Bắc Sơn - Những Dấu Ấn Về Lịch Sử Thời Kì Trước Cách Mạng Tháng Tám.


Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử đầu tiên ở Việt Nam đã đưa được nhân vật quần chúng lên sân khấu. Trong năm màn của vở kịch, chính họ đã chủ động suốt ba màn cuối. Mặc dầu còn thiếu sót mặt này mặt khác, nhưng đó là một cố gắng rất lớn thể hiện một quan điểm lịch sử tiến bộ của nhà văn.

Với bi kịch của nhân vật lịch sử Vũ Như Tô, một cây bút khác chẳng hạn có thể sẽ tập trung khai thác khía cạnh mối quan hệ giữa nghệ thuật với cường quyền trong chế độ cũ. Chúng ta không nói rằng khía cạnh đó là không đúng và không có thật, nhưng dầu sao nó cùng là khía cạnh dễ thấy, nó ở trên bề mặt, và dễ xử lý đối với người viết. Bằng tâm huyết, sự nhạy cảm và sự hư cấu giầu tài năng của mình, Nguyễn Huy Tưởng đã đào đến một tầng sâu khác của chủ đề, phức tạp, tinh tế, gay gắt hơn, cho phép động đến cốt lõi của số phận nghệ thuật.

Tác giả tìm thấy chất bi kịch sâu hơn nhiều ở chỗ thể hiện khát vọng thiêng liêng nhất của nghệ thuật, của người nghệ sỹ đó là mong muốn vươn tới tận cùng cái đẹp toàn thiện, toàn bích, điểm tô đến tuyệt vời cho non sông đất nước, bộc lộ đến tận cùng tài năng tạo nên những giá trị tinh thần vĩnh cửu cho muôn đời sau…Khát vọng đẹp đẽ ấy rất lắm khi, trong những thời điểm và hoàn cảnh nhất định, lại xung khắc đến đau đớn, đến mất còn với những yêu cầu lịch sử chính đáng nhưng nhất thời. Nghệ sỹ trong khi say mê đến quên mình xây dựng những giá trị thẩm mĩ lâu dài cho nhân dân muôn đời nhưng lại bị chính cái nhân dân ấy, trong một thời điểm lịch sử, cụ thể, do không hiểu biết, không cần, thậm chí phỉ nhổ, nguyền rủa, tiêu diệt.

Khi đọc Vũ Như Tô ta kinh ngạc vì tầm sâu của mọi vấn đề được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng lúc bấy giờ còn rất trẻ, đã dặt ra trong một tác phẩm đầu tay của mình. Ngay trong lời tựa Nguyễn Huy Tưởng đã viết một lời lẽ rất thống thiết: “Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút cũng chẳng qua cùng bệnh với Đan Thiềm”.


Ông tự nhận mình “cùng bệnh với Đan Thiềm”, phải chăng khi người nghệ sỹ cầm bút là họ đang dấn thân vào nghệ thuật và sẵn sàng hy sinh vì nghệ thuật ? Tất cả có một ý nghĩa quan trọng cho người nghệ sỹ, nó như một tuyên ngôn cho nghệ thuật. Chính Nguyễn Huy Tưởng đã rất đúng đắn và dự cảm rất sớm và chọn lựa chủ nghĩa yêu nước trung thực và dũng cảm ông chọn Vũ Như Tô, dẫu biết rằng trong cuộc đời này với bao nhiêu bão táp của đấu tranh xã hội từng thời điểm lịch sử cụ thể dễ gì có được nhiều nỗi niềm thấu hiểu, cảm thông như cung nữ Đan Thiềm.

Đọc lại những tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, chúng ta hiểu rằng hóa ra Nguyễn Huy Tưởng đã nhận ra rất sớm những vấn đề gần 40 năm sau, đến nay lại đang trở nên rất thời sự, rất cấp thiết; sự xuống cấp về văn hóa, về nhân phẩm khiến ông vô cùng đau lòng, và với sự trung thực nhất quán, ông quả quyết lên tiếng một cách nghiêm túc và đầy trách nhiệm. Ông đã báo động sớm cái tác hại của cách nhìn, cách sống thiển cận, nông dân đối với xã hội, con người, văn hóa.

Thực ra, nội dung ý nghĩa và giá trị của tác phẩm Vũ Như Tô và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Huy Tưởng, chính là sự truy tìm một quá trình, và đã tìm thấy ngọn nguồn, gốc rễ của tội ác cũng như nhiều phương diện của đời sống xã hội. Cuộc truy tìm ấy được đặt trên cơ sở của sự khát khao, ước vọng về cái thiện. Vì vậy tác phẩm đã đã đem đến cho người đọc sự nhận thức có chiều sâu đáng kể và tầm ý nghĩa bao quát mọi thể chế xã hội, mọi hình thái xã hội, khi mà tội ác, sự bạo ngược đối với con người, cảnh khốn cùng của đời sống, lương dân còn đầy rẫy trong xã hội ấy. Đấy chính là vấn đề đã đưa Nguyễn Huy Tưởng vào vị trí riêng, xứng đáng trên văn đàn Việt Nam qua nhiều thế kỉ.

Đọc Nguyễn Huy Tưởng ai cũng nhận thấy một cảm hứng lịch sử bao trùm phần lớn các tác phẩm. Cái nguồn dồi dào ấy đủ sức phân nhánh ra nhiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


thể loại: kịch lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi …và làm nên nét đặc sắc của văn ông. Khi trở lại nhật ký năm 1932, khi ông mới được 20 tuổi, ta hiểu thêm rằng con người ấy tư tuổi trẻ đã nặng lòng với lịch sử dân tộc đến thế nào. Ông đã viết: “Người không biết lịch sử nước mình là con trâu đi cày ruộng cày với ai cũng đựợc, mà cày ruộng nào cũng được”[17; 206].

Đề tài lịch sử và cách mạng trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng - 7

Ông đã tâm niệm với mình: “Ta đây tuổi còn trẻ, tính còn ngây thơ, đọc sử Bình Nguyên mà lòng còn yêu quý non sông phơi phới, trong lúc thán phục các vị anh hùng, muốn nêu các vị vào khúc anh hùng ca để truyền về hậu thế; cho muôn nghìn đời sau soi vào”[17;202]. Những lời tâm huyết ấy tiếp nối cái giọng hào sảng thống thiết của những nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ. Nhiệt huyết ấy khiến nguyễn Huy Tưởng nhanh chóng tìm đến cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Về mặt văn học, nó cắt nghĩa động lực sáng tạo của ông trên một loạt tác phẩm kịch lịch sử, tiểu thuyết lịch sử khởi đầu cho cuộc đời sáng tác.

Trở thành một truyền bá lịch sử, giáo dục lịch sử đó là một mong muốn của Nguyễn Huy Tưởng, văn mạch truyện lịch sử của ông dựa trên những quan điểm lịch sử truyền thống mà cốt lõi của nó là truyền thống, là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân dân. Ông đã khéo léo chọn những thời điểm lịch sử mà ở đó tập trung cao độ những xung đột căng thẳng của mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn cung đình. Các nhân vật của ông là những con người đi đến tận cùng của tính cách, dục vọng, đam mê. Tư duy lịch sử của nhà là một thứ tư duy sáng rõ, có sự phân định rạch ròi giữa thiện và ác, trung nịnh, chính tà. Phong cách Nguyễn Huy Tưởng thiên về các cao cả. Khát vọng tái hiện lịch sử của ông là khát vọng hoành tráng. So với những tác phẩm đương thời, các tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng vượt trội hẳn lên. Với Nguyễn Huy Tưởng, đề tài lịch sử đã có một dáng dấp ổn định và chững chạc.


Trong tất cả cái về lịch sử của nguyễn Huy Tưởng, thì kịch Vũ Như Tô có một vị trí riêng. Ở đây, lịch sử không giãi bày bằng cách độc thoại, nhân vật không đơn phiến, trắng đen không phân định rõ rệt như ở các tác phẩm khác. Ở tác phẩm này, nhà văn đã suy nghĩ bằng lịch sử, hay nói cách khác nhà văn trình bày sự kiện lịch sử như một đối tượng để nhận thức, chiêm nghiệm hay ký thác.Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài – ước mơ của người thợ tài hoa và một hiện thực có thể là của kho tàng văn hóa dân tộc – bị vĩnh viễn chôn vùi. Lời đề tựa của Nguyễn Huy Tưởng cho tấn kịch ấy là một ký thác đớn đau, một lưỡng lự triết học: Và đó không chỉ là một nỗi đau của tâm hồn nghệ sĩ “đồng bệnh tương liên”, đó còn là một nỗi đau của chính lịch sử. Phía dưới cái diễn biến điềm nhiên của nó là cả một dòng chảy quằn quại của được và mất, tất yếu và ngẫu nhiên, hợp lẽ và phi lý và Mac đã từng gọi là “nỗi thống khổ của lịch sử Nguyễn Huy Tưởng, hơn ở bất cứ ai khác là đã một lần chạm vào tầng sâu ấy, nơi mà dòng lịch sử đi qua còn làm đọng lại cái vốn kinh nghiệm đớn đau của nhân loại”[23].

Hôm nay văn học đang có xu hướng đa dạng hóa các phương thức thể hiện lịch sử. Đang hình thành ngày một rõ nét những kiểu tư duy khác về lịch sử, những dạng thức mới của truyện lịch sử. Mối quan tâm đến đề tài lịch sử càng lớn thì văn học dường như lại tăng cường sự gián cách với lịch sử.

Không nói tới loại truyện lịch sử - võ hiệp vừa giả lịch sử, vừa giả văn học, các nhà văn càng ngày càng có xu hướng dùng tư duy văn học để chiêm nghiệm lịch sử, đối thoại với lịch sử và có khi đưa thẳng lịch sử vào bầu không khí của những quan niệm hiện đại. Mối quan hệ gắn kết văn – sử trong tiểu thuyết lịch sử đã có những thay đổi về chất nếu so với mô hình ổn định của thể loại này mà Nguyễn Huy Tưởng là một đại diện tiêu biểu. Dù vậy thì giá trị của kịch và tiểu thuyết lịch sử của ông vẫn không mờ nhạt đi và luôn giữ được vẻ huy hoàng hấp dẫn và có ý nghĩa đáng kể trong quá trình phát triển của cả dân tộc.


Qua những dòng nhật ký chứa nhiều dằn vặt mang không ít mâu thuẫn của Nguyễn Huy Tưởng, thêm kính trọng phần công dân tích cực của nhà văn và càng nhận rõ bản chất nghệ sĩ trong con người Nguyễn Huy Tưởng. Thì ra người nghệ chân chính của thời đại nào cũng khát khao sáng tạo cái đẹp đích thực trường tồn. Thì ra Nguyễn Huy Tưởng đã từng không ít lần dốc sức tạo nên những công trình không ít giá trị của một thời, vẫn cứ mơ ước một Cửu Trùng Đài trường cửu cho văn nghiệp của mình. Niềm khát khao ấy ông đã trọn vẹn gửi cả vào Vũ Như Tô, hình thượng người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh.

Như vậy với Vũ Như Tô chúng ta thấy nổi trội hơn hẳn là cảm hứng lịch sử mà Nguyễn Huy Tưởng đã lấy làm chủ đề cho tác phẩm của mình. Từ tính chất chính sử là những giới thiệu xúc tích về nhân vật chính Vũ Như Tô mà ông đã nêu lên cái tính chất dã sử đầy ý nghĩa của tác phẩm, cái mà ông viết ở đây chính là vai trò của quần chúng, là khát khao của người nghệ sĩ chân chính. Và không chỉ dừng ở đó, Vũ Như Tô là một tác phẩm chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhưng giữa những mâu thuẫn ấy lại có sự thống nhất với nhau làm nên một kiệt tác cho nhân loại.

Nguyễn Huy Tưởng đã nói lên vai trò của quần chúng cách mạng, viết về bạo lực cách mạng nhưng bạo lực ấy không phải là cái đại diện mà ông đã khéo léo dựng lên một mâu thuẫn, xung đột, sự xung đột giữa khát vọng của người nghệ sĩ với quyền lợi của nhân dân để từ đó làm nổi bật sự khát vọng sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Chính vì thế Vũ Như Tô đã đem lại cho Nguyễn Huy Tưởng những vinh quang của một người nghệ sĩ viết sử bằng văn chương.

2. 2. Bắc Sơn - Những dấu ấn về lịch sử thời kì trước Cách mạng tháng Tám.

Đề tài lịch sử trong văn học luôn có một sức sống mãnh liệt và nó được bắt nguồn sâu xa từ bản thân sức sống mãnh liệt của lịch sử dân tộc. Lịch sử


ấy luôn luôn được viết tiếp những trang chói ngời bằng xương máu, mồ hôi, bằng lao động sáng tạo và chiến đấu khốc liệt của thế hệ hôm nay và mai sau.

Với dân tộc Việt Nam, cuộc Cách mạng tháng Tám đã đi vào lịch sử, lùi sâu vào quá khứ nhưng sự kiện ấy vẫn nóng bỏng, thổn thức trong trái tim mỗi con người. Riêng với Nguyễn Huy tưởng, Cách mạng tháng Tám như một con đường lớn cắt ngang và đã chuyển quá trình sáng tác của ông vào một chặng đường vô cùng mới mẻ, Nguyễn Huy Tưởng đã lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc và sáng tạo bởi ông xác định được những tác phẩm với đề tài lịch sử không phải là “tái hiện lịch sử” với tất cả các sự kiện, các con người đã đi vào lịch sử ấy mà là “khai thác” các hiện thực lịch sử vô cùng phong phú, cực kỳ phức tạp, và xiết bao bí ẩn để tìm thấy, nắm bắt những đường nét, những khía cạnh, những phương diện nào đó phù hợp với ý đồ sáng tạo của nhà viết văn, nhằm “ đáp ứng nhu cầu” của thời đại đương thời, của người xem hôm nay, Nguyễn Huy Tưởng đã lấy cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn làm bối cảnh lịch sử cho nội dung vở kịch của mình.

Như chúng ta đã biết, nhận thấy sự tan rã của chính quyền thực dân sau khi phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, quân Pháp thất bại và đầu hàng Đảng bộ Bắc Sơn đã phát động quần chúng nổi dậy, cướp chính quyền, tấn công đồn bốt và các đơn vị lính Pháp đang rút chạy, cướp vũ khí, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Vào 20 giờ ngày 27/9/1940, hơn 600 quân khởi nghĩa, gồm đủ các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh đã tấn công đồn Mỏ Nhài (Châu lỵ Bắc Sơn) sau khi chiếm Châu lỵ, Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền cũ. Các ngày 28,29/9/1940, quân khởi nghĩa tiếp tục tấn công vào quan Pháp ở đèo Canh Tiêm, Sập Dì. Trước tình hình đó Pháp , Nhật thỏa hiệp với nhau để tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa. Thực dân Pháp đưa quân lên chiếm lại các đồn và đàn áp dữ dội. Ngay sau khi được tin cuộc khởi nghĩa bùng nổ, xứ Bắc kỳ đã cử Trần Đăng Ninh lên lãnh đạo phong trào và hướng cuộc khởi nghĩa vào mục tiêu xây dựng lực lượng để


chiến đấu lâu dài. Giữa tháng 10/1940 Ban chỉ huy căn cứ Bắc Sơn được thành lập, đơn vị du kích Bắc Sơn đầu tiên cũng được ra đời vào ngày 13/10/1940 tại khu rừng Tân Hương, ngày 28/10/1940 quần chúng cách mạng đang tổ chức mít tinh tại khu rừng Vũ Lăng, chuẩn bị đánh chiếm tại đồn Mỏ Nhài thì bị quân Pháp tấn công.

Khởi nghĩa Bắc Sơn tuy chỉ nổ ra ở một địa phương miền núi, trên một địa bàn hẹp nhưng có tiếng vang lớn trong cả nước, có đóng góp to lớn về nhiều mặt đối với cách mạng Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ rằng con đường khởi nghĩa đúng đắn ở nước ta là con đường bạo lực cách mạng, là con đường khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Với những đóng góp to lớn, quan trọng quý báu ấy đối với cách mạng Việt Nam khởi nghĩa Bắc Sơn mãi mãi là niềm tự hào chung cho Đảng Bộ và nhân dân Bắc Sơn.

Từ những trang sử vẻ vang như thế, Nguyễn Huy Tưởng đã tái hiện lại cuộc khởi nghĩa thông qua câu chuyện của một gia đình yêu nước. Kịch bản được xây dựng trên sự xung đột giữa hai chiến tuyến: Cách mạng và phản cách mạng, xảy ra chủ yếu trong gia đình cụ Phương. Cũng như hầu hết các gia đình các nông dân nghèo ở Bắc Sơn đương thời sớm được cách mạng giác ngộ (mà trong vở kịch tiêu biểu cho sự lãnh đạo của Đảng là đồng chí Thái) gia đình cụ Phương đã thấy được con đường phải đi và đã đi theo con đường ấy (anh Sáng con trai cụ Phương) đã tham gia du kích cùng với Cửu, một nông dân nghèo. Thơm (con gái cụ Phương) đã có chồng nhưng Ngọc - chồng Thơm lại xuất thân từ một gia đình hào lý, y chống phá cách mạng một cách điên cuồng, sẵn sàng bán cả thân mình cho đế quốc và quan lại.

Cuộc khởi nghĩa vừa bùng nổ thì gia đình cụ Phương cũng bộc lộ lúc ngấm ngầm, lúc bột phát – sự xung đột giữa Ngọc với cụ Phương và Sáng. Đế quốc quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa, Sáng bị Pháp bắt đem hành hình ở Vũ Lăng. Cụ Phương bị bắn chết sau khi đã giết được một tên thực dân pháp. Thơm dần dần thấy rõ bộ mặt Việt gian phản quốc của chồng và đã dũng cảm,


khôn khéo giấu cán bộ trong buồng của mình (Thái, Cửu) tạo nên những tình tiết gây cấn, hấp dẫn. Tiếp đó Thơm lên khu du kích báo cho anh em biết địch sắp vây lùng. Cuối cùng, Thơm bị địch bắn, Ngọc bị ta giết…Nhưng cũng từ thảm kịch của một gia đình, cảnh sáng của tương lai, phong trào cách mạng cũng hé mở. Cụ Phương bà giác ngộ và phong trào du kích đang lên.

Viết Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng muốn phản ánh một hiện tượng quyết liệt của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và qua đó tác giả còn muốn khẳng định ý nghĩa tiền đề của cuộc khởi nghĩa này trong tiến trình cách mạng ngày một rộng lớn, mãnh liệt hơn để tiến tới Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, đưa dân tộc bước sang một kỷ nguyên mới của lịch sử.

Có thể nói Bắc Sơn là một vở kịch cách mạng đầu tiên thành công, mở đầu cho phong trào kịch nói cách mạng. Những năm đầu sau cách mạng, bộ mặt văn nghệ sĩ đã có sự chuyển biến rõ rệt – Tuy nhiên chúng ta vẫn vấp phải rất nhiều khó khăn của những buổi đầu xây dựng một nền văn nghệ cách mạng. Đặc biệt trong ngành sân khấu, những khó khăn này lại nhiều hơn và phức tạp hơn những ngành khác.

Kịch Bắc Sơn đã làm sống lại phần nào cái không khí tưng bừng của cuộc cách mạng đang lên (màn 1), cái đau đớn khi cuộc cách mạng tan vỡ (màn 3) và cái hy vọng khi phong trào cách mạng được nhen nhóm trở lại (màn 5). Đây là một vở kịch sinh động vì đã dựng lên hình ảnh những nhân vật cách mạng, người cán bộ, người dân cày, người phụ nữ…và vở kịch đã cho ta thấy cả sự tiến triển biến động trong tâm hồn những nhân vật ấy. Sau hết vở kịch đã cho ta hiểu qua phong trào Bắc Sơn với những ưu điểm và khuyết điểm của nó.

Bắc Sơn đã khai thác chủ đề cách mạng, phản ánh hiện thực cách mạng, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn với một không gian rộng. Cảnh thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, niềm phấn khởi của nhân dân (màn 1, màn 2) được trình bày khá cụ thể.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí