4. Giới tính thai nhi

Nhận xét:


Nhóm trẻ sơ sinh giới tính nam chiếm tỷ lệ cao hơn (58,1%), trẻ sơ sinh giới tính nữ (41,9%).

3.2.7.3. Biến chứng sau mổ

Bảng 3.16. Bảng nhóm biến chứng sau mổ


Biến chứng

Chảy máu

Nhiễm trùng

Đờ TC

Thủng dính ruột, rách BQ

N

0

1

10

0

Tỷ lệ%

0

9,1

90,9

0

Nhận xét:

Nhóm đờ TC sau mổ chiếm tỉ lệ cao nhất 90,9%; nhóm nhiễm trùng có 1 trường hợp chiếm 9,1%; không có trường hợp nào chảy máu và thủng ruột, dính bàng quang sau mổ lấy thai.

3.2.7.4. Thời gian nằm viện sau mổ

Bảng 3.17. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ


Thời gian nằm viện trung bình (ngày)

Thời gian nằm viện ngắn nhất

Thời gian nằm viện lâu nhất

Độ lệch chuẩn

Thời gian nằm viện thường gặp (ngày)

2,9

2

15

1,1

3

Nhận xét:

Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 2,9 ± 1,1 ngày; thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày; thời gian nằm viện lâu nhất là 15 ngày; thời gian nằm viện thường gặp nhất là 3 ngày.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN‌

4.1. Tình hình chung MLT con so năm 2021 và đặc điểm nhóm thai phụ con so nghiên cứu

4.1.1. Tình hình MLT con so của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Tỷ lệ MLT con so trên tổng số đẻ mổ là 18,6%, tỷ lệ MLT con so trên tổng số đẻ con so là 37,11%. Theo bảng 1.2, nhìn vào tỷ lệ MLT con so trong các năm của một số tác giả nghiên cứu tại BVPSTƯ, BVBMTSS... Ta nhận thấy, tỷ lệ MLT con so tại các BV tăng giảm không đều trong các năm gần đây. Nhìn chung, tỷ lệ MLT tăng ở các bệnh viện là xu hướng chung. So với tỷ lệ MLT con so của Lê Minh Hải năm 2019 [28] là 31,1% tại BVĐK tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều, điều này cho thấy chỉ định MLT con so tại BVPSHN đã và đang được kiểm soát chặt chẽ.

Lý do tăng lên của MLT được giải thích như sau:

- Càng ngày tuổi các bà mẹ sinh đẻ càng cao mà tỷ lệ MLT lại tăng tỷ lệ thuận với sự tăng của tuổi đẻ.

- Các thủ thuật đường dưới ngày càng ít được áp dụng hơn.

- Yếu tố kinh tế, xã hội: nhóm người có thu nhập cao tỷ lệ thai to nhiều hơn, do vậy tỷ lệ MLT cao hơn những người có thu nhập thấp và trung bình.

- Việc sử dụng rộng rãi máy theo dõi liên tục tim thai, cơn co tử cung nên phát hiện sớm các thai có nguy cơ cũng góp phần làm tăng tỷ lệ MLT.

- Tỷ lệ MLT trong ngôi mông tăng góp phần làm cho tỷ lệ MLT tăng lên, nhất là những trường hợp con so ngôi mông xu hướng hiện nay trên thế giới là MLT cho tất cả trường hợp con so. Điều này cũng góp phần làm tăng tỷ lệ MLT.

4.1.2. Tuổi của sản phụ

Tuổi trung bình của sản phụ MLT con so 2013 là 26,8 ± 4,1; tuổi lớn nhất là 48, nhỏ nhất là 16, thường gặp là 25. Kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả của Vương Tiến Hòa tại BVPSTƯ năm 2002 là 27,1 ± 2,3 [23]; Nguyễn Thị Minh An tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2013 là 26,7 ± 3,8 [30].

Nhóm có tỷ lệ MLT con so cao nhất là 25-29 tuổi chiếm tỷ lệ 59,6%. Điều này phù hợp vì đây là lứa tuổi sinh đẻ tốt nhất. Trong nhóm nghiên cứu, có 05 sản phụ trên 40 tuổi đều là những sản phụ được điều trị vô sinh, thụ tinh trong ống nghiệm, có 1 trường hợp là lập gia đình muộn cho ta thấy được sự tiến bộ của điều trị vô sinh đã đem lại nhiều cơ hội làm mẹ cho các sản phụ lớn tuổi và vô sinh.

