Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 8


Tình hình kịch nói thời gian này hãy còn yếu ớt và nghèo nàn. Cũng có một số đoàn kịch (Hoa Lan, Đông Phương, Tháng 8) nhưng không có vở nào mà diễn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự bất lực và lạc hậu của kịch sĩ trước phong trào cách mạng. Một số người tuy đã đứng trong hàng ngũ cách mạng, vẫn còn lúng túng trước những đề tài mới, con người mới. Khá đông những người viết kịch lãng mạn trước kia chưa thông với phương châm đại chúng hóa sân khấu. Có người vẫn còn giữ nguyên những quan điểm nhận thức tư sản trước cách mạng tình hình phức tạp như vậy nên phong trào kịch tiến lên rất ì ạch, vất vả.

Sau cách mạng tháng Tám, phong trào kịch lịch sử (nhất là kịch thơ lịch sử) rất phát triển. Một số vở kịch đã đề cao được tinh thần dân tộc, kích động được lòng yêu nước. Và ý chí chiến đấu bất khuất chống xâm lăng (Quán Thăng Long của Lưu Quang Thuận, Hoàng Hoa Thám của Trần Phụng Lưu, Thảo Nguyên của Hoàng Việt Sinh; Lam Sơn họp mặt của Nguyễn Xuân Trâm).

Kịch lịch sử lúc bấy giờ tuy đã có những thành công nhất định nhưng nó vẫn chưa khác xa được dòng kịch thơ lịch sử trước Cách mạng tháng Tám. Trong các tác phẩm vẫn còn ồn ào cái không khí “yêng hùng”, “nghĩa hiệp”. Một số nhân vật thuộc đời Xuân thu chiến quốc; Kinh Kha sang Tần một buổi qua sông Dịch không nghĩ ngày về, Yêu Ly chặt tay, giết vợ con để làm đại nghĩa! Ngay trong cảnh Quán Thăng Long cũng diễn ra những cảnh chuốc rượu, đấu kiếm, phóng đao của những người “khách trượng phu trong cơn nước lửa hiểm nghèo”

Hầu hết nhân vật trong kịch thơ chưa phản ánh được quần chúng cách mạng giản dị, bình thường nhưng vĩ đại. Những anh hùng tráng sĩ ồn ào huênh hoang trong kịch thơ quả là còn xa lạ với quần chúng cách mạng đang


căm thù bọn cướp nước, vùng lên chiến đấu, coi sự chiến đấu là lẽ tất nhiên để bảo vệ quyền sống của mình.

Sở dĩ như vậy vì nền văn nghệ cách mạng chưa lớn mạnh. Tất nhiên là những vở kịch cách mạng như 19 tháng 8; Lối sống của Thâm Tâm; Tô Hiệu của Nguyễn Công Mỹ… đã mang đến một không khí rất mới, rất lành mạnh. Những vở kịch đó đã bỏ xa những đề tài yêu đương ghen tuông vụn vặt của những đôi trai gái, của những gia đình tư sản, tiểu tư sản thành thị mà bắt đầu nói chuyện cách mạng, chuyện quần chúng đấu tranh. Nhưng những vở kịch đầu mùa nói chung vẫn còn sơ lược giản đơn. Xen lẫn người ta trình bày cả các màn hoạt cảnh (Tiếng cồng khai mạc, cách mạng thành công của ban kịch tháng Tám). Người mới trong kịch chưa rõ nét, chưa có cá tính. Nhiều nhân vật về thuyết lý “tuyên truyền” rất lộ liễu. Vì thế ở thành phố nhiều người đã sợ đi xem kịch. “Của đáng tội, kịch thì không sợ, thì lại sợ cái người ta đem lên sân khấu nói ra rả xuống mặt người xem, hết sức kịch liệt mà lại không phải là kịch!”[23].

Trong lúc phong trào kịch cách mạng còn bế tắc, lúng túng thì kịch Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng ra đời đã gây lên một tiếng vang lớn. Vở kịch nói Bắc Sơn – 5 hồi ra mắt độc giả vào năm 1946 (NXB Văn hóa Cứu quốc, Hà Nội 1946) và đồng thời cũng ra mắt khán giả Hà Nội – Thủ đô của cách mạng – lần đầu tiên vào ngày 6/4/1946 tại nhà hát lớn thành phố; và còn được diễn ở Huế, Thanh Hóa, Nghệ An… công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

Vậy tại sao Bắc Sơn lại được hoan nghênh nhiệt liệt như vậy? và tại sao Bắc Sơn lại xứng đáng là “vở kịch cách mạng thành công nhất từ trước đến nay”? Đó là vấn đề mà chúng tôi cùng nhau lí giải trong luận văn này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Từ sở trường miêu tả ghi nhận những sự kiện lớn của dân tộc bằng cảm quan mới, Nguyễn Huy Tưởng đã khéo léo tái tạo lại lịch sử một cách sáng tạo. Ông cho rằng văn nghệ sĩ muốn sáng tác thành công không thể tách rời


Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 8

quần chúng, phải lăn vào với quần chúng đang sống hiển hiện trước mắt mình để mà quan sát, nghiên cứu, phân tích, rút kinh nghiệm.

Được tôi luyện tư tưởng trong hoạt động cách mạng của Hội văn hóa cứu quốc ngay từ giai đoạn tiền khởi nghĩa, Nguyễn Huy Tưởng là một trong số không nhiều văn nghệ sĩ tiến bộ khác đã nhanh chóng bắt kịp với mạch sống mới của thời đại, trở thành người ca sĩ tự nguyện của một cuộc đổi mới vĩ đại, hát lên những âm thanh xiết bao mê say và tình cảm,là khúc dạo đầu cho một bản hợp xướng sẽ ngân lên sau này là nền sân khấu hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trước kia dưới ách thống trị và sự kiềm tỏa của chế độ thực dân, Nguyễn Huy Tưởng phải khơi nguồn cảm hứng từ quá khứ lịch sử để qua đó gửi gắm tâm sự và nhiệt tình yêu nước của mình một cách kín đáo, bây giờ ông chính thức đề cập tới lịch sử cách mạng hiện đại và những chuyển biến dồn dập, sội động của cuộc sống trước mắt.

Bắc Sơn như một bông hoa đầu mùa, rực rỡ sắc màu của nền kịch nói cách mạng đã ra đời ngay ở buổi bình minh đầy phần hứng và có phần bỡ ngỡ choáng ngợp ấy của nước Việt Nam vừa bước vào kỷ nguyên độc lập. Cái mở đầu bao giờ cũng mang chứa trong nó sự non nớt vụng về, nhưng thật bất ngờ, Bắc Sơn hiện ra, tức khắc được coi là một thành công đột xuất, ghi dấu sự trưởng thành của Nguyễn Huy Tưởng về cả phương diện ý thức tư tưởng lẫn trình độ nghệ thuật.

Nguyễn Huy Tưởng đã say sưa viết Bắc Sơn với một niềm tin chắc chắn như vậy. Bắc Sơn đã dựng lại cả một cuộc khởi nghĩa lịch sử của quần chúng trong quá trình đấu tranh của dân tộc. Nguyễn Huy Tưởng thích thú đề tài này vì bấy lâu nay ông luôn viết về đề tài lịch sử và ấp ủ biết bao khát khao tạo dựng đầy đủ một pho sử ghi lại cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam một cách chân thực nhất.


Bắc Sơn đã trực tiếp đề cập đến cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân. Bắc Sơn đã chứng minh rằng đề tài lịch của cách mạng không phải là những câu chuyện tình vu vơ, những xung đột giữa luân lí cũ và mới trong gia đình mà chính là cuộc sống vĩ đại của quần chúng cách mạng. Lần đầu tiên không khí kịch mở rộng, không chỉ thu hẹp trong bốn bức tường của xa - lông của tiệm khiêu vũ…Bắc Sơn đã phản ánh cả một thời kỳ của cuộc khởi nghĩa với một không gian khá rộng lớn.

Qua lời kể của nhân vật chúng ta có thể hình dung được cuộc khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu, lúc chính quyền của địch tan rã ở Mỏ Nhài, Bình Gia. Cuộc khởi nghĩa gặp thời cơ thuận lợi, nhưng Nguyễn Huy Tưởng đã cho ta thấy rằng thời cơ đó không phải là nguyên nhân chính của khởi nghĩa. Đó chỉ là luồng gió thổi cháy bùng lên một ngọn lửa bấy lâu đã âm ỉ. Từ lâu nhân dân Bắc Sơn đã kéo dài một cuộc sống vô cùng cực khổ, tăm tối dưới ách thực dân pháp và bọn phong kiến. Những người dân Bắc Sơn như cụ Phương, Cửu… đã bị tổn thương và bị dồn đến bước cùng quẫn. Lối thoát duy nhất cho họ là phải đấu tranh chống lại bọn bán nước và cướp nước để giành quyền sống.

Họ căn thù giặc từ những năm 1938, 1939 và đầu năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã nổi dậy chống áp bức chống bắt phu, bắt lính. Giặc Pháp đã điên cuồng khủng bố để dập tắt phong trào. “Chúng chĩa cả súng vào xóm làng bắn như mưa rồi vào các làng bắn như mưa ra chợ bắn, lại còn đốt bao nhiêu nhà nữa, cướp cả lợn mấy gà, mấy gạo, vét sạch sành sanh”[3;268]. Nhưng vũ lực càng không thể nào đàn áp nổi ý trí căm hờn và bất khuất của quần chúng. Tình thế ở Bắc Sơn đã sẵn sàng như một cánh đồng cỏ khô bao ngày nắng gắt, chỉ chờ một tàn lửa là cháy bùng lên dữ dội…


Cuộc khởi nghĩa đã nổ ra mạnh mẽ, dữ dội, quyết liệt chưa từng thấy. Những người yêu nước thống nhất thể và các vùng lân cận đã đứng dậy để chiến đấu tự vệ. Họ tổ chức thành từng toán, nấp ở các chỗ yếu hiểm, chặn đánh không cho địch vào làng. Cả cụ già, đàn bà con gái cũng cơm đùm cơm nắm, vác gậy, vác dao, vác nỏ ra đánh giặc. Bọn Pháp thằng nào thằng ấy bị giết chết, thằng bị hất xác xuống khe, có thằng bị đẩy từ đỉnh cao xuống suối mà chết…

Trong không khí từng bừng sôi nổi của những ngày cách mạng thắng lợi, nhất là lúc chiếm được Vũ Lăng (Màn I, màn II). Những người dân nô lệ kéo nhau đi biểu tình, mít tinh đi ăn mừng chính quyền trở về tay quân cách mạng, Nguyễn Huy tưởng đã miểu tả:

Chả có làng nào là không có mít tinh. Chỗ thì ba bốn chục người, chỗ thì ba bốn trăm. Anh em các dân tộc, Mán, Nùng cũng lên diễn thuyết. Vỗ tay là cứ rầm cả lên, dơi với chim ở các hang núi cũng phải bay cả ra mừng. Hôm nọ đám biểu tình kéo đến Vũ Lăng dài quá, mãi không hết thôi. Càng đi càng đông. Lắm lúc cứ như mê ấy. Đêm thì có mấy đám rước đuốc biểu tình. Tôi cứ nhớ mãi cái ngày hôm nọ, người ta đến mừng Vũ Lăng, quá nửa là đi suốt đêm, có cả những ông già chống gậy, có cả những các bà ẵm con…”[3;401].

Nhưng cách mạng bị khủng bố, Vũ Lăng bị mất (Màn III. Màn IV). Thái và Cửu phải chốn vào rừng, Sáng và cụ Phương bị giặc giết, xóm làng bị đốt phá, bà cụ Phương đi lang thang đêm khuya trong rừng…Cuối cùng phong trào cách mạng được nhen lại, căn cứ du kích được thành lập để chiến đấu lâu dài, gian khổ với địch (màn 5).

Nguyễn Huy Tưởng đã chứng minh rằng trong những điều kiện lịch sử khách quan và chủ quan, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn tất yếu phải nổ ra. Và do những yếu tố khách quan và khuyết điểm nhất định, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn


bị thất bại. Tuy nhiên cái nhìn của tác giả là cái nhìn “lãng mạn cách mạng”. Cụ Phương lúc hấp hối vẫn còn khẳng định hai tiếng “Bắc Sơn”. Và cô Thơm lúc đã lả đi vẫn còn hy vọng: “Trường Vũ Lăng ta lại chiếm được kia kìa. Đi mau lên các ông. Các ông cố lên nhớ. Mau lên. Có phải cờ ta đấy không? Được thật rồi…”[3] Chủ nghĩa lạc quan cách mạng của Nguyễn Huy Tưởng không phải là không có căn cứ. Khởi nghĩa Bắc Sơn tuy thất bại nhưng đội quân du kích vẫn còn tồn tại và tiếp tục chiến đấu cho đến cách mạng. Khởi nghĩa Bắc Sơn chính là tiền đề cho cách mạng tháng Tám thành công.

Bắc Sơn đã đào huyệt cho một thời gian những kịch tuyên truyền hạng ba xu. Bắc Sơn mở ra một nền kịch mới. Nó là bước thứ nhất của thời kỳ xây dựng một nền văn hóa mới, và Bắc Sơn xứng đáng là vở diễn mở màn cho sân khấu cách mạng hiện đại.

Bên cạnh việc tái tạo lại lịch sử và phản ánh các sự kiện bằng cảm quan mới, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng được một hệ thống các nhân vật lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu kịch. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này bởi trước những năm 40 sân khấu kịch được hình thành bởi giai cấp Tư sản và phục vụ cho giai cấp này. Nhân vật trong kịch chủ yếu là giai cấp Tư sản. Và Nguyễn Huy Tưởng đã đưa những người nông dân, chiến sĩ cách mạng- những con người chân đất áo chàm, súng kíp thô sơ…bước lên sân khấu.

Bằng ngòi bút hiện thực của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lại khá trung thành cuộc khởi nghĩa rộng lớn của quần chúng cách mạng. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng tác giả đã vạch ra hướng đi tất yếu của hiện thực, đã mô tả hiện thực trong quá trình phát triển cách mạng của nó. Nguyễn Huy Tưởng đã thành công khi xây dựng những người chân đất, áo chàm thành nhân vật chính, những con người là chủ nhân của lịch sử.

Có thể khẳng định rằng, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra cho nền văn học một nhiệm vụ mới. Đó là phải khẳng định cho được con người mới, con


người của quần chúng cách mạng đang làm chủ lịch sử. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phương pháp hiện thực Xã hội chủ nghĩa ra đời.

Nguyễn Huy Tưởng đã đưa hàng loạt con người mới của quần chúng lên sân khấu để họ sắm vai chính trong tác phẩm. Đây là tư tưởng tiến bộ của ông so với trước cách mạng. Trong các tác phẩm trước đây như: Vũ Như Tô, An Tư, Đêm hội Long Trì; Cột đồng Mã ViệnNguyễn Huy Tưởng đã chú ý đề cao vai trò của quần chúng, nhưng quần chúng chưa đóng vai chính trong tác phẩm. Vai quần chúng còn mờ nhạt chưa gây được chú ý trên sân khấu kịch. Mặt khác quần chúng được trình bày như một lực lượng “nông nổi” tự phát, nổi lên phá phách và giết chóc một cách tàn nhẫn, mù quáng…

Từ sở trường miêu tả những nhân vật lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng đã có những nỗ lực sáng tạo để thể hiện con người cùng thời đại. Nguyễn Huy Tưởng đã đưa vào Bắc Sơn một khối lượng khá nhiều nhân vật quần chúng. Ông đặt những nhân vật của mình vào hoàn cảnh tập trung nhiều mâu thuẫn gay gắt của xã hội, những mâu thuẫn đó sẽ gây nên tình thế cách mạng. Những nhân vật phần lớn là người trong gia đình Cụ Phương (vì gia đình là tế bào của xã hội). Trong gia đình ấy có sự phân hóa: Một bên là lực lượng cách mạng (Cụ Phương, Sáng, Thơm) và một bên là lực lượng phản động cách mạng (Ngọc). Ngay cả những con người tiến bộ cũng không phải đi đến với cách mạng bằng một con đường duy nhất và cùng một lúc, Cụ Phương, Sáng đi thẳng đến cách mạng nhưng Thơm thì phải qua một quá trình gay go, phức tạp rồi cuối cùng mới giác ngộ.

Trong Bắc Sơn ta thấy rõ mâu thuẫn quần chúng cách mạng và bọn đế quốc Pháp, Việt gian bán nước là mâu thuẫn đối kháng. Chính vì thế mà mâu thuẫn trong gia đình Cụ Phương cũng gay gắt. Chính sự xung đột gay gắt trong gia đình ấy đã gây nên bão táp ở nhân vật trung tâm là Thơm và đẩy Thơm đi đến cách mạng. Giữa hoàn cảnh ấy, Thơm như lọt vào trung tâm đầu


mối các liên hệ, và đóng vai trò nhân vật quán xuyến suốt vở kịch. Qua nhân vật này, tác giả đã làm sáng lên quá trình thức tỉnh của một quần chúng bình thường, từ chỗ đứng ngoài những biến động dữ dội của sự phát triển, xã hội đến lúc được giác ngộ nhìn ra kẻ thù của gia đình, của dân tộc, đã hăng hái từ tự phát triển đến tự giác đứng vào đội ngũ và chiến đấu tích cực cho cách mạng, cuối cùng đã hi sinh anh dũng ở thời điểm phong trào tạm thời phải lắng xuống trước sự khủng bố tàn bạo của quân thù.

Những nhân vật như ông cụ Phương, Sáng, Cửu mỗi người có một nét khác nhau. Ở Cụ Phương là sức chịu đựng và sự trung thực, hơn 40 năm bị áp bức bóc lột. Đến Cửu là một người chất phác, ít suy nghĩ tính toán, có khi bộp chộp. Còn Sáng là một thanh niên yêu nước đầy nhiệt tình cách mạng. Nhưng cả ba nhân vật này đều có bản chất giống nhau: họ cùng xuất thân từ tầng lớp nhân dân nghèo khổ, là quần chúng lao động bị bóc lột. Cụ Phương “già ngoài 60 tuổi rồi, mà còn phải đi phu hàng tháng, đã không có một đồng xu công mà còn bị nó đánh đập chửi rủa…”[3;389]. Cửu cũng “chỉ đi cày đấy thôi, học hành gì đâu”. Những con người này đã tìm đến với cách mạng, được giác ngộ cách mạng và trở thành những chiến sĩ cách mạng tích cực. Tất yếu phải như thế vì không ai trong họ có thể chọn lựa một con đường nào đó tốt hơn cho tương lai của một dân tộc.

Ngay trong tác phẩm này, Nguyễn Huy Tưởng đã thể hiện chủ nghĩa yêu nước mang một màu sắc mới. Trước kia ông đề cập đến vấn đề này một cách chung chung, nhưng bây giờ ông nhân thức rõ rằng trong vấn đề dân tộc ắt có sự phân hóa giai cấp. Cụ Phương, Sáng, Cửu sở dĩ là những người yêu nước tha thiết với cách mạng là vì bản thân họ, gia đình họ bị bóc lột đến tận cùng. Vì thế, cuộc cách mạng chính là lẽ sống của họ, với họ tổ quốc và cách mạng là một không bao giờ tách hai. Qua đó ta thấy được sự trưởng thành cách mạng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023