nghĩa vụ cung cấp thông tin của các chủ thể liên quan, gồm: Toà án cung cấp thông tin sơ bộ về những vấn đề liên quan đến thủ tục phá sản đó; chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản phải cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ về tình hình hoạt động và sản nghiệp phá sản của mình; chủ nợ có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về các khoản nợ và thời hạn thanh toán một cách đầy đủ và trung thực.
- Quyền được thuê người. Quyền này tạo cho QTV khả năng đảm đương công việc được giao một cách bao quát và hiệu quả hơn. Vì QTV là cá nhân và hành nghề với danh xưng cá nhân, do đó sẽ thiếu nguồn nhân lực để quản lý sản nghiệp và tiếp quản công việc điều hành hoạt động của chủ thể phá sản. Vì thế, QTV phải có quyền thuê khoán thêm nhân lực, chủ yếu là nhân lực phục vụ công tác kiểm kê và bảo quản sản nghiệp phá sản.
- Quyền được nhận thù lao, kinh phí tương xứng. Xét đến cùng, QTV dù chính thức hay không cũng là một nghề. Khi đó, người hành nghề - QTV luôn nhắm đến mục tiêu cuối cùng là thu nhập. Thù lao hay kinh phí vừa là động lực, vừa là mục tiêu mà cũng là sự ghi nhận năng lực và công trạng của QTV trong giải quyết thủ tục phá sản. Chính vì thế, quyền được nhận thù lao, kinh phí tương xứng là một quyền không thể chối cãi và cần được đảm bảo một cách đầy đủ, chắc chắn.
Thứ hai, những nghĩa v của QTV. Đây là nhóm những nghĩa vụ đơn thuần – không hàm chứa quyền trong đó. Các nghĩa vụ này bao gồm:
- Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật trong thực thi nhiệm vụ. Cơ sở quan trọng nhất trong hoạt động của QTV là pháp luật. Hiệu quả của giải quyết thủ tục phá sản cũng phải dựa trên tính hợp pháp của hành vi. Do đó, trước hết và trên hết, QTV phải có trách nhiệm tuân thủ pháp luật liên quan đến phá sản và liên quan đến địa vị pháp lý của mình.
- Nghĩa vụ tôn trọng lợi ích của các bên. Như đã phân tích, phá sản có bản chất là một hoạt động đòi nợ tập thể với rất nhiều bên tham gia: Toà án; con nợ; chủ nợ (thậm chí có nhiều chủ nợ) và QTV đóng vai trò là trung gian để điều phối lợi ích của các bên. Hay nói cách khác, bản chất hay ý nghĩa trọng tâm nhất của QTV là phân phối lợi ích trong thủ tục phá sản một cách trật tự, bình đẳng và hợp lý. Muốn đạt được điều đó, nhất thiết QTV phải có nghĩa vụ luôn tôn trọng lợi ích của các bên.
- Nghĩa vụ báo cáo thông tin thường xuyên và khi có yêu cầu cho các chủ thể có thẩm quyền, đặc biệt là Toà án. Như đã phân tích, hoạt động của QTV trong thủ tục phá sản tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tha hoá. Chính vì thế, QTV cần phải
được giám sát khi thực thi nhiệm vụ. Nghĩa vụ báo cáo thông tin cho các chủ thể là một cơ chế quan trọng đảm bảo cho việc giám sát đó.
Thứ ba, nhóm vừa quyền vừa nghĩa v . Đây là nhóm mà quyền và nghĩa vụ pháp lý của QTV được thể hiện đồng thời trong một nội dung và vì thế rất khó hoặc thậm chí là không thể tách rời độc lập quyền và nghĩa vụ của định chế này. Nhóm này bao gồm 03 nội dung cơ bản:
M t là, quyền v nghĩa v quản lý và thanh lý tài sản. Theo đó:
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Pháp Luật Phá Sản
- Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Pháp Luật Phá Sản
- Nội Dung Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Pháp Luật Phá Sản
- Lược Sử Hình Thành Và Phát Triển Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên.
- Thực Tiễn Quy Định Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Quản Tài Viên Theo Luật Phá Sản
- Các Quyền V Nghĩa V Chung Của Quản Tài Viên
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
- Quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản bao gồm ba quyền và nghĩa vụ chính: quyền và nghĩa vụ xác định pháp lý của tài sản; quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản hiện hữu và quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản phát sinh từ tài sản hiện hữu. Cụ thể:
+ Quyền và nghĩa vụ xác định pháp lý của tài sản là quyền và nghĩa vụ phải xác minh tính pháp lý của các tài sản. Hay nói cách khác xác định tài sản nào trong các tài sản hiện hữu thuộc về con nợ. Khi lâm vào tình trạng phá sản, không phải mọi tài sản đang nắm giữ đều thuộc về con nợ. Chỉ có những tài sản có pháp lý thuộc về con nợ mới là sản nghiệp phá sản. Đây là tiền đề cho các hoạt động thuộc quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản sau đó. Vì vậy, QTV vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ phải xác định rõ tính pháp lý này của tài sản.
+ Quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản hiện hữu. Sau khi xác định xong tính pháp lý của tài sản, QTV có quyền và nghĩa vụ thống kê tài sản hiện hữu, lên phương án và tiến hành quản lý số tài sản này. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này là sự đan xen giữa quyền và nghĩa vụ của QTV đối với tài sản. Quyền và nghĩa vụ này cũng là trọng tâm để xác định trách nhiệm pháp lý của QTV.
+ Quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản phát sinh từ sản nghiệp phá sản. Trong thời gian tiến hành thủ tục phá sản, các sản nghiệp phá sản có thể phát sinh các tài sản mới như: lãi suất tiền gửi, tiền cho thuê, cổ tức từ vốn góp cổ phần… Tất cả các tài sản phát sinh đó đều cần được bổ sung vào sản nghiệp phá sản và quản lý theo đúng quy trình quản lý sản nghiệp phá sản. Chính vì thế, QTV có quyền và nghĩa vụ thu, bổ sung và thống kê lại khoản tài sản phát sinh này trong quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản.
- Quyền và nghĩa vụ thanh lý tài sản. Quyền và nghĩa vụ trong thanh lý tài sản biểu hiện ở những khả năng và bổn phận của QTV trong quyết định thanh lý tài sản của chủ thể lâm vào tình trạng phá sản. Việc thanh lý này nhằm giúp có được nguồn tài chính thanh toán nợ cho các chủ nợ. Các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động
thanh lý tài sản đan xen nhau, ví dụ quyền được quyết định thanh lý tài sản cũng đồng thời là nghĩa vụ phải thanh lý tài sản để có tài chính chi trả nợ. Quyền và nghĩa vụ thanh lý tài sản rất quan trọng và phức tạp, nó không chỉ liên quan đến vấn đề thẩm định giá tài sản mà còn liên quan đến các vấn đề thi hành án dân sự. Do đó, quyền và nghĩa vụ thanh lý tài sản sẽ được quy định rất chặt chẽ trong địa vị pháp lý của QTV.
Hai là, quyền v nghĩa v xác định khả năng ph c h i của chủ th lâm vào tình trạng phá sản. Dựa trên việc đánh giá tình trạng hoạt động, nợ và tài sản, QTV có quyền và nghĩa vụ phải xác định khả năng phục hồi của chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản. Quyền và nghĩa vụ này là cơ sở để xác định hậu quả của thủ tục phá sản là khôi phục hay phá sản chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp có thể phục hồi, QTV có quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng phương án phục hồi và quản trị phục hồi chủ thể đó. Trường hợp không thể phục hồi, QTV có quyền và nghĩa vụ thanh toán nợ và hoàn tất các thủ tục để Toà án tuyên bố phá sản đối với chủ thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán đó. Một lần nữa, quyền và nghĩa vụ này thể hiện quyền và nghĩa vụ đan xen lẫn nhau mà không thể tách rời. Việc xác định một chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản có phục hồi được hay không là một quyền của của QTV vì khả năng này đã được pháp luật ghi nhận và có các cơ chế trao quyền thực hiện. Nhưng đó cũng chính là nghĩa vụ của QTV nhằm tiếp tục thủ tục phá sản.
