Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 14


Nhưng có thể nói, không có gì có thể sánh được với phần thưởng quý giá mà bạn đọc dành cho ông. Nhiều chục năm sau khi Nguyễn Huy Tưởng qua đời, sự nghiệp và tác phẩm của ông ngày càng được bạn đọc quan tâm tìm hiểu. Như nhà văn Nguyên Hồng, người bạn thân thiết của ông đã nói: “Chết không phải là hết, là quên khuất. Nguyễn Huy Tưởng vẫn còn mãi mãi gương mặt và tiếng nói trong cuộc đời, và càng ngày càng được quý mến thêm, quý mến vô cùng, gần gụi vô cùng”.

3. Thành công của Nguyễn Huy Tưởng đặt ra những vấn đề lý luận quan trọng làm sáng tỏ những nguyên tắc sáng tạo về đề tài lịch sử.

Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật không phải ở đề tài mà ở tính tư tưởng, ở sự khám phá và sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật, ở sự cảm nhận được cái gì của khán giả thuộc về những giá trị chân - thiện - mỹ. Và như vậy, khi đánh giá bình xét hoặc đầu tư cho một tác phẩm kịch nói riêng và tác phẩm văn học nói chung không nên coi trọng hoặc xem nhẹ đề tài này hay đề tài khác; hoặc quan niệm rằng viết về đề tài lịch sử thì dễ hơn viết về đề tài đương đại…

Đề tài lịch sử đã thu hút khá nhiều các tác giả và làm nguồn cảm hứng cho những sáng tạo nghệ thuật của họ; đã có hàng loạt những vở kịch viết về đề tài lịch sử rất thành công. Trong đó phải kể đến Nguyễn Huy Tưởng với những tác phẩm kịch nổi tiếng. Chính thành công của ông đã đặt ra những vấn đề lý luận quan trọng làm sáng tỏ những nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử và từ những thành công ấy đã tạo tiền đề, kích thích cho những thành công khác.

Viết về đề tài lịch sử không phải là dễ dàng tìm kiếm được sự thành công bởi người viết phải tuân theo những nguyên tắc nhất định cần phải đặt ra ngay từ khi nảy sinh ý đồ sáng tác.

Viết về đề tài lịch sử chính là mượn xưa để nói nay, có nghĩa là mục đích và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và con


người hiện tại. Tác phẩm kịch hoàn toàn không phải là sự minh họa hay kịch hóa những sự kiện và con người lịch sử mà những sự kiện, con người ấy phải được tái hiện. Quá khứ, hiện tại và tương lai thường có mối quan hệ mật thiết trong đời sống của con người hiện tại. Viết về lịch sử là viết cho con người hiện tại, vì thế những ý tưởng sáng tạo nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và con người hôm nay. Từ điểm xuất phát đó, người viết về đề tài lịch sử không chỉ làm sống lại những con người và sự kiện lịch sử mà còn làm rung động trái tim con người hôm nay với nhiều cảm xúc không chỉ là về lịch sử, mà còn tìm thấy những lời giải đáp về cuộc sống hiện tại.

Tiếp theo là về vấn đề chân thực lịch sử và tính hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử. Một tác phẩm viết về đề tài lịch sử thường đề cập đến những con người, những sự kiện của một giai đoạn lịch sử, một triều đại nhất định, cụ thể. Đã cụ thể thì người viết không thể không tôn trọng những sự thật lịch sử. Và vấn đề chân thực lịch sử không chỉ đặt ra đối với những người sáng tạo nghệ thuật mà còn đặt ra đối với cả những người thưởng thức những sáng tạo nghệ thuật về nó nữa. Dựa vào tính chân thật của lịch sử mà người viết sẽ thỏa sức mình trong việc hư cấu nghệ thuật mà không lo làm sai lạc lịch sử. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng sự hư cấu mà phải biết cân đối phù hợp giữa việc hư cấu với lôgic phát triển, với điều kiện, quy luật vận động của lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trên đây có thể coi là những đóng góp lý luận về những nguyên tắc trong sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng. Cùng một con người, một sự kiện lịch sử nhưng ở mỗi người lại có một cách nhìn, sự cảm thụ ở một khía cạnh riêng. Nhưng dù khai thác ở góc độ nào đi chăng nữa thì người viết về đề tài lịch sử cũng phải xuất phát từ cuộc sống và con người hôm nay. Ngược lại nếu chỉ biết vì hiện tại mà bóp méo quá khứ, xuyên tạc lịch sử thì sẽ không bao giờ có được một tác phẩm nghệ thuật chân chính.


Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Vĩnh Cư (2007), Sáng tạo và giao lưu, NXB Giáo dục.


2. Hà Minh Đức (1984), Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng (tập 1), NXB Văn Học.


3. Hà Minh Đức (1984), Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng (tập 2), NXB Văn Học.


4. Hà Minh Đức (1984), Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng (tập 3), NXB Văn Học.


5. Hà Minh Đức (1963), Kịch Nguyễn Huy Tưởng, NXB Giáo dục.


6. Hà Minh Đức – Phan Cự Đệ (1996), Nguyễn Huy Tưởng (1912 -1960), NXB Văn học.

7. Phan Kế Hoành (1985), Bắc Sơn vở diễn mở màn sân khấu cách mạng, Tạp chí sân khấu.

8. Hồ Ngọc (1993), Nghệ thuật viết kịch, NXB Văn hóa Hà Nội.


9. Mã Giang Lân (1990), Văn học Việt Nam (1954-1954), NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.

10. Phong Lê (1992), Nguyễn Huy Tưởng một sự nghiệp chưa kết thúc, NXB Viện Văn học.

11. Hồng Lĩnh (1949), Những người ở lại ( kịch ba hồi của Nguyễn Huy Tưởng), Sự thật.

12. Bích Thu và Tôn Thảo Miên (2003), Nguyễn Huy Tưởng tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.

13. Vũ Dương Qũy (1999), Nhà Văn và tác phẩm trong nhà trường, NXB Giáo dục.

14. Dương Trung Quốc (1999), Đề tài lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng, NXB Hà Nội.


15. Văn Tâm (1997), Vũ Như Tô trong cuộc đời “bát nháo”, Tạp chí Văn học.


16. Nguyễn Huy Tưởng (2009), Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam.


17. Nguyễn Huy Thắng (2006), Nguyễn Huy Tưởng Nhật ký,(Tập 1) Đến với văn chương và cách mạng, NXB Thanh niên.

18. Nguyễn Huy Thắng (2006), Nguyễn Huy Tưởng Nhật ký,(Tập 2) Những năm kháng chiến, NXB Thanh niên.

19. Nguyễn Huy Tưởng (2010), An Tư, NXB Kim Đồng.


20. Nguyễn Huy Tưởng (2010), Lũy Hoa, NXB Kim Đồng.


21. Phan Trọng Thưởng (1995), Suy nghĩ thêm về Vũ Như Tô nhân vở kịch được dàn dựng trên sân khấu, Báo văn nghệ, số 50.

22. Phan Trọng Thưởng (2001), Văn chương tiến trình tác gia - tác phẩm, NXB Khoa học xã hội.

23. Trang wed tham khảo: http://vi.wikipedia.org/

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí