ảnh hưởng của cách mạng đến nhân dân rất lớn. Đó là kim chỉ nam cho mọi hành động dẫn đến thành công cho những cuộc cách mạng sau này.
Suốt trong ba màn đầu của vở kịch, nhân vật Cụ Phương là nhân vật thu hút và chiếm được nhiều cảm tình của tác giả. Trong lần đầu biểu diễn tại Nhà hát lớn, lúc diễn viên Trần Hoạt (vai Cụ Phương ông) ngã gục xuống, thều thào hai tiếng “Bắc Sơn” đã khiến nhiều khán giả rơi nước mắt.
Và nhân vật Sáng đại biểu cho thế hệ những thanh niên yêu nước. Anh đã chiến đấu ngoan cường dũng cảm, giành được nhiều chiến công hiển hách, Sáng bị pháp tra tấn dã man và xử tử trước trường Vũ Lăng…
Trong Bắc Sơn ta còn cảm nhận được một tinh thần lạc quan cách mạng cao độ. Ba người trong gia đình Cụ Phương đã hi sinh vì cách mạng. Nhưng ở họ, cho đến lúc hấp hối vẫn sáng lên một niềm hi vọng về viễn cảnh huy hoàng cho cách mạng.
Nguyễn Huy Tưởng đã thay đổi cái nhìn của mình, trong Bắc Sơn là chủ nghĩa lạc quan mang mầu sắc mới mẻ. Ông tin tưởng vào truyền thống anh hùng của nhân dân trong lịch sử, nhưng đó là trước kia, còn hiện tại ông dựa vào lòng tin của quần chúng với cách mạng, sự giác ngộ cách mạng của quần chúng.Ông đã tiếp xúc và trực tiếp gặp những cán bộ dân tộc, sống trong những gia đình người Tày, chứng kiến họ trưởng thành…vì đây chính là kho dữ liệu sống động để sau này ông sáng tạo ra những nhân vật như: Cụ Phương, Sáng, Cửu…
Nhân vật trong Bắc Sơn tuy còn những chi tiết bộc lộ nếp sống hằng ngày, nét tâm lý chất phác, ngôn ngữ, đời sống của người dân lao động miền núi nhưng Nguyễn Huy Tưởng đã biểu hiện được phẩm chất cơ bản của họ đối với dân tộc, với cách mạng. Ông khéo léo tái hiện lại cuộc khởi nghĩa thông qua câu chuyện một gia đình yêu nước. Những nhân vật trong Bắc Sơn
lần lượt đến với cách mạng, lớn lên theo cách mạng và cách mạnh có tác động rất lớn, mãnh liệt đến cuộc đời bình lặng của họ, cho họ những chuyển biến diệu kỳ. Vì vậy khi Cụ Phương ông, Sáng ngã xuống lại là lúc Thơm, bà cụ Phương đứng lên, tiếp tục sự nghiệp cách mạng của người đi trước…những con người mới này không phải bỗng dưng từ trên trời hay từ vách núi nào sinh ra mà họ đứng lên từ vũng bùn tăm tối của chế độ cũ đã đẩy họ vào và áp bức chèn ép họ.
Đến với cách mạng bằng một con đường đầy gian truân và không phải ngay lúc ấy bà cụ Phương rũ bỏ được ràng buộc của xã hội nô lệ cũ. Nhân vật này bị những định kiến và lễ giáo hàng ngàn năm ràng buộc. Bà biến thành kẻ tự ti, sợ hãi, chỉ biết phục tùng. Suốt đời chỉ biết đến chồng con chịu đựng nhịn nhục. Điều này rất dễ hiểu bởi người phụ nữ trong xã hội cũ luôn là những người khốn khổ nhất, bị áp bức nhiều nhất.
Có thể bạn quan tâm!
- Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 6
- Bắc Sơn - Những Dấu Ấn Về Lịch Sử Thời Kì Trước Cách Mạng Tháng Tám.
- Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 8
- Nghệ Thuật Khai Thác Xung Đột Lịch Sử.
- Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 11
- Nghệ Thuật Tổ Chức Hành Động Kịch.
