Số lượng (ha) | Cơ cấu (%) | |
2. Đất trồng cây lâu năm | 6.528,34 | 17,7 |
II. Đất nuôi thuỷ sản | 835,05 | 2,3 |
III. Đất lâm nghiệp | 17.319,47 | 46,9 |
1. Rừng tự nhiên | 4.066,32 | 11,0 |
2. Rừng trồng | 13.253,15 | 35,9 |
IV. Đất chuyên dùng | 3.857,34 | 10,4 |
V. Đất khu dân cư | 1.487,02 | 4,0 |
VI. Đất chưa sử dụng | 1.101,70 | 2,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Ở Các Nước Trên Thế Giới Và Những Bài Học Kinh Nghiệm
- Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Trình Độ Và Hiệu Quả Sản Xuất Của Kinh Tế Hộ Nông Dân
- Vài Nét Cơ Bản Về Huyện Bình Gia – Tỉnh Lạng Sơn
- So Sánh Một Số Chỉ Tiêu Chung Của Huyện Phú Lương Và Tỉnh Thái Nguyên Năm 2012
- Phân Bổ Đất Đai Của Nông Hộ Điều Tra Năm 2012
- Chi Phí Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Của Hộ Nông Dân Năm 2012
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2012
3.1.7. Tình hình dân số và lao động
Bảng 3.5: Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm
ĐVT | 2010 | 2011 | 2012 | Tốc độ phát triển (%) | |||
11/10 | 12/11 | BQ | |||||
1. Tổng nhân khẩu | Người | 105.152 | 106,172 | 107.230 | 100,97 | 101,00 | 100,98 |
Nhân khẩu nông nghiệp | | 98.187 | 98.814 | 99.438 | 100,64 | 100,63 | 100,64 |
Nhân khẩu phi NN | | 6.965 | 7.358 | 7.792 | 105,64 | 105,90 | 105,77 |
2. Tổng số hộ | Hộ | 23.253 | 24.319 | 26.852 | 103,29 | 104,25 | 103,77 |
Hộ nông nghiệp | | 20.506 | 21.337 | 22.664 | 103,52 | 99,70 | 101,61 |
Hộ phi nông nghiệp | | 2.747 | 2.982 | 4.188 | 101,64 | 138,83 | 120,23 |
3. Tổng số lao động | LĐ | 66.743 | 67.395 | 68.083 | 100,98 | 101,02 | 101,00 |
Lao động nông nghiệp | | 61.882 | 62.531 | 63.086 | 101,05 | 100,89 | 100,97 |
Lao động phi nông nghiệp | | 4.861 | 4.864 | 4.997 | 100,06 | 102,73 | 101,40 |
4. BQ Khẩu/hộ | NK/H ộ | 4,52 | 4,37 | 3,99 | |||
5. LĐ NN BQ/Hộ NN | LĐ/Hộ | 3,02 | 2,93 | 2,76 | |||
6. BQ nhân khẩu NN/Hộ NN | NK/H ộ | 4,79 | 4,63 | 4,33 |
Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2012
Qua bảng 3.5 cho thấy, năm 2012 toàn huyện có 107.230 người, trong đó có tới 92,4% người dân sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, dân số hoạt động ở lĩnh
vực phi nông nghiệp chỉ
chiếm có 7,6%. Số
nhân khẩu hoạt động nông
nghiệp và phi nông nghiệp qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của
Hình 4.3.
nhân khẩu phi nông nghiệp cao hơn. Số nhân khẩu trong một hộ là trên 4 người, cao nhất vẫn là nhân khẩu trong hộ nông nghiệp (4,33 người/hộ).
120,000 | Tổng nhân khẩu | |||
100,000 | Nhân khẩu nông nghiệp | |||
80,000 60,000 | Nhân khẩu phi NN Tổng số hộ Hộ nông nghiệp | |||
40,000 | Hộ phi nông nghiệp | |||
20,000 | Tổng số lao động | |||
0 | 2010 | 2011 | 2012 | Lao động nông nghiệp Lao động phi nông nghiệp |
Hình 3.3. Tình hình dân số và lao động huyện Phú Lương giai đoạn 2010 2012
Trong những năm qua, dân số
vẫn không ngừng tăng lên (từ
105.152
người năm 2010, 106,172 người năm 2011 lên đến 107.230 người năm
2012). Tốc độ tăng dân số của năm sau cao hơn năm trước. Điều này đã đặt
ra nhiều thách thức cho sự
phát triển kinh tế
của huyện. Cùng với sự
gia
tăng dân số, đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục... cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường... đang là những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
3.1.8. Tình hình về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục
Về giao thông: Phú Lương có vị trí lợi thế giao thông trên trục quốc lộ 3 đi các tỉnh phía Bắc với tổng chiều dài 38 km xuyên suốt 8 xã và thị trấn của huyện. Có hai đầu mối giao thông đi các huyện Đại Từ Định Hóa
sang Tuyên Quang. Các tuyến quốc lộ đang được hoàn thiện đảm bảo giao thông thuận tiện. Có 16 xã, thị trấn đã có đường giao thông đến tận trung tâm xã, hầu hết các xã đã có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên còn một khối lượng lớn khoảng 120 km đường liên xã, 440 km đường liên thôn chưa được rải nhựa, chủ yếu là đường đất, cấp phối song cơ bản đã bị hư hỏng do vận chuyển quá tải. Còn nhiều xóm chưa có đường cho xe cơ giới đến trung tâm xóm.
Công tác giải phóng mặt bằng và Đầu tư xây dựng: Năm 2012, công tác thu hút đầu tư xây dựng gặp khó khăn do mục tiêu kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công đã ảnh hưởng đến việc đầu tư xây dựng các công trình, dự án, việc khởi công mới ít, chủ yếu là các công trình chuyển tiếp,
công trình cải tạo, nâng cấp, đầu tư
kết cấu hạ
tầng nông thôn theo
chương trình xây dựng nông thôn mới; tổng kế hoạch vốn trong năm được ghi 89.949 triệu đồng để triển khai thực hiện 156 công trình các loại. Với các công trình, dự án được đầu tư, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, tài sản trên đất thực hiện các dự án không hỗ trợ tiền GPMB; tổ chức
kiểm điểm, lập phương án dự
toán và chi trả
tiền bồi thường hỗ
trợ
GPMB theo đúng quy định (thực hiện bồi thường GPMB 19 dự án với kinh phí 27.306 triệu đồng). Giám sát chặt chẽ tiến độ và chất lượng thi công các công trình xây dựng như: Bãi rác thải huyện, Hồ Khe Ván xã Phủ Lý,
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, đường Dốc Vòng Vô Tranh, các
công trình xây dựng kết cấu hạ
tầng nông thôn từ
nguồn vốn vay xi
măng…Trong năm đã tiến hành thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ
thuật dự toán 85 công trình xây dựng, tổng mức đầu tư 89.625 triệu đồng;
thẩm định hồ sơ
quyết toán 49 công trình với giá trị
34.611 triệu đồng.
Tổng giá trị các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi triệu đồng
ước đạt 87.260
Về Thủy lợi: Phú Lương có mật độ sông, suối lớn, trữ lượng thủy văn cao, tập trung ở một số sông lớn: Sông Đu, Sông Cầu và một số phụ lưu Sông Cầu. Hầu hết các xã đều có các sông suối chảy qua, khá thuận thiện cho công tác thủy lợi, vận chuyển lâm sản. Trong năm 2012 công tác thủy lợi và phòng chống lụt bão được quan tâm thực hiện, đảm bảo các biện pháp an toàn trong mùa mưa bão; các công trình thủy lợi vừa phát huy hiệu quả chống lũ, vừa phục vụ tưới tiêu cho sản xuất và nuôi trồng thủy sản; sản lượng nuôi trồng đạt 579 tấn.
Về giáo dục: Công tác giáo dục và đào tạo thường xuyên được quan tâm đầu tư phát triển, tiếp tục có chuyển biến tiến bộ; công tác quản lý
nhà nước về giáo dục được tăng cường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin, thanh tra, kiểm tra duy trì nề nếp dạy và học, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng lên, đã gắn kết giữa giáo dục tri thức với giáo dục nhân cách cho học sinh; tỷ lệ học sinh khá, giỏi, hạnh kiểm tốt đạt cao hơn so với năm trước; số lượng học sinh đạt giải các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng (cấp tiểu học có 95 em đạt giải kỳ thi Olympic tiếng anh và toán cấp tỉnh trên mạng, cấp quốc gia đạt 01 Huy chương vàng, 01 Huy chương đồng, 02 bằng danh dự; cấp THCS có 87 em đạt giải cấp tỉnh và nhiều em đạt giải trong các kỳ thi khác); tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp được nâng cao, trong đó xét đỗ tốt nghiệp lớp 9 đạt 99,9%, tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt 98%. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xây dựng trường chuẩn, thư viện đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học, đến nay toàn huyện có 39/62 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có
03 trường đạt chuẩn mức độ 2. Từng bước hoàn thành công tác phổ cập
giáo dục
ở tất cả các cấp học; tích cực xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhất là nguồn cán bộ quản lý trong các nhà trường (đến nay có 16/16 xã thị trấn hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và duy trì phổ cập giáo dục bậc THCS, 7/16 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, 3/16 xã đạt phổ cập giáo dục bậc trung học. Trong năm đã xây dựng được 31 phòng học, 03 nhà hiệu bộ, 02 nhà thư viện, 03 phòng chức năng và các trang thiết bị phục vụ dạy và học với tổng kinh phí đầu tư trên 16,5 tỷ đồng).
Về y tế: Công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện và trạm y tế các xã, thị trấn đã dần đáp ứng được yêu cầu của người dân, đặc biệt là khám sức khỏe cho đối tượng có BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi, tổ chức tiêm chủng định kỳ cho trẻ em đảm bảo đủ mũi, an toàn (khám chữa bệnh
cả năm
ước đạt 97.490 lượt = 130% KH). Công tác y tế
dự phòng được
duy trì, kiểm tra, giám sát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, kịp thời xử lý các bệnh dịch nguy hiểm như tay chân miệng, cúm A H5N1, H1N1 và một số bệnh truyền nhiễm khác, không để dịch bệnh lây
lan trên diện rộng. Đến nay, toàn huyện có 14/16 xã, thị trấn đạt chuẩn
quốc gia về Y tế (còn thị trấn Đu và xã Sơn Cẩm đang xây dựng nhà trạm
để đạt chuẩn). Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân
dân thực hiện chính sách dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ; tổng số sinh
ước đến 31/12/2012 là 2.238 trẻ (tăng 493 trẻ so cùng kỳ, trong đó sinh con thứ 3 trở lên là 84 trẻ, giảm 05 trẻ so cùng kỳ). Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 20,5%.
3.1.9. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
Năm 2012 thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 3 HĐND huyện, trong bối
cảnh chung của nền kinh tế bị suy giảm, sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tình hình thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp; trước tình hình đó, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, nội
chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng
kinh tế xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới; đặc biệt là việc bám sát sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, của
Huyện uỷ, HĐND huyện, quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội đã đề ra do vậy kinh tế tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân trong huyện được nâng lên thể hiện ở một số chỉ tiêu kinh tế xã hội bảng 3.6
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2010 2012
ĐVT | Năm | So sánh (%) | ||||
2010 | 2011 | 2012 | 11/10 | 12/11 | ||
1. Sản lượng lương thực | Tấn | 40.508 | 43.303 | 41.826 | 106,9 | 96,6 |
2. Diện tích trồng rừng mới | ha | 851 | 961,5 | 896 | 113,0 | 93,2 |
3. Diện tích trồng chè mới | ha | 200 | 200 | 200 | 100,0 | 100,0 |
4. Giá trị sản xuất CN TTCN (Giá so sánh 1994) | Tỷ đồng | 91,91 | 110,3 | 43,8 | 120,0 | 39,7 |
5. Thu ngân sách | Tr.đồng | 40.414 | 43.000 | 51.500 | 106,4 | 119,8 |
6. Giải quyết việc làm | L.Động | 1.985 | 1.300 | 2.300 | 65,5 | 176,9 |
7. GDP bình quân đầu người (giá thị trường) | Tr.đồng | 12,3 | 13,7 | 14,8 | 111,3 | 108,0 |
8. Tỷ lệ hộ nghèo | % | 20.74 | 17,3 | 13,9 | 83,4 | 80,3 |
9. Gia đình văn hóa | % | 73,3 | 75 | 75 | 102,3 | 100,0 |
10. Cơ quan văn hóa | % | 94,3 | 95 | 95 | 100,7 | 100,0 |
11. Làng, bản văn hóa | % | 57,2 | 60 | 60 | 104,9 | 100,0 |
12. Tốc độ tăng trưởng kinh tế | % | 11,39 | 11,50 | 11,30 | 100,9 | 98,3 |
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2012
Sản xuất nông nghiệp có những nét chính sau: Sản lượng lương thực năm 2010 là 40.508 tấn, năm 2011 là 43.303 tấn, năm 2012 là 41.826 tấn giảm 3,6% so với năm 2011 và tăng 3,3% so với năm 2010. Công tác khoanh
nuôi, trồng mới và bảo vệ rừng cũng được quan tâm đúng mức, diện tích
rừng trồng mới năm 2012 là 896 ha giảm 6,8% so với năm 2011 và tăng 5,3% so với năm 2010. Diện tích trồng chè mới ổn định ở mức 200 ha liên tục qua các năm.
Về sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CNTTCN): do chịu tác động mạnh của suy giảm kinh tế, sức tiêu thụ của thị trường giảm nên một số doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoạt động cầm chừng hoặc ngừng sản xuất, sản phẩm tồn kho, khó tiêu thụ. UBND huyện đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 13/NQCP, ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường. Tăng cường thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, các cơ sở sản
xuất vào địa phương, phát huy lợi thế, đặc biệt là phát triển các làng nghề, các sản phẩm may mặc, vật liệu xây dựng, khoáng sản, chế biến nông lâm sản; trong năm đã công nhận 02 làng nghề chè, nâng tổng số làng nghề toàn
huyện lên 19 làng. Giá trị sản xuất công nghiệp TTCN ước đạt 43,8 tỷ
đồng (GCĐ 1994), bằng 33,69% KH tỉnh, = 32,93% KH huyện giảm 60,3% so với năm 2011 và 52,3% so với năm 2010; giá cố định 2010 ước đạt 254
tỷ đồng (chỉ tiêu đạt thấp do năm 2012, giá trị sản xuất CN TTCN của
huyện không tính lượng chè chế biến trong dân, khai thác, chế biến khoáng sản). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 326 tỷ đồng
= 93% KH huyện, = 95% so cùng kỳ; cấp 450 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ cá thể, tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 132.470 triệu đồng.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2012 đạt 51.500 triệu đồng, =
101% KH tỉnh, = 96,9% KH huyện, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 371.410 triệu đồng, trong đó chi cân đối và các chương trình mục tiêu ước đạt 361.915 triệu đồng = 167% KH tỉnh, = 146% KH huyện giao. Công tác quản lý thu, chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước đảm bảo đúng quy định, an toàn tuyệt đối, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi, phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, ANQP của địa phương; kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu đến hết tháng 11/2012 đạt 48.413 triệu đồng = 71,3% kế hoạch.
Công tác tín dụng, ngân hàng được thực hiện có hiệu quả, các nguồn vốn cho vay đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nguồn vốn vay đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các hộ nông dân trên địa bàn. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội ước đạt 223.840 triệu đồng; tổng dư nợ ước thực hiện 222.696 triệu đồng, đạt 99,8% kế hoạch, bằng 113,5% so cùng kỳ. Nguồn vốn huy
động của ngân hàng Nông nghiệp & PTNT ước đạt 382.000 triệu đồng,
tăng so với cùng kỳ
74.569 triệu đồng; dư
nợ ước thực hiện là 340.000
triệu đồng; nợ xấu của ngân hàng đảm bảo theo quy định.
Tổ chức 31 lớp đào tạo nghề với 930 học viên, tạo việc làm mới cho
2.300 lao động = 135% KH (trong đó xuất khẩu 110 lao động). Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 3,4%, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 13,9%. Quyết định đưa 83 người nghiện đi cai bắt buộc tại các trung tâm của tỉnh, huyện, tổ chức tốt việc cai nghiện tại Trung tâm GD & LĐXH huyện và quản lý người nghiện tại gia đình và cộng đồng; theo thống kê hiện nay trên địa bàn
huyện 494 người nghiện. Triển khai dự
án hỗ
trợ
điều trị
người nghiện
bằng thuốc thay thế Methadone tại Trung tâm y tế huyện.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể dục