Nghệ Thuật Khai Thác Xung Đột Lịch Sử.


là mâu thuẫn giữa bọn thực dân xâm lược và toàn thể nhân dân ta. Mỗi tầng lớp và kiểu người sẽ có những thái độ và phản ứng khác nhau trong cuộc thử thách đó. Có những người giàu tinh thần yêu nước, hăng say chiến đấu như Sơn, Lan, Kính và những quyết tử quân. Có những người ở tâm trạng lưng chừng, dao động. Lại có những kẻ phản bội quyền lợi dân tộc, làm tay sai cho giặc như Phủ Dương và Ngọc Cẩm.

Yêu cầu chủ yếu đặt ra với Những người ở lại là phải dựng được tập chung mâu thuẫn đó, mâu thuẫn cơ bản trên sẽ chạy xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, có tác dụng chi phối đến những hoạt động khác nhau của các nhân vật và chủ yếu là ở nhân vật chính: bác sĩ Thành.

Những người ở lại là tác phẩm kịch viết về Hà Nội kháng chiến, đã phản ánh được quá trình chuyển biến của người tri thức đi theo cách mạng; qua tác phẩm này, Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục thể hiện những suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong Vũ Như Tô: “Trí tuệ và chân lí ở về phía của cách mạng và quần chúng”. Tuy tác phẩm còn có những hạn chế nhất định nhưng nó vẫn luôn xứng đáng là một tác phẩm kịch có bề thế, có giá trị văn học đáng kể.

Từ Vũ Như Tô đến Những người ở lại, ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng trong lĩnh vực kịch luôn giữ được sự nhạy bén, sắc sảo. Trong Những người ở lại , Nguyễn Huy Tưởng đã biết khai thác và dựng mâu thuẫn kịch từ những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, những xung đột quyết liệt đặt ra trong vận mệnh dân tộc, ông đã xây dựng trực tiếp mâu thuẫn kịch từ trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống lại giặc ngoại xâm ở tình thế một mất một còn. Chính điều này tạo nên thành công cho những tác phẩm kịch của Nguyễn Huy Tưởng; kịch của ông thấm đượm chủ nghĩa yêu nước anh hùng và mang đậm bản chất của phong cách Nguyễn Huy Tưởng. Ông muốn ca ngợi và giải thích sự phát triển tuyệt vời của tinh thần ái quốc của nhân dân ta qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.


Ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng vốn giàu chất sử thi nên trong khuynh hướng khai thác xung đột lịch sử cũng như xung đột hiện tại, điểm nhìn của ông luôn tìm đến những sự kiện nổi bật, tái hiện nó ở mức độ quy mô; kịch của Nguyễn Huy Tưởng có khả năng khái quát rộng rãi, chứa đựng nhiều cảnh, nhiều người, nhiều sự việc, phản ánh những khung cảnh xã hội và lịch sử tiêu biểu, có ý nghĩa. Ông đã tránh được lối dựng kịch của một số tác phẩm kịch lãng mạn, xây dựng và giải quyết mâu thuẫn theo những luận đề và sự nhận thức chủ quan. Nguyễn Huy Tưởng luôn bám chắc lấy cuộc sống và sự vận động của nó, lấy đó làm cơ sở cho kịch của mình. Tác phẩm kịch Những người ở lại nói riêng và kịch Nguyễn Huy Tưởng nói chung cũng giàu chất trữ tình. Ông muốn đem vào trong nhân vật của mình một chất sống nội tâm phong phú, một chiều sâu của sự cảm xúc và suy tưởng. Ông không chỉ nói đến sự việc mà từ sự việc còn biểu hiện được sự thôi thúc bên trong của nhân vật, dựng lên những xung đột tâm lý căng thẳng. Tính chất trữ tình trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng nhiều lúc “như chất men nồng cháy, như hơi sương phảng phất thấm gợi đây đó trong cảnh, trong tình”.

Một điều đáng quý là Nguyễn Huy Tưởng luôn từ những mâu thuẫn trong đời sống đặt ra những vấn đề suy nghĩ. Ông luôn xoáy sâu vào những ý nghĩ để tìm lấy một kết luận, một phương hướng giải quyết. Trong tác phẩm Những người ở lại, tác giả đặt vấn đề người trí thức với cách mạng, trí thức chân chính không thể ở ngoài chân lý cách mạng. Đi sâu vào chiều hướng suy nghĩ đó, kịch của ông vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu, vừa giàu chất hiện thực, vừa ước mơ bay bổng. Với sự khiêm tốn của tác giả, nói tới Nguyễn Huy Tưởng thường nói tới vấn đề: “ mỗi tác phẩm của ông là một thí nghiệm, một cố gắng và sự nỗ lực chủ quan để tìm đến một phương hướng sáng tạo”. Ý nghĩ đó của Nguyễn Huy Tưởng cũng xác minh rằng: ông không hề tự thỏa


mãn mà luôn tìm tòi, suy nghĩ và những tác phẩm của ông cũng không ngừng đi tới sự hoàn chỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Những người ở lại muốn tiếp tục đi vào thực hiện sự kết hợp bình diện gia đình với bình diện xã hội. Có một nhận định sâu sắc của một nhà văn lớp sau là Nguyễn Khải nói về đặc điểm chung trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng như sau: “ cái mạnh của anh Tưởng bao giờ cũng đi kèm với cái yếu của anh, lòng ham muốn lớn lao của anh lại thường mâu thuẫn với khả năng có hạn của anh. Anh say sưa với những bố cục hùng vĩ, những nhân vật với số phận lớn lao…Nhưng anh không có sức theo đuổi, không đủ bản lĩnh quán xuyến, làm sáng tỏ thêm sự lý giải về vở kịch Những người ở lại”[11;311].

Ngay từ trong khói lửa của cuộc kháng chiến, Những người ở lại đã được trích đoạn đưa lên sân khấu, và vở kịch có tác động mạnh mẽ tới người xem, gây thành hẳn một cuộc thảo luận thú vị về kịch. Và có thể nói, Nguyễn Huy Tưởng bước đầu cũng khẳng định ưu thế của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa trên sân khấu.

Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 10

Đọc vở kịch Những người ở lại ai cũng nhận thấy tác giả đã cố gắng rất nhiều để phối hợp những sự điều tra nhận xét mới với kinh nghiệm dồi dào của mình mà đúc thành một tác phẩm khá dài và thành công trong thời kháng chiến. Nổi bật trong tác phẩm là việc tác giả đã xây dựng lên những mâu thuẫn và xung đột lịch sử từ đó gửi gắm những dụng ý của mình.


Chương 3

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT KỊCH VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VÀ CÁCH MẠNG CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG

Trong văn học, nghệ thuật kịch là một loại hình nghệ thuật độc lập và nó gắn với một nghệ thuật khác nữa đó là nghệ thuật sân khấu. Trong ngôn ngữ Việt Nam, chữ kịch bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng vấn đề

chúng tôi đề cập trong luận văn này là thuộc phạm trù nghệ thuật văn học, tức là loại hình nghệ thuật dùng ngôn ngữ văn tự để phản ánh cuộc sống.

Nói đến nghệ thuật kịch là bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp, nhưng vấn đề cơ bản của nghệ thuật kịch được nhắn đến đó là: vấn đề xung đột, vấn đề hành động, vấn đề xây dựng tính cách và vấn đề xây dựng ngôn ngữ trong kịch.

Viết kịch là một công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hiểu biết rất nhiều về các mặt: vốn tư tưởng - chính trị, vốn sống, vốn nghề nghiệp. Những vấn đề chung của sáng tác văn học như vấn đề trau dồi tư tưởng, xây dựng thế giới quan, tích lũy vốn sống.... là những vấn đề cốt tử của người cầm bút trong chế độ ta đã được đề cập nhiều trong các sách báo khác. Và yêu cầu của bạn đọc thì lớn, thực tiễn nghệ thuật kịch thì mênh mông, khả năng người viết thì có hạn chế nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi được sai sót. Nhưng Nguyễn Huy Tưởng là một nghệ sĩ tài ba với cảm quan nhạy bén về vấn đề lịch sử, ông đã lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và sáng tác thành công rất nhiều vở kịch lịch sử cho loại hình đặc biệt này.

Với Vũ Như Tô; Bắc Sơn Những người ở lại, Nguyễn Huy Tưởng đã cho người đọc thấy: Lịch sử - đó là mối quan tâm sâu sắc và thường xuyên của Nguyễn Huy Tưởng để hiểu những gì xuyên suốt làm nên sự hiện diện, sự trường tồn của dân tộc và văn hóa dân tộc. Đó là vừa là khoảng lùi cho ông


chiêm nghiệm chính gương mặt của hiện đại, khởi đầu văn nghiệp bằng vở kịch Vũ Như Tô (1941), tiếp đến là một loạt kịch ngắn, kịch dài ra đời trước và sau Cách mạng Tháng Tám, những tác phẩm đó đã góp phần hình thành và khẳng định Nguyễn Huy Tưởng với tư cách là một nhà viết kịch chân chính.

Khi tìm hiểu về đề tài lịch sử cách mạng trong lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng, chúng tôi cũng xin đưa ra mấy vấn đề về đặc điểm nghệ thuật kịch về đề tài lịch sử của ông như sau:

3.1. Nghệ thuật khai thác xung đột lịch sử.


Trong nghệ thuật lịch sử kịch thì vấn đề xung đột kịch là một vấn đề quan trọng. Cơ sở của xung đột kịch chính là mâu thuẫn, mâu thuẫn từ đâu mà có, đó chính là từ đời sống của con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta quan niệm mâu thuẫn là một hiện tượng phổ biến, tồn tại trong mọi sự vật, mâu thuẫn là động lực phát triển của mọi sự vật, quá trình vận động của sự vật chính là quá trình phát triển và giải quyết mâu thuẫn, mâu thuẫn là phổ biến, thống nhất là cái tạm thời... Vì vậy mâu thuẫn là cái vấn đề tồn tại và giữ vai trò cho sự thúc đẩy xã hội phát triển, trong cả cuộc sống sau này. Tính chất của những mâu thuẫn sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, cho nên, chúng ta sẽ phạm sai lầm nếu chúng ta phủ nhận việc phản ánh mâu thuẫn trong nghệ thuật hoặc coi mâu thuẫn là cái gì đó xấu xa, một cái gì đó không nên phản ánh, không nên trình bày bằng nghệ thuật. Với cách nhìn ấy, một số vở kịch đã không chú ý phản ánh những mâu thuẫn cơ bản, có ý nghĩa to lớn, trong đời sống, nên bức tranh xã hội miêu tả trong tác phẩm thường mờ nhạt sơ lược, thiếu hẳn sức mạnh thuyết phục và giáo dục người xem.

Đối với những cái xấu, cái tiêu cực do xã hội cũ để lại, là những mặt đối lập, trái ngược với bản chất tốt đẹp của xã hội chúng ta, văn nghệ cần phản ánh và đấu tranh chống lại chúng. Đây chính là nhiệm vụ của văn nghệ sĩ


trong mọi thời đại, việc phản ánh những mâu thuẫn ấy trong tác phẩm nghệ thuật không phải là chuyện đơn giản. Nó đòi hỏi những người viết kịch phải có trình độ tư tưởng, chính trị đúng đắn, một quan điểm, lập trường vững chắc, một cái nhìn sâu sắc, nhạy bén, một sự phân tích sáng suốt và chính xác những hiện tượng mâu thuẫn trong đời sống.

Với tất cả sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Huy Tưởng được chúng ta nhắc đến là một nhà viết kịch chân chính nhất. Ông đã lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và sáng tạo, được sinh ra và chứng kiến một giai đoạn oanh liệt và hào hùng với các sự kiện long trời lở đất, làm thay đổi vận mệnh dân tộc. Đó như là nguồn cảm hứng vô tận, một miền đất hứa trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng, và ông đã đạt được khát vọng, sáng tạo của mình. Chọn đề tài lịch sử là cảm hứng sáng tạo, bằng cảm quan lịch sử và vốn tri thức sâu rộng, Nguyễn Huy Tưởng viết về đề tài lịch sử nhưng không hề bị lệ thuộc vào lịch sử. Ông đã sáng tạo và tạo cho mình một phong cách riêng biệt, phong cách ấy khác hẳn với những nhà văn cùng thời. Bằng lương tâm nghệ thuật và trách nhiệm công dân, nhiều vở kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã trường tồn vĩnh viễn trong lòng mỗi bạn đọc ở mọi thế hệ.

Một trong những yếu tố cấu thành nên vở kịch bất tử đó là việc người nghệ sĩ đã khai thác những xung đột trong xã hội ấy như thế nào? Vốn nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng, khi sáng tác ông đã lấy những xung đột lịch sử, hư cấu, tưởng tượng sáng tạo để làm nên những trang viết tâm huyết.

Là người có ý thức với ngòi bút của mình, ông đủ tự tin để nhận thức được những yêu cầu khắt khe của công việc mình theo đuổi, lấy nguồn cảm hứng và sự trải nghiệm của bản thân từ lịch sử của dân tộc, Nguyễn Huy Tưởng xác định yếu tố quan trọng hàng đầu cho một vở kịch là biểu hiện những xung đột, mâu thuẫn của xã hội. Vậy, tại sao kịch lại phải có xung đột? Đây chính là nhiệm vụ của văn nghệ nói chung. Do yêu cầu về thể loại khác


biệt và tính chất của sự phản ánh, kịch lại càng không thể không lấy xung đột mâu thuẫn làm nội dung phản ánh.

Bản thân kịch là một loại hình phức tạp và có nhiều yêu cầu khắt khe, nên ta thấy nghệ thuật kịch bao giờ cũng phản ánh lịch sử trong một quá trình nhất định, ở một trạng thái khách quan, một giai đoạn lịch sử cụ thể và dưới dạng trực tiếp sinh động như đang diễn ra trong mắt người xem. Nó khác hẳn với các ngành nghệ thuật khác như: điêu khắc, hội họa phản ánh nghệ thuật qua hình khối và màu sắc, còn âm nhạc phản ánh nghệ thuật qua giai điệu.... và lấy tâm tư tình cảm của một người nào đó làm nhiệm vụ chủ yếu. Chính những tính chất đặc trưng ấy buộc nghệ thuật kịch phải chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung kịch, nghĩa là kịch phải phản ánh cuộc sống trong sự vận động của nó. Mà nhắc đến vận động thì không thể không nói đến mâu thuẫn, xung đột như Ăngghen đã viết: “Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản mà sở dĩ có thể thực hiện được cũng chính là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại ở nơi khác, vừa ở cùng một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó”[23].

Chính quy luật này đã được thực tiễn sân khấu chứng minh một cách hùng hồn, thông qua rất nhiều tác phẩm có giá trị, khi chúng ta xem các vở kịch cổ điển, ta dễ dàng nhận thấy sự phản ánh cuộc sống qua các mâu thuẫn xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo tính chất của các mâu thuẫn đó là mâu thuẫn đối kháng hay mâu thuẫn nội bộ nhân dân. Ví dụ trong các vở tuồng cổ như: Sơn hậu; Tam nữ đồ vương; Đào tam xuân loạn trào... , Chèo cổ; Xúy Vân; Quan âm thị kính... chúng ta thấy nổi bật tính chất xung đột của những mâu thuẫn gay gắt, không thể điều hòa được trong xã hội cũ được phản ánh khá tập trung trong những hình tượng đối lập nhau dữ dội đến mức độ một mất một còn... Và tập trung các vở kịch tiêu biểu của nền nghệ


thuật hiện thực ngày nay, chúng ta cần thấy rõ sự phản ánh mâu thuẫn của xã hội mới. Chính trong các tác phẩm lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng đã biểu hiện rất rõ ràng vấn đề này.

Đến với Vũ Như Tô bạn đọc dễ dàng nhận biết một xung đột lịch sử được Nguyễn Huy Tưởng khéo léo dàn dựng một cách sáng tạo qua màn kịch V hồi ấy. Mâu thuẫn chính của Vũ Như Tô đó là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp thống trị độc ác. Mâu thuẫn này đã có từ trước, bởi một đất nước không thể phát triển được khi có một tên vua dâm ô cai trị. Dân chúng oán tên vua Lê Tương Dực nên việc hắn cho xây Cửu Trùng Đài lại là một ngòi nổ cho mọi hành động nổi dậy của quần chúng. Ở hồi V chúng ta thấy mâu thuẫn đã được giải quyết triệt để, tên vua dâm ác ấy bị giết, những cung nữ chuyên xu nịnh vua bị nhục mạ... Từ một xung đột có thật trong lịch sử Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu, để tác phẩm của mình xứng đáng có giá trị nghệ thuật toàn vũ, đó chính là việc ông tiếp tục khai thác xung đột thứ hai của lịch sử, xung đột này gắn liền với một tuyên ngôn về nghệ thuật, đó chính là xung đột nghệ thuật với quyền lợi của nhân dân. Nhân vật Vũ Như Tô muốn chống lại cường quyền nhưng lại xây Cửu Trùng Đài để phục vụ cho giai cấp thống trị. Công trình vĩ đại ấy đã điểm tô cho đất nước muôn phần xinh đẹp hơn, một công trình để lại cho đời sau chiêm ngưỡng, tự hào nhưng người dân lâm vào đói khổ, họ dồn sự căm hận vào Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Muốn xây dựng một công trình vĩ đại cho đất nước nhưng không biết rằng chính điều đó đã đi ngược lại lợi ích củac dân tộc. Phải chăng bi kịch của Vũ Như Tô là bi kịch những người nghệ sĩ đang tách rời nghệ thuật với vận mạng của quần chúng lao khổ. Cuối cùng Vũ và Đan Thiềm bị giết, Cửu Trùng Đài bị đập phá, thiêu hủy... xung đột kịch cũng tới hồi đỉnh điểm mà mâu thuẫn vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Khi bàn về vở kịch Vũ Như Tô, giáo sư Phong Lê cũng đặt vấn đề xung đột trí thức với khát vọng sáng tạo, mục đích tạo ra sản phẩm tinh thần là góp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023