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Nghe tin du kích bắt được Tây, bà lo lắng rụng rời, băn khoăn khiếp sợ: “Thế mà cũng dám bắt nó à? Không biết động mồ động mả làm sao thế? Giời ơi! Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi có thấy thế bao giờ đâu…” Không chỉ thế bà còn sợ tất cả bộ máy cai trị trong trong làng: nào ông Lý, ông Tổng, cụ Hương…Với các chiến sĩ cách mạng, bà rất mến phục nhưng không dám tiếp xúc vì sợ bị liên lụy.
Như bao bà mẹ Việt Nam khác, bà cụ Phương cũng giàu lòng thương người nhưng lòng thương ấy lại yếu ớt và có lúc thành mù quáng. Bà thương con rể vận động du kích tha cho Ngọc, nhưng chính hắn lại là tên chỉ điểm cho Tây để giết Sáng, giết cụ Phương, rồi hắn đốt nhà bà, lúc này bà vô cùng hối hận đau xót trước cái chết của những người thân yêu trong gia đình. Nỗi đau cứ chồng chất dần dần làm bà hiểu rõ sự thật. Bà chỉ muốn yên thân mà không được, cuộc cách mạng đã lôi cuốn bà đi và bà đã âm thầm gần lại cách mạng.
Tất cả hệ thống nhân vật quần chúng trong Bắc Sơn đều để lại ấn tượng đẹp đẽ trong khán giả. Ở mỗi nhân vật đều bộc lộ tính cách riêng biệt khá nhất quán và sinh động. Đó cũng là sự thành công trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng. Cụ Phương, Thơm, Ngọc..,đều phát triển tâm lý, tính cách riêng. Một cụ già trung thực khẳng khái sẵn sàng hi sinh bản thân để bảo vệ cách mạng, và sau này nhân vật kiểu ông già Phương xuất hiện khá phổ biến trong văn học kháng chiến ở cả hai miền Nam Bắc. Thơm cũng là nhân vật mà sự phát triển tính cách khá rõ nét. Tình cảm của Thơm với cha mẹ, với chồng và các cán bộ cách mạng đều có diễn biến hợp lý. Cái chết của cụ Phương và Thơm gây nhiều xúc động nhưng không quá bi thảm, trái lại nó củng cố thêm lòng tin vào cách mạng.
Nguyễn Huy Tưởng đã ca ngợi những bản chất tốt đẹp của con người và lần đầu tiên trong kịch công khai đã khẳng định rõ vai trò của con người mới trong cuộc sống, trong cách mạng. Đây là những con người xuất thân từ tầng lớp bình thường nhất trong xã hội, họ giản dị chất phác, chứ không phải là những nhân vật được lý tưởng hóa và phóng đại. Nhân vật trong Bắc Sơn đều hoạt động trong một hoàn cảnh nhất định và chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Có thể nói, kịch Bắc Sơn đã vận dụng kết hợp giữa hai bút pháp hiện thực và lãng mạn cách mạng, hai không khí nghệ thuật lịch sử và hiện đại, hai khung cảnh gia đình và xã hội, hai màu sắc sinh hoạt miền ngược và miền xuôi. Người viết đã góp phần trực tiếp tạo cho các nhân vật niềm tin và sự say mê trong các tình huống kịch.
Qua Bắc Sơn, chúng ta thấy một phần cái không kí bừng bừng của một phong trào cách mạng đang lên (màn I) rồi cái đau đớn lớn lao của một phong trào cách mạng bị khủng bố (màn II) và cái tương lai của một cuộc cách mạng đang nhóm khởi trở lại (màn V). Và cũng qua kịch Bắc Sơn, trên văn đàn và sân khấu người ta được thấy xuất hiện một nhân vật đại diện cho cách mạng,
một vài vai kịch tiêu biểu đại diện cho những lớp người cùng khổ bị áp bức, bóc lột đã được giác ngộ, và bộ mặt của kẻ phản dân hại nước.
Cuộc xung đột dữ dội tuy chủ yếu chỉ trong phạm vi một gia đình, song cũng báo hiệu một cơn bão táp khốc liệt đang hình thành trong đêm trước buổi bình minh cách mạng. Sự vận động có tính quy luật tất yếu của hiện thực xã hội Việt Nam thời kì tiền khởi nghĩa (40 - 45) một phần - tuy còn nhỏ nhoi - đã được thể hiện trong sự chuyển biến của tâm hồn và ý chí những nhân vật Bắc Sơn. Và cũng qua Bắc Sơn, ta hiểu được phần nào những thành tựu và nhược điểm của cuộc khởi nghĩa trong đêm trước của cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại. Và thêm một lần nữa ta có thể khẳng định Bắc Sơn là vở diễn mở màn cho sân khấu Cách mạng Việt Nam. Tác phẩm đã xây dựng và khẳng định vai trò của quần chúng cách mạng đối với lịch sử dân tộc.
2.3. Những người ở lại và cảm hứng về lịch sử cách mạng hiện đại.
Khi tiếng súng xâm lược lần hai của thực dân Pháp bùng nổ, ngày 19/12/1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ chủ tịch chống thực dân Pháp. Cũng là lúc Nguyễn Huy Tưởng cùng một số nhà văn hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ đi theo kháng chiến. Trong thời kỳ đầu Nguyễn Huy Tưởng phụ trách đoàn văn hóa kháng chiến ở Phú Thọ, rồi chuyển sang công tác ở tờ báo toàn dân kháng chiến (Bắc Kạn). Từ sau trận Việt Bắc (1947) cùng một số nhà văn khác, Nguyễn Huy Tưởng tham gia công tác tổ chức thành lập hội văn nghệ Việt Nam.
Trong công tác vận động tổ chức cũng như trong thực tế sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng đã có những đóng góp vào phong trào văn nghệ thời kỳ kháng chiến. Đối với các văn nghệ sỹ cũng như với bản thân ông, cuộc kháng chiến anh dũng và lâu dài của dân tộc là một trường học lớn lao mở rộng tầm mắt, rèn luyện ý chí và nuôi dưỡng tình cảm lành mạnh cho người làm công
tác văn nghệ. Từ xã hội cũ bước sang cuộc sống mới, từ mỗi người là một thế giới nội tâm riêng biệt chuyển sang cuộc sống tập thể đông vui, ở mỗi con người văn nghệ sỹ không phải là đã hết những tiếng tơ đàn đơn lẻ từ quá khứ vọng về. Nhưng rồi cuộc kháng chiến của nhân dân “ như một bản giao hưởng hùng tráng cuồn cuộn vang lên cuốn hút tất cả những âm thanh riêng lẻ vào một âm hưởng chung của thời đại.” Đó là tâm trạng chung của cả một lớp văn nghệ sỹ kháng chiến, trong đó có Nguyễn Huy Tưởng. Đa số văn nghệ sỹ nhiệt tâm đi với cách mạng và kháng chiến đều mạnh dạn và kiên quyết rũ bỏ quá khứ để phục vụ cách mạng được tốt hơn. Với Nguyễn Huy Tưởng, tác giả cũng đã đem hết sức mình để làm tròn nhiệm vụ của một nhà văn chiến sỹ. Trên trang nhật ký trong thời kỳ chiến dịch Biên giới, Nguyễn Huy Tưởng ghi: “ Phải giữ mãi cái tươi trẻ trong lòng, cái say sưa của sáng tác. Nhân dân kia, nhân dân đang đòi hỏi những tác phẩm nói lên được cái căm hờn, trí quật khởi, nỗi đau xót mênh mông. Giặc nó vừa đánh trống vừa ăn cướp – tiếng nó to, tiếng súng nó cũng to. Ô kìa sao ta im thế, ta im quá, chĩa mũi vào kẻ thù – phụng sự nhân dân. Ôi tất cả những khả năng của mình hãy dồn cả vào cuộc tranh đấu quyết liệt này”[18; 125] . Những suy nghĩ này mang một ý nghĩa chân thực và được thể hiện một cách đúng mức qua những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng trong thời kỳ kháng chiến. Ông đã tập trung những sáng tác của mình vào mặt trận tiền tuyến trực tiếp phản ánh và miêu tả cuộc chiến đấu của quân dân ta trong chiến tranh. Ông đã ghi lại những ý nghĩa say sưa của mình với đề tài chiến đấu. Thông qua những khung cảnh chiến đấu, Nguyễn Huy Tưởng có thể phản ánh và khắc họa được những sự kiện lịch sử tiêu biểu, những cảnh ngộ tập trung và tâm trạng điển hình của những con người tham gia cuộc thử thách đó.
Qua đề tài chiến đấu Nguyễn Huy Tưởng đã ca ngợi và biểu dương tinh thần chiến đấu cách mạng của quân đội và nhân dân ta, ca ngợi cuộc kháng
chiến lâu dài, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, ca ngợi chủ nghĩa yêu nước anh hùng và chủ nghĩa lãng mạn cách mạng trong khí thế chung của thời đại.
Hai tác phẩm được xem là tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng trong thời kì kháng chiến là vở kịch Những người ở lại và Kí sự Cao Lạng. Những tác phẩm được viết trong thời kỳ kháng chiến tuy là không nhiều, nhưng có một vị trí đáng kể trong nền văn học nước nhà. Những người ở lại là một vở kịch bề thế, tuy nó vướng vào một số nhược điểm nhất định nhưng đây vẫn là một tác phẩm kịch có giá trị văn học nhất định.
Vở kịch Những người ở lại gồm 3 hồi năm cảnh, được Nguyễn Huy Tưởng biên soạn từ sau mặt trận Việt Bắc, khi tác giả thôi công tác ở Toàn dân kháng chiến và được xuất bản năm 1948 tại Việt Bắc.
Viết Những người ở lại, “ tác giả không có ý định dựng hẳn cuộc chiến đấu lớn lao của Liên khu I. Tác giả tự thấy mình không làm nổi công việc ấy. Ở đây, cuộc kháng chiến của Thủ đô chỉ dùng làm đường viền cho một tấn kịch nhỏ gia đình”[11;209]. Lời ghi chú của tác giả ở cuối sách đã nói lên dự định của Nguyễn Huy Tưởng trong cách dựng mâu thuẫn chủ yếu và đặt vấn đề cho tác phẩm. Mâu thuẫn đặt ra tập trung trong tấn kịch của gia đình bác sĩ Thành, một tri thức có tên tuổi. Qua Những người ở lại, Nguyễn Huy Tưởng muốn phản ánh quá trình chuyển biến cách mạng của người trí thức được sự giáo dục, cải tạo và tiếp sức của chế độ mới. Đồng thời Nguyễn Huy Tưởng cũng muốn thông qua khung cảnh gia đình và mâu thuẫn thực tế đó để nói lên tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người quyết tử quân, anh dũng đấu tranh với địch để bảo vệ Hà Nội, bảo vệ Liên khu I.
Vở kịch Những người ở lại khi được xuất bản đã gây ra nhiều dư luận, theo tác giả thì tác phẩm “ đã có nhiều người khen, nhiều người chê, có người mến, có người đập mạnh, có người hoàn toàn phủ nhận giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó”[11;190]. Dư luận khen chê khác nhau không phải hoàn
toàn là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc bình giá một cách thiên lệch mà thực ra có xuất phát từ những mâu thuẫn và tính chất phức tạp của nó với tất cả những ưu và khuyết điểm của một tác phẩm.
Qua Những người ở lại, Nguyễn Huy Tưởng đã phản ánh được một mức độ nhất định tình hình chung của tầng lớp trí thức đi theo cách mạng. Đa số những người trí thức này đều thoát ra từ chế độ cũ và họ đều chịu sự đào luyện và di dưỡng tinh thần của nền văn hóa thống trị. Họ hấp thụ một cách tự giác hay không tự giác tính chất lạc hậu của nền giáo dục cũ. Một mặt khác, họ là người sống xa quần chúng, vị trí và sinh hoạt của tầng lớp trí thức dưới chế độ cũ gần như cách biệt và đối lập với sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Thực tế đã đưa lại cho họ một cái nhìn không đúng mức thậm chí sai lệch về vai trò và khả năng của quần chúng và họ cũng tự đánh giá mình một cách quá cao trên khả năng sẵn có của họ. Tuy nhiên, những người trí thức chân chính thường có ý thức tự trọng, dễ nhạy cảm và biết nhận thức cái tốt đẹp, thiết tha với chân lí. Ưu điểm đó sẽ dắt họ lại gần với phong trào cách mạng của nhân dân, cũng có cơ sở để tiếp thu chân lí cách mạng. Nhưng thực ra con đường đi đến với cách mạng của tầng lớp này là con đường gian khổ, phải đấu tranh, phải thâm nhập để tự cải tạo.
Nhân vật bác sĩ Thành là một kiểu người của tầng lớp tri thức, ông là một người có tên tuổi, một người sống “ trong sạch” và có “ nhân cách”. Bác sĩ Thành ít nhiều có tinh thần yêu nước, yêu tự do, không ham chuộng văn minh vật chất, không nô lệ đồng tiền và chủ trương quay về cái triết lí và đạo đức Đông phương, do đó bác sĩ Thành ghét thực dân Pháp và thấy được cái nhục của một người dân mất nước. Tuy nhiên, ở con người này chưa có một lòng tin đầy đủ với chế độ mới. Thấy được con đường đi của chế độ là đúng, đó là con đường đưa dân tộc tới tự do, độc lập nhưng vẫn cho rằng chính phủ còn quá khích, hẹp hòi với trí thức, đố kị nhân tài, chế độ mới làm thương tổn ít nhiều đến những quan hệ tình cảm, lễ giáo, phong tục có tính chất truyền
thống. Do đó ở nhân vật này nảy sinh tâm trạng muốn được yên thân, không muốn hợp tác với Pháp, vì đó là việc làm xấu xa nô lệ nhưng cũng không muốn đi kháng chiến vì thấy xa lạ và ngại gian khổ. Bác sĩ Thành muốn đứng ra ngoài những xung đột của một thời đại và sinh hoạt chính trị để làm một nhà nghiên cứu, cống hiến cho khoa học, lí tưởng của mình và cho đấy cũng là một cách yêu nước.
Nhưng cuộc sống xã hội trong những ngày đầu kháng chiến như cơn phong ba dội vào tấn bi kịch của gia đình và của bản thân, bác sĩ Thành buộc phải có một thái độ sống, phải biết hành động để mở ra hướng đi của mình. Chính những diễn biến của những con người sống gần gũi trong gia đình như: Lan, Sơn, Kính, Ngọc Cẩm…chính cái âm vang mạnh mẽ của đời sống trong thời kì đầu kháng chiến, đặc biệt là những tấm gương anh dũng của những người quyết tử quân sống chết bảo vệ Hà Nội đã tạo điều kiện cho sự chuyển biến tâm trạng của bác sĩ Thành. Quá trình chuyển biến của nhân vật chính được Nguyễn Huy Tưởng chăm chút miêu tả, diễn biến nhân vật không thoát ly hoàn cảnh, do đó nhân vật cũng có ít nhiều sức sống nội tại.
Một vài nhân vật trong tác phẩm tuy ở vị trí thứ yếu nhưng lại tỏ ra linh hoạt, chân thực như Lan và Kính. Họ là những thanh niên có một tâm hồn trong trắng, đi vào cuộc đời với tất cả những ước mơ bay bổng của tuổi trẻ tin yêu lí tưởng. Thực tế gian khổ và nghiêm khắc đã củng cố trong lòng họ những hình tượng và quan niệm chín chắn hơn về đời sống và họ sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống. Nhân vật Lan và Kính đều mang được rõ nét tính chất của lứa tuổi, tầng lớp và hoàn cảnh sống. Nguyễn Huy Tưởng tỏ ra có nhiều kinh nghiệm và vốn sống khi xây dựng kiểu nhân vật này.
Qua Những người ở lại, Nguyễn Huy Tưởng đã biết phát hiện và dựng lên mâu thuẫn của tác phẩm kịch trên cơ sở mâu thuẫn cơ bản của thời đại. Tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ đã khơi dậy và nổi lên một mâu thuẫn hết sức lớn chi phối toàn bộ hoạt động của mọi tầng lớp trong xã hội, đó