Kim Ngạch Xuất Khẩu Mực Và Bạch Tuộc Của Việt Nam Sang Liên Bang Nga Trong Giai Đoạn 2013 – 2020


Hình 2.21. Kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020

Về mặt hàng mực đông lạnh, Việt Nam là nước xuất khẩu sang Liên bang Nga lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Thái Lan. Mặc dù Việt Nam luôn duy trì vị trí thứ 3 trong 5 năm qua, nhưng thị phần của Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ chiếm từ 0,2 - 3,7% trong 5 năm qua. Trước khi Việt Nam ký kết FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á- Âu, mức áp mức thuế nhập khẩu chung cho cả 3 nước là 5,4%, tuy nhiên, khó có nước nào soán được ngôi vị quán quân của Trung Quốc tại Liên bang Nga vì thị phần của Trung Quốc hiện chiếm trên 70% và Trung Quốc luôn giữ ngôi vị số một tại thị trường Liên bang Nga trong 10 năm qua. Giá trung bình xuất khẩu mực đông lạnh của Việt Nam sang Liên bang Nga trong 5 năm qua dao động từ 1.519 - 4.833 USD/tấn, trong đó năm 2015 là năm có mức giá trung bình xuất khẩu đạt thấp nhất và năm 2016 là năm có mức giá trung bình đạt cao nhất, giá xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng trong thời gian này.

Về mặt hàng bạch tuộc đông lạnh, Việt Nam là nước đứng thứ hai về xuất khẩu bạch tuộc đông lạnh sang Liên bang Nga chỉ sau Trung Quốc. Trong giai đoạn 2013

- 2020, khối lượng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này dao động từ 255 -

1.581 tấn, kim ngạch đạt từ 1,6 – 4 triệu USD. Giá trung bình xuất khẩu bạch tuộc đông lạnh của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn 2013 - 2020 là 1.813 - 3.962 USD/tấn. Trong thời gian này, đã có lúc Việt Nam vượt qua Trung Quốc vươn lên giữ ngôi vị số 1 tại Nga như năm 2016. Tuy nhiên, mức giá trung bình xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá trung bình của Trung Quốc.

2.4.3. Dệt may

2.4.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may


Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ dệt may tại Nga đã có những bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế khiến người dân phải cắt giảm chi tiêu. Giới trẻ tại Nga đã bắt đầu có thói quen chi nhiều tiền hơn cho việc mua sắm của mình. Các sản phẩm quần áo chất lượng cao, mẫu mã đẹp mắt thường được ưa chuộng và tiêu thụ nhanh hơn, quan niệm đưa hàng giá rẻ, chất lượng thường vào Nga đã không hợp thời nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 có nhiều biến động. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường liên bang Nga đạt 136,31 triệu USD. Năm 2015 và 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Liên bang Nga đã giảm xuống mức 84,76 triệu USD vào năm 2015 và 110,23 triệu USD vào năm 2016. Đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Liên bang Nga đã tăng gần 40%, đạt mức 153,78 triệu USD. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giảm xuống mức 128,34 triệu USD. Tuy nhiên, hiện kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Liên bang Nga Nga chỉ chiếm khoảng 4% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Liên bang Nga, ước khoảng 8 tỷ USD/năm (Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2020).

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu - 13


180

50.00%

160

153.78359.50%

40.00%

140

136.31

30.10%

137.43

121.45

128.34

131.53

30.00%

120

110.24

20.00%

100

5.67%

11.20%

84.78

2.50%

10.00%

4.48%

0.00%

80

-10.00%

60

-16.60%

-20.00%

40

-30.00%

20 -37.80%

-40.00%

0 -50.00%

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)

Tăng trưởng (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2020

Hình 2.22. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020

2.4.3.2. Thị phần xuất khẩu hàng dệt may


Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga, các sản phẩm dệt may của Việt Nam chiếm thị phần đáng kể trong kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Liên bang Nga. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam đứng thứ 6 trong hơn 100 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Liên bang Nga với thị phần 4,2% xếp sau Trung Quốc (34,42%), Bangladesh (13,57%),


Uzbekistan (6,5%). Italy (7,07%) và Thổ Nhĩ Kỳ (6,4%). Cùng với đó, trong giai đoạn 2013 – 2020, thị phần hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Liên bang Nga cũng tăng dần. Nếu như năm 2014, hàng dệt may của Việt Nam chiếm tỷ trọng 3,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của thị trường Liên bang Nga, đến năm 2019, con số này đã tăng lên mức 4,2%.

Tuy nhiên, mặc dù xếp hạng thứ 6 trên thị trường hàng dệt may nhập khẩu của Liên bang Nga, tuy nhiên, khoảng cách giữa thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Liên bang Nga so với các đối thủ cạnh tranh còn chênh lệch khá lớn, đặc biệt là Trung Quốc chiếm tới 34,42% thị phần hàng dệt may tại Liên bang Nga. Trung Quốc có nhiều lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may với hàng hoá giá rẻ, mẫu mã đa dạng và khả năng sản xuất nhanh chóng. Cùng lợi thế về vị trí địa lý với Liên bang Nga nên hàng dệt may Trung Quốc chiếm thị phần lớn trên thị trường này. Xét trên thị trường thế giới, hàng dệt may Việt Nam xếp thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh. Cùng với đó, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Liên bang Nga chỉ chiếm 0,74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam (số liệu năm 2020). Có thể thấy, thị trường hàng dệt may Liên bang Nga còn rất nhiều tiềm năng khai thác cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian tới.


27.84%

34.42%

4.20%

7.07%

13.57%

Trung Quốc Bangladsh Uzbekistan Thổ Nhĩ Kỳ Italy

Việt Nam

Khác

6.40%

6.50%


Nguồn: Trung tâm Thương mại quốc tế, 2020

Hình 2.23. Cơ cấu các nước xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020


2.5. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á- Âu

2.5.1. Kết quả đạt được

Có thể thấy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020, đặc biệt là trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam

- Liên minh kinh tế Á-Âu đã đạt được một số kết quả như sau:


Về kim ngạch xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga duy trì sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này, bất chấp những bất ổn trong nhập khẩu hàng hoá của thị trường này. Trong đó, giai đoạn 2013 – 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga có sự tăng trưởng khá chậm. Từ năm 2017 – 2020, khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Liên bang Nga đã có sự tăng trưởng mạnh và ổn định. Năm 2020, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại Liên bang Nga đều có mức tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn của Việt Nam, cụ thể Trung Quốc tăng 2,5%, Indonesia tăng 5,9%, Thái Lan giảm 23,3%, trong khi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 11,46%. Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất của hiệu ứng “tạo lập thương mại„ khi mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký kết và thực thi FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu trong giai đoạn này.

Về thị phần xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam ngày càng chiếm thị phần lớn hơn trong hàng hoá nhập khẩu của thị trường Liên bang Nga, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 – 2020 khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực. Cụ thể, năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga chiếm tỷ trọng chỉ 0,56% và xếp thứ 17 trong các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Đến năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Liên bang Nga chiếm tỷ trọng 1,07% và xếp thứ 12 trong các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này.

Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga nhìn chung đã phù hợp với lợi thế của Việt Nam. Hiện nay, các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và dệt may là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này và kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này cũng có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2013 - 2020. Tại thị trường Liên bang Nga, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều có thị phần khá cao như cà phê chiếm hơn 20%, hạt điều


chiếm khoảng 90%, hạt tiêu chiếm khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Liên bang Nga.

Về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đã áp dụng trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu và các Hiệp hội ngành hàng của Việt Nam đã thực hiện kết hợp nhiều biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Liên bang Nga. Các cơ quan quản lý Nhà nước đã tiếp tục đàm phán và cụ thể hoá những quy định của FTA, ban hành những hướng dẫn về FTA cho doanh nghiệp và tích cực tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực sản xuất và tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Các Hiệp hội ngành hàng cường các hoạt động liên kết và hỗ trợ doanh nghiệp. Những biện pháp này đã đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga trong thời gian qua.

Như vậy, thông qua các kết quả đã đạt được, có thể nhận thấy, trong giai đoạn sau khi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực thực thi, tác động tạo lập thương mại đang được biểu hiện rõ nét, mạnh hơn so với tác động chuyển hướng thương mại đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga. Tác động tạo lập thương mại của FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên bang Nga thể hiện rõ nét nhất thông qua sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu giai đoạn các năm từ 2017 đến 2020. Bên cạnh đó, FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu cũng đã bước đầu có những tác động chuyển hướng thương mại nhất định, thể hiện việc gia tăng tỷ trọng một số ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố khác như giá cả, nhu cầu thị trường nên sự thay đổi về tỷ trọng này là chưa thực sự rõ nét.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020, đặc biệt là trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:


Về kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga nhìn chung duy trì sự tăng trưởng ổn định nhưng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực trong giai đoạn này lại có xu hướng bất ổn hoặc giảm dần. Cụ thể, các nhóm hàng dệt may thuỷ sản và các mặt hàng như cà phê, hạt điều có sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này. Điều này do những khó khăn của nền kinh tế Nga trong năm 2015 và năm 2016 dẫn đến giảm kim ngạch nhập khẩu và trong 3 năm gần đây, mặc dù kim ngạch nhập khẩu của các nhóm hàng này đã tăng trưởng trở lại nhưng tốc độ tăng trưởng còn ở mức khá chậm.

Về thị phần hàng hóa xuất khẩu, mặc dù ở một số mặt hàng chủ lực, hàng hoá của Việt Nam chiếm thị phần khá lớn trên thị trường Liên bang Nga như hồ tiêu, hạt điều, cà phê nhưng thị phần của hàng hoá Việt Nam nói chung trên thị trường Liên bang Nga vẫn ở mức rất thấp, chỉ khoảng 1%. Điều này bởi những mặt hàng trên chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Liên bang Nga, trong khi đó, những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn của Liên bang Nga lại không phải là mặt hàng thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam.

Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, sự đa dạng trong hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chưa cao. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực là nông sản, thuỷ sản và dệt may chiếm đến gần 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Trong các nhóm hàng này, tính đa dạng của sản phẩm cũng chưa cao. Ví dụ, với nông sản, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và cao su chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này. Do thiếu sự đa dạng trong các mặt hàng nên mặc dù dung lượng thị trường Liên bang Nga còn khá lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nếu không có chiến lược sản phẩm đa dạng thì vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường.

Những hạn chế kể trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, khả năng thâm nhập thị trường Liên bang Nga của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Với các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga, Chính phủ đã làm tốt công tác đàm phán để Liên bang Nga cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm


dịch động, thực vật còn hạn chế. Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được Liên bang Nga giảm thuế về 0% nhưng nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu vào thị trường Nga.

Thứ hai, các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam chưa phát huy tối đa hiệu quả. Hàng hóa Việt Nam mới đang bước đầu vào được trực tiếp thị trường phân phối ở Liên bang Nga. Hoạt động xúc tiến thương mại nhìn chung chưa được đồng đều và đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiếp thị và thâm nhập thị trường Liên bang Nga. Việc tiếp cận thị trường để tìm kiếm khách hàng mới và giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn còn hạn chế về quy mô và hình thức thực hiện. Kinh phí dành cho xúc tiến thương mại còn thấp so với nhiệm vụ duy trì, phát triển thị trường và nhu cầu doanh nghiệp; tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của nhiều nước trong khu vực.

Thứ ba, khó khăn khách quan về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị. Rào cản về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề về thủ tục xuất nhập cảnh cũng tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa và vận chuyển nên đã hạn chế xuất khẩu của Việt Nam vào Nga. Khó khăn về xu hướng bảo hộ, quy định tiêu chuẩn cao tại các thị trường nhập khẩu như các quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; chính sách bảo hộ cao đối với sản xuất nông nghiệp nội địa; các quy định mới về kiểm nghiệm kiểm dịch và thực hiện kiểm tra chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông, thủy sản Việt Nam xuất khẩu; yêu cầu nghiêm ngặt và phức tạp về bao bì đóng gói, ký mã hiệu, ngôn ngữ ghi trên bao bì; công cụ chống bán phá giá và chống trợ cấp được sử dụng thường xuyên.

Thứ tư, khó khăn do sức ép cạnh tranh. Một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam sang Liên bang Nga trong các lĩnh vực như nông sản, thủy sản, may mặc luôn gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia khác trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam tại thị trường Liên bang Nga với ưu thế hơn hẳn về giá cả là Trung Quốc ở nhóm hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, là Thái Lan đối với các mặt hàng thủy sản, gạo, trái


cây và Ấn Độ đối với các mặt hàng nông sản, đặc biệt là hồ tiêu và gạo. Hiện nay, Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành hàng tiêu dùng tại Liên bang Nga, với sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán.

Thứ năm, năng lực tham gia thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng do khả năng về tài chính nên các doanh nghiệp Việt Nam ít có điều kiện tham gia vào các hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại các thị trường Liên bang Nga. Việc tiến hành khảo sát và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường cần có đầu tư về kinh phí trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu thì không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng chủ động thực hiện được, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023