Ba là, quyền v nghĩa v chi trả nợ. Đây là quyền và nghĩa vụ trọng tâm của QTV vì theo như bản chất của phá sản là một hoạt động ―đòi nợ tập thể‖ và QTV là người trung gian giải quyết nợ tập thể. Do đó, mục đích cuối cùng của thủ tục phá sản là giải quyết nợ của chủ thể đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nhằm giúp quá trình giải quyết phá sản diễn ra có trật tự. Quyền và nghĩa vụ này của QTV xuyên suốt từ việc thống kê chủ nợ, tổ chức bàn bạc và thống nhất phương án trả nợ và tiến hành trả nợ sau khi đã thanh lý sản nghiệp phá sản với các chủ nợ. Tất cả những quyền và nghĩa vụ kể trên đều vừa là quyền, nhưng đồng thời vừa là nghĩa vụ của QTV.
2.3.3. Trách nhiệm pháp lý của quản tài viên
―Trách nhiệm pháp lý‖ được định nghĩa một cách phổ thông dưới góc độ pháp luật là: ―Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ th pháp luật phải gánh
chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám h )”[4; tr. 802].
Như vậy, tiền đề của trách nhiệm pháp lý của QTV là các hành vi vi phạm pháp luật trong khi thực thi nhiệm vụ của định chế này. Theo đó, việc vi phạm pháp luật của QTV bao gồm hai nhóm hành vi sau:
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ. QTV ở những nền tư pháp khác nhau đều có bộ quyền và nghĩa vụ khác nhau. Bộ quyền và nghĩa vụ này không chỉ là giới hạn phạm vi quyền và nghĩa vụ của QTV mà còn là cơ sở để đánh giá sự hành động hay không hành động của QTV đối với quyền và nghĩa vụ được trao. Không thực hiện nghĩa vụ là hành vi không hành động theo nghĩa vụ phải hành động của QTV đối với một nghĩa vụ cụ thể. Nói cách khác, đây là sự chối bỏ thực hiện bổn phận của QTV kể cả ở góc độ cố tình hay vô ý. Ví dụ, QTV không tiến hành thống kê và bảo quản sản nghiệp phá sản của chủ thể phá sản theo yêu cầu làm thất thoát hoặc đe doạ thất thoát các sản nghiệp này.
Ở khía cạnh khác, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ là việc các QTV có hành động nhưng không trọn vẹn các yêu cầu của nghĩa vụ. Hành vi này có thể là cố ý hoặc vô ý nhưng hậu quả của nó là xâm hại hoặc đe doạ xâm hại các quan hệ trong thủ tục phá sản, thậm chí là các quan hệ xã hội khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. Ví dụ, QTV thực hiện việc kê khai chủ nợ nhưng lại thực hiện thiếu sót, khiến cho khi đã có phương án chia nợ lại xuất hiện những chủ nợ hợp pháp mới làm vô hiệu hoá kế hoạch chia nợ đó.
- Thực hiện các hành vi làm trái quy định pháp luật của QTV. Khác với việc không hành động hoặc hành động không đầy đủ các nghĩa vụ được trao, hành vi làm trái quy định pháp luật của QTV là hành vi mà QTV làm ngược lại những quy định của pháp luật mang tính nghĩa vụ hoặc cấm đoán. Ví dụ, QTV chiếm hữu và sử dụng các sản nghiệp phá sản vào mục đích riêng. ản chất của hành vi này thường phục vụ lợi ích cá nhân của QTV và là lỗi cố ý. Theo đó, QTV có thể làm trái những quy tắc, đi ngược lại những điều cấm đoán để thực hiện các hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các bên tham gia thủ tục phá sản.
Hành vi vi phạm pháp luật của QTV tương ứng với luật nào sẽ gánh chịu các trách nhiệm pháp lý của luật đó. Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định. Trách nhiệm pháp lý bao gồm các loại sau: Trách nhiệm hình
sự, Trách nhiệm dân sự, Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm kỷ luật. Như vậy, trách nhiệm pháp lý của QTV có bản chất là việc phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật của mình. Mặc dù hiện nay, trách nhiệm pháp lý nói chung có 04 loại, song trong phạm vi hoạt động của mình, QTV phải đối mặt với 03 loại trách nhiệm pháp lý phổ biến sau:
Thứ nhất, trách nhiệm pháp lý dân sự của QTV. Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm… Theo đó, với các hành vi vi phạm pháp luật được quy định bởi pháp luật về dân sự, QTV phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý về dân sự khác nhau thuộc nhóm này tuỳ thuộc vào mức độ và hậu quả của hành vi. Với đặc trưng của nghề nghiệp và trọng tâm của QTV là quản lý tài sản, do đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại là phổ biến nhất. Ví dụ: sau khi thống kê và tiếp quản sản nghiệp phá sản, QTV phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản đó trước các nguy cơ thất thoát. Nếu xảy ra tình trạng tài sản bị trộm cắp, QTV phải bồi thường tương ứng với giá trị tài sản đã mất đó.
Thứ hai, trách nhiệm pháp lý hành chính của QTV. Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Hậu quả pháp lý hành chính đến từ cách hành vi vi phạm quy tắc thực thi quyền và nghĩa vụ của QTV được pháp luật hành chính quy định. Chủ yếu của các hành vi này là việc không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng, không đầy đủ các quy phạm thủ tục. Điểm chung của hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong trường hợp này là không bắt buộc có sự thiệt hại về tài sản. Nghĩa là hành vi vi phạm hành chính không đặt nặng hậu quả. Những chế tài mà QTV có thể gánh chịu gồm nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất gồm: nhắc nhở, cảnh
cáo – cả hai hình thức trách nhiệm pháp lý này đều gây mất tín nhiệm của QTV, trừ điểm QTV2, phạt tiền – phổ biến nhất, tước giấy phép có thời hạn và tước giấy phép vĩnh viễn. Trong đó tước giấy phép vĩnh viễn là chế tài nghiêm khắc nhất trong trách nhiệm pháp lý hành chính. Việc đã bị tước giấy phép vĩnh viễn đồng thời cũng là một trong những trường hợp bị cấm hành nghề QTV.
2 Có m t số quốc gia ở Châu Âu ti n hành cấp đi m cho quản trị viên, thông thường thang đi m
100. Theo đó, những hành vi tích cực sẽ được c ng thêm đi m v ngược lại. Đi m số n y l cơ sở đ toà án cân nh c chỉ định tham gia v việc phá sản, đ ng thời cũng xác lập các ngưỡng đi m có th bị rút chứng chỉ hành nghề.
Thứ ba, trách nhiệm pháp lý hình sự của QTV. Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với người phạm tội. Trách nhiệm hình sự có thể gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình... Trong trường hợp này, QTV phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý hình sự khi thực hiện các hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành của quốc gia đó. Các hành vi này có xu hướng phải xem xét hậu quả gây ra cho xã hội để định tội danh và đặc biệt là để định khung hình phạt. Trong các hậu quả pháp lý hình sự kể trên, QTV thường sẽ gánh chịu phổ biến chế tài phạt tù có thời hạn vì tính chất và mức độ của các hành vi trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản phù hợp đa số với khung hình phạt này.
2.3.4. Mối quan hệ của quản tài viên với các chủ thể khác theo pháp luật phá sản
Mối quan hệ của QTV với các chủ thể khác theo pháp luật phá sản vừa là cấu thành, đồng thời cũng vừa là biểu hiện của địa vị pháp lý của QTV. Theo đó, mối quan hệ này không chỉ thể hiện vị trí của QTV giữa các chủ thể mà còn thể hiện cơ chế phối hợp giữa QTV và các chủ thể đó. Cơ bản QTV có mối quan hệ với 3 chủ thể sau: QTV với Toà án; QTV với chủ nợ; QTV với con nợ.
2.3.4.1. Mối quan hệ giữa quản tài viên v i tòa án
Toà án là chủ thể phổ biến giải quyết thủ tục phá sản của chủ thể pháp luật (gồm cả cá nhân và tổ chức). Tính phổ biến ở đây không đồng nghĩa với sự tuyệt đối, bởi trên thực tế nhiều quốc gia không bắt buộc một chủ thể pháp luật phải phá sản thông qua thủ tục tố tụng tại Toà án. Tuy nhiên, ở đây tác giả bàn đến mối quan hệ giữa QTV và toà án với sự đa số này. Theo đó, QTV và Toà án có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Mối quan hệ này được xác định có tính chất tương hỗ. Sự tương hỗ này được thể hiện như sau:
Hầu hết các nền pháp lý trên thế giới đều trao quyền xây dựng tiêu chuẩn, tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển và bổ nhiệm/cấp chứng chỉ cho QTV.3 Chính vì thế, việc một chủ thể pháp luật trở thành một QTV phải dựa trên cơ sở thực thi thẩm quyền của Toà án. Điều này xuất phát từ thẩm quyền tuyên bố phá sản một chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản thường thuộc về Toà án. Trong trường hợp này,
3 Có một số quốc gia chia quản tài viên thành 02 nhóm, trong đó có 01 nhóm không cần đến chứng chỉ cũng như sự bổ nhiệm của toà án. Như vậy, ở những quốc gia đó mối quan hệ này sẽ cơ bản có rất nhiều điểm khác với phân tích ở trên. Tuy nhiên, số lượng các quốc gia như vậy là không đáng kể.
Toà án không thể có đủ nhân lực và vật lực cũng như thời gian để tiến hành các hoạt động quản lý tài sản, thanh toán nợ hay xây dựng phương án phục hồi DN. Chính vì thế, Toà án phải tìm kiếm một thiết chế giúp việc cho mình – QTV. Đây cũng là lý do có nhiều quan điểm nhìn nhận bản chất của QTV là ―cánh tay nối dài của Toà án‖. Như vậy ở mối quan hệ này, Toà án có quyền uỷ quyền cho QTV một số nội dung liên quan đến thủ tục phá sản. Ngược lại, QTV có nghĩa vụ thụ uỷ quyền của Toà án thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thủ tục phá sản, có nghĩa vụ báo cáo, đề xuất các phương án, ý kiến cụ thể lên Toà án để Toà án xem xét quyết định.
Ở giai đoạn sau đó, khi đã trở thành QTV, Toà án chỉ định/yêu cầu hoặc bổ nhiệm QTV cho một vụ việc cụ thể, do đó có thể hình dung chính Toà án là chủ thể làm xuất hiện sự kiện pháp lý của quan hệ pháp luật giữa QTV với các chủ thể còn lại trong một thủ tục phá sản nhất định. Chính vì mối quan hệ này sẽ làm nảy sinh những quyền và nghĩa vụ nhất định giữa Toà án và QTV. Cụ thể:
- Toà án có quyền phân công nhiệm vụ và yêu cầu báo cáo từ QTV. Toà án với khả năng trao quyền và giám sát việc được trao quyền đó bằng yêu cầu báo cáo. Phía đối diện, QTV là nhận quyền được trao, thực thi quyền đó và có nghĩa vụ phải báo cáo. Toà án chỉ định QTV, do đó tất yếu Toà án có quyền xác định nhiệm vụ, thẩm quyền cụ thể cho QTV trong một thủ tục phá sản nhất định. Và cũng vì điều này mà Toà án cũng có quyền yêu cầu QTV báo cáo các nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ trong tố tụng phá sản. Quyền này của Toà án làm phát sinh nghĩa vụ của QTV. Hai nghĩa vụ tương ứng gồm: thực hiện các nội dung theo sự uỷ quyền của Toà án và tiến hành báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo các vụ việc cho Toà án trên cơ sở pháp luật quy định.
- QTV có quyền được công nhận tính chính danh của mình trong thủ tục giải quyết phá sản, có quyền tiếp cận thông tin, có quyền từ chối tham gia và có quyền được nhận các thù lao tương xứng với công việc. Những quyền này được đảm bảo bởi những nghĩa vụ tương ứng của Toà án. Theo đó, toà án phải cấp cho QTV những dấu hiệu của sự chính danh (ví dụ ở Trung Quốc và Úc Toà án sẽ cấp cho Quản trị viên một con dấu, con dấu này có tính nhận diện pháp lý cho riêng cá nhân QTV hoặc tổ chức hành nghề QTV trong từng vụ việc nhất định). Đây chính là cơ sở để các chủ thể còn lại công nhận và tôn trọng sự hiện diện của QTV trong giải quyết phá sản cho cá nhân, DN. Toà án còn phải cung cấp thông tin và yêu cầu các bên trong vụ việc phải cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trung thực cho QTV.
Đây được xem là ―nguyên liệu đầu vào‖ để QTV thực thi nhiệm vụ. Toà án phải chấp thuận sự từ chối tham gia hợp lệ của QTV và tìm kiếm QTV khác thay thế. Cuối cùng, một nghĩa vụ rất quan trọng là Toà án sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo thù lao cho QTV. Vấn đề này phức tạp ở chỗ, Toà án sẽ không phải là người chi trả thù lao cho QTV (ít nhất trên thực tế đa số các quốc gia đều có quy định như vậy). Điều này được lý giải bởi việc không thể dùng ngân sách quốc gia để chi trả chi phí cho một
―cuộc đòi nợ tập thể‖ của các tư nhân. Thay vào đó, Toà án sẽ đóng vai trò là người xác định cách thức chi trả thù lao cho QTV và vận hành một cơ chế để đảm bảo việc xác định này được thực thi trên thực tiễn. Thông thường, thù lao được xác định dựa trên một tỷ lệ phần trăm (%) nhất định (khác nhau giữa các quốc gia) trên tổng quy mô tài sản còn lại của con nợ, hoặc cũng là một tỷ lệ % nào đó trên tổng số tiền nợ mà các chủ nợ đòi được. Đồng thời, Toà án cũng phải có những biện pháp để buộc các bên phải thực thi nghĩa vụ chi trả thù lao cho QTV trong mọi trường hợp.
2.3.4.2. Mối quan hệ giữa QTV v i chủ nợ
Chủ nợ (Creditors) hiểu một cách phổ biến là người cho một cá nhân, tổ chức vay một món nợ bằng tiền hay hiện vật. Khi đến kì trả, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật vay, kèm theo lãi. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp đồng cho vay. Trong trường hợp này, chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ. Chủ nợ bao gồm 03 nhóm theo tính chất đảm bảo của tài sản khi vay nợ, gồm: chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
- Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của con nợ hoặc của người thứ ba.
- Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của con nợ hoặc của người thứ ba.
- Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu con nợ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của con nợ hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó.
Các chủ nợ được liên kết thành một khối cá biệt về pháp lý, nên cần phải có một người đại diện hành động nhân danh các chủ nợ. Như vậy, chủ nợ và QTV có