vai họ, cảm thông và thấu hiểu cho số phận của họ đến từ phía những người quản lý, khách du lịch và dư luận là rất ít. Một cán bộ quản lý tại địa phương cho hay: “nếu cứ biện hộ cho việc đeo bám, chèo kéo ấy thì làm loạn à, sang Singapore mà xem” (nam, 28 tuổi), thêm nữa, ngay cả những người bán hàng ở Bãi Sau nhưng họ có vị trí, có địa điểm cụ thể để bán hàng thì họ cũng có những ý kiến vô cùng gay gắt: “cứ làm như hốt được bạc ở Bãi Sau ấy, thi nhau kéo đến, chúng tôi mất cả đống tiền thuê mặt bằng, đằng này họ chẳng mất gì mà có khi còn thu nhập nhiều hơn, dẹp là đúng” (nữ, 51 tuổi)
Điều đó cho thấy, những người “đeo bám khách” luôn phải đối mặt với vô số những rào cản khác nhau trong khi bán hàng. Họ phải chịu sức ép từ chính sách vì tại khu vực này các biển cấm bán hàng rong, cấm đeo bám, chèo kéo khách… được treo khắp mọi nơi và quy định rõ mức hình phạt, đồng thời họ còn chịu sức ép từ những hộ kinh doanh, sức ép từ du khách, từ “đồng nghiệp”... Tuy vậy, sức ép nặng nề nhất của họ vẫn là những lo toan cho cuộc sống gia đình như lo cho chồng chữa bệnh, lo cho con đi học, lo cho thân khi về già…
Nếu như những người có thế mạnh có thể lựa chọn những địa điểm bán hàng tốt, lựa chọn những địa thế có lợi để bán hàng và họ chỉ cần ngồi bán tại vị trí có sẵn, du khách tập trung đông thì những người bán hàng rong chỉ có một lựa chọn đó là đi theo khách, vì “nếu không theo thì sẽ có người khác theo”, suy nghĩ của người phụ nữ tên T. 56 tuổi quê ở Xuyên Mộc, BR – VT nói về lý do theo khách. Muốn bán được hàng họ cũng cần lựa chọn cách để thu hút và sẽ chẳng có cách thu hút nào khác là đi theo khách, mời chào và cố gắng thuyết phục để bán được hàng cho khách. Cách họ đi theo để thuyết phục khách mua hàng chính là cách mà dư luận hay gọi họ với những từ ngữ mang tính chất miệt thị như “chèo kéo”, “theo đuôi”… tuy vậy bản chất thực sự của hành động này chỉ là một trong những cách thức bán hàng, cách chọn lựa của những người trong tay với số “vốn” ít ỏi.
Khi phỏng vấn một người phụ nữ ngoài 40 tuổi rằng tại sao chị chọn việc
bán hàng rong vất vả này mà không vào phục vụ dọn dẹp hay rửa chén bát trong các nhà hàng – một công việc rất dễ kiếm và ổn định tại Vũng Tàu, chị ấy trả lời:“làm thế này tự do, khách họ ghét họ chửi nhưng họ có biết mình là ai đâu”. Trong câu trả lời của người phụ nữ ấy chứa đựng một điều gì đó không bình thường, bởi đối với con người lòng tự trọng luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng với họ, những người yếu thế trong xã hội, ngay cả lòng tự trọng của mình cũng không vượt lên được nhu cầu mưu sinh để tồn tại, vậy thì những chính sách cấm đoán, áp đặt liệu có hiệu quả khi nhu cầu thực tế về đời sống của họ không đáp ứng được. Không ai muốn làm việc mà số đông không ủng hộ nhưng vì rất nhiều các lý do khác nhau, bắt buộc họ lựa chọn cách “đeo bám khách” để bán hàng, đó là chọn lựa của họ.
Đối với những người bán rong đang “đeo bám khách” ở đây, khi lòng tự trọng họ cũng không quan tâm đến nữa thì những chính sách cấm đoán, bắt, ngăn cản của địa phương, những lên án của báo chí chỉ làm cho họ tìm cách gồng mình lên để đối phó. Vì vậy, chị N. một người phụ nữ 42 tuổi quê ở Quảng Ngãi trả lời rằng “cấm thì cấm lâu rồi nhưng bán thì bọn chị vẫn bán, không bán thì chỉ có về quê”, “công an đuổi thì chạy, phạt thì nộp chứ không làm thì tiền đâu cho bọn trẻ đi học” (nữ, 38tuổi).
