Hồ Chí Minh 1995: Toàn Tập. - Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, Tập 3. 10.nguyễn Thị Anh Thư, Đặc Điểm Tâm Lý – Xã Hội Của Người Dân Di Cư Bán

những người bán hàng rong. Nhưng có lẽ những người bán hàng rong ở Hà Nội mà tôi nhìn thấy là đẹp nhất. Họ đội nón, gánh hàng và bước đi thật thanh thản và duyên dáng. Ai cũng mỉm cười khi tôi chụp ảnh họ. Họ mời tôi mua một món hàng hay thưởng thức món ăn của họ”(theo: viettimes.org.vn). Ông cũng cho rằng: “Hà Nội không thể lôi cuốn những người nước ngoài bởi những toà nhà cao tầng hay những siêu thị khổng lồ mà bằng những gì đậm văn hoá Việt truyền thống như Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Văn miếu, khu phố cổ, những quán phở bên hè, những gánh hàng rong, những nụ cười của lòng hiếu khách…”. Những nhận định của Kevin Bowen về hàng rong ở Hà Nội cũng đã phản ánh phần nào những nét văn hóa nói chung mà hàng rong mang lại cho các đô thị, các trung tâm du lịch trên cả nước, trong đó có Bãi Sau, Vũng Tàu.

3.3.3. Đời sống tinh thần

Sâu xa hơn phía sau những chính sách “cấm” của địa phương có lẽ vẫn là những vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của người bán rong với danh xưng “đeo bám khách”. Bản thân thuật ngữ “đeo bám khách” đã là cụm từ mang ý nghĩa xấu trong đó, vì thế để xoay chuyển nhận thức của dư luận là vấn đề vô cùng khó. Chính bởi cách nhìn của dư luận, của xã hội mà những người bán rong có hàng trăm vạn nỗi lo trong cuộc sống. Tác giả Nguyễn Thị Anh Thư trong bài “Tâm trạng lo lắng của người bán hàng rong” (2009) đã liệt kê hàng loạt những nỗi lo lắng mà những người bán hàng rong phải chịu trong cuộc sống, đó là những lo lắng về cơm áo, gạo tiền, là nỗi lo về sức khỏe, nỗi lo về thân thế của mình khi không có người thân, khi xa quê, nỗi lo về sự bất hợp pháp khi hành nghề.

Từ góc độ những người yếu thế trong xã hội, nhóm người bán hàng rong “đeo bám khách” là nhóm người dễ bị tổn thương, tổn thương lớn nhất là tổn thương về tinh thần bởi như những phân tích trên cho thấy, họ chịu áp lực từ rất nhiều phía: chính quyền thì kìm hãm, ngăn cản, dường như sự xuất hiện của họ khiến cho những nhà làm chính sách “đau đầu” vì họ luôn phải đi tìm các

phương thức để dẹp bỏ những người này. Đối với báo chí, cơ quan quyền lực về thông tin, chắc hẳn rằng việc lên án, bêu xấu những người “đeo bám khách” là không ít, bởi bất cứ người bán hàng rong nào tác giả gặp ở Bãi Sau cũng có chung một tâm trạng sợ nhà báo, việc được chụp hình với họ chưa bao giờ khó khăn đến như thế, anh Th. một người bán hủ tiếu gõ, 48 tuổi nói rằng: “cô thương chúng tôi thì đừng chụp hình đăng báo nhé”, chị O. thì tiếp lời: “chụp hình đấy, lại viết báo đấy, ôi dào, chỉ khổ dân” (nữ, 43 tuổi). Những thông tin mà báo chí vẫn đưa tin chỉ cần vào thanh công cụ tìm kiếm trên bất cứ trang mạng xã hội nào người ta cũng thấy nó, rõ ràng xã hội tiếp nhận những thông tin ấy, họ xa lánh những người “đeo bám” họ và việc kiếm sống của những người “đeo bám” sẽ ngày càng khó khăn hơn.

