Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 12


294 người năm 2001 lên 334 người năm 2003, với tốc độ tăng lao động bình quân 3 năm là 6,6%. Số lao độ bìh quân của 1 DN công nghiệp chế biến cũng tăng từ 237 người năm 2001 lên 285 người năm 2003 với tốc độ tăng bình quân 3 năm là 9,7%. DN sản xuất và phân phối điện, khí và nước có số lao động bình quân thấp và tăng từ 84 người năm 2001 lên 112 người năm 2003 song với tốc độ tăng lao động bình quân 3 năm cao là 15,5%. Có một lưu ý rằng lao động bình quân của 1 DN tăng từ năm 2001 đến năm 2003 (chứ không giảm như so với tổng thể) là vì số lượng DN trong mẫu được giữ nguyên trong 3 năm điều tra, phản ánh sự gia tăng việc làm của các DN.

Bảng 2.6 Số lao động và tốc độ tăng lao động bình quân của 1 DN công nghiệp theo ngành cấp I năm 2001 - 2003


Khai thác mỏ

Công nghiệp

chế biến

SX và PP điện,

khí và nước

BQ chung

Số lượng (người)

2001

294

237

84

239

2002

333

265

97

267

2003

334

285

112

286

Tốc độ tăng (%)

2002/2001

13,3

11,8

15,5

11,7

2003/2002

0,3

7,5

15,5

7,1

BQ chung

6,6

9,7

15,5

9,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 12

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê.

Khu vực nhà nước:

Doanh nghiệp công nghiệp nhà nước có số lao động bình quân 1 DN tương đối cao và tăng từ 569 người năm 2001 lên 616 người năm 2003 với tốc độ tăng lao động bình quân 3 năm là 4,0%. Bảng 2.7 cung cấp thông tin chi tiết về lao động bình quân của DN nhà nước theo các ngành công nghiệp cấp I.


Bảng 2.7 Số lao động và tốc độ tăng lao động bình quân của 1 DN công nghiệp nhà nước theo ngành cấp I năm 2001 - 2003


Khai thác mỏ

Công nghiệp

chế biến

SX và PP điện,

khí và nước

BQ chung

Số lượng (người)

2001

752

568

125

569

2002

846

582

146

593

2003

844

609

172

616

Tốc độ tăng (%)

2002/2001

12,5

2,5

16,8

4,2

2003/2002

-0,2

4,6

17,8

3,9

BQ chung

5,9

3,5

17,3

4,0

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê.

Khu vực ngoài nhà nước:

Số lao động bình quân của 1 DN công nghiệp ngoài nhà nước không cao và tăng từ 113 người năm 2001 lên 138 người năm 2003 với tốc độ tăng bình quân 3 năm là 10,5%. Bảng 2.8 cung cấp thông tin chi tiết về lao động bình quân của DN ngoài nhà nước theo các ngành công nghiệp cấp I.

Bảng 2.8 Số lao động và tốc độ tăng lao động bình quân của 1 DN công nghiệp ngoài nhà nước theo ngành cấp I năm 2001 - 2003


Khai thác mỏ

Công nghiệp

chế biến

SX và PP điện,

khí và nước

BQ chung

Số lượng (người)

2001

87

115

5

113

2002

101

133

6

130

2003

104

141

5

138

Tốc độ tăng (%)

2002/2001

16,1

15,7

20,0

15,0

2003/2002

3,0

6,0

-16,7

6,2

BQ chung

9,3

10,7

0,0

10,5

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê.


Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số lao động bình quân 1 DN cao và tăng từ 510 người năm 2001 lên 691 người năm 2003 với tốc độ tăng lao động bình quân 3 năm rất cao (16,4%). Bảng 2.9 cung cấp thông tin chi tiết về lao động bình quân của DN có vốn đầu tư nước ngoài theo các ngành công nghiệp cấp I.

Bảng 2.9 Số lao động và tốc độ tăng lao động bình quân của 1 DN công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo ngành cấp I năm 2001 - 2003



Khai thác mỏ

Công nghiệp

chế biến

SX và PP điện,

khí và nước

BQ chung

Số lượng (người)

2001

37

521

52

510

2002

39

628

53

615

2003

39

706

48

691

Tốc độ tăng (%)

2002/2001

5,4

20,5

1,9

20,6

2003/2002

0,0

12,4

-9,4

12,4

BQ chung

2,7

16,4

-3,9

16,4

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê.

