Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THÁI TRƯỜNG


ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


NGUYỄN THÁI TRƯỜNG


ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY


Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9. 38. 01. 07


LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo hướng dẫn khoa học. Mọi thông tin được trình bày trong luận án đều có tính trung thực, được trích dẫn nguồn chi tiết và khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm nếu luận án có những vi phạm về quy tắc khoa học.

Tác giả


Nguyễn Thái Trường

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Viết Tý - Thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi từ định hướng tư duy đến kỹ năng nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin được cảm ơn Học viện Khoa học xã hội đã tạo ra một môi trường nghiên cứu cởi mở, chất lượng. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý nhà khoa học trong suốt quá trình bảo vệ các cấp của luận án đã cho tôi những lời khuyên chân thành và giá trị để giúp luận án của tôi ngày một hoàn thiện hơn.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở phạm vi nước ngoài 8

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở phạm vi trong nước 21

1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 30

1.4. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 37

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN 38

2.1. Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản 38

2.2. Sự cần thiết ghi nhận địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản 49

2.3. Nội dung địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản 52

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 69

Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH ...70

3.1. Lược sử hình thành và phát triển địa vị pháp lý của Quản tài viên. 70

3.2. Thực tiễn quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về địa vị pháp lý

của quản tài viên 72

3.3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về địa vị pháp lý của quản tài viên 102

3.4. Đánh giá thực trạng địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam 118

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 132

Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM

HIỆN NAY 133

4.1. Bối cảnh xây dựng giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý

của quản tài viên ở Việt Nam hiện nay 133

4.2. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý

của quản tài viên theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay 137

4.3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay 142

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 156

KẾT LUẬN 157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160


DANH MỤC VIẾT TẮT



TT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ NGUYÊN NGHĨA

1

DN

Doanh nghiệp

2

HTX

Hợp tác xã

3

QTV

Quản tài viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế thị trường là môi trường lý tưởng để phát triển Doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX). Thông qua các cơ chế của thị trường, nhiều DN, HTX đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, không ngừng thiết lập những quy mô mới và nâng tầm danh tiếng trên thị trường. Tuy nhiên, cũng với những cơ chế đó đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt, dẫn tới không ít DN, HTX không đáp ứng đủ các yêu cầu của thị trường đã phải ―hụt hơi‖ trong cuộc đua giành thị phần, hoạt động sản xuất ngưng trệ, các khoản nợ gia tăng, mất khả năng thanh toán và kết quả là lâm vào tình trạng khánh kiệt về tài sản dẫn đến phá sản.

Để giải quyết tình trạng phá sản của các DN, HTX, cơ chế tự nhiên cho phép DN đó tự ngừng sản xuất và rút lui khỏi thị trường. Tuy nhiên, đối với các DN có tình trạng nợ, cơ chế này sẽ dẫn tới hệ lụy tiêu cực về thanh toán nợ cho các chủ nợ. Theo đó, DN, HTX sẽ tự ý tiến hành trả nợ riêng rẽ, ưu tiên các con nợ thân quen hoặc đòi nợ trước, dẫn tới các chủ nợ khác bị ảnh hưởng quyền lợi do ít thân quen hơn hoặc do đòi nợ sau. Điều này nhìn rộng ra ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động kinh tế và an ninh, trật tự xã hội. Chính vì thế, khi lâm vào tình trạng khánh kiệt, các DN và HTX phải tuân theo một thủ tục pháp lý được nhà nước quy định chặt chẽ với tên gọi là thủ tục phá sản – vốn được hiểu sát nghĩa là một thủ tục đòi nợ tập thể.

Thủ tục phá sản có mục đích cuối cùng giúp cho quá trình rút lui khỏi thị trường của một DN, HTX diễn ra trong trật tự và việc thanh toán nợ cho các chủ nợ được thực hiện theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng và hợp lý. Thẩm quyền tuyên bố phá sản thông thường được trao cho Toà án cùng với sự tham gia của con nợ và các chủ nợ. Mỗi chủ thể kể trên đều có một mục đích khác nhau trong quan hệ pháp luật về phá sản, do đó rất cần đến một chế định trung gian để thay mặt tất cả họ điều phối lợi ích chung. Chế định đó được gọi là Quản tài viên (QTV) hoặc Quản trị viên tuỳ vào từng nền pháp lý.

QTV có bản chất là định chế trung gian, là người không có quyền và lợi ích liên quan đến thủ tục phá sản DN, HTX trước khi được chỉ định tham gia thủ tục đó. Định chế này có địa vị pháp lý độc lập, được các chủ thể thừa nhận và thay mặt các chủ thể thực hiện các thủ tục giải quyết phá sản cho DN và HTX. Trong đó, chủ yếu là quản lý, thanh lý sản nghiệp phá sản và thanh lý nợ cho các chủ nợ. Cơ sở để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023