Ngay bản thân những người thi hành chính sách cũng có những trăn trở nhất định, anh T. một cán bộ đội trật tự đô thị phường 2 (phường quản lý trực tiếp tại Bãi Sau) cho hay “vì thực hiện lệnh cấm thì phải đuổi họ thôi chứ nghĩ cũng tội”, một cán bộ dân phòng khác thì nói: “chúng tôi cũng chỉ là người thực hiện nhiệm vụ chứ ai muốn đi bắt bớ người nghèo kiểu này, nhưng cũng không ít người lợi dụng bán hàng rong mà làm xấu bãi biển đâu” (nam, 44 tuổi). Như vậy, việc cấm người bán hàng rong tại Bãi Sau ít nhiều vẫn có những khúc mắc ẩn sâu bên trong, chính những người thực thi việc truy quét họ cũng cảm thấy chưa ổn, phải chăng “cấm” là cách làm thể hiện sự vội vàng, lúng túng trong đó?
Đằng sau cách đeo bám khách là mỗi hoàn cảnh, mỗi số phận, nhưng phần lớn họ đều có điểm chung là nghèo và không có nghề nghiệp. Tất cả các lý do nêu trên đều khẳng định một điều, những người bán hàng rong ở Bãi Sau, Vũng Tàu lựa chọn cách “đeo bám khách” để tồn tại là một sự lựa chọn cuối cùng khi họ không còn sự lựa chọn nào khác. Số phận của họ, cuộc đời của họ hầu hết đều gắn với các hoàn cảnh éo le, nghèo khó của xã hội, việc lựa chọn cách “đeo bám khách” của họ đã và đang giúp ích cho chính bản thân và gia đình họ. Việc ngăn cản những hành vi ấy vô tình đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ, vì vậy những phản ứng, những chống đối ắt phải diễn ra như một lẽ đương nhiên.
3.2.2. Những thách thức khi thực hiện “đeo bám”khách
Những ngày cuối tháng 4 năm 2016 là những ngày thành phố Vũng Tàu ráo riết thực hiện lệnh cấm đối với các hành vi vi phạm tại Bãi Sau nhằm mục đích cải tạo lại tình trạng lộn xộn, ô nhiễm môi trường tại thành phố và cũng là dịp để Vũng Tàu lấy lại hình ảnh của mình trong mắt du khách nhân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, trong đó bao gồm cấm tụ tập ăn nhậu, cấm bán hàng rong, cấm tổ chức ăn uống, xả rác…
Có thể bạn quan tâm!
- Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 5
- Thái Độ Ứng Xử Của Người Bán Hàng Rong Tại Bãi Sau
- Những Ảnh Hưởng Của Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô
- Hồ Chí Minh 1995: Toàn Tập. - Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, Tập 3. 10.nguyễn Thị Anh Thư, Đặc Điểm Tâm Lý – Xã Hội Của Người Dân Di Cư Bán
- Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 10
- Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 11
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
Thực hiện việc làm sạch bãi biển, trả lại cho bãi biển sự trong sạch như vốn dĩ của nó là việc nên làm, cũng có thể nói đây là chủ trương đúng đắn của địa phương, tuy nhiên việc thực thi các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước đã gặp không ít những khó khăn, phần lớn là sự phản đối mãnh liệt của chính những người dân đang kinh doanh, buôn bán tại đây. Bãi biển xanh, sạch, đẹp là điều cả du khách và người dân đều rất mong muốn, nhưng khi thực hiện lệnh cấm cần phân định rạch ròi mọi hoạt động, người bán hàng rong ở đây cho biết: “khách xả rác khi ăn nhậu thì cấm là đúng rồi, chúng tôi bán hàng có xả rác đâu mà cấm” (nam, 44 tuổi), hay “cứ thấy bãi biển bẩn là họ đổ lỗi tại chúng tôi bán hàng, nhiều người còn mang đồ ăn từ nhà đến đây cơ mà” (nữ, 51 tuổi). Có thể nói những người bán hàng rong ở đây đang vô tình chịu những áp lực từ phía những nhà làm chính sách, những quyết định bao đồng nhằm thu gom, thực hiện
một cách nhanh chóng, gọn gàng là cách người ta vẫn làm, tuy nhiên, tiếng nói của một bộ phận dân cư nghèo hèn cũng cần phải được lắng nghe, cần được cân nhắc, coi trọng khi quyết định bất cứ một quyết sách nào. Chúng ta không bênh vực, không cổ súy cho họ về những hành động chưa thuyết phục, nhưng cũng không nên cấm đoán một cách bao đồng để dẫn đến những phản kháng trong quá trình thực thi pháp luật.
Hiện tượng “đeo bám khách” của những người bán hàng rong ở Bãi Sau đã tồn tại từ rất lâu, có những người đã từng gắn bó cuộc sống của mình ở đây cả mười mấy, hai chục năm, cuộc sống của bản thân họ và cả gia đình của họ cũng đều phụ thuộc vào những công việc họ đang làm hàng ngày tại bãi biển. Hơn nữa, khi hỏi họ lý do tại sao lại đi theo khách, tại sao lại đeo bám khách… họ trả lời “vì đó là một nghề”, nghề của họ đã tồn tại từ rất lâu, nó gắn liền với một bộ phận người dân, chính vì thế nó ăn sâu vào cuộc sống, tạo thành các hành vi như những thực hành văn hóa hàng ngày.
Trong tâm thế của những người “đeo bám khách”, hành vi đi theo khách, bám theo khách được coi như một cách giao tiếp, họ đã sống, đã tồn tại với nghề này, tất nhiên họ sẽ cảm thấy bất bình khi nghĩ rằng hành vi của mình không làm tổn hại gì đến hình ảnh du lịch của địa phương, “tôi có bán gì ô nhiễm đâu, có ai cấm tôi bán những thứ này đâu, tôi đi theo khách nhưng cũng chẳng làm phiền người ta sao lại bị cấm” (nữ, 54 tuổi), có người thì bức xúc: “thật bất công vì chúng tôi có xả rác đâu, cứ thấy rác là cấm hết”(nữ, 39 tuổi)… Những nhận định của chính chủ thể thực hiện hành vi “đeo bám khách” ở đây đã phản ánh một phần nào những bất hợp lý của chính sách mà địa phương đưa ra, người “đeo bám khách” cũng có những lý giải phù hợp cho hành động của họ.
Những người bán rong “đeo bám khách” ở Bãi Sau đã coi việc bán hàng đó như một nghề, họ đã gắn bó với cuộc sống nơi đây nhiều năm, sự khó khăn của cuộc sống, nhận thức hạn chế về luật pháp khiến họ có những suy nghĩ vô cùng đơn giản nhưng lại rất chân thật, có người nói: “tôi không biết tôi làm gì sai
nhưng đi theo khách tôi mới bán được hàng” (nữ, 48 tuổi), một người khác thì nói “mười mấy năm đi bán hàng dạo ở đây, cứ sáng ra là đi, gặp khách là theo để bán hàng, đêm hết khách thì về, có trộm cắp của ai đâu mà cấm người ta chứ, đúng là khổ lại càng khổ mà”(nữ, 55 tuổi), một người bán hàng khác tiếp lời: “đeo bám theo khách chỉ là cách thức chúng tôi bán hàng thôi chứ có gì ghê gớm đâu”(nam, 47 tuổi), bản thân những người thực hiện hành vi “đeo bám” luôn khẳng định rằng việc họ làm như một cách thức để bán hàng, đó là cách để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân và gia đình của họ.
Như vậy, xét theo khía cạnh về lý thuyết đời sống văn hóa thường ngày, việc “đeo bám khách” là cách thức những người bán hàng rong sống cuộc sống hàng ngày của họ, cách họ “đeo bám khách” cũng phản ánh những nhận thức của họ, cảm nhận của họ trong môi trường sống mà họ đã và đang trải qua, trong bối cảnh kinh tế du lịch phát triển mạnh mẽ ở Bãi Sau. Nói cách khác, hiện tượng đeo bám khách của người bán hàng rong ở Bãi Sau chính là sản phẩm của bối cảnh lịch sử xã hội và hiện tượng này bị quy định bởi những mối quan hệ quyền lực và những dạng thức phản kháng; (Martin, 2003:8, dẫn theo Phạm Quỳnh Phương), hiện tượng “đeo bám” bị quy định bởi quyền lực xã hội, đó là những bất công, xuất phát từ sự chênh lệch trong các mối quan hệ, là những người yếu thế, những người bán hàng rong bắt buộc phải chọn lựa cách thức “đeo bám” như một sự phản kháng tự nhiên. Sự vận động phát triển của văn hóa kinh doanh có nhiều biến động, người bán hàng rong chọn cách “đeo bám khách” để bán hàng là thể hiện sự phản kháng lại trước hết là đối với cách thức quản lý của địa phương, nhóm người hưởng lợi tối cao luôn thuộc về những người có thế lực, có quan hệ xã hội còn những kẻ yếu thế bị gạt ra khỏi cuộc chơi không cân sức, gạt ra khỏi lợi ích kinh doanh…
Với cách nhìn của dư luận xã hội, hiện tượng này bị coi như thứ hành vi “lệch chuẩn”, tuy vậy, khi nhìn nhận vấn đề dưới góc độ văn hóa thì hành vi “đeo bám khách” ở đây là cách con người phản kháng lại xã hội, thứ vũ khí duy
nhất những người yếu thế trong xã hội có được trong cuộc đấu tranh lợi ích, đây là hiện tượng phản ánh rất nhiều những yếu tố văn hóa đang tồn tại trong xã hội hiện nay, yếu tố tranh giành quyền lực và những bất công của xã hội mà chúng ta đang trải qua.
3.3. Đằng sau chính sách “cấm” của địa phương
Cuộc sống của những bộ phận dân cư phía sau những quyết định, những chỉ thị được ban hành và thực thi luôn là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Trong số đó, những quyết định liên quan đến người bán hàng rong có lẽ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trên phạm vi cả nước chứ không riêng một đô thị nào ở Việt Nam. Bởi lẽ, vấn đề cấm bán hàng rong của những người dân nông thôn tại các đô thị, các trung tâm du lịch có liên quan đến rất nhiều khía cạnh của xã hội, đó là các mặt như kinh tế, văn hóa và cả tinh thần của ngườidân.
Đối với người bán hàng rong ở Vũng Tàu và phương thức “đeo bám khách” của họ cũng vậy, đằng sau những lệnh cấm được thực thi ở đây, cuộc sống của họ đã có rất nhiều đổi thay, những đổi thay về văn hóa, về kinh tế và đặc biệt là về tinh thần.
3.3.1. Đời sống kinhtế
Về lĩnh vực kinh tế, bán hàng rong từ lâu đã được coi như là một nền kinh tế trên những đôi chân, nền kinh tế này có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Đó là một thành phần quan trọng trong hệ thống kinh tế. Bán hàng rong gồm nhiều mặt hàng nhưng quan trọng nhất là mặt hàng nông sản, đặc sản địa phương. Những người bạn hàng rong nhỏ lẻ sẽ nhập hàng từ các đầu mối lớn này và tỏa đi buôn bán khắp thành phố. Hơn nữa, giá của những sản phẩm này thường rẻ hơn ở chợ, ở trong các cửa hàng, chính vì thế cũng đáp ứng một nhu cầu không nhỏ của bộ phận dân cư có thu nhập thấp. Nói về vai trò của việc đóng góp cho kinh tế của những người bán hàng rong, tác giả Nghi Di đã có những phản ảnh sâu sắc với tựa đề “Để người bán hàng rong tạo ra thịnh vượng” (http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/, ngày
18/12/2013), trong đó tác giả có nhấn mạnh rằng mọi hình thức cấm hay phạt hành vi này đều không giải quyết được vấn đề, đó chính là những "bi kịch của mảnh đất công" (The Tragedy of the Commons: Một thuật ngữ kinh tế học chỉ hiện tượng các tài sản chung được phép sử dụng tự do dẫn tới việc khai thác kiệt quệ các tài nguyên này).
Riêng đối với những người bán hàng rong ở Bãi Sau và cuộc sống của họ như đã phân tích ở các phần trên, chúng ta thấy rằng lý do họ thực hành “đeo bám khách”, lý do họ tha hương để tìm đến mưu sinh ở đây chắc chắn phải nhắc đến đầu tiên là kinh tế. Gặp người phụ nữ bán rong ngồi tại bãi biển với vẻ mặt buồn rầu sau dịp lễ 30.4.2016 vừa qua, được chị cho biết: “mọi năm dịp lễ cũng kiếm gần đủ tiền đóng học phí cho cháu, năm nay thì không được một nửa” (nữ, 42 tuổi). Rõ ràng việc cấm bán rong, cấm tụ tập ăn uống… xét về tổng thể nó làm cho Bãi Sau khang trang hơn, thoáng đãng hơn, nhưng về kinh tế của từng cá nhân người dân ở đây thì nó mang lại những hậu quả không hề nhỏ. Một Facebooker có tên Sa Truong đã viết trên trang cá nhân của mình như sau: “Có ai biết những người dân ở biển Bãi Sau vừa rồi bị dẹp sạch sẽ để giữ môi trường sạch cho các bạn giờ làm nghề gì ko ??? Có ai hỗ trợ cho họ chưa vậy
??? Có ai tìm việc làm mới cho họ chưa vậy ??? Đừng nói chưa nha - Buồn cười lắm đó... Các bạn ko thấy lạ sao? Đôi khi vì sự nhiệt tình một cách ngu muội của các bạn mà có thể hủy hoại miếng cơm của người khác đó ... Sự ủng hộ của các bạn là lí do chính đáng để họ đuổi người dân khỏi biển một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất mà ko phải mang tiếng đàn áp hay chèn ép dân như những tỉnh khác .... Quá hợp lí hợp tình - Bảo vệ Môi trường ... Các bạn hả dạ chưa???”… Còn rất nhiều những phản hồi bức xúc về việc “cấm” tất cả ở Bãi Sau, và chắc chắn một điều, những người “đeo bám khách” ở đây sẽ còn rất ít cơ hội để bám trụ với nghề mà họ đã lựa chọn – kinh tế trên những đôi chân.
Thật khó xác định được có tất cả bao nhiêu người dân đang kiếm sống bằng nghề bán hàng rong và bao nhiêu người dân sống bằng nghề sản xuất và cung
ứng hàng hoá cho những người bán hàng rong. Thiếu một công trình nghiên cứu công phu, chúng ta khó lòng có được các con số chính xác.Thế nhưng, qua những tiếng rao đêm, qua những chiếc xe đẩy, những gánh hàng hoá trăm loại, chúng ta vẫn có thể đoán được số người này rất lớn. Bán hàng rong là nghề kiếm sống của một lực lượng đông đảo những người dân nghèo thành thị, những người dân nhập cư và những người nông dân bị mất đất qua chuyện “đền bù, giải toả” (http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/766263)
3.3.2. Đời sống văn hóa
Về đời sống văn hóa, những người nông dân quen với việc bám đất, bám ruộng để canh tác thì việc họ “bám khách” khi di chuyển đến Bãi Sau cũng là lẽ thường tình, đó là văn hóa tiểu nông nhỏ lẻ, là một phần trong tính cách của hầu hết người Việt Nam. Ở phương diện nào đó, những người bán hàng rong là những người tạo ra các nét văn hóa riêng biệt của Bãi Sau. Một vị khách nói rằng: “quen với việc ồn ào, náo nhiệt ở Bãi Sau rồi, giờ thấy thoáng thật nhưng cũng buồn buồn” (nam, 57 tuổi), rồi chính những người dân sống ở Bãi Sau cũng cho rằng: “kể ra cứ để cho họ bán theo giờ cũng được, quản lý bài bản hơn thì cũng là cái hay cho Bãi Sau, cấm tiệt hết thì giống như ở nước ngoài rồi” (nam, 61 tuổi. Thực hành bán rong ở Bãi Sau có bị xã hội đánh giá, nhìn nhận một cách tiêu cực, nhưng cũng có rất nhiều người cho rằng đó là nét văn hóa, nó làm cho hoạt động du lịch của Bãi Sau nói riêng và các điểm du lịch khác trên cả nước nói chung trở nên khác lạ trong mắt du khách nước ngoài.
Cũng chính vì nét văn hóa riêng biệt trong những gánh hàng rong mà một số du khách quốc tế có những cảm nhận thực sự khác biệt, Kevin Bowen, một nhà thơ, giáo sư văn học Đại học Massachusetts, Mỹ đã cho rằng:“Những gánh hàng rong ở Hà Nội không chỉ quyến rũ tôi mà quyến rũ rất nhiều người nước ngoài đến đây. Tôi đã nhìn thấy hình ảnh những người bán hàng rong ở Hà Nội trên truyền hình Mỹ, trên một số báo và tạp chí. Tôi cũng đã chụp rất nhiều ảnh về những người bán hàng rong. Ở Mỹ và những nước tôi đã đi qua cũng có