Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Được Luận Án Tiếp Tục Nghiên Cứu

hành nghề mang tính ―kiêm nhiệm‖ của QTV trong Luật Phá sản năm 2014 khiến định chế này thiết lập nên một nghề hay không phải là một nghề độc lập. Đây là nội dung rất thú vị mà các nghiên cứu đã đặt ra, lý giải nhưng chưa có sự thống nhất.

- Quyền và nghĩa vụ của QTV. Nội dung này đã được làm rõ ở các nghiên cứu bằng cách phân tích từng quyền và nghĩa vụ của QTV. Theo đó, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của QTV được chỉ ra gồm: quản lý tài sản; thanh lý tài sản; tổ chức Hội nghị chủ nợ; tham gia xây dựng phương án phục hồi DN, HTX… Mỗi quyền và nghĩa vụ này được đánh giá để cho thấy được sự đầy đủ hay thiếu sót của pháp luật hiện hành. Các kết quả nghiên cứu này mặc dù chưa có sự toàn vẹn do góc độ tiếp cận khác nhau, tuy nhiên cũng đóng vai trò rất quan trọng khi cung cấp những giá trị học thuật mang tính tham khảo rất lớn cho luận án.

- Mối quan hệ giữa QTV và các chủ thể pháp luật khác trong thủ tục phá sản. Hai nghiên cứu tiêu biểu cho nội dung này đến từ hai tác giả: Trần Danh Phú (2017) với nghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖ và tác giả Đặng Văn Huy (2020) với nghiên cứu ―Đặc đi m pháp lý và các mối liên hệ cơ bản của quản tài viên‖. Hai tác giả kể trên cùng với nghiên cứu của mình đã làm rõ mối liên hệ giữa QTV với: toà án; chủ nợ; con nợ và sản nghiệp phá sản. Các mối quan hệ này đã được phân tích dựa trên sự ghi nhận của pháp luật về phá sản hiện hành. Theo đó, mối quan hệ giữa QTV với toà án là mối quan hệ uỷ quyền – toà án uỷ quyền còn QTV nhận quyền; giữa chủ nợ với QTV là mối quan hệ đại diện – QTV

đại diện các chủ nợ; giữa con nợ với QTV là mối quan hệ đại diện; giữa sản nghiệp phá sản với QTV1 là mối quan hệ quản lý. Kết quả nghiên cứu này cơ bản đã cho thấy vị trí pháp lý của QTV so với các chủ thể pháp luật khác. Tuy nhiên, vì góc tiếp cận đơn thuần là quy định của pháp luật về định chế này mà không phải phân tích với tư cách là một cấu thành quan trọng của địa vị pháp lý của QTV. Đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm khi nghiên cứu thực tiễn quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV trong luận án.

- Trách nhiệm pháp lý của QTV. Nội dung này xuất hiện trong các nghiên cứu kể trên với một tiểu mục nhỏ hoặc một nội dung phụ khi phân tích quy định của pháp luật về QTV. Do đó, việc phân tích chuyên sâu và có sự lý giải còn hạn chế.


1 Tác giả cho rằng đây không phải là mối quan hệ giữa quản tài viên với một chủ thể pháp luật. Tuy nhiên, tác giả tôn trọng nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Huy nên phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu này.

Chính vì thế, có thể xác định đây là một ―khoảng trống‖ nghiên cứu mà luận án cần làm rõ.

Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về QTV. Đây là nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung tại các luận văn thạc sĩ luật học của các tác giả như: tác giả Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; tác giả Trần Danh Phú (2017) với ghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖ và tác giả Quách Thị Thu Hương (2015) với nghiên cứu ―Luật Phá sản năm 2014 -

ư c phát tri n của pháp luật phá sản Việt Nam‖. ên cạnh đó còn được đề cập ở một số báo cáo chuyên môn của Viện Kiểm sát về tổng kết giai đoạn 2015-2020 về thực hiện Luật Phá sản và của Bộ Tư pháp về quản lý nhà nước đối với QTV. Theo đó, những nội dung sau đây đã được làm rõ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

- Vấn đề thực tiễn đăng ký hành nghề của QTV đã được thống kê và phân tích được các kết quả này. Nghiên cứu cho thấy số lượng QTV có tăng theo từng năm nhưng không đáng kể. Các nghiên cứu cũng đã phân tích được nguyên nhân của hiện tượng này.

- Vấn đề thực tiễn thực hiện trách nhiệm của QTV trong thủ tục phá sản. Nội dung này chưa được các nghiên cứu kể trên chú trọng phân tích. Do đó, các nghiên cứu chỉ mới làm rõ vấn đề ghi nhận của pháp luật về các hậu quả pháp lý mà QTV phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật nên quá trình thực hiện trên thực tiễn gặp nhiều khó khăn.

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 5

Như vậy, kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV tuy được một số công trình đề cập, nhưng nhìn chung ở phạm vi trong nước số lượng nghiên cứu về vấn đề này còn chưa nhiều và chưa trực tiếp nghiên cứu vấn đề thực tiễn địa vị pháp lý của QTV. Tác giả xác định đây là nội dung –

―khoảng trống‖ trọng tâm trong phần nghiên cứu thực trạng của luận án.

1.2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề kiến nghị, giải pháp liên quan đến đề tài luận án

Song song với việc nghiên cứu thực trạng của QTV tại Việt Nam, các tác giả được liệt kê ở trên cũng dành một phần lớn nội dung để nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về

QTV trong thủ tục phá sản ở Việt Nam. Các nghiên cứu đã đề xuất được hai nhóm giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Các tác giả tiêu biểu cho nội dung này bao gồm: tác giả Dương Kim Thế Nguyên (2016) với nghiên cứu ―Khái niệm phá sản, thủ t c phá sản v những liên hệ đ n Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Nguyễn Thị ích Tuyền (2015) với nghiên cứu ―So sánh những đi m m i của Luật Phá sản năm 2014 v i Luật phá sản trư c đó‖; tác giả Cao Đăng Vinh (2014) với nghiên cứu ― ảo to n t i sản doanh nghiệp trong quá tr nh giải quy t thủ t c phá sản - m t số t n tại c n kh c ph c‖; tác giả Vũ Huy Hoàng (2015) với nghiên cứu ―Thủ t c phá sản theo Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Hoàng Thị Kim Anh (2014) với nghiên cứu ―Luật Phá sản 2004 - Những hạn ch , bất cập v giải pháp ho n thiện”; tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai (2014) với nghiên cứu ―Thủ t c thanh l t i sản, các khoản nợ của doanh nghiệp lâm v o t nh trạng phá sản theo quy định của pháp luật phá sản Việt Nam‖; tác giả Quản Văn Minh (2016) với nghiên cứu ―Thực tiễn v những vư ng m c của Quản t i viên trong quá tr nh h nh nghề‖; tác giả Trương Thị Quỳnh Trâm (2019) với nghiên cứu ―Hoàn thiện các quy định của Luật Phá sản năm 2014‖; tác giả Khúc Thị Phương Nhung (2020) với nghiên cứu ―Ch định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện hành – M t số hạn ch , bất cập và ki n nghị hoàn thiện pháp luật‖… Đặc biệt, nghiên cứu sâu sắc nội dung này có ba tác giả tiêu biểu sau: tác giả Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu

Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; tác giả Trần Danh Phú (2017) với ghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖ và tác giả Quách Thị Thu Hương (2015) với nghiên cứu ―Luật Phá sản năm 2014 - ư c phát tri n của pháp luật phá sản Việt Nam‖. Các tác giả và nghiên cứu kể trên đã chỉ ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về QTV đáng chú ý sau:

- Hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn hành nghề QTV. Hầu hết các tác giả kể trên đều đề xuất giải pháp này nhằm tạo ra một cơ chế chắc chắn hơn để xác lập QTV là một nghề độc lập. Rất nhiều ý tưởng được đề xuất như: xây dựng bộ tiêu chuẩn cụ thể cho người hành nghề QTV; xem nghề QTV là một nghề độc lập mà không cần phải có điều kiện đang thực hiện các nghề nghiệp khác; bổ sung tiêu

chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và đặc biệt là đề xuất hoàn thiện quy định về công bố thông tin của QTV.

- Hoàn thiện pháp luật về quy trình làm việc của QTV. Các nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp về quy trình thực hiện công việc của QTV từ khi được chỉ định cho đến khi kết thúc thủ tục phá sản. Quy trình này bao gồm quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ và thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Đáng chú ý, ở một số nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp xây dựng cơ chế trao quyền nhiều hơn – tăng tính tự quyết cho QTV.

- Hoàn thiện pháp luật về các tiêu chuẩn đánh giá QTV và cơ chế chỉ định QTV. Đây là hai nội dung được một số bài viết đề cập tới để khắc phục tình trạng mâu thuẫn trong việc chỉ định QTV chưa được giải quyết. Đồng thời để tạo cơ sở cho việc chỉ định QTV, cần có kết quả đánh giá QTV dựa trên một bảng tham chiếu khoa học.

- Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của QTV. Nội dung cuối cùng này mặc dù không được phổ biến như ba nội dung còn lại, song cũng được đề xuất hoàn thiện nhằm làm cơ sở xem xét quy trách nhiệm cho QTV trong trường hợp chủ thể này vi phạm pháp luật.

Nhìn chung các giải pháp đề xuất hoàn thiện pháp luật về QTV mà các tác giả kể trên đề xuất đã bao trùm cơ bản những vấn đề cần phải sửa đổi, hoàn thiện của pháp luật phá sản hiện hành về QTV. Tuy nhiên, do cách thức tiếp cận của các nghiên cứu trên không trực tiếp vào vấn đề địa vị pháp lý của QTV, do đó, các giải pháp hoàn thiện pháp luật không đi sâu và theo trình tự các cấu thành địa vị pháp lý của QTV.

Thứ hai, nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Các tác giả tiêu biểu cho nội dung này gồm: tác giả Đào Hải Lâm (2015) với nghiên cứu ―Quản l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản hiện h nh‖; tác giả Trần Danh Phú (2017) với ghiên cứu ―Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản năm 2014‖ và tác giả Quách Thị Thu Hương (2015) với nghiên cứu ―Luật Phá sản năm 2014 - ư c phát tri n của pháp luật phá sản Việt Nam‖. Đây là ba tác giả với ba luận văn thạc sĩ nghiên cứu về QTV. Vì dưới quy mô của một luận văn, do đó, các tác giả có nhiều không gian học thuật hơn để trình bày về giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy

định của pháp luật phá sản hiện hành về QTV – thứ được ít nhắc tới hơn trong các bài viết khoa học của các tác giả liệt kê ở phần đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật. Trong ba nghiên cứu kể trên, tác giả Trần Danh Phú có những phân tích sâu sắc nhất về các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật phá sản hiện hành về QTV. Theo đó, các tác giả đã đề xuất được một số giải pháp sau:

- Đề xuất giải pháp phổ biến chính sách pháp luật về QTV. Giải pháp này được các tác giả đề xuất trên cơ sở cho rằng trên thực tiễn định chế QTV nói riêng và pháp luật về phá sản nói chung không được xã hội biết đến nhiều. Việc phổ biến thông tin pháp lý về hai nội dung trên sẽ giúp nâng cao dân trí về pháp lý nói chung và nâng cao nhận thức cũng như sự đón nhận của xã hội về QTV nói riêng.

- Đề xuất giải pháp đảm bảo tiền thù lao cho QTV. Đây là giải pháp phổ biến nhất nhằm giải quyết vấn đề vướng mắc trong chi trả thù lao cho QTV. Theo đó, đa số đồng ý giải pháp ngay khi thanh lý tài sản để đảm bảo kinh phí thực hiện thủ tục phá sản, QTV có quyền ước tính toàn bộ kinh phí cho mình khi giải quyết xong thủ tục phá sản và cộng khoản kinh phí này vào trong tổng chi phí dự kiến cho thủ tục phá sản để tiến hành bán đấu giá tài sản của DN. Đây là một giải pháp tối ưu nhất hiện nay.

- Đề xuất giải pháp phân công lại thẩm quyền của các bên tham gia thủ tục phá sản theo hướng QTV được tự do chủ động áp dụng biện pháp khẩn cấp để bảo vệ tài sản khi thấy cần thiết.

Tựu chung lại, các kết quả nghiên cứu kể trên đã làm sáng tỏ rất nhiều vấn đề về giải pháp khắc phục các vướng mắc trong thực tiễn quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về QTV. Những kết quả đó ở nhiều khía cạnh khác nhau đóng vai trò là tài liệu tham khảo có giá trị lớn đối với luận án. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến giải pháp cần được tập trung nghiên cứu làm rõ.

1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được

Các nghiên cứu được thống kê ở trên cả phạm vi trong và ngoài nước đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu đã l m rõ được những vấn đề lý luận về QTV dư i các góc đ ti p cận khác nhau. Kết quả phân tích tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình ở những cấp độ khác nhau trong và ngoài nước (đặc biệt là ngoài nước) đã làm rõ những vấn đề lý luận quan trọng của QTV gồm: khái niệm, bản chất pháp

lý và cấu thành quyền và nghĩa vụ. Các vấn đề lý luận này mặc dù không đồng nhất do góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau (chủ yếu dựa trên góc độ tiếp cận nghiên cứu luật thực định, mà mỗi quốc gia lại có sự ghi nhận khác nhau về QTV), song những kết quả nghiên cứu này đã làm sinh động, đa dạng nội dung lý luận về chế định QTV.

Thứ hai, các nghiên cứu đã l m rõ được những quy định của pháp lý hiện hành về QTV. Theo đó, các nghiên cứu tuỳ vào phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu đã làm rõ được các cơ sở pháp lý thực định về QTV ở dưới các góc độ nội dung: chỉ dẫn pháp lý; tên gọi; nội dung được điều chỉnh bởi pháp luật thực định của QTV (vấn đề tiêu chuẩn; quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm bất lợi). Mặc dù các nghiên cứu về thực tiễn pháp lý này có nội dung phụ thuộc chặt chẽ vào phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu nên thiếu tính đồng nhất trong kết quả công bố, tuy nhiên chính đặc điểm này lại cung cấp những giá trị so sánh luật học hết sức quan trọng để cho thấy được quan điểm trong lập pháp của các quốc gia về vấn đề QTV.

Thứ ba, các nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về QTV. Ở cả các nghiên cứu trong và ngoài nước kết quả đều hướng tới việc phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về QTV. Đây là kết quả đi liền sau sự phân tích quy định của pháp luật thực định về chế định này. Kết quả của các nghiên cứu cũng phụ thuộc hoàn toàn vào phạm vi không gian và thời gian của nghiên cứu nên đã cung cấp một bức tranh sinh động về cách thức thực hiện và kết quả thực hiện quy định của pháp luật về QTV ở các quốc gia và các thời kỳ khác nhau. Kết quả đạt được giá trị nhất của vấn đề nghiên cứu này là những phân tích, đánh giá về ưu và nhược điểm, những mặt tích cực và tiêu cực của thực trạng thực hiện pháp luật về QTV ở các quốc gia, các thời kỳ. Kết quả này cung cấp một bài học kinh nghiệm quý giá cho học giới về vấn đề QTV.

Thứ tư, các nghiên cứu cũng đã đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về QTV. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về QTV, các nghiên cứu cũng đã đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về QTV ở những phạm vi lãnh thổ nhất định. Các giải pháp này đều có giá trị áp dụng ở những mức độ nhất định ở không gian nghiên cứu của các đề tài, đồng thời có ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc nghiên cứu giải pháp áp dụng cho các địa bàn nghiên cứu khác.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần được luận án tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh các kết quả nghiên cứu đã đạt được như phân tích ở trên, tình hình nghiên cứu của đề tài ở cả phạm vi trong và ngoài nước còn có nhiều khoảng trống nghiên cứu – đây được xác định là những nội diện nghiên cứu chính của Luận án. Trên cơ sở đó, có thể khẳng định những vấn đề đặt ra cần được luận án tiếp tục nghiên cứu gồm:

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của QTV trong điều kiện Việt Nam. Các nghiên cứu được phân tích kể trên tiếp cận về QTV dưới góc độ tư duy pháp lý thực định của mỗi quốc gia, do đó vấn đề lý luận về QTV trong môi trường pháp lý Việt Nam chưa được xem xét một cách thấu đáo. Đặc biệt, địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật còn gắn liền chặt chẽ với tư duy lập pháp của một quốc gia, việc xem xét những vấn đề lý luận về QTV trong điều kiện Việt Nam lại là vấn đề then chốt trong nghiên cứu của Luận án. Theo đó, các vấn đề lý luận cần được luận án tiếp tục làm rõ bao gồm:

- Xác lập khái niệm địa vị pháp lý của QTV với hai nội dung cơ bản: làm rõ nội hàm khái niệm ―địa vị pháp lý‖ và khái niệm ―Quản tài viên‖ dưới góc độ tư duy pháp lý của Việt Nam hiện hành.

- Phân tích đặc điểm địa vị pháp lý của QTV thông qua việc chỉ ra những điểm khác biệt mang tính nhận diện địa vị pháp lý của QTV so với các định chế mang tính pháp lý khác.

- Làm rõ mục đích, ý nghĩa sự ghi nhận của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Nội dung này cho thấy được tính tất yếu của ghi nhận pháp luật về địa vị pháp lý của QTV.

- Xây dựng và phân tích sâu sắc các cấu thành địa vị pháp lý của QTV. Đây là phần nội dung nghiên cứu quan trọng nhất trong phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về QTV mà đề tài luận án phải làm rõ. Các cấu thành này sẽ giúp nhận diện vị trí và vai trò pháp lý của QTV trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Thứ hai, nghiên cứu m t số trường hợp địa vị pháp lý của QTV ở các quốc gia trên th gi i v rút ra được những bài học, giá trị kinh nghiệm. Nội dung này nhằm cung cấp một góc nhìn so sánh luật học về địa vị pháp lý của QTV ở một số quốc gia trên thế giới. Các quốc gia được luận án phân tích vừa có điều kiện tương đồng, nhưng cũng vừa hàm chứa những vấn đề khác biệt với Việt Nam nhằm góp phần đa dạng góc nhìn về địa vị pháp lý của QTV. Trên cơ sở phân tích các thực tiễn điển

hình đó, luận án sẽ chỉ ra được những giá trị mang tính tham khảo có thể có những ý nghĩa nhất định đối với Việt Nam.

Thứ ba, thống kê v phân tích quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của QTV. Luận án sẽ làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành (bao gồm Luật Phá sản và các văn bản liên quan) về địa vị pháp lý của QTV dựa trên cấu thành của nó đã được phân tích tại phần lý luận. Đây là một trong hai nội dung trọng điểm khi phân tích thực tiễn địa vị pháp lý của QTV. Nội dung phân tích làm rõ bao gồm khái lược bối cảnh hình thành và các nội dung được điều chỉnh bởi pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của QTV. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bức tranh thực tiễn pháp luật thực định về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, phân tích v đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam từ năm 2015 đ n năm 2020. Đây là nội dung nghiên cứu trọng tâm thứ hai của phần thực trạng. Phần nghiên cứu này cần được thực hiện dưới cả hai góc độ: xét về mặt tổng thể và xét các trường hợp chi tiết. Trong đó, về mặt tổng thể phải nghiên cứu bức tranh chung về sự hiện diện của QTV trong giải quyết thủ tục phá sản của các DN, HTX ở Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2020. Xét các trường hợp chi tiết bằng cách dẫn chiếu và phân tích các trường hợp điển hình thực hiện thủ tục phá sản có sự hiện diện của QTV. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ được những đánh giá về các kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của nó.

Thứ năm, nghiên cứu bối cảnh, đề xuất quan đi m và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam. Theo đó, nội dung này đặt ra ba vấn đề nghiên cứu lớn: phân tích bối cảnh đề xuất giải pháp là làm rõ các vấn đề thuộc về bối cảnh trong và ngoài nước hiện nay; đề xuất các quan điểm về việc xây dựng các giải pháp. Hiểu một cách đơn giản thì nội dung nghiên cứu này chính là làm rõ các nguyên tắc khi xây dựng những giải pháp; xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm vừa hoàn thiện pháp luật vừa nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay.

1.4. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

a. Lý thuy t nghiên cứu

Tác giả xác định lý thuyết nghiên cứu của luận án là thuyết về sự uỷ quyền. Theo đó, xu hướng thu hẹp phạm vi quản lý của nhà nước để xác lập ―một nhà nước

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí