Đây có thể sẽ là một tham khảo quan trọng đối với Việt Nam vì thiếu con dấu, QTV không thể tự mình tiến hành niêm phong các tài sản trước và sau kiểm kê [72].
Thứ tư, mua bảo hi m trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối v i trường hợp QTV hành nghề v i tư cách cá nhân. Nghĩa vụ này yêu cầu QTV phải thực hiện mua bảo hiểm nghề nghiệp khi hành nghề. Bảo hiểm này xuất phát từ việc trong quá trình hành nghề, đôi khi xảy ra trường hợp các QTV gặp phải những hậu quả nghiêm trọng nằm ngoài khả năng kiểm soát, có thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Khi đó, người tham gia bảo hiểm được bên bảo hiểm bồi thường những thiệt hại về tài chính trong thời hạn và phạm vi gói bảo hiểm mà họ tham gia. Ghi nhận về nghĩa vụ mua bảo hiểm này có sự tương đồng trong quy định có bảo hiểm của các nghề Luật sư; Công chứng viên… vừa đảm bảo an toàn cho QTV vừa đảm bảo an toàn cho các bên tham gia thủ tục phá sản, đặc biệt là các chủ nợ. Đối với các QTV là một thành viên của Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, việc mua bảo hiểm được thực hiện bởi doanh nghiệp đó. Do vậy, cá nhân QTV sẽ không cần thực hiện nghĩa vụ này.
Thứ năm, báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thu c trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt đ ng hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hư ng dẫn của B Tư pháp. Đây là nghĩa vụ báo cáo thường xuyên giữa cơ quan quản lý nhà nước về hành nghề QTV và đối tượng quản lý là QTV. Đây cũng là cơ sở đánh giá trách nhiệm của một QTV. Sở Tư pháp của tỉnh là chủ thể quản lý nhà nước về QTV tại địa phương, chính vì thế việc báo cáo của QTV với chủ thể này là hoàn toàn hợp lý. Cơ chế báo cáo cũng đã được pháp luật ghi nhận tương đối đa dạng về mặt hình thức. Tuy nhiên, pháp luật cho phép QTV hành nghề ngoài địa bàn tỉnh đăng ký, nhưng lại không có cơ chế báo cáo với Sở Tư pháp ở các địa phương đó mà mới chỉ có cơ chế báo cáo với Sở Tư pháp tại nơi QTV đăng ký hành nghề lần đầu. Điều này cũng gây ra sự khó khăn trong kiểm soát của Sở Tư pháp nơi đang diễn ra hoạt động phá sản mà không phải là nơi đăng ký hành nghề lần đầu của QTV. Nhưng những thông tin này lại không có nhiều ý nghĩa với Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề lần đầu.
3.2.2.3. Các quyền v nghĩa v chung của quản tài viên
Các quyền và nghĩa vụ chung của QTV cũng được pháp luật ghi nhận tương đối đầy đủ . Các quyền và nghĩa vụ này không có sự tách biệt để có thể nhận biết
đâu là quyền và đâu là nghĩa vụ, mà trong quyền hàm chứa những nghĩa vụ và ngược lại. Các quyền và nghĩa vụ này bao gồm:
a. Quản lý tài sản, giám sát hoạt đ ng kinh doanh, thanh lý tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán v xử lý khoản nợ có đảm bảo
Quyền này được pháp luật hiện hành quy định gồm các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đ n hoạt đ ng của DN, HTX. Quyền và nghĩa vụ này được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 16 Luật Phá sản năm 2014. Quyền và nghĩa vụ này vừa là quyền nhằm thu thập thông tin đầu vào để nắm bắt tình hình của DN, HTX nhằm làm cơ sở thực hiện nhiệm vụ của QTV. Nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ phải thực hiện trước hết của QTV để lập báo cáo gửi Thẩm phán về các thông tin cần thiết của DN, HTX đang lâm vào tình trạng phá sản. Việc quy định về quyền và nghĩa vụ này nhằm xác định
―nguyên liệu chính‖ trong hoạt động của QTV chính là thông tin. Nguồn thông tin được thu thập chính xác nhờ cơ chế tiếp cận thuận lợi sẽ quyết định hiệu quả của thủ tục phá sản nói chung và hoạt động quản lý và thanh lý tài sản nói riêng. Nhìn chung, pháp luật hiện hành rất chú trọng vấn đề quyền tiếp cận thông tin này của QTV.
Có thể bạn quan tâm!
- Có M T Số Quốc Gia Ở Châu Âu Ti N Hành Cấp Đi M Cho Quản Trị Viên, Thông Thường Thang Đi M
- Lược Sử Hình Thành Và Phát Triển Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên.
- Thực Tiễn Quy Định Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Quản Tài Viên Theo Luật Phá Sản
- Thực Tiễn Quy Định Về Trách Nhiệm Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Luật Phá Sản
- Thực Tiễn Quy Định Về Mối Quan Hệ Của Quản Tài Viên Với Các Chủ Thể Khác Theo Pháp Luật Phá Sản
- Thực Tiễn Thực Hiện Quy Định Về Trách Nhiệm Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Luật Phá Sản
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
Thứ hai, lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người m c nợ và tham gia H i nghị chủ nợ. Đây là một nhóm những quyền và nghĩa vụ mang tính chuyên môn cao của QTV. Theo đó:
- Đối với quyền và nghĩa vụ lập bảng kê tài sản, được pháp luật ghi nhận tại điểm a, khoản 1, Điều 16 Luật Phá sản năm 2014 như sau: QTV thực hiện công việc kiểm kê và xác định giá trị tài sản của DN, HTX trong trường hợp người đại diện DN, HTX đang lâm vào tình trạng phá sản không có mặt trong thời hạn phải kê khai tài sản theo quy định của pháp luật. Hoạt động lập bảng kê tài sản là bước khởi đầu rất quan trọng trong việc quản lý và thanh lý tài sản của QTV. Bằng sự ghi nhận quyền và nghĩa vụ này, QTV tiếp cận khối tài sản phá sản và tiến hành thống kê để nắm bắt được hiện trạng tài sản của DN, HTX, bao gồm cả các tài sản hiện hữu; các tài sản bị chiếm dụng và các tài sản đang chiếm dụng.
Quy định này cũng đã trao cho QTV quyền được đứng ra kê khai sản nghiệp phá sản mà vắng mặt người đại diện theo pháp luật của những tài sản đó. Tư duy pháp lý này hoàn toàn phù hợp khi thực tiễn lâm vào tình trạng phá sản, đại diện của DN, HTX thiếu tinh thần hợp tác hoặc cố tình không tham gia thủ tục phá sản gây kéo dài thời gian cho hoạt động này. Tuy nhiên, pháp luật lại chỉ ghi nhận về
việc cử người đại diện DN, HTX để tiến hành kiểm kê tài sản trong trường hợp người đại diện DN, HTX đó cố tình né tránh nhiệm vụ, việc cử người đại diện này được thực hiện bởi QTV. Nhưng trên thực tế, đây là việc không mang đến lợi ích, thậm chí là phiền toái cho người được chỉ định. Do đó, rất nhiều trường hợp người được chỉ định từ chối tham gia. Pháp luật chưa có ghi nhận thêm về trường hợp phát sinh này.
- Đối với lập danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ. Theo pháp luật hiện hành (Điều 67 và Điều 68, Luật Phá sản năm 2014) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, QTV phải lập danh sách chủ nợ, thu thập tài liệu liên quan đến khoản nợ và niêm yết công khai danh sách chủ nợ. Danh sách chủ nợ phải ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của chủ nợ hoặc đại diện chủ nợ, số nợ của mỗi chủ nợ, trong đó phân định rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Danh sách chủ nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của DN, HTX và đăng trên Cổng thông tin đăng ký DN, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và phải gửi cho chủ nợ đã gửi giấy đòi nợ trong 10 ngày làm việc kể từ ngày niêm yết. Việc nắm danh sách chủ nợ quyết định đến phương án giải quyết nợ chung trong thủ tục phá sản. Pháp luật hiện hành quy định tương đối chi tiết về nội dung, thời hạn và phương pháp công khai thông tin nhằm làm cơ sở thực thi quyền và nghĩa vụ này của QTV trên thực tiễn.
Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định về quyền và nghĩa vụ lập danh sách những người mắc nợ DN, HTX mất khả năng thanh toán của QTV. Danh sách người mắc nợ phải ghi rõ tên, địa chỉ, quốc tịch, căn cước của người mắc nợ hoặc đại diện người mắc nợ, số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án nhân dân tiến hành thủ tục phá sản, trụ sở chính của DN, HTX và phải gửi cho người mắc nợ trong 10 ngày làm việc kể từ ngày niêm yết. Ngược lại với danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ được quy định nhằm xác định các tài sản/vốn của DN phá sản đang bị chiếm dụng nhằm thống kê lại tài sản chính xác cũng như thực hiện việc thu hồi các tài sản này được đầy đủ. Pháp luật ghi nhận nội dung này cũng là một nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với thủ tục phá sản nói chung.
Việc quy định về lập danh sách tài sản và chủ nợ này theo quy định hiện hành có một số điểm đáng chú ý. Sau khi có quyết định chỉ định, QTV cần xác định danh sách chủ nợ, người mắc nợ cũng như tình hình tài chính, thuế của DN bị mở thủ tục phá sản trong ba năm liên tục. Việc liên hệ cơ quan thuế để yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính, báo cáo thuế của DN là một quá trình nhiêu khê, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian phân tích, đánh giá hoạt động, khả năng tài chính của DN bị mở thủ tục phá sản. Đó là chưa kể đến khó khăn khi xác minh số dư tài khoản của DN tại các tổ chức tín dụng vì đa số ngân hàng đều từ chối việc này, dù QTV có yêu cầu bằng văn bản. Lúc này, QTV phải có văn bản đề nghị tòa án hỗ trợ việc yêu cầu ngân hàng cung cấp số dư tài khoản, làm kéo dài thời gian xác minh và có thể dẫn đến việc DN tẩu tán tài sản hoặc không trung thực về tình trạng tài chính. Cũng có trường hợp trụ sở DN không đúng địa chỉ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh càng gây khó khăn cho việc xác minh. Quá trình lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ của DN bị mở thủ tục phá sản cũng không hề suôn sẻ. Luật Phá sản chưa được thông tin rộng rãi, chủ nợ cũng chưa hiểu hết về quy trình thủ tục đòi nợ theo thủ tục phá sản nên vẫn còn nhiều trường hợp gửi văn bản và chứng từ đòi nợ chưa đảm bảo theo yêu cầu. Có trường hợp, dù được QTV hướng dẫn việc cung cấp văn bản, tài liệu đòi nợ nhưng chủ nợ vẫn không thực hiện mà tự liên hệ tòa án để nộp hồ sơ, sau đó tòa án lại phải chuyển cho QTV.
Đối với việc lập danh sách người mắc nợ, QTV căn cứ vào danh sách do DN bị mở thủ tục phá sản cung cấp và theo nội dung báo cáo tài chính của DN. Tuy nhiên, cũng không loại trừ tình trạng DN cố tình che giấu thông tin nhằm tẩu tán tài sản. Do đó, có thể nói đây cũng là một kẽ hở nữa của pháp luật trong quyền và nghĩa vụ này.
- Đối với Hội nghị chủ nợ được quy định tại Khoản 2, Điều 79, Luật Phá sản năm 2014. QTV được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 79, Luật Phá sản năm 2014, trong Hội nghị chủ nợ, QTV thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau:
+ Báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Đây được xem là nhiệm vụ mang tính thủ tục của QTV đối với hội nghị chủ nợ. Việc xác minh nhân thân của của chủ nợ được giao cho QTV là hoàn toàn phù hợp vì cũng chính QTV là người lập danh sách chủ nợ.
+ Thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của DN, HTX mất khả năng thanh toán và cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người vắng mặt tại Hội nghị chủ nợ cung cấp… Quyền và nghĩa vụ này giao cho QTV cũng hoàn toàn phù hợp do những nội dung về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của DN, HTX mất khả năng thanh toán đều do QTV thực hiện.
+ Đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của DN, HTX mất khả năng thanh toán tại Hội nghị chủ nợ. Hoạt động này được diễn ra ngay trong hội nghị chủ nợ nhằm giúp chủ nợ cập nhật được thông tin về người đại diện DN, HTX mất khả năng thanh toán. Hay nói cách khác, giúp các chủ nợ nhận diện được con nợ của mình.
Như vậy, QTV có nhiều quyền và nghĩa vụ trong nội dung và trình tự của Hội nghị chủ nợ. Ghi nhận này của pháp luật Việt Nam là cơ bản đầy đủ, trên thực tế, QTV hoàn toàn có thể căn cứ vào những quy định về quyền và nghĩa vụ này để thực thi nhiệm vụ của mình trong Hội nghị chủ nợ.
Thứ ba, bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuy n giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của DN, HTX khi bán, thanh lý tài sản.
Theo quy định tại Điều 59, Luật Phá sản năm 2014, sau khi mở thủ tục phá sản, tài sản của DN, HTX cần phải được ở trạng thái phong toả nhằm bảo toàn tính toàn vẹn của sản nghiệp phá sản. Theo đó, QTV có trách nhiệm xem xét giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch trái quy định của pháp luật thì đề nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu (Điều 59, Luật Phá sản năm 2014). Như vậy, quyền và nghĩa vụ này của QTV được thực hiện thông qua yêu cầu Toà án xem xét các giao dịch về tài sản thuộc hai nhóm sau là vô hiệu để bảo vệ và ngăn chặn tẩu tán tài sản:
Nhóm thứ nhất, gồm các giao dịch có liên quan và được xác định là nhằm tẩu tán tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, bao gồm: giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường; chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của DN, HTX; thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn; tặng cho tài sản; giao dịch ngoài mục
đích hoạt động kinh doanh của DN, HTX; giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của DN, HTX.
Nhóm thứ hai, gồm các giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán thực hiện với những người liên quan được thực hiện trong thời gian 18 tháng trước ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản như: công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con; công ty con đối với công ty mẹ; DN do HTX thành lập đối với HTX; người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý DN, HTX đối với hoạt động của DN, HTX đó; người quản lý DN, HTX đối với DN, HTX; vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý DN, HTX hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối; cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người trên; DN trong đó những người được liệt kê trong các trường hợp này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở DN đó; nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty. Bên cạnh đó, QTV còn có quyền và nghĩa vụ thuê bên thứ ba bao gồm tổ chức hoặc cá nhân tham gia bảo vệ sản nghiệp phá sản. Trường hợp DN, HTX mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng chưa đăng ký thì DN, HTX phải thực hiện ngay việc đăng ký; trường hợp DN, HTX không thực hiện thì QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nội dung này là cơ sở trọng tâm để QTV thực hiện một thẩm quyền rất quan trọng – bảo toàn tài sản phá sản. Các nội dung được liệt kê cơ bản đã bao trùm hầu hết các trường hợp diễn ra trên thực tế. Ngoài vấn đề tranh cãi trong việc quy trình đề xuất toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp của QTV thì hầu hết những quy định trên không gây ra những khó khăn trong thực tiễn thực hiện.
Tuy nhiên, việc niêm phong nhằm mục đích bảo quản các tài sản thì chưa thấy pháp luật ghi nhận. Đây là một đòi hỏi thực tế, vì sau khi kiểm kê tài sản, các tài sản được xác định bảo quản cần phải được niêm phong. Thủ tục niêm phong yêu cầu cần phải có con dấu pháp nhân. Trong khi đó pháp luật Việt Nam không quy định về việc cấp con dấu cho QTV như trường hợp của Trung Quốc và Hàn Quốc. Do đó, việc tem niêm phong phải đóng dấu của cơ quan nào pháp luật chưa làm rõ.
Thứ tư, giám sát hoạt đ ng kinh doanh của DN, HTX theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc được pháp luật ghi nhận ở đây là sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, DN, HTX phải báo cáo QTV trước khi thực hiện các hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản; Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực và thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong DN, HTX. Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của DN, HTX thì QTV có trách nhiệm trả lời cho DN, HTX việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động trên và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. QTV báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình. Trường hợp DN hoặc HTX thực hiện các hoạt động trên mà không có sự đồng ý của QTV thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ này cũng được làm rõ bằng quy định pháp lý, do đó trên thực tế không có vướng mắc trong mối quan hệ giữa QTV và chủ thể lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ năm, xử lý các khoản nợ có đảm bảo. Sau khi mở thủ tục phá sản, QTV đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Phá sản năm 2014. Tuy nhiên, quy định này đang bộc lộ một số vấn đề. Khoản nợ có bảo đảm sẽ được xử lý trừ trường hợp ―tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ‖. Như vậy, tài sản bảo đảm sẽ phải chờ đến khi Hội nghị chủ nợ có quyết định sử dụng tài sản này để phục hồi kinh doanh hay không. Quy định này cần được xem xét ở các điểm sau:
Theo quy định của Luật Phá sản, để tổ chức Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi kinh doanh phải trải qua rất nhiều giai đoạn (tập hợp danh sách chủ nợ, con nợ; kiểm kê tài sản; Hội nghị chủ nợ lần 1, lập phương án phục hồi kinh doanh). Trường hợp phương án phục hồi kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì
―phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý‖ (khoản 5 Điều 91 Luật Phá sản). Nếu chủ nợ có bảo đảm không đồng ý thì tài sản đảm bảo sẽ được xử lý như thế nào? Luật Phá sản chỉ quy định việc xử lý tài sản đảm bảo cho ―trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh‖; ―tài sản bảo đảm không cần thiết cho
việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh‖; ―tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy‖ mà chưa quy định việc xử lý cho trường hợp trên.
Nếu trong trường hợp này, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý tương tự như quy định tại điểm a khoản 3 Điều 53 Luật Phá sản, có nghĩa quy định xử lý tài sản bảo đảm sẽ được tách riêng so với việc giải quyết các khoản nợ khác của vụ việc phá sản. Tuy nhiên, quy định tại Luật Phá sản khiến cho quy trình này trở nên kéo dài và ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm. Bởi vì, phần lớn trường hợp, chủ nợ có tài sản bảo đảm sẽ không đồng ý cho sử dụng tài sản có bảo đảm vào phương án phục hồi kinh doanh – một phương án mà quyền quyết định thuộc về chủ nợ đại diện cho 65% tổng số nợ không có bảo đảm, và rủi ro rất lớn là họ sẽ mất tài sản bảo đảm nếu doanh nghiệp không thể phục hồi kinh doanh. Vì tính chất này, Luật Phá sản quy định theo hướng, bắt các chủ nợ này phải ―chờ đợi‖ một khoảng thời gian rất dài mới được quyền xử lý tài sản bảo đảm dường như chưa thật hợp lý.
Thứ sáu, đề xuất v i Thẩm phán về việc bán tài sản của DN, HTX đ bảo đảm chi phí phá sản và ti n hành bán tài sản theo quy t định của Thẩm phán đ bảo đảm chi phí phá sản. QTV sau khi được chỉ định tham gia thủ tục phá sản, nếu nhận thấy cần thanh lý tài sản của DN, HTX để chi trả kinh phí phá sản thì đề xuất Thẩm phán ra quyết định bán tài sản. Sau khi có sự chấp thuận của Thẩm phán, QTV sẽ tiến hành bán các tài sản theo quyết định. Quyền và nghĩa vụ này nhằm tạo nguồn kinh phí cho hoạt động phá sản trong trường hợp DN, HTX không còn tiền mặt để chi trả kinh phí phá sản. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định chi tiết về giải quyết các trường hợp tài sản của DN, HTX không còn hoặc không đủ cho thủ tục phá sản, tài sản mang tính đặc thù khó thanh lý, tài sản bị khấu hao tuyệt đối… do đó, khi thực hiện trên thực tiễn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nằm ngoài sự ghi nhận của pháp luật.
Thứ bảy, tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật Phá sản; báo cáo cơ quan thi h nh án dân sự, thông báo đ n người tham gia thủ t c phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự thì QTV phải tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản với các phương thức thanh lý sau: định giá tài sản, định giá lại tài sản, bán tài sản của DN, HTX phá sản. Cụ thể: