đây, chúng tôi tập trung tổ chức dạy học với DTLS trong bài nghiên cứu kiến thức mới theo kiểu dạy học nêu và giải quyết vấn đề - là kiểu DH có ưu thế trong việc phát huy khả năng chủ động, tích cực, sáng tạo của người học, giúp HS có động lực học tập tốt, tạo cơ hội thực hành, phát triển khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng ứng phó với những thay đổi, các kĩ năng học tập suốt đời và kĩ năng tự đánh giá.
Việc đưa kiến thức về DTLS ở địa phương vào BH ở trên lớp một mặt giúp nâng cao nhận thức, phát triển kĩ năng, định hướng thái độ, trong đó đặc biệt làm tăng tính trách nhiệm cho HS khi HS biết liên hệ thực tế cuộc sống. Áp dụng DHNVĐ vào việc tổ chức dạy học bộ môn với di tích LS ở địa phương, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau:
4.2.1. Sử dụng tài liệu di tích lịch sử để kích hoạt hoạt động nhận thức
Theo trang từ điển mở Wikipedia, kích hoạt, (tiếng Anh: Provocation) là phương pháp tư duy sáng tạo, là một kĩ thuật tư duy quan trọng. Tác động chính của phương pháp là thoát ly nền nếp suy nghĩ cũ, theo những phương thức quen thuộc mà chúng ta sử dụng để giải quyết vấn đề. Việc tạo một dạng thức khác, bất ngờ, “lạ” để giải quyết vấn đề yêu cầu não bộ, tư duy của HS T tìm ra câu trả lời như là một "kiểu khác" của vấn đề, cấu trúc não bộ sẽ gây khó khăn cho chúng ta để liên kết các lời giải này. Kích hoạt là một phương pháp dùng để liên kết các kiểu tư duy này với nhau và tạo thành một giải pháp mới.
Kích hoạt trong khởi động bài học có tác động gần giống sự tấn công não bộ (storm braining), tạo hứng thú cho HS trước khi nghiên cứu kiến thức mới. Chúng đóng vai trò là động lực, tác nhân kích thích mạnh mẽ, khơi gọi nhu cầu và hứng thú của quá trình nhận thức. Để kích hoạt quá trình nhận thức trong dạy học LS với DTLS ở địa phương, giáo viên có thể sáng tạo nhiều cách thức khác nhau. Ví dụ: dạy học nêu vấn đề, sử dụng một đoạn video ngắn, một số tranh ảnh, một số tình huống xung đột... Trong đó, GV có thể tiếp tục xây dựng các tình huống nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan về di tích LS ở địa phương nhằm đưa ra biểu tượng rõ ràng, lôi cuốn nhận thức, định hướng quá trình tư duy của các em.
Các tình huống NVĐ là các dạng mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, xung đột trong các ý kiến đánh giá... Chúng làm nảy sinh ở HS những
thắc mắc, câu hỏi, vấn đề, đòi hỏi được giải quyết. Việc xây dựng các THNVĐ một mặt phản ánh nội dung cơ bản của bài học đồng thời có tác dụng tạo hứng thú, kích thích sự tìm tòi của HS. THNVĐ có thể xuất hiện trong các khâu của quá trình dạy học, nhưng thời điểm thường sử dụng nhất đó là đầu bài, đầu các tiểu mục.
Đặc trưng của DHNVĐ là GV đưa ra tình huống để dẫn dắt HS thông qua các câu hỏi, bài tập nhận thức. Việc giải quyết các THNVĐ giúp HS khôi phục, tái hiện sự kiện, hiện tượng LS; lý giải sự tồn tại, vận động của chúng và biết vận dụng các kiến thức đã được học vào việc giải thích kiến thức mới cũng như vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm!
- Đế Quốc Mĩ Đã Hủy Diệt Truông Bồn Như Thế Nào? Những Công Việc Của Tnxp Ở Truông Bồn?
- Trải Nghiệm Tại Di Tích Lịch Sử Ở Địa Phương
- Nơi Giặc Pháp Tàn Sát Cuộc Đấu Tranh Ngày 12 Tháng 9 Năm 1930
- Kết Quả Thực Nghiệm Từng Phần Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Nhận Thức Của Hs Với Các Nguồn Sử Liệu Về Dtls Để Hình Thành Kiến Thức
- Hướng Dẫn Hs Sưu Tầm Tài Liệu Về Dtls Để Vận Dụng Kiến Thức Vào Thực Tế Cuộc Sống Và Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá
- Kết Quả Thực Nghiệm Biện Pháp Hướng Dẫn Hs Sưu Tầm Tài Liệu Về Dtls Để Vận Dụng Kiến Thức Vào Thực Tế Cuộc Sống Và Kiểm Tra, Đánh Giá
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
Các trường hợp có thể tạo THNVĐ trong dạy học LS, đó là:
1. Hướng dẫn HS tạo mâu thuẫn, xung đột về kiến thức giữa điều đã biết với điều chưa biết và tìm cách giải quyết chúng.
2. Đưa ra các ý kiến khác nhau, yêu cầu HS tìm ra ý kiến đúng.
3. Nêu tình huống lựa chọn, quyết định của LS, HS cần trả lời câu hỏi: Vì sao để hiểu thấu đáo vấn đề LS.
Ở đây, GV có thể kết hợp với tranh ảnh, đoạn phim ngắn, tư liệu LS... nhằm tạo ra các THNVĐ và nêu bài tập nhận thức theo trường hợp thứ 3.
Ví dụ, khi dạy thực nghiệm bài 14: Phong trào cách mạng 1930 -1935, phần II, mục 1: Phong trào cách mạng 1930 -1931, mục 2: Xô viết Nghệ Tĩnh, là mục trọng tâm của bài, nghiên cứu về một sự kiện tiêu biểu của Nghệ An và của dân tộc, GV có thể sử dụng âm nhạc kết hợp tài liệu và hình ảnh về DTLS khởi động, định hướng cho HS. Nếu bài giảng sử dụng phần mềm power - point, trước khi dạy học mục này, GV phóng ảnh hoặc chuẩn bị trình chiếu hình ảnh về DTLS ở địa phương như:
Tượng đài công – nông Đài tưởng niệm liệt sĩ Thái
Lão
Đình Võ Liệt
+ Ảnh chụp ngã ba Bến Thủy và tượng đài Công - Nông. Tượng đài cao 10m, rộng 16,2m, trên tượng đài khắc biểu tượng búa liềm, mặt trước gắn biểu tượng trống Xô viết, trên nền bia ghi lại những sự kiện lịch sử diễn ra ở Cồn Mô, nơi có cuộc biểu tình rầm rộ, quy mô của công nhân với nông dân ngày 01/05/1930. Sự kiện này minh chứng: “Lần đầu tiên trong lịch sử CM xứ ta, công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền”.
+ Ảnh đài liệt sỹ Thái Lão, di tích ghi dấu sự tàn bạo của thực dân, phong kiến đàn áp phong trào biểu tình của quần chúng ngày 12/09/1930 làm 217 người đã ngã xuống.
+ Ảnh đình Võ Liệt
GV trình chiếu các bức ảnh, HS quan sát, yêu cầu các em nêu tên gọi DT. Sau đó, khi HS đã quan sát kĩ, GV nêu: “Đây là những di tích gắn liền với các sự kiện lớn trong phong trào CM 1930-1931. Vậy, các sự kiện LS giai đoạn này đã diễn ra trên quê hương Xô viết như thế nào? Tại sao phong trào CM 1930-1931 lại nổ ra và nổ ra quyết liệt nhất ở Nghệ Tĩnh? Tại sao Xô viết Nghệ Tĩnh được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931? Vì sao phong trào cách mạng 1930 - 1931 được coi là cuộc diễn tập lần thứ nhất cho Cách mạng tháng Tám...?”
HS có thể biết nhiều địa điểm tại TP.Vinh, Nghệ An nhưng khi nhắc đến các DTLS nổi tiếng gắn với nhiều sự kiện LS lớn thì không phải HS nào cũng biết. Việc sử dụng các câu hỏi kết hợp hình ảnh, tư liệu không chỉ gợi cho các em sự tò mò, thích thú mà còn có tác dụng định hướng kiến thức cơ bản cần phải nghiên cứu của bài học.
Bài 14 do cô Hứa Hoa Mai, trường THPT Lê Viết Thuật, Nghệ An tiến hành. Sau đó, chúng tôi tiến hành thực nghiệm từng phần để kiểm chứng tính khả thi của biện pháp sử dụng DTLs ở địa phương như một nguồn tư liệu trong dạy học các bài học LS dân tộc ở trên lớp. Chúng tôi tách các nội dung nhỏ để thu thập kết quả. Ở khâu đầu tiên, nếu đem so với tiết học đối chứng, việc GV sử dụng tài liệu DTLS để khởi động, tạo tình huống, nêu bài tập nhận thức có tác dụng rõ rệt. Về mặt định tính, chúng tôi quan sát thấy HS xác định được trọng tâm của bài học, hứng khởi, tích cực nghiên cứu bài mới. Các khả năng tri giác (nghe, nhìn...), các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp... được huy động một cách tích cực. Đặc biệt, qua
việc sử dụng tài liệu về DTLS ở địa phương kết hợp tư liệu để tạo tình huống, nêu BTNT đã kích thích HS tìm hiểu về LS địa phương, HS thấy gắn bó với quê hương liên hệ kiến thức sách vở, lý thuyết với thực tiễn sống động bên ngoài. Như vậy, việc tạo tình huống nêu vấn đề và nêu BTNT để khởi động quá trình tổ chức dạy học với DTLS ở địa phương trong bài học ở trên lớp đã đem lại kết quả. Tuy nhiên có được kết quả đó còn phải phụ thuộc các khâu khác như: gợi mở, tổ chức hoạt động nhận thức cho HS...
4.2.2. Tổ chức hoạt động nhận thức của HS với nguồn sử liệu về DTLS
Mục tiêu của bài học LS trước hết là giúp HS hình thành kiến thức cơ bản về môn học. Đó là những kiến thức tối ưu, cần thiết cho hiểu biết của các em về LS dân tộc và thế giới. Kiến thức cơ bản bao gồm các yếu tố: sự kiện LS, năm tháng, địa danh LS, nhân vật LS, biểu tượng, khái niệm, quy luật, nguyên lí, phương pháp học tập cũng như vận dụng kiến thức. Đối với HS lớp 12, kiến thức cơ bản được tăng cường trên phương diện lí luận, giúp các em hiểu sâu sự kiện, hiện tượng LS, biết liên hệ, so sánh, vận dụng để hiểu bản chất của chúng.
* Sử dụng DTLS ở địa phương như một nguồn sử liệu để khôi phục sự kiện LS Tài liệu học tập tự nó đã chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, động viên tính
ham hiểu biết và tính tích cực tư duy của HS. “Đó là tính chất mới lạ của tri thức khoa học, tính sáng tỏ của các sự kiện, tính độc đáo của các kết luận, phương pháp đặc sắc để phát hiện ra các khái niệm đã được hình thành, sự thâm nhập sâu xa vào bản chất của hiện tượng...” [59; 88]. Các tài liệu về DTLS ở địa phương có thể do GV cung cấp hoặc do chính HS tự tìm tòi trước khi học bài ở trên lớp.
Tài liệu về DTLS giúp các em tưởng tượng rõ ràng, sinh động các SKLS vì nội dung của chúng phong phú, đa dạng hơn những tư liệu được phản ánh trong SGK. Tính cụ thể, sống động qua các phần miêu tả, tường thuật của các tài liệu LS liên quan đến DTLS ở địa phương giúp HS hình dung rõ ràng về các sự kiện diễn ra trên mảnh đất quê hương. Trên cơ sở đó, kết hợp với sự bổ sung của GV, HS sẽ hiểu được sự kiện, hiện tượng liên quan đến DTLS. Tuy nhiên, do thời gian dành cho tiết học ở trên lớp rất ít ỏi nên GV cần tăng cường hoạt động nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà của HS. GV có thể phô tô các phần tư liệu cần thiết kết hợp việc yêu cầu HS tự tìm tòi để việc nghiên cứu kiến mới ở trên lớp diễn ra thuận lợi. GV yêu
cầu HS tự tìm hiểu về nhân vật LS liên quan đến DTLS ở địa phương hoặc giao bài tập yêu cầu HS tìm hiểu về mối liên hệ giữa các SKLS giai đoạn này như cuộc đấu tranh ngày 01/05/1930, 02/09/1930 với các di tích như Cồn Mô, đài tưởng niệm Thái Lão...
Ví dụ, khi dạy học bài 14: Phong trào cách mạng 1930 -1935, cần làm rõ các sự kiện sau:
+ Cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 ở khu vực Vinh - Bến Thủy, hiện nay tại địa điểm này có di tích Cồn Mô, tượng đài Công- Nông, là những nơi gắn với các cuộc biểu tình chống đế quốc, PK của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của xứ ủy Trung kỳ, tỉnh ủy Vinh - Bến Thủy, với các đồng chí cốt cán như: Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật, Lê Doãn Sửu... HS sưu tầm tư liệu về cuộc biểu tình của công nhân và hơn 1.200 nông dân tại ngã ba Bến Thủy; địch bắn chết 6 người, làm bị thương 18 người, bắt hơn 100 người. Đây là sự kiện quan trọng, là mốc mở đầu của cao trào cách mạng tại Nghệ An, để lại dấu ấn vô cùng xúc động về mối đoàn kết công - nông. Đây là “lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng xứ ta, công - nông - binh bắt tay nhau giữa trận tiền”.
HS nghiên cứu một số tài liệu GV đã in đọc trước (xem P.L 04), ví dụ: đoạn miêu tả kết hợp tường thuật sự kiện cuộc biểu tình của hơn 20 ngàn nông dân ngày 12/9/1930 tại Hưng Nguyên.
Năm 1931 phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh gặp khó khăn, HS nghiên cứu tài liệu (P. Lục 04) để thấy tình hình bị địch o ép, đánh phá ráo riết bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, cơ quan Xứ ủy Trung Kỳ vẫn tồn tại trong sự bảo vệ tài tình của quần chúng cách mạng. HS được tạo biểu tượng về đồng chí Lê Viết Thuật - Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ lúc đó vẫn kiên trì bám trụ ở vùng Yên Dũng và phố Đệ Thập (nay đều thuộc thành phố Vinh) để chỉ đạo phong trào.
GV giới thiệu hoặc phô tô những đoạn tiêu biểu để hỗ trợ (thành các phiếu Hỗ trợ thông tin cho HS). Ví dụ, đoạn trích sau được sử dụng để tường thuật, tạo biểu tượng về diễn biến kịch tính dẫn đến đổ máu trong cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 tại Vinh - Bến Thủy do đồng chí Lê Mao trực tiếp chỉ đạo. Giám binh, chánh cảnh sát, tên mật thám (Rôbe) đều chĩa súng bắn liên thanh đã thẳng tay giết anh em dân cày và thợ thuyền. Cuộc biểu tình phải giải tán, để lại 6 người chết và 18 người bị
thương (xem P.Lục 04)
GV cũng có thể cung cấp thêm các tư liệu, ý kiến của đối phương về phong trào CM 1930 - 1931, ví dụ ý kiến của Robe trong báo cáo ngày 01/06/1931: “Từ khi nước Pháp đặt đô hộ trên đất nước này chưa bao giờ có một nguy cơ nào đe dọa an ninh nội bộ lớn hơn, thực sự hơn”. Hoặc ý kiến của Saten (Châtel) - Khâm sứ Trung Kỳ trong bản báo cáo gửi Chính phủ Pháp ngày 5/7/1930: “Lâu nay, chúng ta chỉ mới biết những phương pháp hoạt động của các đảng phái cách mạng cũ. Lần này, các quan lại hình như lúng túng, bối rối về sự tổ chức hoàn hảo của cộng sản theo kiểu châu Âu...”. Những tư liệu như thế giúp HS nhìn nhận SK LS một cách đa chiều, tạo sức thuyết phục đặc biệt.
Việc đưa tài liệu về DTLS vào giờ học nội khóa phải đảm bảo một số yêu cầu sau: phải căn cứ vào nội dung chính của bài học, từ đó khai thác triệt để và chỉ ra mối liên hệ giữa DT với các sự kiện trong bài; phải có sự lựa chọn, tìm được di tích nào tiêu biểu, điển hình nhất, ưu tiên di tích ở gần nhất nơi nhà trường đóng và có sự chuẩn bị chủ động, tích cực từ phía HS. Bên cạnh đó, GV phải sử dụng các kênh hình, kênh chữ... giúp HS có biểu tượng sinh động về di tích.
* Tổ chức các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu về DTLS ở địa phương và báo cáo trên lớp
Các tiết học nội khóa ở trên lớp được giảng dạy theo nội dung qui định của chương trình, trong thời gian 45 phút. Trong khoảng thời gian này, GV cần đảm nhận trách nhiệm tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản. Với quỹ thời gian hạn hẹp ở trên lớp, GV muốn thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục thì phải huy động tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, dưới sự tác động sâu sắc của cuộc CM công nghiệp 4.0, khi mà lượng thông tin của nhân loại không ngừng tăng lên thì HS có thể dễ dàng tìm kiếm kiến thức từ các nguồn khác nhau.
Vì thế, ngoài việc chọn lọc một số tài liệu tiêu biểu về DTLS ở địa phương để đưa vào bài học nội khóa ở trên lớp, GV có thể giao cho các nhóm HS tự tìm hiểu về DT đó và tiến hành báo cáo tại lớp. HS khi được phân thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Phương
pháp làm việc nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.
Khi HS tự tìm tòi kiến thức về DTLS ở địa phương, về các SK, hiện tượng LS, thì chúng trở thành tài sản của các em. Con đường chiếm lĩnh kiến thức vững chắc nhất là tự mình khám phá. Và khi đó, HS có thể sẵn sàng tranh luận, phản biện với các ý kiến khác để bảo vệ lập luận, quan điểm cá nhân của mình. Đối với HS lớp 12, hình thành NL tranh luận, phản biện là hết sức quan trọng. Các em phải thiết lập, xâu chuỗi các sự kiện LS liên quan đến DTLS, đưa ra lập luận vững chắc trên cơ sở quan điểm, phương pháp luận của CN Mac - Lênin về LS.
Với cách này, GV một mặt giúp các em có điều kiện tìm hiểu DTLS ở địa phương, qua đó phát huy khả năng độc lập nghiên cứu của cá nhân hoặc của các nhóm HS. Thông qua việc tự nghiên cứu tài liệu về DTLS của HS ở nhà, các em không chỉ hình thành, củng cố, mở rộng kiến thức mà còn rèn luyện các kĩ năng như: tìm tài liệu, phân tích, đánh giá, hợp tác trong làm việc nhóm. Căn cứ vào nội dung bài học, năng lực của HS, vào sự đa dạng của DTLS ở địa phương đó, GV và HS có thể thực hiện các biện pháp này như sau:
- Bước 1: xác định chủ đề, mục đích, nội dung sưu tầm tài liệu về DTLS ở địa phương. Nhằm phát huy tối đa tính tích cực của HS, GV có thể ưu tiên cho các em đề xuất ý tưởng. Hoặc GV gợi ý và định hướng những nội dung LS và DT nào có thể được khai thác. GV hướng dẫn cách tìm kiếm thông tin về DTLS ở địa phương: qua hồ sơ DT, qua các tài liệu viết, qua các địa chỉ web...
- Bước 2: GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong đó, xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc sưu tầm tài liệu, những công việc cần làm, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành và phân công cụ thể công việc trong nhóm...
- Bước 3:thực hiện kế hoạch đã đề ra. GV cần đưa ra chỉ dẫn cụ thể để HS xác định được những việc cần làm, tránh lãng phí thời gian. GV cần tạo sự liên lạc thường xuyên với các nhóm HS (qua email, zalo, face book, điện thoại...).
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, các cá nhân, nhóm HS cần nỗ lực đưa ra
những ý tưởng riêng, chung, giúp cả nhóm có được sản phẩm tốt nhất về tài liệu DTLS ở địa phương.
- Bước 4: Khi tiến hành bài học, các nhóm HS cử đại diện trình bày, giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp (các báo cáo, bộ sưu tập tranh ảnh, bài trình chiếu...). Dưới sự điều khiển của GV, sau khi các nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận, rút ra những kết luận cần thiết; tranh luận với các nhóm khác để bảo vệ ý kiến của mình. Cuối cùng GV chốt kiến thức quan trọng nhất cần lĩnh hội.
Ví dụ, trước khi dạy Chương I, bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, ở mục II, GV chia lớp thành 03 nhóm. Mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu về một DTLS ở địa phương liên quan đến bài học: Nhóm 1 - Tìm hiểu về DT nhà cụ Phan Bội Châu (thị trấn Nam Đàn), nơi ông sinh ra và lớn lên đến khi thoát ly gia đình, hoạt động CM lúc 38 tuổi. Nhóm 2: Tìm hiểu di tích Mộ Lê Hồng Sơn, đền Tán Sơn (Xuân Hoà - Nam Đàn). Đồng chí Lê Hồng Sơn hoạt động cách mạng từ những ngày sơ khai. Thực dân Pháp kết án tử hình đồng chí ngay tại làng Xuân Hồ, quê hương của đồng chí vào ngày 19/2/1933. Thi hài của đồng chí được nhân dân chôn cất tại Rú Tán. Nhóm 3: Tìm hiểu về DT nhà Thờ họ Phạm (Hưng Nhân - Hưng Nguyên) thuộc dòng họ của liệt sỹ Phạm Hồng Thái - người đã mưu sát toàn quyền Méc Lanh 1924.
Để tiết kiệm thời gian, tăng cường hoạt động tự học, hoạt động nhóm, GV giao bài tập trước khi học bài mới để HS thực hiện các bài tập này ở nhà. Đến giờ học sau, GV gọi các em trình bày ngắn gọn báo cáo của mình. Việc được báo cáo trước lớp trong giờ học nội khóa rèn luyện cho HS khả năng trình bày và thái độ tự tin về sản phẩm của mình. GV cần có cách đánh giá tích cực để khích lệ các em có báo cáo tốt trước lớp về DTLS ở địa phương.
Để thực hiện việc báo cáo trong giờ nội khóa của HS về DTLS đạt hiệu quả, GV chú ý các điểm sau:
- Lựa chọn kiến thức cơ bản có mối liên hệ với DTLS ở địa phương. Không giao quá nhiều DTLS, làm loãng nội dung bài học trên lớp.
- GV cần giám sát chặt chẽ, giữ liên hệ thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch, cách thức làm việc của các nhóm.
- GV cần khích lệ tinh thần nghiên cứu của các em bằng những phần thưởng nhỏ.