Về phía chính quyền, việc thành phố du lịch văn minh, lịch sự, trong sạch và đặc biệt là yên bình là điều mà bất cứ nhà quản lý nào cũng mong muốn đối với địa phương của mình. Tuy nhiên, kiếm tìm một giải pháp thấu tình, đạt lý dường như họ ngại làm. Thực tế ở Bãi Sau, không có một giải pháp nào cho người bán hàng rong ngoài việc cấm và bắt. Sau khi cấm và bắt người ta cũng chẳng cần quan tâm những người bán rong ở bãi biển sẽ đi đâu, về đâu. Khi hỏi một nhà quản lý trực tiếp chỉ đạo chiến dịch “truy quét” người bán hàng rong rằng giải pháp nào cho họ, bà trả lời rằng: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ hết sức để tạo điều kiện cho họ thuê mặt bằng trong Chợ du lịch”, vâng, “sẽ hỗ trợ hết sức” quả thực rất nhân văn, nhưng ở góc độ quản lý, có lẽ họ không biết rằng, Chợ du lịch của Vũng Tàu bây giờ đã trở thành chợ ăn đêm, người ta bán chủ yếu là hải sản, vốn kinh doanh lớn, cạnh tranh cao thì với các loại mặt hàng nhỏ lẻ của số đông người bán rong có đủ sức để vùng vẫy trong sự “hỗ trợ” ấy của địa phương hay không? Bà Ng. một người bán hàng rong nói: “đâu phải ai cũng vào Chợ du lịch bán hàng được đâu, khách cũng chỉ vào đấy ăn hải sản vào ban đêm thôi, chúng tôi bán những mặt hàng nhỏ lẻ ban ngày thì làm sao đủ sức vào đấy mà cạnh tranh” (nữ, 50tuổi).

Nhưng tổn thương tinh thần lớn hơn cả có lẽ phải xét đến những cảm nhận

của chính bản thân những người bán hàng rong khi họ “đeo bám khách”, “mình ở quê vào, dù sao người ta cũng nghĩ mình ít học nên có chửi cũng cố mà nhịn, cốt là bán được hàng” (nữ, 47 tuổi), có người thì buồn bã tâm sự: “nhiều lúc nghĩ cũng tủi thân lắm, nhiều đứa bằng tuổi con mình mà ăn nói láo lắm, chào hỏi tử tế mà nó cũng chẳng thèm nhìn ấy chứ” (nữ, 56 tuổi). Mục đích cuối cùng của người “đeo bám khách” cũng chỉ là bán được hàng, và cũng chính vì mục đích ấy không ít những người “đeo bám khách” ở đây phải chịu đựng những áp lực, những nguy hiểm của nghề mang lại, họ phó mặc cho số phận, thậm chí họ tôi luyện cho mình kỹ năng “kiên nhẫn” mà không phải ai cũng có được để tìm mọi cách thuyết phục du khách mua hàng cho mình, có những du khách cảm thấy bị quấy nhiễu, họ thấy bị làm phiền họ không trả lời, “không thèm tiếp”, nhưng có những vị khách thô tục, cục cằn hơn họ chửi, họ đuổi, thậm chí có người đã từng bị đánh giữa đêm khuya như trường hợp của bà N.T.N.M (46 tuổi), một người bán hàng rong tại Bãi Sau bị hành hung giữa đêm khuya vào ngày 9/11/2015 đã được báo chí đăng tải rất nhiều.

Những ngày sau chiến dịch truy quét người bán hàng rong ở Bãi Sau được thực hiện một cách “triệt để” như lời một vị lãnh đạo địa phương trả lời phỏng vấn của báo chí, thật khó để có thể tìm được bóng dáng một người bán rong như mọi khi. Chính quyền đã làm tốt điều này, bãi biển êm ả hơn, phẳng lặng hơn, không còn những ồn ào, náo nhiệt mà người ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng, nằm sâu bên trong, cuộc sống của những người bán rong ấy vẫn ồn ào, dậy sóng bởi họ còn gánh nặng gia đình, còn cần phải sống, phải tồn tại… và chắc chắn bán hàng rong nhất thiết vẫn tồn tại.

Giờ đây, thay vì bán rong đi theo khách một cách công khai như trước, những người bán rong dần thay đổi phương thức kinh doanh của mình. Những chiếc xe đạp, những gánh hàng với danh nghĩa “thu mua ve chai” xuất hiện nhiều hơn, những người bán rong với những chiếc xe hoặc gánh hàng trống rỗng, họ cứ rong ruổi như đi thu mua phế liệu, nhưng gặp được khách là họ mời mua hàng, nếu khách đồng ý họ sẽ lôi hàng ở chỗ cất dấu ra để bán. Quả thực,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

cách bán hàng “vụng trộm” ấy càng chứng tỏ một điều rằng địa phương sẽ không thể thực hiện lệnh “cấm” một cách triệt để được, những người bán rong cần tồn tại thì họ sẽ bám trụ với nghề.


Đeo bám khách hay chiến lược sinh tồn của nhóm người bán hàng rong tại khu du lịch Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu dưới góc nhìn văn hóa - 9

Tiểu kết chương 3

“Đeo bám khách” của những người bán hàng rong tại Bãi Sau, Vũng Tàu là một hiện tượng gây rất nhiều tranh cãi với các ý kiến khác nhau của dư luận xã hội cho đến thời điểm hiện nay và ngay cả khi các pháp lệnh thực thi nó được thực hiện. Cũng giống như việc ngăn cản bán hàng rong ở một số đô thị khác trên cả nước như Hà Nội và Tp. HCM, việc cấm bán rong ở một số tuyến phố tại Vũng Tàu đã tạo ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ từ một bộ phận dân chúng, đặc biệt là từ chính những người bán rong ở đây.

Sự xuất hiện của những người nông dân ở các vùng quê di chuyển ra thành thị kiếm sống chính là kết quả của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước theo hường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Chính vì vậy văn hóa bán hàng rong và những cách thức bán hàng của họ tồn tại cũng chính vì những lý do sâu xa đã được nhắc đến ởtrên.

Điều đáng nói là những người bán rong “đeo bám khách” ở Bãi Sau là những người yếu thế trong xã hội, và vì thế những phản kháng của họ hầu như không thể hiện qua lời nói. Họ không oán trách, không than vãn cũng không tụ tập, biểu tình phản đối… cách phản kháng của họ thể hiện qua hành động, qua những việc họ làm. Chính quyền cấm thì họ dè chừng, công an bắt thì họ trốn, đuổi chỗ này thì họ bán chỗ kia… tất cả những việc đó vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ và thậm chí còn mạnh mẽ hơn rất nhiều trước khi cấm. Những người bán rong coi hành động “đeo bám” là một phương thức bán hàng, coi đó là hành động bình thường trong muôn vàn cách thức bán hàng khác nhau, trong khi chính quyền thì cho rằng chính họ tạo ra những hình ảnh xấu, ô nhiễm văn minh đô thị.

KẾT LUẬN


Vấn đề về người bán hàng rong tại các đô thị trên cả nước là vấn đề không mới, sự xuất hiện của những gánh hàng rong đã tạo nên những nét văn hóa rất riêng biệt, đôi khi nó chính là vẻ đẹp tiểm ẩn nằm sâu bên trong và tạo ra linh hồn cho mỗi đô thị ở Việt Nam. Nhưng, vấn đề được người ta nói đến nhiều là những thực hành của người bán rong và những ảnh hưởng của họ đến xã hội, “đeo bám khách” là một trong những hiện tượng được đề cập nhiều.

Bằng những kết quả đã phân tích, luận văn chỉ ra rằng những người bán rong thực hành “đeo bám khách” ở Bãi Sau, Vũng Tàu là những người yếu thế, họ là đối tượng dễ bị tổn thương. Thực trạng “đeo bám” khách ở Bãi Sau, Vũng Tàu là một hiện tượng phản ánh đời sống của một bộ phận dân cư, tuy không nhiều nhưng phản ánh hiện thực xã hội hiện nay, đó là việc áp dụng chính sách, những bất công trong xã hội hiện nay đang diễn ra, là sự phân chia quyền lực không đồng đều… mà chỉ có nhìn từ phía những người yếu thế chúng ta mới thấy được hết những khía cạnh bên trong của nó.

Dưới góc độ nghiên cứu văn hóa học, việc người bán hàng rong thực hiện hành vi “đeo bám khách” có thể coi như là một thực hành văn hóa hàng ngày và với bất cứ thực hành nào, khi nó tồn tại cùng với thời gian thì cũng đều có những ý nghĩa nhất định. Trong nghiên cứu này, tác giả coi hiện tượng “đeo bám khách” của những người bán hàng rong như một “chiến lược của kẻ yếu”, chiến lược đó tồn tại trong xã hội vốn dĩ có nhiều bất công, sự phân định giàu nghèo, sự phân chia quyền lực giữa kẻ yếu và kẻ mạnh, và hơn cả đó là một cuộc chiến, cuộc chiến sinh tồn của những người yếu thế trong xã hội hiện nay. Thông qua các phân tích về đời sống, về cảm nhận của bản thân những người bán rong, của khách du lịch và của cả những nhà quản lý tại Bãi Sau, nghiên cứu có thể khẳng định được những ý nghĩa văn hóa thông qua thực hành “đeo bám khách” như một chiến lược sinh tồn. Như đã phân tích ở các phần trên, người

bán rong “đeo bám khách” bị coi là “xấu”, tuy nhiên, khi nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc những người bán rong là những người tạo ra những nét riêng biệt cho thành phố, việc chúng ta cấm họ làm những việc họ đang làm mà không tạo điều kiện phù hợp, không có giải pháp hợp lý sẽ dễ dàng dẫn đến những phản kháng.

Rõ ràng, sau những lệnh “cấm” được thực hiện ở Bãi Sau, đời sống sống của những người trở nên khó khăn hơn rất nhiều, cơ hội để sinh tồn của họ với hoạt động bán rong ở Bãi Sau không còn dễ dàng như trước nữa, nhưng điều đó không có nghĩa họ sẽ từ bỏ để về các vùng quê nghèo với cuộc sống đầy thách thức. Họ vẫn ở lại, vẫn bám trụ với Bãi Sau và tìm ra những cách thức buôn bán mới, đó được coi như một “cuộc chiến”, cuộc chiến đó mang tên sinh tồn và rất khó để ngăn cản hay cấm đoán họ. Dù cho việc “đeo bám khách” của họ sẽ tiếp tục bị ngăn cản, bị xua đuổi, nhưng với nhu cầu chính đáng, chắc chắn họ vẫn sẽ tiếp tục với những công việc ấy, vì chính những công việc ấy mang lại cho cuộc sống của họ và gia đình họ một niềm tin vững vàng hơn vào tương lai, một cuộc sống tươm tất, ổn định hơn.

Thay cho lời kết, xin được trích dẫn câu nói của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: “cấm bán hàng rong là một quyết định vội vã và “lười nhác”(http://vietnamnet.vn, 6/1/2008). Quả thực, nếu tìm mọi cách chỉ để cấm người bán hàng rong trên cả nước nói chung và những người bán rong “đeo bám khách” ở Bãi Sau, Vũng Tàu nói riêng thì đúng là “lười nhác”, bởi đằng sau việc cấm ấy là số phận lênh đênh của không biết bao nhiêu con người, họ đang cố tìm cách để vật lộn với cuộc sống, họ đang oằn mình để tìm ra phương thức mới phục vụ nhu cầu chính đáng – nhu cầu sinh tồn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Phương Châm (2013), Internet: Mạng lưới xã hội và sự thể hiện bản sắc, Nxb Khoa học xã hội.

2. Vũ Dũng (2012), Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa

3. Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm (2011), Từ nông thôn ra thành phố - Tác động kinh tế xã hội của di cư ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

4. Trần Thị Minh Đức (2001), Giao tiếp ứng xử giữa người mua và người bán trên các chợ vỉa hè, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

5. Trần Thị Minh Đức, ThS Bùi Thị Hồng Thái (2010), Vấn đề người bán hàng rong trên các đường phố Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Bùi Giáng (dịch) (1968), Con người phản kháng, Nxb. Võ Tánh, Sài Gòn.

7. Nguyễn Ngọc Huy, Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn, xb 1964 tại SG, tái bản 2006 tại hải ngoại

8. Trần Thị Ngọc Lan (2005), Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi lên hà nội kiếm sống, Nxb. Đại học QGHN,HN.

9. Hồ Chí Minh 1995: Toàn tập. - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3. 10.Nguyễn Thị Anh Thư, Đặc điểm tâm lý – xã hội của người dân di cư bán

hàng rong ở Hà Nội, luận văn Thạc sĩ, 2008

11. Công trình dự thi Sinh viên nghiên cứu khoa học, Thực trạng và giải pháp cho hoạt động bán hàng rong ở Hà Nội hiện nay, Đại học ngoại thương Hà Nội, 2010



HCM,

12. Nhóm sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tp.


Tình hình buôn bán hàng rong tại quận 10, tp. HCM,

13. Trần Thị Minh Đức, Nguyễn Thuý Lành (2001), Phác thảo chân dung

tâm lý - xã hội của người phụ nữ nông thôn bán hàng rong trên đường phố Hà Nội, Tạp chí Tâm lý học, (số01/2001);

14. Trần Văn Kham (2011), Nghiên cứu về hòa nhập xã hội: Một số định hướng ở Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, tập 27, (số 04/2011);

15. Phạm Quỳnh Phương, (2014), Văn hóa thường ngày – một khía cạnh lý thuyết, Tạp chí Văn hóa học, (số4/2014);

16. Trần Hữu Quang (2006), Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội, Tạp chí Khoa học xã hội, (số07/2006);

17. Trần Nguyệt Minh Thu (2013), Vài nét về nhóm lao động di cư tự do nông thôn – đô thị trong vai trò hỗ trợ kinh tế gia đình, Tạp chí Xã hội học số (02/2013), tr.122;

18. Trương Văn Tuấn (2010), Nhập cư ở vùng Đông nam bộ trong những năm đầu thế kỷ 21 và ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí Khoa học ĐH sư phạm Tp. HCM, (số20/2010).

19. Abraham Maslov (1943), A Theory of Human Motivation, Psychological Review,pg.370-96;

20. Bourdieu, Pierre. (1977). Outline of a theory of practice. Cambridge: Cambridge UniversityPress;

21. Certeau, Michel (1984) The Practice of Everyday Life, trans. Steven Rendall, University of California Press,Berkeley;

22. Edward Wadie Said (2015), Văn hóa và chủ nghĩa bá quyền, Phạm Anh Tuấn, An Khanh dịch, Nxb Tri thức;

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 07/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí