Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Của Việt Nam Sang Liên Bang Nga Trong Giai Đoạn 2013 – 2020


Nga là Lốp loại bơm hơi bằng cao su, được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đức. Sản phẩm cao su thiên nhiên và sơ chế chỉ chiếm 6% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su của Liên bang Nga (Trung tâm Thương mại quốc tế, 2020). Vì vậy, chất lượng cao su của Việt Nam chủ yếu là cao su tự nhiên chưa được đáp ứng được nhu cầu cao su của thị trường này. Trên thị trường cao su tự nhiên Liên bang Nga, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cao su tự nhiên cùng loại từ Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Giá xuất khẩu cao su Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn so với Thái Lan, Malaysia.

Thuế suất cho các mặt hàng cao su tự nhiên, sản phẩm vệ sinh hoặc y tế bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng, tờ cao su xông khói và mủ cao su tự nhiên của Việt Nam sang Liên bang Nga đã ở sẵn mức 0% trước khi có FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực. Vì thế, FTA không ảnh hưởng quá nhiều đến những măt hàng này. Chỉ riêng sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ may mặc bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng (mã HS4015) thì FTA đã điều chỉnh thuế suất từ 15% xuống còn 0%. Các sản phẩm khác (mã HS4016) của cao su thì thuế xuất cũng được đưa từ mức 5% và 15% xuống mức 0%. Vì thế, nếu muốn tận dụng tốt ưu đãi thuế quan này, ngành cao su cần phải chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất chế biến để tạo ra các sản phẩm cao su có giá trị gia tăng cao thay vì chỉ tập trung xuất khẩu cao su tự nhiên có giá trị thấp. Chỉ có như vậy Việt Nam mới có thể tận dụng tối đa cam kết cắt giảm thuế.

Gạo: Năm 2019, Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 4 trong các quốc gia xuất khẩu gạo sang Liên bang Nga. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn luôn thấp hơn gạo cùng loại trên thị trường Liên bang Nga bởi chất lượng gạo của chúng ta thấp hơn. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu sản xuất gạo hạt dài Indica nhưng lại có chất lượng luôn thấp hơn các nước khác. Ở Việt Nam quy định cỡ hạt dài là 6.2mm, trong khi ở vùng Đông Bắc Thái Lan, giống gạo hạt dài của họ là 7mm và có thể dài hơn. Đó là chưa kể đến việc sử dụng giống ngắn ngày ở Việt Nam khiến gạo bị bạc bụng, không trong suốt như gạo Thái. Vì vậy nếu về chất lượng, gạo của Việt Nam thường bị đánh giá thấp hơn các quốc gia xuất khẩu nhiều khác vào Liên Bang Nga như Ấn Độ, Thái Lan.


Trước khi ký kết FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu, gạo Việt Nam xuất khẩu phải chịu mức thuế suất cơ sở 15%. Sau khi FTA có hiệu lực, gạo là mặt hàng nhạy cảm, bị áp hạn ngạch thuế quan. Liên minh kinh tế Á-Âu dành cho Việt Nam hạn ngạch tổng là 10.000 tấn/năm với thuế suất 0% cho hai chất lượng gạo là Gạo hạt dài luộc sơ với tỷ lệ độ dài/rộng bằng hoặc lớn hơn 3 (mã HS10063067) và Gạo hạt dài loại khác với tỷ lệ độ dài/rộng bằng hoặc lớn hơn 3 (mã HS10063098).

Rau quả: Liên bang Nga hiện là một trong những quốc gia nhập khẩu rau và trái cây lớn nhất thế giới. Số liệu thống kê cho thấy, dung lượng tiêu thụ rau các loại của thị trường Nga bình quân gần 15,9 triệu tấn/năm, trái cây các loại bình quân gần 10,9 triệu tấn/năm. Cùng với thực phẩm và đồ uống, nhu cầu của người tiêu dùng Nga về các loại rau, trái cây tươi ngày càng tăng (nhu cầu tiêu thụ bình quân theo đầu người tại Nga đã tăng từ 39kg/người/năm vào năm 2004 lên đến 75kg/người/năm vào năm 2020).

Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế năm 2020, các đối tác xuất khẩu rau và sản phẩm chế biến từ rau sang Liên Bang Nga là Ecuador (chiếm 14,9% tổng nhập khẩu nhóm hàng này của thị trường Nga), tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ (chiếm 14,2%), Ba Lan (chiếm 7,8%), Tây Ban Nha (chiếm 5,9%), Trung Quốc (chiếm 4,8%), Nam Phi (chiếm 4,0%), Ai Cập (chiếm 3,9%). Liên bang Nga là quốc gia thuộc khu vực khí hậu ôn đới và hàn đới, không có khả năng trồng và phát triển rau, củ và trái cây nhiệt đới. Do đó, Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường này các loại trái cây nhiệt đới như dứa, chuối, bưởi, vải, chôm chôm, hồng xiêm, mãng cầu, sầu riêng dưới dạng tươi, ướp lạnh, đóng lon, sấy khô và một số loại rau, củ như dưa chuột, cà chua, đậu bắp, ớt, khoai tây, ngô non dưới dạng muối, dầm giấm, đóng lon. Tình hình xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Nga đã có xu hướng tăng dần, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Việt Nam.

FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu mang lại cơ hội lớn nhất mặt hàng rau quả được cắt giảm thuế từ mức 15% xuống 0% ngay khi FTA có hiệu lực, gồm cải brucxen tươi hoặc ướp lạnh, rau diếp, hạt rau câu rừng, phong lan, cây hoa có nụ. Đây là cơ hội rất lớn cho những mặt hàng rau này bởi với việc xóa bỏ hoàn toàn thuế quan, giá nhập khẩu các mặt hàng này sẽ rẻ đi rất nhiều so với trước kia. Nhóm sản phẩm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

khác được cắt giảm thuế suất theo lộ trình 10 năm, từ mức thuế suất cơ sở hiện là 15% mỗi năm sẽ được giảm thêm từ 1,3% đến 1,4 và giảm về 0% vào năm 2025 gồm các sản phẩm rau chủ đạo chúng ta đang xuất khẩu sang Liên bang Nga như cà rốt, củ cải, bí ngô, quả bí và quả bầu; khoai sọ; khoai môn; cà chua, hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa lan, hoa cúc và các loại hoa khác. Ngoài ra Việt Nam cần tận dụng tốt xuất khẩu các mặt hàng hoa tươi, khi rất nhiều chủng loại hoa tươi đã được giảm thuế.

Cùng với rau, các sản phẩm quả Việt Nam cũng được hưởng lợi lớn từ FTA. Cụ thế, rất nhiều mặt hàng được giảm thuế quan từ 10% xuống 0% ngay khi FTA có hiệu lực như chôm chôm, nhãn, vải thiều, quả lê, quả dâu tây, đào, lê, đu đủ,... Các nhóm quả khác cũng được hưởng lợi nhưng ít hơn với thuế suất giảm ngay từ 5% xuống 0% là cơm dừa, chuối, quả sung, quả dứa, quả bơ, quả ổi xoài, măng cụt, cam, quýt, bưởi, chanh, mơ tươi, mận. Liên bang Nga có khí hậu ôn đới lục địa nên không thích hợp cho việc trồng các quả tươi nhiệt đới. Để đáp ứng tiêu dùng nên Liên bang Nga đa phần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việt Nam với lợi thế về khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, bốn mùa rõ rệt nên chúng ta có thế mạnh về các trái cây nhiệt đới. Nhóm trái cây tươi được giảm thuế suất ngay khi FTA có hiệu lực là những mặt hàng trái cây chủ yếu chúng ta đang xuất khẩu sang Liên bang Nga.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 12

2.4.2. Thủy sản

2.4.2.1. Kim ngạch và cơ cấu thủy sản xuất khẩu


Theo số liệu thống kê của Cơ quan Thủy sản Liên bang Nga (2020), lượng tiêu thụ thủy sản của thị trường Liên bang Nga bình quân khoảng 4,1 - 4,3 triệu tấn/năm, trong đó riêng cá các loại là hơn 3,4 triệu tấn/năm. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Liên bang Nga trong các năm gần đây ngày càng tăng với trạng thái cầu vượt cung (nhu cầu tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người tại Nga là 20,2 - 23,7 kg/người/năm trong khi bình quân trên thế giới là 17 kg/người/năm).

Cơ cấu thủy sản nhập khẩu vào thị trường Liên bang Nga chủ yếu là các sản phẩm cá nguyên con/philê, tôm và nhuyễn thể dưới dạng sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, trong đó cá nguyên con đông lạnh được nhập khẩu nhiều nhất (chiếm 80% tổng lượng thủy sản nhập khẩu). Tiếp theo là cá philê đông lạnh (8%), cá nguyên con/philê


tươi, ướp lạnh (6%), tôm (3,4%), nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (2%), cá nguyên con/philê khô, muối chiếm tỷ trọng không đáng kể (chưa đến 1%).

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga có nhiều biến động trong giai đoạn 2013 đến 2020. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga giảm từ 104,32 triệu USD xuống còn 79,14 triệu USD, tương ứng với mức giảm 24,4% so với năm 2014. Điều này xuất phát từ những biến động về tỷ giá trong năm 2015 và một số thay đổi trong chính sách nhập khẩu thủy sản của Liên bang Nga. Năm 2016, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga đã tăng trưởng trở lại, với mức tăng trưởng 21,2% so với năm 2015, đạt mức 95,93 triệu USD. Đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga đã giảm nhẹ nhưng tiếp tục tăng trưởng trở lại vào năm 2018, 2019 và đến năm 2020 đã đạt mức 108,89 triệu USD.


120

30.00%

102.13

104.32

105.68

108.89

100

95.9321.20%91.75

101.97

20.00%

79.14

80

11.14%

5.71% 5.35%

3.61%

60

10.00%

3.03%

0.00%

-4.45%

40

-10.00%

20

-20.00%

-24.40%

0

-30.00%

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

Tăng trưởng (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2020

Hình 2.17. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020

Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga chủ yếu là các sản phẩm cá tra, cá basa philê; cá tầm đông lạnh; cá thờn bơn, cá trích, cá mòi ướp lạnh; mực, bạch tuộc đông lạnh. Mặc dù Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga với sản phẩm chủ lực là cá tra philê (chiếm trên 70% tổng lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nga, chiếm 13% tổng lượng cá philê nhập khẩu của Liên bang Nga) nhưng hiện nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị


trường Nga chỉ chiếm 3,6% tổng nhập khẩu thủy sản của Nga và chỉ chiếm khoảng 1,3% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chưa tương xứng với tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

2.4.2.2. Thị phần thuỷ sản xuất khẩu


Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế năm 2020, các đối tác chính xuất khẩu thủy sản sang Liên bang Nga là Na Uy (chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Liên bang Nga), tiếp theo là Chile (chiếm 10,3%), Trung Quốc (chiếm 9,2%), Ireland (chiếm 5,9%), Canada (4,2%), Đảo Faroe (chiếm 3,9%), Việt Nam (chiếm 3,6%), Hoa Kỳ (chiếm 2,7%), Belarus (chiếm 2,2%), còn lại là các quốc gia khác như Đan Mạch, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ecuador, Armenia…(trung bình chiếm dưới 2%).


18.00%

2.20%

2.70%

Na Uy

Chile

Trung Quốc

40.00%

3.60%

3.90%


4.20%


5.90%

9.20%

10.30%

Iceland Canada Đảo Faroe Việt Nam Mỹ Belarus

Các nước khác


Nguồn: Trung tâm Thương mại quốc tế, 2020

Hình 2.18. Cơ cấu các nước xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020

2.4.2.3. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực


Tôm: Liên bang Nga là thị trường nhập khẩu tôm khá nhỏ của Việt Nam, tuy đứng thứ 11 trong khối các thị trường nhập khẩu chính của tôm Việt Nam năm 2020 nhưng chỉ chiếm 0,64% tổng lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, lượng nhập khẩu tôm của thị trường Liên bang Nga không ổn định trong 10 năm gần đây. Giai đoạn từ 2013 đến 2016, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Liên bang Nga có xu hướng giảm. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng từ


23,3 triệu USD lên mức 27,5 triệu USD, tương ứng với mức tăng trưởng 18,27% so với năm 2014. Tuy nhiên, đến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Liên bang Nga đã giảm mạnh, xuống mức 19,4 triệu USD, tương ứng với mức giảm 29,54% so với năm 2016. Trong giai đoạn 2017 – 2020, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Liên bang Nga đã bắt đầu tăng trưởng trở lại với tốc độ tăng trưởng hơn 15% vào năm 2018 và 4,53% vào năm 2019. Theo FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu, thuế suất với mặt hàng tôm của Việt Nam sẽ giảm về 0% ngay khi FTA có hiệu lực, trong khi các nhà cung cấp châu Á xuất khẩu tôm sang thị trường Liên bang Nga đều phải chịu thuế 3,13%. Đây là lợi thế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này.


35

31.2

30

27.5

28.3

29.6

25.4

26.4

25

23.3

19.4

20


15


10


5


0

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020


Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2020

Hình 2.19. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020

Về các mặt hàng tôm cụ thể, Liên bang Nga chủ yếu nhập khẩu tôm chân trắng và tôm sú từ Việt Nam, tôm biển chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Từ năm 2012 trở đi, Liên bang Nga không nhập khẩu tôm biển từ Việt Nam nữa. Từ 2012 - 2015, tôm sú chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng cơ cấu xuất khẩu tôm sang Liên bang Nga, chiếm từ 65 - 92%. Tuy nhiên, từ 2016 - 2020, xu hướng đảo ngược lại khi tỷ trọng tôm sú giảm trong khi tỷ trọng tôm chân trắng tăng, chiếm từ 64 - 98% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga.


Cá ngừ: Tuy cá ngừ chỉ chiếm tỷ trọng luôn dưới 10% trong kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang Nga của Việt Nam, nhưng có thể thấy trong những năm gần đây, cá ngừ là mặt hàng có tăng trưởng tốt, và đem nhiều kỳ vọng sẽ phát triển tại thị trường này. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga nhưng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên bang Nga đã tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2013 – 2020. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt mức 4,3 triệu USD, chiếm 4,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Trong các năm từ 2015 – 2020, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên bang Nga đã duy trì sự tăng trưởng ổn định qua các năm và đạt mức 9,8 triệu USD vào năm 2020, chiếm 8,92% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga. Điều này cho thấy cá ngừ đã và đang trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này.


Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

Năm 2020

9.8

Năm 2019

9.4

Năm 2018 8.7

Năm 2017

8.3

Năm 2016

Năm 2015

7.4

5.6

Năm 2014 4.3

Năm 2013 4.7

0

2

4

6

8

10

12

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2020

Hình 2.20. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020

Liên bang Nga nhập khẩu chủ yếu cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô của Việt Nam, cụ thể là thăn/philê cá ngừ đông lạnh, cá ngừ cắt miếng (saku), thăn cá ngừ vây vàng đông lạnh, cá ngừ cắt miếng (steak)… Sản phẩm cá ngừ mã HS0304 – cá ngừ philê là sản phẩm chủ lực của Việt Nam trong các sản phẩm từ cá ngừ, ngoài ra còn có sản phẩm cá đông lạnh nhưng với kim ngạch xuất khẩu nhỏ, không đáng kể. Từ


năm 2012, các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh là sản phẩm duy nhất được xuất khẩu sang thị trường này. Việt Nam cũng có xu hướng ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu thăn/philê cá ngừ đông lạnh sang thị trường Liên bang Nga với kim ngạch không ngừng tăng cao qua các năm. Sau khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, cá ngừ mã HS0304 của Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga được hưởng mức thuế suất 0%, trong khi đó, thuế suất đối với cá ngừ xuất khẩu của các nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan ở mức 3,75%. Điều này tạo lợi thế cạnh tranh về giá và thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên bang Nga. Đây chính là tác dụng tích cực của hiệu ứng chuyển hướng thương mại do FTA Việt Nam-Liên minh kinh tế Á-Âu mang lại cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga.

Mực và bạch tuộc: Trong 10 năm qua, Việt Nam xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Liên bang Nga dao động từ 4,3 - 9,5 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 18 - 50 triệu USD của Thái Lan và mức 16 - 24 triệu USD của thị trường Trung Quốc. Mặt hàng chính là mực và bạch tuộc đông lạnh, Việt Nam không xuất khẩu mực và bạch tuộc chế biến sang thị trường Liên bang Nga vì nước này cũng không có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng này. Ngoài ra, mặt hàng mực sống, tươi, ướp lạnh hay bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh Việt Nam cũng không xuất khẩu sang Liên bang Nga, nguyên nhân là do thị trường gần như không ưa chuộng mặt hàng này nên nhu cầu nhập khẩu là rất thấp.


Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

0

9.5

8.3

7.6

8.7

4.6

4.3

3.4

3.8

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2020

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023