4.1.3. Nghề nghiệp của sản phụ

Các sản phụ làm CBVC chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất là nhóm nội trợ và chiếm lần lượt là 57,8% và 1,0%. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có vị trí tập trung đông dân cư sinh sống, chủ yếu là cán bộ, viên chức khiến cho tỷ lệ này chiếm chủ yếu. Kết quả này cũng tương tự kết quả của tác giả Nguyễn Thị Minh An [30] tại bệnh viện Bạch Mai năm 2013 cán bộ, viên chức chiếm 72,9%, Nguyễn Thị Lan Hương [54] tại bệnh viện Phụ sản TW cũng cho kết quả tỷ lệ bệnh nhân làm CBVC chiếm nhiều nhất với 53,1%.

4.1.4. Chỉ số khối cơ thể của mẹ trước khi mang thai

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm đối tượng có BMI trung bình và nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao (92,7%) so với nhóm có BMI thừa cân béo phì (7,3%). So với kết quả nghiên cứu của tác giả Chaturica Athukorala [61] và cộng sự tại Úc trong 1661 đối tượng nghiên cứu có 43,2% có chỉ số BMI ở mức thừa cân béo phì thì thấp hơn đáng kể.

Sự khác biệt này có thể giải thích do sự khác biệt về lối sống, các nước phương Tây chủ yếu sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, bơ, sữa, tinh bột… do đó tỷ lệ người thừa cân béo phì lớn hơn Việt Nam rất nhiều.

4.1.5. Tuổi thai khi mổ lấy thai

Nghiên cứu của tôi cho kết quả tuổi thai thường gặp trong các trường hợp mổ lấy thai con so là 37 - 41 tuần chiếm 88,6%, tiếp đến là tuổi thai 36-37 tuần chiếm 7,3%, tuổi thai <36 tuần chiếm 3,5% và tuổi thai >41 tuần chiếm 0,6%.

Hầu hết sản phụ chuyển dạ ở tuổi thai đủ tháng. Kết quả này cũng tương tự Nguyễn Thị Lan Hương [54] với 71,3%, Vũ Mạnh Cường [26] tuổi thai từ 37-41 tuần chiếm tỷ lệ 98,1%. Nhóm tuổi thai 37-41 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất

điều này dễ hiểu vì đây là nhóm thai đủ tháng. Tỷ lệ càng cao càng chứng tỏ sự quan tâm của bà mẹ và quản lý thai nghén tốt nên số lượng trẻ đủ tháng tăng, điều đó là hợp lý. Có 29 trường hợp mổ lấy thai dưới 37 tuần do các nguyên nhân: Thai suy, thiểu ối, OVS, TSG và RTĐ trung tâm. Còn 3 trường hợp thai trên 41 tuần được chỉ định mổ thì 1 trường hợp là mổ chủ động và 2 trường hợp mổ trong chuyển dạ đều là do gia đình xin mổ.

4.1.6. Số lượng thai

Trong nghiên cứu của tôi có 32 sản phụ mang song thai chiếm 6,3% trong đó có 31 sản phụ có thai nhờ các phương pháp HTSS (01 IUI, 30 IVF) và 1 sản phụ song thai tự nhiên, không có sản phụ nào tam thai. Số sản phụ đơn thai chiếm 93,7%.

Nguyễn Thị Lan Hương [54] nghiên cứu tại BVPSTƯ năm 2015 tỉ lệ đẻ song thai là 5,7% trên tổng số đẻ. Tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn vì như đã đề cập ở trên trong 32 trường hợp thì có 31 trường hợp sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, tỷ lệ bệnh nhân có can thiệp hỗ trợ tăng là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của tỷ lệ song thai, đa thai.

Tỷ lệ song thai trong nghiên cứu cao hơn tự nhiên là do thai IVF hay chuyển nhiều phôi một lần (2-3 phôi). Xu hướng hiện nay và tương lai sẽ giảm số phôi trong một lần chuyển, đa phần sẽ chuyển một phôi, như vậy sẽ giảm trường hợp đa thai, làm giảm nguy cơ cho cả thai phụ và thai nhi trong các trường hợp đa thai.

4.2. Một số chỉ định mổ lấy thai

Trong các trường hợp mổ lấy thai, một vấn đề luôn được nói đến là thời điểm tiến hành phẫu thuật chủ động hay trong chuyển dạ. Với những chỉ định MLT tuyệt đối trước chuyển dạ chúng ta nên sắp xếp chương trình mổ cho những đối tượng này khi thai đủ tháng tránh những rủi ro xảy ra khi có cơn co tử cung trong chuyển dạ như: RTĐ trung tâm, sẹo mổ bóc u xơ, u tiền đạo, ngôi ngang… Những chỉ định MLT tương đối mổ chủ động cần hạn chế vì ngoài việc làm tăng nguy cơ bế sản dịch sau phẫu thuật còn gặp phải những rủi ro như: nhầm tuổi thai, chậm tiêu dịch phổi trẻ sơ sinh…

Nghiên cứu của chúng tôi thống kê nguyên nhân MLT được chia thành 5 nhóm chính: nhóm nguyên nhân do đường sinh dục, nhóm nguyên nhân do thai, nhóm nguyên nhân do phần phụ, nhóm nguyên nhân của mẹ và nhóm lý do xã hội. Trong đó nguyên nhân do thai chiếm tỷ lệ cao nhất 63,3%; thứ hai là nhóm nguyên nhân do phần phụ của thai 23,7%; nguyên nhân đứng hàng thứ ba là nguyên nhân xã hội, tiếp đến là do đường sinh dục 15,9%. Nhóm nguyên nhân do bệnh của mẹ chiếm 9,4%.

Tổng số 510 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có chỉ định mổ lấy thai trong chuyển dạ gặp nhiều hơn với 50,4%, mổ chủ động gặp 49,6%.

Theo tác giả Vũ Mạnh Cường [26] MLT được chia thành 5 nhóm chính: nhóm do đường sinh dục mẹ, nhóm do thai, nhóm do phần phụ của thai, nhóm do bệnh lý mẹ, nhóm phối hợp các nguyên nhân.

Theo Shearer E.L [37] MLT được chia thành 4 nhóm chính: tử cung có sẹo mổ cũ, đẻ khó, ngôi mông, suy thai. Còn theo Tampakoudis [11] các chỉ định MLT con so chia làm 4 nhóm: Đẻ khó, suy thai, ngôi mông, tăng huyết áp trong thai nghén. Theo giáo sư Đinh Văn Thắng [36] chỉ định MLT được chia làm 5 nhóm chính: do đường sinh dục, do thai, do phần phụ của thai, do bệnh lý mẹ, do yếu tố xã hội.

Theo Thân Thị Thắng [55] tỷ lệ MLT do phần phụ của thai là 50,8%, do thai là 33,0%, do bất thường khi chuyển dạ là 47,7%.

4.2.1. Nhóm nguyên nhân do đường sinh dục

Nhóm nguyên nhân này bao gồm 81 sản phụ chiếm 15,9% các trường hợp MLT bao gồm các nguyên nhân như: do khung chậu, do tử cung, do cổ tử cung, do AH, AD, TSM.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy nhóm bệnh nhân MLT do nguyên nhân đường sinh dục gặp chủ yếu do cổ tử cung không tiến triển với 50,6%, do khung chậu gặp 43,2%.

Bảng 4.1. Tỷ lệ MLT do nguyên nhân đường sinh dục


Tác giả

Tỷ lệ (%)

Thân Thị Thắng [55]

7,6

Nguyễn Thị Lan Hương [54]

9,0

Hoàng Thị Ngọc Trâm [31]

10,0

Nguyễn Thị Anh [41]

10,9

Soeu Chanvisal [58]

12,9

Đỗ Thị Như Quỳnh

15,9

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ MLT nguyên nhân do đường sinh dục tăng cao so với các nghiên cứu trên, nguyên nhân do chỉ định mổ lấy thai ngày nay rộng rãi hơn (cả yếu tố chuyên môn và xã hội), y học phát triển nên biến chứng cũng ít hơn, việc can thiệp sớm như đẻ chỉ huy, khởi phát chuyển dạ cho một số trường hợp bệnh lý hoặc vì mục đích chọn ngày giờ cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ CTC không tiến triển.

* Nhóm nguyên nhân do khung chậu

Nhóm này có 35 trường hợp chiếm 43,2% tổng số các trường hợp MLT nguyên nhân do đường sinh dục của mẹ, chiếm 6,9% trong tổng số sản phụ. Trong đó có 34 trường hợp khung chậu hẹp, 1 trường hợp khung chậu lệch do dị tật từ bé. Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh An [30] gặp lý do khung chậu chiếm 31,8% và khung chậu giới hạn chiếm 20% trong tổng số chỉ định MLT trong đường sinh dục.

Khung chậu hẹp, khung chậu méo thường là hậu quả của dị tật từ nhỏ do bệnh tật bẩm sinh hoặc tình trạng suy dinh dưỡng trong tiền sử của bà mẹ. Hiện nay các nước đang phát triển tỉ lệ MLT do nguyên nhân này đã giảm đáng kể, bởi họ đã kiểm soát được những nguyên nhân trên. Ở nước ta trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, mức sống được nâng lên, hy vọng tương lai MLT do nguyên nhân này sẽ giảm.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 22/09/2024