Nghệ Thuật Tổ Chức Hành Động Kịch.


cách của một người nghệ sĩ chân chính. Nhưng vì quá say mê với khát vọng nghệ thuật Vũ đã mù quáng đi ngược lại lợi ích của dân chúng. Và phải chịu một số phận bi thảm, Nguyễn Huy Tưởng đã chứng minh và đề cao vai trò của quần chúng. Quần chúng là người sáng tạo ra nghệ thuật, sáng tạo ra lịch sử. Một nền nghệ thuật chân chính không khi nào đi ngược lại quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động.

Trong vở kịch ta phân biệt được tính cách các nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật trung tâm là Vũ Như Tô và là nhân vật mang vấn đề của tác phẩm. Nhân vật này hoạt động trong suốt vở kịch, thông qua họ có thể hiểu được nội dung cơ bản của vở kịch. Vũ là người chủ chốt đứng đầu mũi nhọn trong thế trận xung đột giữa hai phe trong kịch. Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa đầy đủ những mặt bản chất của tính cách nhân vật Vũ Như Tô. So với các nhân vật quần chúng trong kịch tính cách của nhân vật Vũ Như Tô được xây dựng phong phú, đa dạng hơn, nổi bật hơn. Tính cách Vũ được tác giả miêu tả trên nhiều khía cạnh, trong nhiều mối quan hệ khác nhau, qua đó ta thấy Vũ là một nghệ sĩ chân chính, kiên cường, có khát vọng sáng tạo nghệ thuật cao cả.

Đối với các nhân vật phụ, tác giả không miêu tả sâu sắc và phong phú như đối với nhân vật chính, nhưng họ cũng có vài nét cá tính đặc biệt của nhân vật, có tên có tuổi, có hồn trên sân khấu. Vai trò của quần chúng (nhân vật phụ) cũng được đề cao trong việc làm sáng tỏ chủ đề, nội dung tác phẩm. Có được điều này thì khán giả mới nhớ được họ là ai, nhân vật nào trên sân khấu. Nói tóm lại, dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ được tác giả chú trọng và xây dựng thành công về tính cách nhân vật thì nhân vật ấy dễ được người xem lưu ý và hâm mộ.

Do đặc điểm của kịch phải phản ánh bằng hành động, cho nên việc miêu tả tính cách của nhân vật kịch chỉ bó hẹp trong phạm vi ngôn ngữ hành động của nhân vật. Chính vì thế không thể miêu tả tính cách nhân vật kịch


một cách tràn lan với mội biểu hiện mà phải chọn lựa đặc điểm ấy thành nét đặc trưng của nhân vật.

Với Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã thể nghiệm sâu sắc vai trò lịch sử của quần chúng trong đấu tranh cách mạng, lần đầu tiên trên sân khấu người ta thấy xuất hiện những con người xuất thân từ quần chúng, những người lao động áo vải, những con người mới của thời đại với những tính cách giản dị, yêu ghét rõ ràng nhưng đã thu hút và gây hứng thú cho người xem đến bất ngờ. Ông cụ Phương, một cụ già hăng hái với cách mạng; bà cụ Phương, sự xúc cảm hiện thân; cô Thơm một cô gái có tính cách ưa vòng hột, thích điểm trang của đàn bà, nhưng cũng có đức hi sinh và trí giác ngộ; Sáng là một hiện hình của tuổi thanh niên dạt dào lòng ngây thơ, lý tưởng...Tất cả những nhân vật, tính cách ấy đã làm nên một vở kịch có giá trị lịch sử trên sân khấu.

Nếu người viết kịch không có sự tìm hiểu toàn diện, không nắm vững toàn bộ những biểu hiện của những mặt tính cách, chỉ bằng một vài nét cá tính nào đó rồi đưa lên thành nét tiêu biểu thì nhân vật kịch ấy sẽ không có chiều sâu, sẽ mờ nhạt, không thể nổi bật lên được. Một nhân vật chỉ có một nét tính cách duy nhất sẽ đơn điệu và dễ trở thành khái niệm, nhưng một nhân vật được miêu tả với quá nhiều biểu hiện khác nhau về tất cả mọi mặt của tính cách cũng không thể gây được hứng thú thẩm mĩ với người xem. Mỗi nhân vật trong một kịch bản đều được xây dựng để thể hiện chủ đề của tác phẩm, chẳng hạn thể hiện chủ đề cũng như mối xung đột bi kịch, giữa nghệ thuật với quần chúng nhân dân, Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa tính cách nhân vật Vũ Như Tô rất thành công. Nguyễn Huy Tưởng không những khắc họa tính cách của một người nghệ sĩ chân chính, dũng cảm mà còn nói đến sự mù quáng trong suy nghĩ của nhân vật Vũ, đó chính là khát vọng nghệ thuật đi ngược lại với lợi ích của quần chúng nhân dân. Hay trong Những người ở lại ngoài những mặt hạn chế nhất định, vở diễn vẫn được xem là một tác phẩm bề thế, công phu, ở từng nhân vật có những bản sắc riêng về tính cách; vấn đề đặt ra


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

phức tạp hơn. Và đòi hỏi phải xử lý một cách linh hoạt, đúng đắn của người viết kịch.

Chọn gia đình bác sĩ Thành làm cơ sở khai thác xung đột, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện được một số bản chất của Hà Nội kháng chiến. Thông qua việc khai thác sâu về tâm lý và tính cách của mỗi nhân vật, tác giả đã đẩy xung đột trong vở kịch phát triển lên đỉnh điểm. Tâm trạng của Bác sĩ Thành với cuộc kháng chiến của gia đình ông, cũng như sự nhiệt tình của lớp thanh niên như Lan, Kính, Sơn hăng hái trong Những người ở lại những ý tưởng đã có lần nhận xét “chỉ thích tả giai cấp tiểu tư sản, chỉ thích đi sâu vào tâm lý của giai cấp ấy...” vì vậy nhân vật quần chúng trong tác phẩm chưa được chú ý đúng mức vai trò của họ trong cuộc kháng chiến của Hà Nội. Những người ở lại chỉ nói lên được sự băn khoăn của một vai cá nhân chứ không nói lên được những băn khoăn của quần chúng cho nên đối với khán giả vở kịch đã bị mờ nhạt đi rất nhiều.

Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 12

Có thể khẳng định rằng không một hình tượng nhân vật nào trở thành bất hủ mà tính cách nhân vật lại không được miêu tả bằng những cuộc đấu tranh bên trong nội tâm. Trong Vũ Như Tô nhân vật Vũ đã có những giằng xé gay gắt trong tư tưởng của một người nghệ sĩ. Vũ phản đối bạo lực của giai cấp thống trị, chống lại cường quyền nhưng lại muốn lợi dụng quyền lực ấy để xây dựng một Cửu Trùng Đài vĩnh cửu. Ý nghĩa ấy đã được thúc đẩy thêm bởi Vũ gặp một tấm lòng tri kỉ, ủng hộ cho khát vọng nghệ thuật của mình, Đan Thiềm mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ đã đẩy Vũ Như Tô đến cái chết oan uổng.

Hay nhân vật Thơm trong Bắc Sơn cũng để lại ấn tượng đẹp đẽ cho người đọc. Xuất thân trong một gia đình nghèo, cha và em theo cách mạng nhân vật Thơm vẫn giữ được bản chất tốt đẹp của một tâm hồn trong sáng. Tuy là vợ của tên Việt gian - Ngọc, nhưng tính cách của Thơm khác Ngọc ở điểm căn bản đó. Tâm trạng của Thơm bị giày vò đau khổ, ngay từ màn IV


của vở kịch, ta thấy Thơm luôn xót xa và hối hận. Sự hối hận day dứt dằn vặt ấy khiến Thơm phải hành động để chuộc tội. Đến lúc bị bắn mê man đi, Thơm vẫn lo sợ chưa hết tội, chú và em vẫn giận và ghét..Ở đây, Nguyễn Huy Tưởng đã làm cho khán giả xúc động và thương mến nhân vật Thơm. Tác giả phần nào thành công khi biểu diễn sự đau khổ nội tâm của nhân vật này. Tiếng khóc nức nở của Thơm trong giờ phút lâm chung đã gây ra một tác động sâu sắc trong tâm hồn tác giả và người đọc.

Nguyễn Huy Tưởng chưa xây dựng được nhân vật điển hình nhưng những con người ở đây ít nhiều có cá tính và có những nét điển hình riêng, lần đầu tiên trong kịch đã công khai khẳng định vai trò của con người mới trong cuộc sống và trong cách mạng.

Mỗi thời đại khác nhau, tính chất của các cuộc đấu tranh bên trong của tính cách cũng sẽ không giống nhau. Vì nhiệm vụ của những người viết kịch là phải đi sâu vào đời sống để tìm hiểu, nắm vững một cách chắc chắn, sâu sắc những mặt bản chất của con người, của những cuộc đấu tranh nội tâm, những mâu thuẫn bên trong của tính cách để khắc họa được nhân vật có nhiều chiều sâu tư tưởng, có sức hấp dẫn với khản giả.

Kịch của Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng thành công khá nhiều nhân vật có tính cách. Trong tính cách nhân vật có sự chuyển biến hoặc phát triển là do tác động của hoàn cảnh. Hoàn cảnh lịch sử đã khiến cho nhân vật bác sĩ Thành trong Những người ở lại có sự băn khoăn trong nội tâm. Bác sĩ Thành là một trí thức có tên tuổi, do hoàn cảnh gia đình bắt buộc nhân vật này phải có lựa chọn đi hay ở lại Thủ Đô. Ở con người này chưa có niềm tin đầy đủ vào chế độ mới, nên ở tâm trạng nhân vật đã nảy sinh ý muốn được yên thân, không muốn cộng tác với Pháp, vì đó đã làm việc xấu xa nô lệ nhưng lại ngại ra ngoài với kháng chiến vì sợ gian khổ. Những dằn vặt ấy do ít nhiều từ hoàn cảnh lịch sử tác động.


Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật được lấy mẫu trong đời sống và qua sự sáng tạo của tác giả hư cấu thành hình tượng nghệ thuật. Vậy làm thế nào để nhân vật ấy để lại ấn tượng mãi mãi trong lòng người đọc, người xem? Người viết kịch đã xây dựng tính cách của nhân vật cụ thể và do tính cách ấy phải tham gia vào xung đột kịch. Khi tham gia vào xung đột kịch thì tính cách nhân vật sẽ phát triển, chẳng hạn xung đột trong kịch Bắc Sơn càng mạnh mẽ dữ dội bao nhiêu thì tính cách nhân vật tham gia vào xung đột đó càng sâu sắc nổi bật bấy nhiêu. Xung đột giữa phe ta và phe địch đã tạo ra một ông già Phương với một tính cách dũng cảm, bất khuất, luôn tin tưởng vào cách mạng, hay chàng thanh niên Sáng cũng kiên cường bởi sự giác ngộ lý tưởng sâu sắc... ngoài xung đột ra tính cách của nhân vật phải được miêu tả trong hành động, đó là nhân vật Vũ Như Tô trong Vũ Như Tô với hành động xây Cửu Trùng Đài thể hiện khao khát nghệ thuật, hành động không khuất phục trước cường quyền...

Vấn đề tính cách trong nghệ thuật kịch còn có nhiều khía cạnh phức tạp khác, ở đây chúng tôi chủ yếu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tính cách ở ba vở kịch cụ thể của Nguyễn Huy Tưởng: Vũ Như Tô; Bắc Sơn; Những người ở lại, nên có thể chưa chạm tới mục đích đích thực của luận văn. Về cơ bản khi tìm hiểu về đặc điểm kịch về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng gặp không ít khó khăn và hạn chế hiểu biết, chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp chân thành của bạn đọc.

3.3. Nghệ thuật tổ chức hành động kịch.


Chúng ta thường nói: “Khởi thủy là hành động, con người phải có hành động”, trong kịch cũng vậy, bởi nó là một hình thức văn học phản ánh những vấn đề của cuộc sống bằng hành động. Hành động là đặc trưng của kịch, kịch không có hành động thì không phải là kịch…vậy hành động có vai trò như thế nào trong kịch?


Khi tìm hiểu về hành động kịch, ta phải hiểu hành động là hình thức hoạt động của con người trong xã hội với các mối quan hệ. Hành động của con người rất phong phú và đa dạng, có hành động lớn, hành động nhỏ, có những hành động nổi bật quan trọng có ý nghĩa xã hội nhưng cũng có những hành động bằng phẳng bình thường, chỉ có giá trị đối với cá nhân…

Nghệ thuật nói chung và nghệ thuật kịch nói riêng đều phản ánh các hiện tượng trong cuộc sống. Đó là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật. Đối với nghệ thuật kịch, không phải bất kỳ hành động nào trong cuộc sống đều có thể trở thành hành động kịch, nếu nó không có đầy đủ những điều kiện do yêu cầu và đặc trưng của nghệ thuật kịch đòi hỏi.

Có khi hành động ấy phải tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc đấu tranh nhất định. Với việc khai thác xung đột lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng hành động của các nhân vật tham gia trực tiếp vào những xung đột ấy. Trên con đường thực hiện khát khao nghệ thuật của mình, Vũ Như Tô đã gặp những khó khăn trở ngại. Vũ nhất quyết không chịu xây dựng Cửu Trùng Đài cho bọn vua chúa dâm ô hưởng lạc, hành động đó tạo nên xung đột giữa nghệ sỹ với cường quyền, áp bức. Hành động ấy có giá trị trở thành tấm gương cho mọi người soi chung. Hay hành động phản kháng của những người dân Bắc Sơn trước sự đàn áp của thực dân pháp…Vì vậy ta thấy trong các vở kịch bao giờ hành động cũng là hành động đấu tranh.

Nguyễn Huy Tưởng đã tổ chức hành động kịch trong tác phẩm của mình rất thành công, tạo ra những cuộc đấu tranh, những xung đột có gí trị tư tưởng và nghệ thuật. Hành động trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng có kịch tính, người xem chắc hẳn rất ấn tượng với màn V của vở Vũ Như Tô. Trong màn kịch này hành động của nhân vật Vũ Như Tô có hai sự lựa chọn. Nếu nghe theo Đan Thiềm thì chạy trốn, bảo toàn tính mạng còn không thì ở lại sống chết với Cửu Trùng Đài…Bên ngoài là tiếng reo hò của dân chúng, sự


truy tìm của quân phản loạn khiến mâu thuẫn của vở kịch được đẩy lên đỉnh điểm. Điều này cuốn hút người xem hơn những màn trước của vở kịch.

Thông qua việc tổ chức hành động kịch, nhiều nhân vật bộc lộ được tính cách làm thỏa mãn sự hiếu kì, tính tò mò của người xem. Nó kích thích người xem muốn tìm hiểu, khám phá và nhận thức được những bài học bổ ích thông qua các vở diễn. Trong Những người ở lại bác sĩ Thành về sau tích cực tham gia vào kháng chiến vì hai lẽ: một là muốn gặp con trai và hy vọng con mình trở về, hai là bị Ngọc Cẩm phụ bạc. Chính hoàn cảnh thay đổi dẫn đến hành động của nhân vật cũng thay đổi. Nếu cứ như trước kia, có lẽ bác sĩ Thành không thể có được hành động đi theo cách mạng, ông sẽ vẫn là một trí thức bình thường, không có một động cơ nào khiến ông thay đổi. Nhưng hành động kịch đã tiến triển phụ thuộc vào hoàn cảnh mà nhân vật đang rơi vào đó. Bác sĩ Thành thay đổi tư tưởng, đi theo cách mạng, điều này làm người xem hài lòng và có tác động rất lớn đến tinh thần cách mạng của khán giả. Hay hành động đi theo cách mạng của nhân vật Thơm trong Bắc Sơn đã phục vụ trực tiếp chủ đề tư tưởng của cách mạng. Nhân vật Thơm có quá trình chuyển biến tư tưởng rất chậm dãi, có lẽ do hoàn cảnh xuất thân mà nhân vật này đến với cách mạng rất muộn. Hành động làm liên lạc cho Việt Minh của Thơm được tất cả mọi người ủng hộ. Tuy muộn mằn nhưng là bước đi chắc chắn trên con đường đến với cách mạng. Mặt khác trong Bắc Sơn hành động kịch chỉ xoay quanh một nhân vật trung tâm. Ba màn đầu chỉ tập trung vào cụ Phương, nhưng hai màn sau lại tập trung vào Thơm. Chính thế làm cho kết cấu kém chặt chẽ, kém phần thống nhất với hành động. Hai cái chết tương đối quan trọng bằng nhau khiến người đọc không để ý hẳn vào Thơm hay cụ Phương.

Cách tổ chức mọi hành động trong các vở kịch khác của Nguyễn Huy Tưởng về cơ bản là hợp lý. Từ hành động bên trong đến hành động bên ngoài của nhân vật đều thống nhất nhưng nó diễn biến một cách đa dạng và phức


tạp tùy theo từng hoàn cảnh, từng nhân vật và đòi hỏi người viết kịch phải phân tích kĩ càng và tỉ mỉ.

Nắm được vị trí và vai trò của hành động kịch, việc tổ chức trong một tác phẩm nghê thuật không còn là điều khó khăn với Nguyễn Huy Tưởng, ông đã kết hợp được cả hành động bên trong, và bên ngoài khác ở một vở kịch. Tuy nhiên sự kết hợp ấy cần có một tỷ lệ sao cho phù hợp. Ở vở kịch Bắc Sơn hành động bên ngoài được biểu hiện nhiều hơn, trong khi đó ở Những người ở lại hành động bên trong lại giữ một vị trí quan trọng.

Hành động bên trong là những suy nghĩ thầm kín, tính toán, cân nhắc, đấu tranh tư tưởng (nhân vật bác sĩ Thành); còn hành động bên ngoài là những việc làm, những ý định hay những hoạt động mà ta có thể nhìn thấy được (việc xây Cửu Trùng Đài của Vũ Như Tô).

Nói khác đi, hành động bên trong giúp người đọc, người xem thấy được thế giới tinh thần bộ mặt tâm hồn của nhân vật. Tạo thành những rung động chiều sâu trong khán giả. Còn hành động bên ngoài lại gắn liền với sự phát triển của cốt chuyện kịch, không có hành động này thì vở kịch sẽ trở thành “bài thơ trữ tình” của các nhân vật kịch mà không thể nào trình diễn được. Và không có hành động bên trong vở kịch sẽ trở thành cuộc đụng độ giữa các con rối.

Cái tài của Nguyễn Huy Tưởng là ở việc sử dụng nghệ thuật tổ chức hành động kịch rất nhuần nhuyễn. Nếu chỉ chú tâm khai thác hành động bên ngoài của Vũ Như Tô với những sự việc dồn dập, căng thẳng trên sân khấu thì có lẽ chẳng người xem nào nhớ được nhân vật ấy là ai và vấn đề nêu ra trong vở kịch là gì? Chính Nguyễn Huy Tưởng đã khiến khán giả thấu hiểu được nội dung của vở kịch là thể hiện mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật với lợi ích của nhân dân, người xem sẽ nhớ đến Vũ Như Tô với tư cách là một nghệ sỹ chân chính với khát khao nghệ thuật nhưng không thành công bởi sáng tạo nghệ thuật ấy lại đi ngược với quyền lợi của nhân dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023