Pháp Luật Phá Sản Là Công Cụ Pháp Lý Bảo Vệ Hữu Hiệu Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Các Chủ Nợ.

không có động lực để cạnh tranh, sự tồn tại của chúng được duy trì theo ý chí của Nhà nước. Kinh tế bao cấp không cần tới luật phá sản. Dấu hiệu sụp đổ của mô hình này có thể nhận thấy khi các doanh nghiệp "vượt rào", ngày càng giành lấy nhiều quyền tự chủ trong hoạch định và tổ chức kinh doanh. Cùng với sự gia nhập của đầu tư nước ngoài, sự tự do kinh doanh cho tư nhân, môi trường cạnh tranh tái xuất hiện và trở nên gay gắt nhanh chóng ngay trên thị trường nội địa, vai trò của Nhà nước với tư cách là một chủ đầu tư chịu trách nhiệm hữu hạn trong các doanh nghiệp Nhà nước mới dần dần hiện rõ. Khi tự do kinh doanh và cạnh tranh tái xuất hiện, nhu cầu điều tiết vỡ nợ các đơn vị kinh tế vốn thuộc quyền quản lý của Nhà nước mới trở nên cấp bách. Đáng lưu ý: nhu cầu điều chỉnh cấp bách bậc nhất của pháp luật phá sản trong các quốc gia chuyển đổi chính là các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ hàng loạt khi bước vào cạnh tranh với một tư thế thiếu năng động so với khu vực kinh tế tư nhân và tư bản nước ngoài. Năm 1986 Trung Quốc ban hành một đạo luật phá sản, chỉ áp dụng riêng cho khối doanh nghiệp Nhà nước. Vì thế, đối với nhiều quốc gia như ở Liên Xô cũ, Trung và Đông Âu và Việt Nam, pháp luật phá sản trước hết được dùng như một công cụ tái cơ cấu, giải quyết sự vỡ nợ hàng loạt của các doanh nghiệp Nhà nước đang chuyển đổi sang các hình thức doanh nghiệp khác.‌

Ngoài ra, như đã nói ở trên, phá sản là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường nên việc một công ty bị phá sản ảnh hưởng đến nhiều đối tượng liên quan, gây ra nhiều tác động đối với các mặt của đời sống kinh tế xã hội. Do vậy cần thiết có một đạo luật điều chỉnh về vấn đề này. Đó là lý do cho thấy sự cần thiết khách quan phải có pháp luật về phá sản như là một lĩnh vực pháp luật độc lập.

2. Mục đích và vai trò của Pháp luật phá sản


2.1 Mục đích của pháp luật phá sản:‌


Mục đích chính của pháp luật phá sản ở hầu hết các quốc gia là chính phủ muốn tạo lối thoát nhân đạo cho những doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính khó khăn, hoặc không có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, tuỳ theo luật pháp từng nước mà pháp luật phá sản còn bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, con nợ và người lao động.

2.2 Vai trò của Pháp luật phá sản


2.2.1. Pháp luật phá sản là công cụ pháp lý bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Trong kinh doanh, việc nợ nần lẫn nhau là hiện tượng bình thường, ít doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi. Khi có nợ thì chủ nợ đương nhiên có quyền đòi nợ thông qua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp khởi kiện ra Toà án. Tuy nhiên, việc đòi nợ bằng con đường kiện tụng ra Toà dân sự, Toà kinh tế nhiều khi không thể giải quyết được một cách thoả đáng quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh. Vì vậy, bên cạnh tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế với tư cách là các thủ tục đòi nợ thông thường, Nhà nước phải thiết kế thêm một cơ chế đòi nợ đặc biệt nữa để các chủ nợ, khi cần thì có thể sử dụng để đòi nợ, đó là thủ tục phá sản. Tính ưu việt của cơ chế đòi nợ thông qua thủ tục phá sản là ở chỗ, việc đòi nợ được bảo đảm bằng việc Toà án có thể tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của con nợ và thông qua đó mà bán toàn bộ tài sản của nó để trả cho các chủ nợ. Mặc dù ngày nay, tố tụng phá sản còn phải thực hiện thêm một số mục tiêu nữa, trong đó có mục tiêu giúp doanh nghiệp con nợ phục hồi (tức là bảo vệ cả lợi ích của con nợ) nhưng về cơ bản, tố tụng phá sản từ khi ra đời đến nay vẫn là loại tố tụng tư pháp được đặt ra nhằm trước hết và chủ yếu là để bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Việc ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ đã làm cho thủ tục phá sản trở thành một công cụ pháp lý có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư của các nhà kinh doanh. Từ khi có Luật phá sản, các nhà kinh doanh sẽ yên tâm hơn vì các món nợ của họ đã có một cơ chế tốt hơn để được bảo vệ.

Pháp luật phá sản Việt Nam đã thể hiện rất rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Điều này được thể hiện qua hàng loạt các quy định pháp luật liên quan đến quyền năng của chủ nợ như: quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản (Điều 13, LPS 2004), quyền khiếu nại Danh sách chủ nợ (Khoản 2, Điều 52, LPS 2004), quyền có đại diện trong thiết chế quản lý tài sản và thanh toán tài sản (Khoản 1, Điều 83, LPS 2004), quyền đề xuất, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của con nợ (Điều 70,71

Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện - 3

LPS 2004), quyền được khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản (Khoản 1, Điều 91, LPS 2004), v.v...

2.2.2. Pháp luật phá sản bảo vệ lợi ích của con nợ, tạo cơ hội để con nợ rút khỏi thương trường một cách trật tự.

Khi mới xuất hiện, pháp luật phá sản không đặt ra vấn đề bảo vệ con nợ. Lúc đó, người ta cho rằng, phá sản là một tội phạm và người gây ra sự phá sản là một phạm nhân, do đó, họ không những không được bảo vệ mà còn bị trừng phạt bằng nhiều hình thức, kể cả phạt tù. Ví dụ, Luật phá sản đầu tiên của Anh năm 1542 quy định “phải treo cổ tất cả con nợ” để răn đe các thương gia làm ăn thua lỗ. Ngày nay, quan niệm về việc kinh doanh đã được thay đổi, do đó, cách ứng xử của Nhà nước và pháp luật đối với con nợ lâm vào tình trạng phá sản cũng đã được thiết kế theo hướng tích cực, có lợi cho con nợ. Hoạt động kinh doanh là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Do sự biến động khó lường của thị trường và các yếu tố khách quan khác nên tình trạng kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ đến hạn đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với nhà kinh doanh. Mặt khác, một doanh nghiệp bị phá sản thì có thể kéo theo nhiều hậu quả xấu đối với xã hội, mà trước hết là đối với người lao động và các chủ nợ. Chính vì vậy mà ngày nay, khi các doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản thì vấn đề đầu tiên mà Nhà nước quan tâm giải quyết không phải là việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản ngay và phân chia tài sản của nó cho các chủ nợ mà là việc phải tìm mọi cách để giúp đỡ doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn này. Điều đó giải thích tại sao, pháp luật của đa số các nước đều quy định nhiều hình thức phục hồi khác nhau để doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản lựa chọn, áp dụng nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phục hồi lại khả năng kinh doanh của mình.

Đặc biệt ở Mỹ, pháp luật phá sản nước này rất khoan hồng đối với các cá nhân và doanh nghiệp khi họ lâm vào tình trạng không trả được nợ. Đối với cá nhân chúng ta thì có hai loại phá sản: Loại thứ nhất được quy định tại chương VII cho phép cá nhân gặp rắc rối về tài chính có thể “thanh toán” –được xoá nợ- hầu hết các khoản nợ không có thế chấp. Loại phá sản này không giúp cho cá nhân giữ được tài

sản của mình trước những khoản nợ có bảo đảm, tức là khi vay người vay phải thế chấp tài sản, chẳng hạn như đất đai, của mình; Loại thứ hai được quy định tại chương XIII cho phép cá nhân gặp rắc rối về tài chính có thể trả dần từng phần khoản nợ trong một khoảng ân hạn từ ba đến năm năm. Đến cuối kỳ thanh toán, nếu người vay nợ đã dùng hết thu nhập của mình để trả nợ theo kế hoạch thì số nợ còn lại sẽ bị xóa. Loại này có thể dùng để thanh toán những khoản nợ có bảo đảm quá hạn mà không bị mất tài sản thế chấp. Luật phá sản áp dụng cho doanh nghiệp hơi khác một chút. Một số doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh theo quy định tại chương XI khi họ tái cơ cấu lại các khoản nợ. Vì vậy, khác với hầu hết các quy định về phá sản trên thế giới, luật pháp Mỹ cho phép một công ty phá sản được tiếp tục hoạt động dưới sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý cũ khi công ty này cố gắng tái cơ cấu lại các khoản nợ. Nói cách khác là về mặt cơ bản thì không có sự chỉ định người giám sát công ty. Một số người cho rằng hệ thống này, hệ thống có tên là người vay nợ bị khống chế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm bởi nhiều công ty vẫn được tiếp tục kinh doanh và tài sản của các công ty được bảo vệ.

Ở Việt Nam, pháp luật phá sản cũng đã được xây dựng theo khuynh hướng này. Cụ thể là, Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và gần đây là Luật Phá sản 2004 đã không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả doanh nghiệp mắc nợ và đặc biệt là đã không coi phá sản là một tội phạm như quan niệm của một số nước trên thế giới. Điều này có thể thấy qua việc pháp luật quy định hàng loạt những quyền cho doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình giải quyết phá sản. Chẳng hạn, kể từ thời điểm Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, tất cả quyền đòi nợ đều được đình chỉ và giải quyết theo một thủ tục chung duy nhất do Toà án tiến hành, đồng thời nghiêm cấm việc đòi nợ một cách riêng lẻ. Pháp luật phá sản của nhiều nước đã tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp mắc nợ khắc phục khó khăn về tài chính, thoát khỏi tình trạng phá sản để trở lại hoạt động bình thường, mà không quy định bắt buộc Toà án phải tuyên bố phá sản ngay khi có đơn yêu cầu. Ngay sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp mắc nợ cũng có quyền xây dựng phương án hoà giải và giải pháp tổ chức lại sản xuất kinh doanh trình Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua (Điều

64 LPS 2004). Toà án chỉ ra quyết định mở thủ tục thanh lý khi Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án tổ lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, hay trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không thành công phương án tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh đã được Hội nghị chủ nợ thông qua. Ngoài ra, con nợ còn có quyền cử người đại diện tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản (Điều 9, Luật PSDN 1993) ... Khi có quyết định mở thủ tục thanh lý, tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự nhất định; sau khi thanh toán, mọi khoản nợ của doanh nghiệp, cho dù chưa được thanh toán đầy đủ cũng được coi là đã thanh toán và các chủ nợ không có quyền đòi nợ nữa, trừ một vài ngoại lệ được quy định trong Luật phá sản của từng nước.

2.2.3. Pháp luật phá sản góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của người lao động


Phá sản không chỉ gây ra hậu quả xấu cho các chủ nợ, con nợ mà còn cho cả người lao động. Điều này trước hết thể hiện ở chỗ, chính vì có phá sản mà người lao động phải mất việc làm, lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Do vậy, muốn bảo vệ người lao động, trước hết là phải làm sao để doanh nghiệp không bị phá sản. Cơ chế phục hồi doanh nghiệp được pháp luật đề ra chính là để thực hiện chủ trương này vì trên thực tế, cứu được doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản cũng chính là cứu được người lao động thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Nhưng mặt khác, khi người lao động làm việc mà không được trả đủ lương trong một thời gian dài thì Nhà nước cũng cần phải tạo ra một phương thức nào đó để họ có thể đòi được số tiền lương mà doanh nghiệp nợ. Để thực hiện được mục tiêu này, pháp luật phá sản phải quy định cho họ một số quyền như được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quyền được tham gia quá trình giải quyết vụ việc phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương và các khoản tiền hợp pháp khác mà họ được hưởng trước các khoản nợ thông thường của doanh nghiệp ...

Và đây là điểm mà pháp luật phá sản của Việt Nam đặc biệt đưa ra nhiều các quy định. Ví dụ, Điều 14 LPS 2004 quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động “Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác

xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.”

2.2.4. Pháp luật phá sản góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.


Theo lẽ thường, khi mà con nợ có quá nhiều chủ nợ nhưng lại có quá ít tài sản để thanh toán nợ thì việc các chủ nợ tranh giành nhau tài sản của con nợ là điều rất có thể xảy ra. Nếu cứ để các chủ nợ “mạnh ai nấy làm”, tuỳ nghi “xiết nợ”, tự do tước đoạt tài sản của con nợ một cách vô tổ chức, không công bằng thì trật tự, an toàn xã hội sẽ không được bảo đảm. Vì vậy, Nhà nước nào cũng cần phải có biện pháp để can thiệp vào việc đòi nợ này nhằm tránh được các hệ quả tiêu cực như vừa nêu trên. Thủ tục phá sản chính là một công cụ pháp lý có khả năng giúp Nhà nước đưa ra được nhiều cơ chế để thực hiện được việc thanh toán nợ một cách công bằng giữa các chủ nợ. Căn cứ vào pháp luật phá sản, Toà án sẽ thay mặt Nhà nước đứng ra giải quyết một cách công bằng, khách quan mối xung đột về lợi ích giữa các chủ nợ và con nợ và điều đó sẽ góp phần đảm bảo trật tự, an toàn trong xã hội.

Theo LPS 2004, Toà án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải tiến hành thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã. Khi mở thủ tục phá sản, Tổ quản lý và thanh lý tài sản được thành lập để làm nhiệm vụ quản lý thanh lý tài sản, Hội nghị chủ nợ cũng đuợc thành lập để đảm bảo công bằng quyền lợi của chủ nợ.

2.2.5. Pháp luật phá sản góp phần làm lành mạnh hoá nền kinh tế


Cùng với những pháp luật kinh tế khác, pháp luật phá sản cũng góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, phá sản và pháp luật phá sản là công cụ răn đe các nhà kinh doanh, buộc họ phải năng động, sáng tạo nhưng cũng phải thận trọng trong khi hành nghề. Một thái độ hành nghề, trong đó có sự kết hợp giữa tính năng động, sáng tạo và tính cẩn trọng là hết sức cần thiết vì nó giúp các nhà kinh doanh đưa ra được những

quyết định hợp lý - tiền đề cho sự làm ăn có hiệu quả của từng doanh nghiệp. Sự làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp riêng lẻ đương nhiên sẽ kéo theo sự làm ăn có hiệu quả của cả nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, pháp luật phá sản không chỉ là công cụ răng đe, buộc các doanh nghiệp phải luôn tự hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển mà còn là cơ sở pháp lý để xoá bỏ các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư. Thông qua thủ tục phá sản, những doanh nghiệp thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất như những “con bệnh” trong nền kinh tế đều phải được xử lý, đưa ra khỏi thương trường. Như vậy, thủ tục phá sản đã góp phần tạo ra môi trường pháp lý an toàn, lành mạnh - một yếu tố không thể thiếu được cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

3. Một số điểm lưu ý trong các quy định của pháp luật phá sản của các nước trên thế giới:

Nghiên cứu pháp luật phá sản của các nước cho thấy có sự khác nhau trong các quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan đến phá sản. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi mỗi quốc gia có một hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau và có những nền văn hóa khác nhau.

Trong khuôn khổ bài khoá luận, người viết sẽ đi vào hai nội dung chính là quy định về phạm vi áp dụng và khái niệm phá sản của Luật phá sản ở một số quốc gia trên thế giới.

3.1. Phạm vi áp dụng của Luật phá sản.


Đây là vấn đề đầu tiên mà Luật phá sản các nước thường có cách quy định khác nhau. Ví dụ, ở Việt Nam, ngoài các cơ quan nhà nước còn có các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; ngoài thương nhân (doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể) còn có các công dân nợ tiền của người khác mà không thể thanh toán đúng hạn được. Vấn đề đặt ra là, tất cả các cá nhân, tổ chức, cơ quan như vừa nêu trên có thể bị tuyên bố phá sản hay không, nghĩa là đối tượng áp dụng của Luật phá sản bao gồm những ai. Ở Việt Nam, Luật phá sản doanh

nghiệp năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004 đã coi vấn đề này là hết sức quan trọng nên đã được đưa ra để xử lý ngay trong những điều khoản đầu tiên của luật (Điều 1 Luật PSDN 1993; Điều 2 LPS 2004) và cách xử lý cũng khác nhau.

Hiện nay, phạm vi áp dụng của Luật phá sản ở các nước khác nhau được quy định là khác nhau. Lý do của sự quy định khác nhau này thì có nhiều, nhưng cơ bản nhất là do điều kiện kinh tế - xã hội và năng lực hoạt động của Toà án ở các nước là không giống nhau. Những nước mà ở đó kinh tế kém phát triển, kinh nghiệm giải quyết phá sản chưa nhiều, văn hoá pháp lý của các nhà kinh doanh chưa cao, bộ máy Toà án chưa đủ tầm về con người và trang thiết bị làm việc thì chắc chắn sẽ không thể mở rộng phạm vi áp dụng của Luật Phá sản như ở các nước tiên tiến. Cũng chính vì lý do đó mà hiện nay nhìn chung, trên thế giới có 3 cách xử lý vấn đề về phạm vi áp dụng của Luật phá sản.

Theo cách thứ nhất, pháp luật phá sản chỉ áp dụng cho các chủ thể kinh doanh (thương nhân), bao gồm thương nhân là pháp nhân (các công ty) và thương nhân là thể nhân (cá nhân kinh doanh). Ví dụ: ở Latvia, thủ tục phá sản được áp dụng đối với các doanh nghiệp (khái niệm doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh)5. Ở CHLB Nga, trước năm 2002, theo hai đạo luật của CHLB Nga là Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) Xí nghiệp năm 1991 và Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) năm 1998 thì việc phá sản cũng chỉ áp dụng cho các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và các cá nhân kinh doanh mà thôi. Tuy nhiên, ngày 27/9/2002, Duma Quốc gia Nga (Quốc hội) đã ban hành và ngày 16/10/2002, Hội đồng Liên bang (tức Thượng Viện) Nga đã đồng ý thông qua Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) mới, theo đó, phạm vi áp dụng của thủ tục phá sản ở CHLB Nga đã được mở rộng ra cả các cá nhân tiêu dùng và đã dành hẳn một chương là Chương X để quy định về việc phá sản đối với chủ thể này6.

Theo cách thứ hai, pháp luật phá sản chỉ áp dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp, tức là chỉ có con nợ nào được coi là doanh nghiệp thì mới có thể bị tuyên bố


5 Tài liệu Hội thảo khoa học pháp luật phá sản của Latvia tổ chức tại Bộ Tư pháp tháng 11/2003

6 PSG. TS. Dương Đăng Tuệ và TS. Nguyễn Văn Tịnh chủ biên (2005), Những vấn đề liên quan đến việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật phá sản năm 2004, Nhà xuất bản Bộ Tư Pháp , tr 16.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022