Tốc độ tăng lao động của doanh nghiệp trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều so với tốc độ này của DN khu vực nhà nước. Đây là xu hướng tích cực vì doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình tổ chức, sắp xếp lại và thực hiện cổ phần hoá, trong khi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đang được khuyến khích phát triển.

c. Về vốn

Một chỉ tiêu quan trọng khá‰c về phá‰t triển doanh nghiệp là vốn sản xuất kinh doanh. Từ năm 2001 đến 2003 vốn bình quân của 1 DN công nghiệp nói


chung tăng từ 43 tỷ đồng lên 55,9 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân chung là 14%/năm. DN sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước có số vốn bình quân lớn nhất và tăng từ 57,6 tỷ đồng năm 2001 lên 71,8 tỷ đồng năm 2003; vốn bình quân của 1 DN công nghiệp chế biến cũng tăng từ 44,9 tỷ đồng năm 2001 lên 58 tỷ đồng năm 2003; DN khai thác mỏ có số vốn bình quân thấp nhất và tăng từ 13,9 tỷ đồng năm 2001 lên 23,4 tỷ đồng năm 2003.

Tốc độ tăng vốn bình quân 3 năm 2001 - 2003 của 1 DN khai thác mỏ là cao nhất (29,4%), cao hơn tốc độ này của DN công nghiệp chế biến (13,7%) và của DN sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (11,6%).

Bảng 2.10 Vốn và tốc độ tăng vốn bình quân của 1 doanh nghiệp công nghiệp theo ngành cấp I năm 2001 - 2003




Khai thác mỏ

Công nghiệp chế

biến

SX và PP điện,

khí và nước

BQ chung

Số lượng (triệu đ.)

2001

13961

44924

57618

43099

2002

18763

50886

62544

48972

2003

23363

58041

71777

55991

Tốc độ tăng (%)

2002/2001

34,4

13,3

8,5

13,6

2003/2002

24,5

14,1

14,8

14,3

BQ chung

29,4

13,7

11,6

14,0

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê.

Cũng như đối với lao động bình quân của 1 DN, vốn bình quân của 1 DN tăng từ năm 2001 đến năm 2003 phản ánh sự gia tăng vốn của các DN.

Khu vực nhà nước:

Doanh nghiệp công nghiệp nhà nước có số vốn bình quân 1 DN tương đối cao và tăng từ 68,8 tỷ đồng năm 2001 lên 92,9 tỷ đồng năm 2003 với tốc độ tăng vốn bình quân 3 năm là 16,2%. Bảng 2.11 cung cấp thông tin chi tiết


về vốn bình quân của DN nhà nước theo ngành công nghiệp cấp I.

Bảng 2.11 Vốn và tốc độ tăng vốn bình quân của 1 DN công nghiệp nhà nước theo ngành cấp I năm 2001 - 2003




Khai thác mỏ

Công nghiệp chế

biến

SX và PP điện,

khí và nước

BQ chung

Số lượng (triệu đ.)

2001

37497

74966

36171

68828

2002

51174

80496

48132

75600

2003

63537

98566

64657

92938

Tốc độ tăng (%)

2002/2001

36,5

7,4

33,1

9,8

2003/2002

24,2

22,4

34,3

22,9

BQ chung

30,2

14,7

33,7

16,2

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê.

Khu vực ngoài nhà nước:

Số vốn bình quân của 1 DN công nghiệp ngoài nhà nước không nhiều và tăng từ 8,1 tỷ đồng năm 2001 lên 12 tỷ đồng năm 2003 với tốc độ tăng bình quân 3 năm là 22,1%. Bảng 2.12 cung cấp thông tin chi tiết về vốn bình quân của DN ngoài nhà nước theo ngành công nghiệp cấp I.

Bảng 2.12 Vốn và tốc độ tăng vốn bình quân của 1 DN công nghiệp ngoài nhà nước theo ngành cấp I năm 2001 -2003


Khai thác mỏ

Công nghiệp chế biến

SX và PP điện, khí và nước

BQ chung

Số lượng (triệu đ.)

2001

2958

8425

836

8052

2002

3727

10487

734

10025

2003

4853

12538

992

12010


Tốc độ tăng (%)

2002

26,0

24,5

-12,2

24,5

2003

30,2

19,6

35,1

19,8

BQ chung

28,1

22,0

8,9

22,1

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có số vốn bình quân 1 DN cao và tăng từ 216,5 tỷ đồng năm 2001 lên 266,7 tỷ đồng năm 2003 với tốc độ tăng vốn bình quân 3 năm là 11%. Bảng 2.13 cung cấp thông tin chi tiết về vốn bình quân của DN có vốn đầu tư nước ngoài theo ngành công nghiệp cấp I.

Số doanh nghiệp khu vực nhà nước tuy chiếm tỷ trọng không lớn (17,4%) song có tiềm lực về vốn và năng lực sản xuất.

Bảng 2.13 Vốn và tốc độ tăng vốn bình quân của 1 DN công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo ngành cấp I năm 2001 - 2003




Khai thác mỏ

Công nghiệp chế

biến

SX và PP điện,

khí và nước

BQ chung

Số lượng (triệu đ.)

2001

23107

217257

238043

216504

2002

23719

246252

223209

244586

2003

21310

268991

218237

266705

Tốc độ tăng (%)

2002/2001

2,6

13,3

-6,2

13,0

2003/2002

-10,2

9,2

-2,2

9,0

BQ chung

-4,0

11,3

-4,3

11,0

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2001-2003, Tổng cục Thống kê. Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước phát triển nhanh về số lượng và chiếm tỷ trọng lớn (71%) nhưng sử dụng ít lao động, dùng ít vốn, qui mô sản


xuất phân tán. Khu vực này đang được khuyến khích phát triển, đặc biệt với các loại hình như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.

Kết quả của hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp đă tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, công nghệ để mở rộng năng lực sản xuất, ra đời những ngành công nghiệp mới và nhiều sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng cao, tạo cho sản xuất tăng nhanh. Do vậy khu vực này sẽ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong toàn bộ ngành công nghiệp.

2.2.2 Phân bố số doanh nghiệp và số lao động trong mẫu điều tra phỏng vấn người lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Trong tổng số 500 DN điều tra năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có 195 DN công nghiệp (chiếm 39% trong tổng số DN điều tra), trong đó khu vực nhà nước có 37 DN chiếm 19% tổng số DN công nghiệp điều tra, khu vực ngoài nhà nước có 102 DN chiếm tỷ trọng lớn nhất 52,3% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 56 DN chiếm tỷ trọng là 28,7%.

Bảng 2.14 Phân bố số doanh nghiệp công nghiệp và số lao động điều tra theo loại hình kinh tế


Doanh nghiệp điều tra

Lao động phỏng vấn

Số lượng (DN)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

BQ 1 DN

(Người)

Nhà nước

37

19,0

586

16

Ngoài nhà nước

102

52,3

1106

11

Đầu tư nước ngoài

56

28,7

907

16

Chung 3 loại hình

195

100

2599

13

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2005, Bộ LĐTBXH.


Trong số 195 DN công nghiệp điều tra có 2.599 người lao động được chọn phỏng vấn, trong đó bình quân 1 DN nhà nước phỏng vấn 16 người, 1 DN ngoài nhà nước phỏng vấn 11 người và 1 DN có vốn đầu tư nước ngoài phỏng vấn 16 người.

Bảng 2.15 Phân bố số lao động điều tra theo loại lao động và loại hình kinh tế


Lãnh đạo

các cấp

Chuyên môn

kỹ thuật

Nhân viên

Công nhân

sản xuất

Chung



Số lượng (Người)

Nhà nước

25

168

42

351

586

Ngoài nhà nước

84

255

68

698

1106

Đầu tư nước ngoài

34

251

68

554

907

Chung 3 loại hình

143

674

179

1603

2599



Tỷ lệ (%)

Nhà nước

4,3

28,6

7,2

59,9

100

Ngoài nhà nước

7,6

23,1

6,2

63,1

100

Đầu tư nước ngoài

3,8

27,7

7,5

61,0

100

Chung 3 loại hình

5,5

25,9

6,9

61,7

100

Nguồn: Tính toán từ mẫu điều tra doanh nghiệp 2005, Bộ LĐTBXH.

Trong số 2.599 lao động được phỏng vấn có 143 người là lãnh đạo doanh nghiệp (chiếm 5,5%); có 674 lao động chuyên môn kỹ thuật (chiếm 25,9%); có 179 nhân viên (chiếm 6,9%); và có 1.603 công nhân sản xuất (chiếm 61,7% tổng số lao động được phỏng vấn). Bảng 2.15 cung cấp thông tin chi tiết về sự phân bố số lao động được phỏng vấn trong các DN công nghiệp điều tra theo loại lao động và theo loại hình kinh tế.

Có một lưu ý rằng số lượng mẫu được chọn lọc từ các cuộc điều tra trên không mang tính suy rộng cho tổng thể các DN ngành công nghiệp Việt Nam mà dùng làm thí dụ minh hoạ để phân tích tình hình phân phối thu nhập trong các DN công nghiệp trên kết quả mẫu qua các năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022