phần làm giàu cho nền văn hóa dân tộc. Nhưng quan trọng là sản phẩm đó có quan hệ thế nào với đất nước, phục vụ gì cho nhân dân. Đây cũng là điều trăn trở trong vấn đề nghiên cứu kịch Nguyễn Huy Tưởng của nhiều nhà nghiên cứu. Nỗi niềm ấy không chỉ của riêng Nguyễn Huy Tưởng sau khi gửi gắm tất cả vào Vũ Như Tô mà đó còn là niềm khát khao về sự bất tử của nghệ thuật, về sự thăng hoa những khả năng sáng tạo của con người. Hay nói cách khác, nếu nghệ thuật không phục vụ cho quần chúng thì lúc ấy xảy ra mâu thuẫn trong xã hội.
Mâu thuẫn vốn xảy ra và phổ biến trong vạn vật, nhưng không phản ánh bất kỳ mâu thuẫn nào có trong tự nhiên hoặc từ xã hội cũng đều trở thành cơ sở của xung đột nghệ thuật, những mâu thuẫn ấy chỉ được phản ánh qua nghệ thuật khi nó có ý nghĩa xã hội rộng lớn mà qua những mâu thuẫn ấy người nghệ sĩ bằng khả năng sáng tạo của mình có thể trình bày cho chúng ta thấy rõ những mặt bản chất của đời sống qua đó góp phần cải tạo xã hội... Còn những mâu thuẫn khác, thì hoặc không thể trở thành nội dung phản ánh của nghệ thuật (những mâu thuẫn trong các hiện tượng tự nhiên) hoặc tuy cũng được sử dụng trong nghệ thuật nhưng chỉ là một trong những yếu tố cấu tạo thành hình thức nghệ thuật, chứ không thể là cơ sở của nội dung trong một tác phẩm cụ thể.
Ở đây, chúng cần lưu ý tới vấn đề ý nghĩa xã hội rộng lớn của xung đột trong kịch. Với sở trường là viết về đề tài lịch sử và cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lịch sử theo lối riêng của mình, khai thác những sự kiện trong thời điểm xảy ta những biến cố dữ dội của cả dân tộc Việt Nam. Nếu Vũ Như Tô được hoàn thành trước khi Nguyễn Huy Tưởng có ý thức về cách mạng thì Bắc Sơn xứng đáng là “Vở diễn mở màn sâu khấu cách mạng”.
Được trải nghiệm và gắn bó với lịch sử dân tộc qua những trang viết giàu tâm huyết, Nguyễn Huy Tưởng luôn có ý thức tôn trọng những sự thực lịch sử
Bắc Sơn đã được viết ra trong sự tích tụ và bừng sáng của nhiệt tình cách mạng và cảm hứng công dân. Ngay từ lúc mới công diễn, Bắc Sơn đã được công chúng hân hoan đón nhận bởi nó đã dựng lại không khí của một cuộc khởi nghĩa lịch sử của quần chúng trong quá trình đấu tranh của dân tộc. Vở kịch lấy chính cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn làm nền và thông qua các mâu thuẫn trong một gia đình, và cho ta thấy được những bước chuyển của cuộc cách mạng, từ lúc phong trào đang lên đến khi phong trào cách mạng bị khủng bố và tương lai của một cuộc cách mạng đang nhen nhóm trở lại. Xung đột kịch chủ yếu được xây dựng trên hai tuyến đối lập rõ rệt: giữa lực lượng cách mạng và phản ánh cách mạng.
Trong gia đình cụ Phương, có cụ Phương, anh Sáng (con trai cụ) và Thơm (con gái cụ) đã và đang hoạt động cho cách mạng. Những nhân vật này đại diện cho cả quần chúng lúc bấy giờ đã giác ngộ lí tưởng của Đảng và tin tưởng vào Việt Minh, còn Ngọc (con rể cụ Phương) đại diện cho phe chống phá cách mạng. Chính hắn đã giết những người thân yêu trong gia đình, đốt nhà, làm tay sai cho giặc,…Mâu thuẫn này là mâu thuẫn đối kháng, nó diễn ra rất gay gắt. Chính sự xung đột gay gắt trong một gia đình đã gây nên bão táp ở nhân vật trung tâm là Thơm, đẩy Thơm đến với cách mạng, thể hiện lòng tin và sự giác ngộ của quần chúng với cách mạng...
Viết Bắc Sơn Nguyễn Huy Tưởng muốn giãi bày lòng tin chắc chắn của mình: nghệ thuật và cuộc sống không thể tách rời nhau, nghệ thuật phải hòa vào cuộc sống... Mặc dù còn có một số hạn chế về nghệ thuật viết kịch, nhưng với Bắc Sơn chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa đó là “ Vở kịch Bắc Sơn xứng đáng là vở kịch cách mạng thành công nhất từ trước tới nay và ông Nguyễn Huy Tưởng phải làm chúng ta đặt hi vọng về nghệ thuật viết kịch của ông”[23].
Viết kịch không phải công việc chỉ cốt để phản ánh một câu chuyện nào đó ngoài cuộc đời, một câu chuyện vô thưởng, vô phạt, mà chính là để góp
Có thể bạn quan tâm!
- Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 8
- Những Người Ở Lại Và Cảm Hứng Về Lịch Sử Cách Mạng Hiện Đại.
- Nghệ Thuật Khai Thác Xung Đột Lịch Sử.
- Nghệ Thuật Tổ Chức Hành Động Kịch.
- Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 13
- Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
phần nâng cao tư tưởng tình cảm của con người, góp phần giải quyết những vấn đề đang đặt ra trước mắt chúng ta, công việc của một “kỹ sư tâm hồn” không phải chỉ là sự phản chiếu cuộc đời của một tấm gương, hoặc ghi lại cuộc sống một cách máy móc như một máy chụp hình. Đã có không ít vở kịch xây dựng trên những mâu thuẫn vụn vặt hoặc bằng những chuyện hiểu lầm vu vơ, chẳng có được ý nghĩa giáo dục tư tưởng và tình cảm, không phải người viết kịch không dựa vào mâu thuẫn nào để viết kịch mà những mâu thuẫn đó rất mỏng manh, gần như không đáng kể, hoặc do tác giả chưa biết đào sâu, khai thác ý nghĩa xã hội ẩn sau những sự việc.
Thực tiễn đã chứng minh rằng đã có những vở kịch vượt qua mọi thử thách của thời gian và không gian, giữ được sức mạnh kích động, cổ vũ khán giả hàng nghìn năm sau. Tại sao lại như vậy? Ấy là vì nội dung của vở kịch đã phản ánh một vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn. Vấn đề ấy có thể là vấn đề kêu gọi mọi người dũng cảm đấu tranh bất khuất chống lại cường quyền áp bức, hay là vấn đề chế độ phong kiến hà khắc đang bóc lột, đè nén người phụ nữ...
Đối với những người viết kịch, để lựa chọn được mâu thuẫn có ý nghĩa xã hội cho kịch bản cần phải có trình độ tu dưỡng về nhiều mặt, cả về tư tưởng, vốn sống lẫn nghề nghiệp. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm phải có tác dụng và ý nghĩa với người thưởng thức, ở mọi lứa tuổi.
Như chúng ta đã biết, văn học nghệ thuật là một vũ khí sắc bén trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và nâng cao nhận thức cho quần chúng. Đối với nghệ thuật kịch thì tác dụng giáo dục và nhận thức đó chỉ thông qua việc phản ánh những xung đột cơ bản, lớn lao của thời đại trong từng giai đoạn cụ thể. Việc lựa chọn những mâu thuẫn trong đời sống làm cơ sở cho việc xây dựng xung đột kịch phải phản ánh được những vấn đề chủ yếu, cơ bản đang đặt ra trong đời sống, mà việc giải quyết những mâu thuẫn ấy sẽ góp phần giải đáp những vấn đề mà mọi người quan tâm tới.
Đối với các vở kịch lịch sử, người viết kịch lịch sử không phải là người minh họa lại lịch sử. Giá trị tư tưởng của một vở kịch lịch sử chính là ở chỗ tác giả của nó khai thác được hay không, những bài học lịch sử có tác dụng đối với tác giả ngày nay. Nói một cách khác, để phản ánh mâu thuẫn của thời đại hiện nay hay trong quá khứ, mâu thuẫn phải có nội dung có tính tư tưởng và tính hiện đại, mới có thể trở thành cơ sở của xung đột kịch.
Trở lại những tác phẩm lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta thấy rõ rằng ông đã khéo léo hư cấu lịch sử, sử dụng những xung đột lịch sử kịch mà Nguyễn Huy Tưởng khai thác, đó có thể là những mâu thuẫn không thể điều hòa được của một giai cấp nào đó hay mâu thuẫn ấy phải chứa đựng những “tiền nhân hậu quả”.... chính tính chất gay go của xung đột những mối quan hệ của cuộc sống trong từng thời đại.
Để tiếp tục nguồn cảm hứng về đề tài lịch sử cách mạng và kháng chiến, Nguyễn Huy Tưởng viết Những người ở lại ngay sau sự thành công vang dội của Bắc Sơn. Vở kịch này được tác giả nhen nhóm từ những năm 1947 khi gặp các chiến sĩ trung đoàn Thủ Đô và hoàn thành ngay trong năm, khi đọc vở kịch này, chúng ta sẽ thắc mắc “ Tại sao tác giả đã chọn một đề tài lớn lao có vẻ kháng chiến như thế để rồi lại phân bua rằng mình chỉ dùng cuộc kháng chiến của Thủ Đô để làm đường nền cho một tấn bi kịch nhỏ gia đình”?[6;15]. Với giả thuyết là tác giả muốn diễn rả sự thối nát của chế độ cũ mà tiếng súng đêm 19 tháng Chạp đã làm sụp đổ? Sự thối nát ấy biểu hiện trong hành vi của hai nhân vật Ngọc Cẩm và Dương, một con đĩ ghê tởm và một tên Việt gian đại ác. Chủ đích của tác giả là tập trung vào chúng, bởi chúng là đại diện cho cả một chế độ thối nát đang sụp đổ..
Hay mục đích của tác giả là cốt làm sai làm nổi bật xung đột giữa cái cũ và cái mới, giữa thối tha và lành mạnh... để con người tin tưởng và hi vọng thêm vào cuộc đấu tranh của dân tộc... Hay tác giả đang muốn diễn tả tình yêu
nồng nàn và chân thật của một đôi thanh niên, giữa quang cảnh rối ren của Thủ Đô trong những ngày đầu kháng chiến và trong những ngày đen tối của Thủ Đô bị tạm chiến?.
Có lẽ tính chất hiện thực của vở kịch là ở chỗ đó, vì trong kháng chiến tình yêu có thể là động lực thúc đẩy cho những người trong cuộc kháng chiến ấy thêm động lực, hoặc có ngăn cản trong chiến đấu.... Vậy trong mỗi nhân vật của vở kịch dường như đang xảy ra một mâu thuẫn. Mâu thuẫn ấy kết hợp lại tạo nên những xung đột về nghệ thuật cho vở kịch thêm thành công hơn.
Khi đọc Những người ở lại người đọc nhận thấy vì muốn diễn tả lòng cương quyết của người chiến sĩ cách mạng hi sinh tất thảy vì dân tộc, tác giả đã đặt nhân vật Sơn vào chỗ nghịch với sự thật, vẫn biết người cách mạng không vì tình riêng của mình mà quên vận mệnh của dân tộc, nhưng việc làm của Sơn với cha mình thì không một nền đạo đức nào chấp nhận, lúc này nhân vật mâu thuẫn với chính mình, với trách nhiệm của một công dân yêu nước...
Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng đã phản ánh được một số nét của Hà Nội những ngày đầu kháng chiến nhưng không thu hút được nhiều sự quan tâm của báo chí đương thời cũng như giai đoạn sau này.
Những quan hệ tình cảm éo le, phức tạp của một gia đình đã lấn át đi chủ đề chính của vở kịch. Về cơ bản tác giả đã phản ánh được xung đột của trí thức yêu nước với cách mạng đó là nhân vật bác sĩ Thành với lựa chọn ở Hà Nội hay ra ngoài theo cuộc chiến đấu của quần chúng cách mạng... Trong vở kịch, tất cả mọi vấn đề đều được giải quyết triệt để, không đáp ứng được mong đợi của công chúng, nhưng khi nhìn nhận lại, vở kịch Những người ở lại vẫn khai thác được xung đột lịch sử vì nó có sự gắn bó với hiện thực cách mạng và kháng chiến nên vẫn đáng được ghi nhận là những sự kiện đáng kể trong nền kịch kháng chiến.
Vậy khi nói đến nghệ thuật khai thác xung đột lịch sử trong kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng chúng ta thấy ông là một nghệ sĩ tích cực và tiến bộ. Với lòng yêu nước nồng nàn, Nguyễn Huy Tưởng trân trọng nâng niu những trang sử đẹp của dân tộc, ông muốn từ quá khứ vẻ vang của tộc mình nói lên những bài học và sự thôi thúc động viên với hiện đại. Viết về lịch sử mà không lệ thuộc vào lịch sử Nguyễn Huy Tưởng là người xuất sắc trong việc khai thác những vấn đề lịch sử để làm nên phong cách riêng của mình. Việc khai thác xung đột lịch sử là một vấn đề khó khăn và đầy tính nghệ thuật, không phải bất cứ xung đột lịch sử nào cũng y nguyên ngoài cuộc đời, tất cả phải thông qua sự khái quát, điển hình hóa cao độ của người viết, mâu thuẫn cuộc đời, sự trải nghiệm của chính bản thân mới tạo thành những xung đột lịch sử.
Vai trò sáng tạo của nghệ sĩ là vô cùng quan trọng, quá trình này yêu cầu người nghệ sĩ ấy phải chọn lọc, nghiên cứu, tổng hợp nhiều mâu thuẫn cùng loại ngoài cuộc đời, rồi sau đó khái quát, hư cấu thành một xung đột cụ thể. Những công việc đó phải dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc, kỹ lưỡng những chất liệu thực trong đời sống, không phải dựa theo sự tưởng tượng viển vông, thoát ly cuộc sống thực tế của tác giả. Và Nguyễn Huy Tưởng đã lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc để tạo nên những vở kịch đi vào lòng người, tồn tại vĩnh viễn trên sâu khấu dân tộc.
3.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách.
Nói đến “tính cách” trong lĩnh vực nghệ thuật, chúng ta không nên hiểu theo nghĩa tính tình hoặc tính nết của một con người, mà “ tính cách là sự tổng hòa của những biểu hiện về các mặt tư tưởng, tình cảm, đạo đức, tính nết của một người nào đó. Tất cả những việc đó cho phép ta hiểu rõ con người đó như thế nào, họ là ai, ở thành phần nào, trình độ văn hóa tư tưởng ra sao, họ sống và làm việc, suy nghĩ, hành động, yêu ghét những gì...”[8;45].
Vì thế mà ta hay nói “mỗi con người mỗi tính cách”. Bởi không ai có trong xã hội có thể giống nhau về tất cả mọi mặt, dù cho họ là anh em sinh đôi giống nhau tất cả về hình thức bên ngoài, nhưng họ không thể giống hệt nhau về tư tưởng, tình cảm, về trình độ nhận thức của cuộc đời...
Việc xây dựng tính cách của nhân vật lịch sử đòi hỏi trước hết ở người viết ở sự tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu, thu nhập các chất liệu hiện thức của các mẫu người trong đời sống, rồi sau đó theo yêu cầu của tư tưởng chủ đề, tiến hành công việc khái quát tổng hợp thành những hình tượng, nhân vật cụ thể, cần thiết cho việc xây dựng toàn bộ tác phẩm của mình.
Mức độ sâu sắc, chân thực, sinh động của hình tượng phụ thuộc vào sự hiểu biết nông hay sâu, nhiều hay ít, rộng hay hẹp của người viết kịch về các mẫu người thực trong đời sống mà tác giả sử dụng làm chất liệu xây dựng tác phẩm.
Nói cách khác muốn xây dựng được những tính cách điển hình thực sự có giá trị, người viết kịch phải có một trình độ tư tưởng vững vàng để có thể tiến hành phân tích những vấn đề phức tạp, tinh vi của đời sống, phải có vốn sống phong phú, với sự hiểu biết chi ly tới những cho tiết nhỏ nhặt của các hạng người trong xã hội; phải có trình độ khái quát nghệ thuật rộng lớn, để có thể thâu tóm, rút gọn cái thế giới phức tạp, đa dạng vào trong một số màn hay cảnh kịch với một số nhân vật nhất định.
Việc xây dựng hình tượng nhân vật kịch cần phải được tiến hành trước một bước so với việc xây dựng cốt truyện kịch. Bởi lẽ rất đơn giản rằng, trong kịch, các hoàn cảnh, tình huống, sự kiện - những nhân tố của cốt truyện, chỉ có giá trị và phát huy được tác dụng khi chúng gắn chặt với những tính cách rõ nét. Để tổng kết kinh nghiệm sáng tác của mình, nhà viết kịch Xô Viết Pô- Gô- Đin có ý kiến: “Tôi không thể viết được, trước khi tôi tìm thấy cho mình những con người thú vị... Tôi không thể hình dung được làm như thế nào có
thể vạch ra được những con đường nhỏ và những ngã tư của vở kịch, rồi sau đó mới xây dựng các hình tượng và bắt các nhân vật đi theo những con đường nhỏ và những ngã tư đó. Sẽ thành một không hai điều: hoặc, tất cả những hình huống của anh sẽ không ra gì, hoặc các nhân vật sẽ như những con rối, hoạt động theo những điều tác giả quy định trước”[23]. Đã có những “vở kịch như thế”, đó là những cái gì - thật khó hiểu.
Ý kiến trên đã khẳng định thêm vai trò và vị trí quan trọng của hình tượng nhân vật trong toàn bộ cấu tạo của vở kịch. Để có được hình tượng nhân vật tồn tại khó quên trong mỗi tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã lựa chọn những tính cách phù hợp yêu cầu của chủ đề tư tưởng mà mình hiểu hiện qua mỗi vở kịch.
Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được tất cả các biến cố quan trọng và các mặt của thời kỳ lịch sử qua các trang viết của mình, và ngoài ý nghĩa đó tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng được tính cách của những nhân vật. Những nhân vật lịch sử trong những vở kịch của ông được xây dựng rất công phu, nhân vật ấy thể hiện cái vĩ đại trong quá khứ nhưng đồng thời cũng là một con người hết sức bình thường với tất cả những mặt phức tạp của nó.
Nhân vật mà chúng ta phải chú ý đầu tiên và phân tích kỹ về tính cách ấy là Vũ Như Tô. Vũ là nhân vật có tính cách rõ ràng, là một nghệ sĩ có tài, không màng danh lợi mà chỉ muốn hi sinh vì nghệ thuật, muốn đóng góp cho đất nước. Nhưng công trình vĩ đại mà Vũ xây dựng lại mâu thuẫn với quyền lợi của nhân dân còn đói khổ và chỉ có tác dụng phục vụ cho quyền lợi ích kỉ của giai cấp thống trị. Vì thế cuối cùng Vũ bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt phá tan tành.
Ở hồi I của vở kịch, ta thấy nổi lên mâu thuẫn nghệ sĩ chống cường quyền, Vũ Như Tô đã có thái độ của một người nghệ sĩ dũng cảm, không chịu khuất phục bọn cường quyền dâm ác. Thái độ của Vũ rất phù hợp với tính