Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 13


Thế giới tinh thần của con người cũng là khía cạnh phong phú cần tìm hiểu, qua những sáng tác kịch của mình Nguyễn Huy Tưởng đã gửi gắm đựợc rất nhiều tâm sự, hoài bão về nghệ thuật của mình. Với kịch đời sống con người có thể biểu hiện qua hành động của nhân vật, để nói lên những ước mơ, lý tưởng…con người vẫn phải chủ yếu thông qua hành động mà bộc lộ mình. Yếu tố này tạo nên chiều sâu cho tác phẩm, thể hiện sự uyên bác của nhà văn.

Nếu chỉ có hành động bên trong và hành động bên ngoài thì như thế là chưa đủ cho một tác phẩm hay. Vấn đề là làm thế nào để tổ chức các hành động đó gắn với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh, không bị rời xa thành từng mảng và có sức hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối. Trong thực tế, vở Vũ Như Tô có nhiều hành động kịch có ý nghĩa, có kịch tính, khi xem thấy rất hấp dẫn, lôi cuốn ấy là do Nguyễn Huy Tưởng đã nắm bắt được những quy luật của việc tổ chức hành động kịch.

Nếu chỉ bê nguyên si những hành động trong đời sống vào kịch thì tất nhiên sẽ trở thành một thứ hổ lốn, trong đó lẫn lộn cả những hành động có ý nghĩa và không có ý nghĩa. Trong Bắc Sơn hành động giác ngộ cách mạng của gia đình cụ Phương là một ví dụ cụ thể ở thời điểm lịch sử đó có rất nhiều người tham gia cách mạng nhưng không phải bất kỳ hành động tham gia cách mạng nào cũng được miêu tả trong tác phẩm. Vấn đề là phải nhằm mục đích gì, có thể hiện được chủ đề tư tưởng hay không? Chính các tư tưởng chủ đề lại chi phối việc tổ chức các hành động trong cuộc sống vào trong kịch. Muốn đưa hành động đi theo cách mạng vào kịch thì phải xem hành động ấy có đóng góp gì cho việc biểu hiện các tư tưởng chủ đề kia. Phải chọn lọc để tránh đưa vào kịch những chi tiết rườm rà…Tóm lại mọi hành động khi đưa vào kịch phải có mục đích rõ rệt, hoặc để làm sáng tỏ thêm vấn đề gì, hoặc để làm cho tính cách nhân vật thêm rõ nét, hoặc để giới thiệu hoàn cảnh, hoặc để gây không khí…Và tất cả lại phải chịu sự chi phối của tư tưởng chủ đề, là cái yêu cầu tối cao của vở kịch.


Nói như thế không có nghĩa cuối cùng chỉ còn trơ lại một hành động chủ yếu, biểu hiện được tư tưởng chủ đề mà thôi. Không cuộc sống này vô cùng phong phú và phức tạp. Một vở kịch không thể chỉ có một tuyến hành động duy nhất xoay quanh một chủ đề, người viết kịch phải biết tổ chức hành động của các nhân vật thành một hệ thống thống nhất, có đầu có đuôi, mạch lạc. Điều này được Nguyễn Huy Tưởng chứng minh bằng chính những tác phẩm kịch của mình. Trong Bắc Sơn hành động của các nhân vật thống nhất, tồn tại nhiều dạng hành động, đảm bảo vở kịch có kết cấu chặt chẽ và đem lại thành công nhất định, hoàn chỉnh. Các phần của vở kịch cân đối nhau, tương xứng theo yêu cầu của việc biểu hiện tư tưởng chủ đề của tác giả và còn rất nhiều vở kịch đỉnh cao khác, tất cả đã làm nên một “Nguyễn Huy Tưởng người nghệ sỹ của công dân”.

3.4. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ kịch.


Trong tất cả các yếu tố văn học, ngôn ngữ được coi là yếu tố đầu tiên của văn học. Điều đó có nghĩa là không có ngôn ngữ sẽ không có văn học.

Với quá trình sáng tác, ngôn ngữ là phương tiện vật chất duy nhất để thể hiện thành tác phẩm những gì mà người viết đã ấp ủ, thai nghén. Nếu không có sự tham gia của ngôn ngữ, dù là hành động, xung đột, hay tính cách, hoàn cảnh…tất cả vẫn chỉ là ý đồ, là dự định trong đầu óc tác giả, là những dòng đề cương khô khan và cụt hủn, là cái khung cốt truyện mà thôi. Vì vậy chúng ta có thể khẳng định ngôn ngữ kịch giữ vai trò quyết định tối hậu của sự ra đời của vở kịch. Nó còn tác động trực tiếp tới giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Bởi một lẽ đơn giản rằng một tư tưởng lớn nhưng không được trình bày một cách sáng sủa, rành mạch mà lại còn chìm ngập trong đống ngôn từ khó hiểu thì sự tiếp thu của mọi người sẽ giảm sút.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Đối với nghệ thuật kịch, vai trò quan trọng đó của ngôn ngữ đã được nhiều tác giả công nhận. Nếu muốn tìm hiểu về các tác phẩm kịch, chúng ta


Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 13

phải tìm hiểu vấn đề ngôn ngữ kịch, đây là vấn đề không thể thiếu của nghệ thuật kịch.

Ngôn ngữ cơ bản của kịch là ngôn ngữ nhân vật. Trong kịch không có nhân vật người kể chuyện, cho nên không xuất hiện ngôn ngữ của người kể chuyện. Tuy vậy, vẫn có những lời chỉ trích của tác giả, trước hết là nhằm nêu rõ thời gian, đặc điểm, bối cảnh của câu chuyện hoặc để nói rõ các hành động không lời của nhân vật, những lời hướng dẫn ấy chỉ có giá trị với người đọc, đạo diễn, diễn viên, còn trong lúc trình diễn chỉ có lời của nhân vật.

Và ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm kịch có ba dạng ngôn ngữ đối thoại (lời các nhân vật nói với nhau), ngôn ngữ độc thoại (lời nhân vật nói với chính mình, lời nói thầm của nhân vật) và ngôn ngữ bàng thoại (lời nhân vật nói với khán giả). Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ có tính hành động. Hệ thống ngôn ngữ ấy có nhiệm vụ mô tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác hành động, là cơ sở giúp đạo diễn, diễn viên xử lý thích hợp với hành động của nhân vật trên sân khấu.

Trong kịch nói, Nguyễn Huy Tưởng đã đạt tới những chuẩn mực khá tiêu biểu của nghệ thuật kịch hiện đại. Nguyễn Huy Tưởng rất chú trọng việc xây dựng ngôn ngữ kịch, ông sử dụng ngôn ngữ trong kịch gần với tiếng nói hàng ngày của con người mà vẫn có tính chất văn học. Ở Bắc Sơn” ngôn ngữ nhân vật miền được tác giả sử dụng rất thông thạo. Những nhân vật noi với nhau trống không, con gọi mẹ là “mé”; bố là “chú”…Bên trong những nhân vật có những giằng xé nội tâm phong phú, từng lời độc thoại của từng nhân vật là một kiểu ngôn ngữ riêng biệt, thích ứng với tính cách từng nhân vật.

Viết về đề tài lịch sử, nhà văn không hề hiện đại hóa ngôn ngữ nhưng không phải vì thế mà bị gò bó bởi khí hậu lịch sử. Nguyễn Huy Tưởng ít dùng chữ Hán, thường không sử dụng nhiều điển cố. Ngôn ngữ miêu tả rất linh


hoạt. Có khi chỉ bằng đoạn văn ngắn, ông dựng được một khung cảnh có không khí riêng của cuộc khởi nghĩa: cảnh Cửu Trùng Đài bị đốt phá, qua lời thoại của đám quân hỗn loạn…

Ngôn ngữ của nhân vật thay đổi theo tình cảm, cảm xúc. Sự thay đổi ấy là về nhịp điệu, tiết tấu. Chẳng hạn trong cơn nóng giận, không chịu khuất phục uy lực của triều đình. Nguyễn Huy Tưởng để nhân vật Vũ Như Tô có những lời thoại cứng rắn, mạnh mẽ khác hẳn lúc nói bình thường với anh em thợ thuyền...Tác giả miêu tả chính xác tiết tấu cũng là biện pháp thể hiện tình cảm của nhân vật.

Ngôn ngữ kịch của Nguyễn Huy Tưởng xúc tích, rõ ràng mà dễ hiểu. Sử dụng một giọng văn trầm tĩnh, trong sáng, đôn hậu mà vẫn bay bổng lãng mạn, lôi cuốn người đọc đoạn văn Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô chạy trốn nhưng Vũ không nghe (màn V – kịch Vũ Như Tô).

Nắm được những đặc điểm của ngôn ngữ kịch, chúng ta có thể hiểu Nguyễn Huy Tưởng đã tiến hành xây dựng ngôn ngữ trong các vở kịch của mình đều thích hợp với yêu cầu của nghệ thuật kịch.

Như ở phần trước đã trình bày, hành động trong kịch phải là hành động có kịch tính, mà ngôn ngữ lại là hình thức chủ yếu để thể hiện hành động, do đó đối thoại trong kịch tất yếu phải có kịch tính. Đoạn đối thoại giữa nhân vật Thơm với Ngọc khi Thơm đang cố giấu cán bộ trong buồng của mình, nhằm che mắt quân Việt gian, nhân vật Thơm đã khéo léo có những lời thoại để đánh lừa chồng giúp cho cán bộ cách mạng trốn thoát.

Xuất phát từ hành động đấu tranh, mục đích rõ rệt, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật có tính chất tấn công và phản công. Trong Vũ Như Tô là đoạn lời thoại Vũ đối đáp với vua khi vua ép Vũ phục vụ cho mình...


Khai thác triệt để chức năng của ngôn ngữ trong kịch, Nguyễn Huy Tưởng đã thành công trong việc sư dụng đề trong tài lịch sử sáng tác của mình. Tạo nên sự hấp dẫn cho người xem, lôi cuốn mọi độc giả ở mọi lứa tuổi đây là điều mà không phải bất cứ tác giả nào cũng làm được. Tất cả phải có quá trình trau dồi, rèn luyện, triệt để khai thác chức năng của lời thoại để làm cho ngôn ngữ chúng ta đầy đủ sức mạnh, thể hiện được những tư tưởng tình cảm cao cả của thời đại qua tác phẩm của chính mình...

Đối với Nguyễn Huy Tưởng: “...có cái nghề nào thú vị hơn nghề văn. Nó lấy nguyên liệu chính là con người, một cái gì đẹp nhất, kì diệu nhất của sự sáng tạo...đừng viết cái gì sai trái với sự thực con người. Người là thật. Phải thật với người...phải tự nâng mình lên. Tự vượt mình lên. Và cải tạo xã hội...” (trích Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng ngày 16/6 và ngày 15/7/1956).

Trong đội ngũ những nhà văn hiện đại Việt Nam, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một trong những người có công đầu xây dựng nền kịch nói Việt Nam nói riêng nền văn xuôi hiện đại nói chung. Ông cũng là người có nhiều công đóng góp, với tư cách là nhà tổ chức lãnh đạo nền văn hóa, văn nghệ của đất nước.


KẾT LUẬN

1. Đề tài lịch sử luôn là miền đất hứa của những sáng tạo nghệ thuật.


Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, lịch sử luôn là nguồn đề tài vô tận và mãi mãi mới mẻ của những sáng tạo nghệ thuật. Chỉ cần chúng ta nhớ lại hàng loạt những vở diễn tuồng, chèo, kịch…của dân tộc và trên thế giới chúng ta đã thấy có một tập đại thành về lịch sử được dựng lại trong nền văn hóa dân tộc với nhiều màu sắc: từ An Dương Vương cho đến Trưng Trắc, Bà Triệu, rồi Ngô Quyền dựng nước cho đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Triều Nguyễn, từ vua chúa, tướng lĩnh, danh nhân…hầu như đều đã lần lượt diễu hành qua sân khấu kịch hiện đại.

Đề tài lịch sử là một vùng đất rộng lớn để sân khấu nghệ thuật khai thác. Đi vào đó, nếu không có chủ định, sẽ giống như người bị lạc vào rừng hoặc trôi dạt ra biển…Là người nghệ sĩ cần phải hiểu rõ lịch sử như chính lịch sử đang sống lại xung quanh mình vì không ai có thể viết với tất cả cảm xúc, tất cả sự hưng phấn của mình về những điều không liên quan gì đến cuộc đời chính mình ngày hôm nay.

Lịch sử luôn là vô vàn và bất tận, muốn có được sự sáng tạo thành công thì điều đó tùy thuộc vào tài năng của mỗi người khai thác nó. Muốn thành công trườc tiên phải nắm được lịch sử, chân thành với những gì là hiện tại và càng không thể chỉ biết tham khảo những tư liệu “chết” ghi lại trong sách sử. Nếu không có cái gốc để khám phá, hoặc phát hiện làm thỏa mãn thì cần tới sự sáng tạo, lúc này mỗi nhà văn đòi hỏi tri thức sáng tạo hoặc tình cảm, tâm linh của bản thân mình, chỉ có như vậy mới tạo nên cái riêng trong từng tác phẩm.

Với đề tài lịch sử người làm văn nghệ sẽ làm sống lại những giây phút quan trọng của dân tộc, của đời người qua đó gửi gắm vô vàn những ý tưởng


những bài học cho những thế hệ mai sau. Chính vì vậy khai thác về đề tài lịch sử là không bao giờ cạn kiệt, “đề tài lịch sử luôn là miền đất hứa cho những sáng tạo nghệ thuật”.

Đi vào khai thác đề tài lịch sử, người viết cần phải chọn chất liệu phù hợp, có trữ lượng tư tưởng, trữ lượng hành động lớn để xây dựng nên những tác phẩm thành công mãi mãi. Chúng ta cũng đã có rất nhiều những sáng tác nghệ thuật về đề tài lịch sử đặc biệt là thể loại kịch. Những vở kịch đề tài lịch sử viết về những vị anh hùng chống quân xâm lược, viết về một chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc...Điều này là rất tốt, rất cần, nhưng chưa đủ. Lịch sử dân tộc ta không chỉ đánh thắng quân xâm lược mà còn nhiều tấm gương xây dựng đất nước, những tấm gương điều hành công việc đất nước thời bình, lịch sử về quan hệ vua tôi, bạn bè nghiêm minh mà dân chủ, về cách đối nhân xử thế, cách giữ nhân cách ở đời…Nhìn lại lịch sử, soi lại gương xưa, có rất nhiều điểm còn đáng học hỏi cho bây giờ.

Khai thác về đề tài lịch sử có vô vàn những nguồn tư liệu, ở đó là lịch sử một dân tộc, lịch sử một cộng đồng, lịch sử một con người. Những người làm nghệ thuật dựa vào nguồn tư liệu ấy mà viết, mà sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để đời, gìn giữ nét đẹp văn hóa, gìn giữ truyền thống một dân tộc. Đó cũng chính là lý do vì sao có rất nhiều những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch chọn đề tài lịch sử làm nguồn cảm hứng sáng tạo cho mình.

2. Kịch về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng có vị trí quan trọng trong kịch hiện đại.

Mỗi nhà văn đều có những đam mê và sở trường riêng. Với Nguyễn Huy Tưởng đó là kịch. Ngay từ nhỏ, ông đã đặc biệt say mê với các vở bi kịch cổ điển của các tác giả như: Eschyle, Sophocle (Hy Lạp cổ đại), Racine, Corneille (Pháp)….Đến khi chín muồi, ông tự xác định cho mình một hướng đi riêng: “Ngươi thích kịch, ngươi thích cổ, ngươi thích cái đẹp. Ngươi muốn


đem bi kịch vào cõi đất Việt Nam; ngươi muốn tán dương các anh hùng: ngươi thích thì ngươi làm, sao ngươi còn đắn đo hoài nghi?” (Nhật ký, 24/11/1938). Và từ đó, Nguyễn Huy Tưởng đã chọn kịch để thể hiện đam mê và tài năng của mình; trong đó kịch về đề tài lịch sử của ông có vị trí quan trọng trong nền kịch hiện đại bởi những đóng góp về cả nội dung và những tình tiết nghệ thuật ẩn sau đó là những ý tưởng sâu sắc của một “nhà văn viết sử bằng văn chương”.

Với bộ ba tác phẩm ra mắt bạn đọc vào đầu những năm 40 của thế kỷ trước: Đêm Hội Long Trì, An Tư, Vũ Như Tô và những tác phẩm kịch nổi tiếng sau này như: Bắc Sơn, Những người ở lại…có thể nói Nguyễn Huy Tưởng đã thực hiện được mục đích của mình như ông đã từng tâm niệm ngày nào: “phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ mà thôi”.

Như vậy, có thể khẳng định kịch về đề tài lịch sử và cách mạng của Nguyễn Huy Tưởng đã có những đóng góp nhất định đối với nền văn học Việt Nam nói chung và kịch hiện đại nói riêng. Xuyên suốt qua các tác phẩm của ông, từ Đêm hội long Trì qua An Tư đến An Dương Vương xây thành ốc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng; từ Vũ Như Tô qua Những người ở lại đến Sống mãi với Thủ Đô, Lũy hoa…ta thấy đều ánh lên tính lịch sử: lịch sử dựng nước và giữ nước, lịch sử Thăng Long xưa và Hà Nội nay, lịch sử một nhân vật và lịch sử của cả một cộng đồng…. Đó cũng chính là lý do khiến cho nhiều người đã gọi Nguyễn Huy Tưởng là “nhà viết sử bằng văn chương”- một danh hiệu ngày càng tỏ ra xác đáng!.

Đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng đối với văn học và dân tộc cũng đã được ghi nhận bằng nhiều hình thức. Năm 1996, ba mươi sáu năm sau khi ông qua đời ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm về đề tài lịch sử, về thủ đô kháng chiến và cả những sáng tác cho thiếu nhi.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí