Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Những Vấn Đề Thực Tiễn Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án

phương pháp phân tích – tổng hợp đã làm rõ nội hàm khái niệm của địa vị pháp lý; QTV và địa vị pháp lý của QTV. Cụ thể:

- Đối với khái niệm địa vị pháp lý, các nghiên cứu sau đây: tác giả David C. ParkeKyle (2000) với nghiên cứu ―An Empirical Analysis of Personal Bankruptcy and Delinquency‖ (tạm dịch: Phân tích thực nghiệm về phá sản cá nhân và vi phạm pháp luật); nhóm tác giả Bliss, Robert R. & Kaufman, George G (2006) với nghiên cứu "Derivatives and systemic risk: Netting, collateral, and closeout” (tạm dịch: Các công cụ phái sinh và rủi ro hệ thống: mạng lưới, tài sản thế chấp và khóa sổ); nhóm tác giả Ricardo J. Caballero & Mohamad L. Hammour (1998) với nghiên cứu "The Macroeconomics of Specificity" (tạm dịch: Kinh tế học vĩ mô về tính cụ thể) và tác giả Henderson, Vicky (2012) với nghiên cứu ―Prospect theory, liquidation, and the disposition effect‖ (tạm dịch: Lý thuyết triển vọng, thanh lý và hiệu ứng định đoạt) cho rằng địa vị pháp lý chính là tình trạng ghi nhận của pháp luật về một vấn đề nào đó. Cách tiếp cận này rất rộng, theo đó, địa vị pháp lý sẽ được hiểu như quy định của pháp luật về một thứ gì đó. Đây chính là cách tiếp cận dựa trên bản chất pháp lý của vấn đề. Tiếp cận hẹp hơn, các nghiên cứu của: tác giả Prescott, Edward C (1986) với nghiên cứu "Theory ahead of business-cycle measurement" (tạm dịch: Lý thuyết đi trước đo lường chu kỳ kinh doanh); nhóm tác giả Ricardo J. Caballero & Mohamad L. Hammour (2005) với nghiên cứu ―The Cost of Recessions Revisited: A Reverse-Liquidationist View" (tạm dịch: Chi phí của kỳ thu hồi được xem xét lại: Một quan điểm ngược lại người thanh lý); nhóm tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession" (tạm dịch: Sự cố gắng đầu tư và sự suy thoái vĩ đại)… lại cho rằng địa vị pháp lý là sự ghi nhận của pháp luật về vị trí, vai trò và mối quan hệ của chủ thể nào đó với các chủ thể khác. Cách tiếp cận này đáng giá ở chỗ đã cho thấy được địa vị pháp lý là để phân biệt bản chất pháp lý của một chủ thể này với các chủ thể khác, từ đó vừa nhận diện chủ thể, nhưng đồng thời cũng thiết lập các mối quan hệ pháp lý giữa chủ thể đó với các chủ thể khác liên quan. Cho đến nay, trong kinh tế học và các ngành liên quan đến tài chính, kinh tế, DN vẫn dùng cách tiếp cận thứ nhất này của các học giới. Trong khi đó, dưới góc nhìn của pháp lý, cách tiếp cận thứ hai được thừa nhận rộng rãi hơn.

- Đối với khái niệm QTV, các nghiên cứu xuất phát từ các quốc gia khác nhau sử dụng tên gọi khác nhau cho chế định này. Ví dụ như: quản lý tài sản; nhân viên

phân phối nợ; nhân viên hỗ trợ tài chính hay nhân viên hỗ trợ quản lý tài sản khi phá sản. Kết quả nghiên cứu của các công trình nước ngoài cũng có những cách thức xác lập định nghĩa khác nhau về vấn đề này vì phụ thuộc rất lớn vào quan điểm pháp lý của từng quốc gia. Quan điểm chung nhất được đưa ra cho rằng, QTV là người giúp quản lý tài sản của chủ thể phá sản trong suốt quá trình giải quyết phá sản và được đề cập trong các nghiên cứu của tác giả B.H. McPherson (2001) với nghiên cứu ―The Law of Company Liquidation" (tạm dịch: Luật thanh lý công ty); các tác giả Sabrina Pellerin & John R. Walter (2012) với nghiên cứu "Orderly liquidation authority as an alternative to bankruptcy" (tạm dịch: Cơ quan thanh lý có trật tự như một giải pháp thay thế cho phá sản); các tác giả Marcello Estevão & Tiago Severo (2014) với nghiên cứu "Shocks, financial dependence and efficiency: Evidence from U.S. and Canadian industries‖ (tạm dịch: Những cú sốc, sự phụ thuộc vào tài chính và hiệu quả: Bằng chứng từ các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ và Canada) và rất nhiều nghiên cứu khác.

Tuy nhiên, như đã trình bày, một số nghiên cứu bám sát quan điểm pháp lý của từng quốc gia khác nhau lại đưa ra những luận giải cặn kẽ hơn về khái niệm QTV. Theo đó, các tác giả như: tác giả Free Huizinga & Peter Broer (2004) với nghiên cứu "Wage moderation and labour productivity" (tạm dịch: Kiểm duyệt tiền lương và năng suất lao động); các tác giả Sabrina Pellerin & John R. Walter (2012) với nghiên cứu "Orderly liquidation authority as an alternative to bankruptcy" (tạm dịch: Cơ quan thanh lý có trật tự như một giải pháp thay thế cho phá sản); tác giả Henderson, Vicky (2012) với nghiên cứu ―Prospect theory, liquidation, and the disposition effect‖ (tạm dịch: Lý thuyết triển vọng, thanh lý và hiệu ứng định đoạt); tác giả Ben S. Bernanke (2013) với nghiên cứu "A Century of US Central Banking: Goals, Frameworks, Accountability" (tạm dịch: Một thế kỷ của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ: Mục tiêu, Khuôn khổ, Trách nhiệm giải trình)… cho rằng QTV là một người được uỷ thác pháp lý thay mặt toà án hoặc các thiết chế phân xử trong thủ tục phá sản tiến hành quản lý, thanh lý tài sản của chủ thể phá sản nhằm mục đích chi trả nợ cho tất cả các chủ nợ theo một cách thức luật định. Cách tiếp cận này cho thấy vai trò và mối liên hệ giữa QTV với các chủ thể pháp lý khác. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu thừa nhận khái niệm này.

- Đối với khái niệm địa vị pháp lý của QTV, như những phân tích cấu thành của khái niệm này kể trên ở các nghiên cứu tiêu biểu, có thể thấy các công trình có

những tiếp cận khác nhau đưa ra những khái niệm khác nhau về địa vị pháp lý của QTV. Theo đó, nhóm các nghiên cứu của nhóm tác giả Kydland, Finn E & Prescott, Edward C (1982) "Time to Build and Aggregate Fluctuations" (tạm dịch: Thời gian để xây dựng và tổng hợp biến động); tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession‖ (tạm dịch: Sự cố đầu tư và cuộc suy thoái lớn); tác giả Sabrina Pellerin & John R. Walter (2012) với nghiên cứu "Orderly liquidation authority as an alternative to bankruptcy‖ (tạm dịch: Cơ quan thanh lý có trật tự như một giải pháp thay thế cho phá sản)… bằng phương pháp phân tích đối chiếu cho rằng địa vị pháp lý của QTV là những thứ được pháp luật quy định để phân biệt nó với những thứ khác trong một mối quan hệ phá sản. Cách tiếp cận này đã làm rõ bản chất của địa vị pháp lý chính là cơ sở để phân biệt chủ thể pháp luật này với các chủ thể pháp luật khác. Chi tiết hơn, các nghiên cứu của tác giả Ben S. Bernanke (2013) với nghiên cứu "A Century of US Central Banking: Goals, Frameworks, Accountability" (tạm dịch: Một thế kỷ của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ: Mục tiêu, Khuôn khổ, Trách nhiệm giải trình) và tác giả Carlos Carreira & Paulino Teixeira (2008) ―Internal and external restructuring over the cycle: a firm-based analysis of gross flows and productivity growth in Portugal‖ (tạm dịch: Tái cấu trúc bên trong và bên ngoài theo chu kỳ: phân tích dựa trên cơ sở công ty về tổng dòng chảy và tăng trưởng năng suất ở Bồ Đào Nha)… xây dựng một khái niệm địa vị pháp lý của QTV cặn kẽ hơn với những nội dung cấu thành như: (1) vị trí pháp lý của QTV trong thủ tục phá sản; (2) vai trò của QTV trong thủ tục phá sản; (3) mối quan hệ giữa QTV và các chủ thể khác và

(4) những trách nhiệm pháp lý bất lợi mà QTV phải gánh chịu khi thực hiện các hành vi trái với pháp luật. Khái niệm này của các nghiên cứu kể trên là tương đối đầy đủ và là cơ sở khoa học quan trọng cho các nghiên cứu kế thừa.

Thứ hai, nghiên cứu về bản chất pháp lý của QTV. Đây là nội dung nghiên cứu được rất nhiều công trình ở những cấp độ khác nhau ở phạm vi nước ngoài nghiên cứu, đề cập. Theo đó, hầu hết các nghiên cứu của tác giả Prescott, Edward C (1986) với nghiên cứu ― Theory ahead of business-cycle measurement‖ (tạm dịch: Lý thuyết về đo lường chu kỳ kinh doanh); tác giả Sergei Belyakov (2019) với nghiên cứu ―Liquidator: The Chernobyl Story‖ (tạm dịch: Người thanh lý: Câu chuyện Chernobyl); các tác giả Matthew Rognlie & Andrei Shleifer & Alp Simsek (2018) với nghiên cứu "Investment Hangover and the Great Recession" (tạm dịch:

Sự cố đầu tư và cuộc suy thoái lớn); nhóm tác giả Stijn Claessens & Leora F. Klapper (2005) với nghiên cứu "Bankruptcy around the World: Explanations of Its Relative Use" (tạm dịch: Vấn đề phá sản trên thế giới: Giải thích về cách sử dụng tương đối của nó)… đều có điểm đồng quy khi cho rằng QTV có bản chất là một thụ uỷ viên pháp lý (được một tổ chức có địa vị pháp lý công quyền uỷ quyền thực hiện một số hoạt động) trong giải quyết thủ tục phá sản. Đây là một khẳng định mang tính bao quát rất lớn khi khẳng định bản chất địa vị pháp lý của QTV không phải là một pháp nhân công quyền mà chỉ là một thụ uỷ pháp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Ở cách tiếp cận cụ thể hơn, các nghiên cứu của: tác giả Ben S. Bernanke (2013) với nghiên cứu "A Century of US Central Banking: Goals, Frameworks, Accountability" (tạm dịch: Một thế kỷ của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ: Mục tiêu, Khuôn khổ, Trách nhiệm giải trình); tác giả B.H. McPherson (2001) với nghiên cứu ―The Law of Company Liquidation‖ (tạm dịch: Luật thanh lý công ty); tác giả Free Huizinga & Peter Broer (2004) với nghiên cứu "Wage moderation and labour productivity" (tạm dịch: Kiểm duyệt tiền lương và năng suất lao động); nhóm tác giả Kydland, Finn E & Prescott, Edward C (1982) với nghiên cứu "Time to Build and Aggregate Fluctuations" (tạm dịch: Thời gian để xây dựng và tổng hợp biến động) … đã chỉ ra bản chất pháp lý của QTV là một điều phối viên trong việc thanh toán nợ chung nhằm giúp cho hoạt động phá sản được diễn ra trong trật tự và không ai phải chịu thiệt hơn phần người khác trong các chủ nợ. Đây là quan điểm dựa vào vấn đề phá sản một cách chặt chẽ. Bản chất của QTV xuất phát từ bản chất của thủ tục phá sản.

Hiện nay, cả hai kết quả nghiên cứu của nhóm này đều được nhiều nghiên cứu kế thừa, sử dụng.

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 3

Thứ ba, nghiên cứu về cấu thành địa vị pháp lý của QTV. Đây là nội dung nghiên cứu trọng tâm của rất nhiều công trình nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được lựa chọn sử dụng cho nội dung này ở hầu hết các nghiên cứu là phân tích quan điểm pháp lý và đối chiếu lịch sử quan điểm đó về địa vị pháp lý của QTV. Có 03 nhóm nghiên cứu đưa ra ba kết quả khác nhau cho nội dung này, gồm:

- Nhóm nghiên cứu thứ nhất cho rằng cấu thành của địa vị pháp lý QTV chính là quyền và nghĩa vụ của chủ thể này. Cụ thể, các nghiên cứu nhóm này đều cho rằng, bản chất hay cốt yếu của địa vị pháp lý chính là giới hạn quyền và nghĩa vụ của một chủ thể pháp luật. Chính vì thế, giới hạn quyền và nghĩa vụ của QTV chính

là địa vị pháp lý của định chế này. Hướng tiếp cận này có ưu điểm là chỉ ra được trọng tâm của địa vị pháp lý là quyền và nghĩa vụ. Song lại thiếu đầy đủ khi bỏ qua các yếu tố khác nhằm xác định cụ thể vị trí, vai trò của QTV trong hoạt động phá sản. Đại diện của nhóm này gồm: nhóm tác giả Dong He, Stefan Ingves, and Steven

A. Seelig (2006) với nghiên cứu ―Issues in the Establishment of Asset Management Companies‖ (tạm dịch: Các vấn đề trong việc thành lập các công ty quản lý tài sản); tác giả B.H. McPherson (2001) với nghiên cứu ―The Law of Company Liquidation‖ (tạm dịch: Luật thanh lý công ty); tác giả Sergei Belyakov (2019) với nghiên cứu

Liquidator: The Chernobyl Story‖ (tạm dịch: Người thanh lý: Câu chuyện Chernobyl)…

- Nhóm nghiên cứu thứ hai đi theo hướng tiếp cận sự hiện diện của QTV trong một tổng thể quan hệ pháp luật phá sản. Kết quả nghiên cứu của nhóm này chỉ ra rằng: địa vị pháp lý của QTV được cấu thành bởi vị trí; vai trò và mối quan hệ của QTV với các chủ thể khác trong tổng thể quan hệ pháp luật phá sản. Như vậy, ưu điểm của kết quả này là xác định rõ tính nhận diện vị trí pháp lý của QTV là vấn đề trọng tâm của địa vị pháp lý QTV – cũng như những địa vị pháp lý khác. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại làm hạn chế những cấu thành về quyền và nghĩa vụ – thứ vốn là trung tâm khi thực thi địa vị pháp lý của QTV trên thực tế. Nhóm nghiên cứu này được đại diện bởi: tác giả David C. ParkeKyle (2000) với nghiên cứu ―An Empirical Analysis of Personal Bankruptcy and Delinquency‖ (tạm dịch: Phân tích thực nghiệm về phá sản cá nhân và vi phạm pháp luật); tác giả Free Huizinga & Peter Broer (2004) với nghiên cứu "Wage moderation and labour productivity" (tạm dịch: Kiểm duyệt tiền lương và năng suất lao động) và nhóm tác giả Wang, Hung-Jen & White, Michelle J (2000) "An Optimal Personal Bankruptcy Procedure and Proposed Reforms" (tạm dịch: "Một thủ tục phá sản cá nhân tối ưu và những cải cách được đề xuất).

- Nhóm nghiên cứu thứ ba có cách tiếp cận tương đối bao quát hơn với những công trình của: tác giả Donald P. Morgan (2002) với nghiên cứu "Rating Banks: Risk and Uncertainty in an Opaque Industry" (tạm dịch: Xếp hạng ngân hàng: Rủi ro và sự không chắc chắn trong một ngành công nghiệp không rõ ràng); tác giả Chien-An Wang (2012) với nghiên cứu ―Determinants of the Choice of Formal Bankruptcy Procedure: An International Comparison of Reorganization and Liquidation‖ (tạm dịch: Các yếu tố quyết định việc lựa chọn thủ tục phá sản chính

thức: So sánh quốc tế về tái tổ chức và thanh lý); nhóm tác giả Wenli Li & Pierre- Daniel G. Sarte (2003) với nghiên cứu "The macroeconomics of U.S. consumer bankruptcy choice: Chapter 7 or Chapter 13?" (tạm dịch: "Kinh tế vĩ mô về sự lựa chọn phá sản của người tiêu dùng Hoa Kỳ: Chương 7 hay Chương 13?"); nhóm nghiên cứu Igor Livshits & James MacGee & Michèle Tertilt (2007) với đề tài "Consumer Bankruptcy: A Fresh Start" (tạm dịch: Phá sản người tiêu dùng: Một khởi đầu mới)… Kết quả nghiên cứu cho thấy, địa vị pháp lý của QTV phải được cấu thành bởi: điều kiện hành nghề; nội dung hành nghề; bổn phận; mối quan hệ và các đe doạ của chế tài. Nhìn chung các cấu thành này đã bao quát được hầu hết những vấn đề quan trọng về địa vị pháp lý của QTV, hay suy rộng ra là địa vị pháp lý của các chủ thể pháp lý khác cần phải có. Đây cũng là những nội dung được sử dụng hầu hết trong các nghiên cứu sau này.

1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu về thực tiễn địa vị pháp lý của QTV ở nước ngoài được cấu thành bởi hai nội dung lớn: thực tiễn quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật. Nội dung nghiên cứu này hoàn toàn phụ thuộc vào phạm vi nghiên cứu (không gian và thời gian). Do đó, rất khó để có được sự nhóm chung các kết quả của các nghiên cứu khác nhau về quốc gia (phạm vi không gian nghiên cứu). Do đó, cách nhóm dễ thấy được sự trùng hợp nhất chính là theo địa bàn nghiên cứu.

Thứ nhất, tình hình nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Các nghiên cứu ở phạm vi nước ngoài khi xem xét thực trạng địa vị pháp lý của QTV đều có những thống kê và đánh giá khác nhau. Kết quả nghiên cứu này như đã đề cập ở trên, phụ thuộc hoàn toàn vào địa bàn nghiên cứu. Theo đó, có hai nhóm quốc gia cơ bản được đề cập nhiều nhất:

- Nhóm các nghiên cứu thực trạng pháp luật về QTV ở các quốc gia châu Âu và Mỹ La tinh. Nhóm các nghiên cứu này phản ánh, thống kê và phân tích thành công các quy định của pháp luật trong lịch sử và hiện tại về chế định QTV tại các quốc gia theo hệ thống Common law. Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy chế định này xuất hiện rất sớm tại các quốc gia tư sản và gắn liền với cơ chế thị trường tự do. Các quy định này theo thời gian có sự biến đổi và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng hoàn thiện này chủ yếu tập trung vào vấn đề quyền và nghĩa vụ của QTV trong thủ tục phá sản. Các tác

giả tiêu biểu cho nhóm này gồm: tác giả David B. Gross (2002) với nghiên cứu ―An Empirical Analysis of Personal Bankruptcy and Delinquency" (tạm dịch: Phân tích thực nghiệm về phá sản cá nhân và vi phạm pháp luật); các tác giả Scott Fay & Erik Hurst & Michelle J. White (2002) với nghiên cứu ―The Household Bankruptcy Decision" (tạm dịch: Quyết định Phá sản Hộ gia đình); nhóm tác giả Wenli Li & Pierre-Daniel G. Sarte (2003) với nghiên cứu "The macroeconomics of U.S. consumer bankruptcy choice: Chapter 7 or Chapter 13?" (tạm dịch: "Kinh tế vĩ mô về sự lựa chọn phá sản của người tiêu dùng Hoa Kỳ: Chương 7 hay Chương 13?"; nhóm tác giả Julian Franks & Oren Sussman (2005) với nghiên cứu "Financial Distress and Bank Restructuring of Small to Medium Size UK Companies" (tạm dịch: Khó khăn tài chính và tái cấu trúc ngân hàng của các công ty vừa và nhỏ ở Vương quốc Anh); nhóm tác giả Stijn Claessens & Leora F. Klapper (2005) với nghiên cứu "Bankruptcy around the World: Explanations of Its Relative Use" (tạm dịch: Vấn đề phá sản trên thế giới: Giải thích về cách sử dụng tương đối của nó); hai tác giả Bliss, Robert R. & Kaufman, George G (2006) với nghiên cứu "Derivatives and systemic risk: Netting, collateral, and closeout” (tạm dịch: Các công cụ phái sinh và rủi ro hệ thống: mạng lưới, tài sản thế chấp và khóa sổ)… Điểm đạt được của các nghiên cứu này chính là tính khái quát của các quốc gia tiêu biểu theo hệ thống thông luật về quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Trong đó, đã chứng minh được nội dung của địa vị pháp lý này gắn liền chặt chẽ với thăng trầm của lịch sử tư bản. Tuy nhiên, hạn chế là chỉ bó hẹp về không gian đó mà chưa có sự đối chiếu với các quốc gia theo hệ thống khác. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng tỏ ra khá chủ quan khi nhận định địa vị pháp lý của QTV là một sản phẩm sáng tạo của hệ thống thông luật và luôn thuộc về hệ thống thông luật.

- Nhóm các nghiên cứu QTV ở các quốc gia châu Á, đặc biệt ở Nhật Bản và Trung Quốc. Nhóm này gồm các tác giả như: nhóm tác giả Wang, Hung-Jen & White, Michelle J (2000) "An Optimal Personal Bankruptcy Procedure and Proposed Reforms" (tạm dịch: "Một thủ tục phá sản cá nhân tối ưu và những cải cách được đề xuất); tác giả Chien-An Wang (2012) với nghiên cứu ―Determinants of the Choice of Formal Bankruptcy Procedure: An International Comparison of Reorganization and Liquidation‖ (tạm dịch: "Các yếu tố quyết định việc lựa chọn thủ tục phá sản chính thức: So sánh quốc tế giữa việc tổ chức lại và thanh lý); nhóm tác giả Dong He, Stefan Ingves, and Steven A. Seelig (2006) với nghiên cứu ―Issues

in the Establishment of Asset Management Companies‖ (tạm dịch: Các vấn đề trong việc thành lập các công ty quản lý tài sản)… Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp quan sát khoa học và lịch sử để cho thấy được lịch sử hình thành quan điểm pháp lý về QTV tại các quốc gia châu Á. Kết quả cho thấy, ở những quốc gia tiếp cận nền tư bản sớm hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippine và Thái Lan, QTV được hình thành sớm hơn và mang nhiều đặc trưng giống với chế định QTV của các nước phương Tây. Ở chiều hướng khác, các quốc gia có quá trình chuyển đổi muộn hơn với tiêu biểu là Trung Quốc lại ghi nhận về chế định QTV chậm hơn và có nhiều yếu tố khác biệt với phương Tây. Theo đó, QTV ở các quốc gia này thực ra là một luật sư hoặc một kế toán kiêm nhiệm việc quản lý tài sản phá sản trong lúc làm thủ tục. Trước đó nữa, QTV được đảm nhiệm bởi một nhóm được thành lập nên bởi đại diện các bên. Đây cũng là một dạng thường thấy dưới mô hình tổ chức xã hội của Chủ nghĩa xã hội.

Nhìn chung, cả hai nhóm nghiên cứu đều cung cấp những cái nhìn sinh động về ghi nhận của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Từ kết quả nghiên cứu này, học giới có thể tìm kiếm các tài liệu thứ cấp có giá trị về lịch sử hình thành và biến đổi của QTV trên thế giới. Đồng thời, dựa vào đó để có những đối chiếu thú vị về sự giống nhau và khác biệt giữa địa vị pháp lý của QTV ở các quốc gia và các khu vực trên thế giới.

Thứ hai, tình hình nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về QTV. Đây cũng là nội dung quan trọng thứ hai trong phần nghiên cứu thực trạng, bên cạnh thực trạng quy định của pháp luật được nghiên cứu bởi các công trình ở phạm vi nước ngoài. Các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở một số quốc gia như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và tập trung chủ yếu trong khoảng 20 năm trở lại đây. Các nghiên cứu này cho thấy rằng, sự hiện diện của QTV trong thủ tục phá sản là tất yếu. Rất nhiều quốc gia thậm chí còn áp dụng định chế này ở cuối thế kỷ 18 và mang lại những kết quả rất tích cực đối với việc giải quyết phá sản cho các chủ thể.

Đỉnh điểm về nghiên cứu thực tiễn thực hiện địa vị pháp lý của QTV được thực hiện vào giai đoạn những năm từ 2008 đến 2011 – đây là giai đoạn của khủng hoảng kinh tế trầm trọng diễn ra ở hầu hết các châu lục và gây ra thiệt hại lớn đối với nền kinh tế thế giới. Chính vì thế, thời điểm này số lượng DN, cá nhân kinh doanh lâm vào tình trạng phá sản lớn, vượt trội hơn so với tất cả các giai đoạn trước. Chính vì thế, sự hiện diện của QTV phổ biến hơn.

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí