Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 2

Hình 2.20. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 86

Hình 2.21. Kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 88

Hình 2.22. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 89

Hình 2.23. Cơ cấu các nước xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020 90


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã tham gia đàm phán 17 Hiệp định thương mại tự do (sau đây viết tắt là FTA) bao gồm cả FTA song phương, FTA khu vực và FTA hỗn hợp. Trong đó, có 14 FTA đã có hiệu lực, và 03 FTA đang trong quá trình đàm phán. Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và những ưu đãi khác theo các FTA đã thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh trong suốt 10 năm gần đây. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam (giai đoạn 2010-2020), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 là 71,6 tỷ USD, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức 281,5 tỷ USD – tăng trưởng gần 4 lần trong vòng 10 năm. Cùng với đó, các FTA là động lực để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều áp lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các FTA cũng đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm và việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu thay vì chạy theo số lượng.

FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA) được ký kết vào năm 2015 và có hiệu lực kể từ năm 2016 là một bước tiến quan trọng trong phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Tuy nhiên, so với nhiều thị trường khác, thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu có một số đặc điểm riêng có thể tạo ra những rủi ro nhất định cho thương mại hàng hóa, đặc biệt là sự tồn tại của nhiều loại rào cản như: Yêu cầu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật không ổn định, thiếu minh bạch, do đó rất khó dự kiến trước; quy trình, thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong bản thân nội khối; giao dịch với đối tác sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Nga (chứ không sử dụng tiếng Anh thông dụng); thiếu thông tin về đối tác bạn hàng không sẵn có; cơ chế thanh toán không thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


Nếu không vượt qua được những rào cản này, các lợi ích của việc loại bỏ thuế quan, mở cửa thị trường mà FTA mang lại sẽ bị vô hiệu hóa. Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý xử lý các rào cản để tiếp cận thị trường, tận dụng lợi ích thuế quan to lớn từ Hiệp định này mang lại. Đối với cam kết về thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước những thách thức không nhỏ, như: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, khu vực tư nhân đã phát triển, song quy mô vẫn còn nhỏ và gặp nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ; các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sức ép cạnh tranh về chất lượng và giá cả của hàng nhập khẩu.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 2

Tính đến hết năm 2020, Liên bang Nga có dân số là 145,9 triệu người (xếp thứ 9 thế giới) và GDP là 1.470 tỷ USD (xếp thứ 11 trong tổng số 196 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới), được coi là một cường quốc trên thế giới về kinh tế và quân sự. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (2020), kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga năm 2020 đạt 231,5 tỷ USD, xếp thứ 22 trên thế giới và thấp hơn khá nhiều so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ (2.407 tỷ USD), Liên minh Châu Âu (2.335 tỷ USD), Trung Quốc (2.055 tỷ USD), Đức (1.172 tỷ USD),… Với đặc điểm kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế năng lượng, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Liên bang Nga bên cạnh các loại máy móc, thiết bị là các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, may mặc,…

Liên bang Nga là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam ngay từ những năm 1990. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga bao gồm rau quả, cà phê, hồ tiêu, thủy sản và các mặt hàng may mặc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga ở mức khá nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 2,85 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga cũng chưa thực sự đa dạng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Khả năng thâm nhập thị trường Liên bang Nga của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam chưa phát huy tối đa hiệu quả và khó khăn khách quan về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị. Rào cản về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề


về thủ tục xuất nhập cảnh cũng tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa và vận chuyển nên đã hạn chế xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga.

Trong bối cảnh FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, chính sách nhập khẩu của Liên bang Nga đã được điều chỉnh, các rào cản thương mại tăng cường được áp dụng đã gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Nga. Nhóm hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga vẫn là những sản phẩm thuộc nhóm hàng nông sản, may mặc, thủy sản là những nhóm hàng có giá trị gia tăng thấp và giá trị xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam tại Nga cũng ở mức thấp. Bên cạnh đó, tuy tổng kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhưng cũng có nhiều mặt hàng sự tăng trưởng lại không đều, có năm tăng có năm giảm, do biến động kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu khác.

Do đó, để nắm bắt được những cơ hội và ứng phó với những thách thức mà FTA này mang lại, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp xuất khẩu và các hiệp hội ngành hàng. Chính vì vậy, nghiên cứu “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu” đáp ứng tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên bang Nga, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu.

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


2.1. Tình hình nghiên cứu về tác động của FTA đến xuất khẩu


Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của các Hiệp định thương mại đã trở nên phổ biến, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu “Do regional trade agreements increase members’ agricultural trade?” (Các hiệp định thương mại khu vực có làm tăng thương mại nông sản của các thành viên không?) của Grant và Lambert (2008) đã đánh giá tác động của các


hiệp định thương mại khu vực (NAFTA/CUSTA, EU, MERCOSUR, ASEAN, Andean Pact, CER) đến dòng chảy thương mại ngành nông nghiệp toàn cầu bằng mô hình lực hấp dẫn. Với các biến phụ thuộc trong mô hình bao gồm GDP, khoảng cách, nước láng giềng, ngôn ngữ, đất liền và FTA. Kết quả chỉ ra rằng các hiệp định trên có ảnh hưởng khác nhau đến ngành nông nghiệp như: ASEAN giúp làm tăng thương mại hàng năm của các nước nông nghiệp, NAFTA/CUSTA cũng làm tăng 137% thương mại nông nghiệp nhưng 1/3 trong đó xảy ra sau 20 năm ký kết hiệp định này, Hiệp định Andean Pace cũng ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu nông sản nhưng có độ trễ về thời gian (sau 8 năm ký kết); trong khi đó, EU gần như có tác động ngay lập tức đến dòng chảy thương mại giữa các nước thành viên.

Korinek và Melatos (2009) trong nghiên cứu “Trade impacts of selected Regional Trade Agreement in Agriculture” (Tác động thương mại của một số Hiệp định Thương mại Khu vực trong Nông nghiệp) kết luận rằng AFTA, COMESA và MERCOSUR đã làm tăng thương mại về sản phẩm nông nghiệp giữa các nước thành viên. Tác giả cũng lý giải nguyên nhân là do trong Hiệp định COMESA và MERCOSUR, tất cả các thành viên đều được miễn thuế xuất khẩu đối với hầu hết các mặt hàng nông sản sang các nước nội khối, và mức thuế suất đối với các thành viên trong AFTA cũng thấp hơn rất nhiều so với các nước thứ ba ngoài khối.

Với đề tài nghiên cứu “Effects of regional Trade Agreements on Trade in Agrifood Products: Evidence from Gravity Modeling Using Disaggretgated Data” (Ảnh hưởng của các Hiệp định Thương mại khu vực đối với Thương mại Sản phẩm Thực phẩm Nông nghiệp Bằng chứng từ Mô hình Trọng lực Sử dụng Dữ liệu Phân tách), Sampath và Sarker (2016) đã nghiên cứu về sự tạo lập và chuyển hướng thương mại của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đến sáu mặt hàng nông nghiệp quan trọng bằng mô hình lực hấp dẫn. Kết quả cho thấy có sự gia tăng thương mại trong nội khối NAFTA và giảm mức độ mở cửa thương mại với các nước không phải là thành viên.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2011) đã chứng minh tác động cùng chiều của Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), GDP và tỷ giá hối đoái tới dòng thương mại của Việt Nam. Trong khi đó biến khoảng cách lại


có tác động âm với xuất nhập khẩu giữa hai nước. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Thu (2012) đã chỉ ra tác động của hội nhập kinh tế của Việt Nam theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) có quan hệ cùng chiều trong khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) tác động nghịch chiều tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Báo cáo của Claudio Dordi và cộng sự (dự án MUTRAP II, 2010) sử dụng dữ liệu bảng từ năm 1994 đến 2007 để “Đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với nền Kinh tế Việt Nam”. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô của nền kinh tế (GDP, dân số), khoảng cách địa lý, tỷ giá hối đoái và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh đều có ý nghĩa trong nghiên cứu. Biến giả FTA giúp thúc đẩy cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, trong đó việc ký kết AFTA giúp làm tăng giá trị xuất khẩu trong nội khối ASEAN là lớn nhất, tiếp theo là xuất khẩu ra ngoài khu vực ASEAN và xuất khẩu từ các nước khác vào ASEAN.

Tác giả Hà Lâm Oanh và Lê Quỳnh Hoa (2017) trong nghiên cứu “Nhân tố tác động đến thương mại của Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2015” đã chỉ ra tác động tích cực của GDP Việt Nam và VJEPA đến kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản; ngược lại, AJCEP tác động âm đến thương mại hai nước; trong khi các biến còn lại (GDPJP, tỷ giá hối đoái, GDP/người, chênh lệch thu nhập bình quân, tỷ giá hối đoái) lại có tác động khác nhau giữa xuất và nhập khẩu hai quốc gia.

Trịnh Thị Thanh Thuỷ (2007), “ Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Bài viết đã chỉ ra được lịch sử hình thành và phát triển thương mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế đến nay, cũng đề cập đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nga.

Đặng Hùng Sơn (2012), “Chính sách thương mại quốc tế của Liên Bang Nga và khả năng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Liên Bang Nga”. Bài viết đã đề cập đến các chính sách thương mại của Liên Bang Nga và ảnh hưởng của các chính sách này đến quan hệ thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng giữa hai quốc gia.


Nguyễn Thị Kim Oanh (2015), “ Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga: thực trạng và giải pháp”. Bài viết đã đề cập đến thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nga và đề ra một số giải pháp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản, tuy nhiên bài viết chỉ đề cập đến một ngành hàng cụ thể là nông sản, chưa đề cập đến hoạt động xuất khẩu nói chung, đồng thời bài viết chưa cập nhật được về Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu.

“Báo cáo thị trường thủy sản Nga” của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP phát hành vào tháng 4/2017. Báo cáo đã cung cấp rất nhiều thông tin về tình hình thị trường thủy sản Nga cũng như số liệu mới nhất về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga nhưng mới chỉ đơn thuần đưa ra số liệu, chưa có những phân tích, tổng hợp về thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và các cơ hội và thách thức mà Hiệp định mang lại cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam do đó chỉ có thể đưa ra các đề xuất đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản, chưa nghiên cứu được toàn bộ về hàng hoá.

2.2. Tình hình nghiên cứu về hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu


FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có ý nghĩa rất lớn trong đẩy mạnh hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu, chính vì vậy, vấn đề này nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, có thể kể đến một số nghiên cứu sau:

Bài báo “Phát triển thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu trong bối cảnh thực hiện các cam kết trong FTA Việt Nam – EAEU” của tác giả Phạm Nguyên Minh (2015) đã khái quát về thực trạng thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu trước khi ký kết FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu dựa trên phân tích kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam với các thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu, qua đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong quan hệ thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu. Nghiên cứu đồng thời cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với hợp tác thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu trong bối cảnh FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam

– Liên minh kinh tế Á-Âu. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập đến hợp tác thương mại mà chưa đề cập đến hợp tác đầu tư hay hợp tác dịch vụ.


Tác giả Nguyễn Thế Hùng (2017) trong nghiên cứu “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu trong bối cảnh thực thi FTA” đã phân tích quan hệ thương mại Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu trước khi ký kết FTA và so sánh hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu kể từ khi Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực. Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp SWOT để phân tích những cơ hội và thách thức cũng như những điểm mạnh yếu của Việt Nam trong hợp tác thương mại với các thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã đề xuất các nhóm gải pháp đối với Nhà nước, đối với doanh nghiệp và các Hiệp hội ngành nghề để đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu trong bối cảnh thực thi FTA đã được ký kết giữa hai bên.

Tác giả Nguyễn Trà My (2019) trong bài báo “Các giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cho xuất khẩu Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu” đã phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á-Âu sau khi ký kết FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu, với một số đặc điểm nổi bật như kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh và ổn định; thanh toán bằng đồng nội tệ Việt Nam được triển khai tích cực. Nghiên cứu đồng thời chỉ ra những khó khăn đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á-Âu như khoảng cách địa lý; quy định về nguồn gốc xuất xứ và rào cản kỹ thuật; doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay và thiếu thông tin về thị trường. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á-Âu.

Luận văn “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu” của tác giả Nguyễn Kim Phượng (2017) bảo vệ tại trường Đại học Ngoại Thương dã đưa ra các thực trạng cũng như đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nga dựa trên những cơ hội và thách thức mà FTA mang lại. Tuy nhiên luận văn chỉ đi vào nghiên cứu cụ thể về mặt hàng

“Phát triển thương mại Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu trong bối cảnh thực hiện các cam kết trong FTA Việt Nam – EAEU” – nghiên cứu của Phạm Nguyên

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí