Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác- Lênin Về Thương Mại Quốc Tế


suất tuyệt đối cao hơn hoặc thấp hơn nước kia nhưng mỗi nước đều có lợi thế so sánh nhất định về những điều kiện sản xuất khác.

Năm 1815, nhà kinh tế học R.Forrens đã phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thành tư tưởng “lợi thế tương đối” hoặc “lợi thế so sánh”. Năm 1817 David Ricardo lại phát triển tư tưởng “lợi thế so sánh” thành thuyết “lợi thế so sánh” còn gọi là quy luật “lợi thế tương đối”. Cơ sở của lý thuyết này chính là luận điểm của David Ricardo về sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự nhiên mà còn về điều kiện sản xuất nói chung nhưng đều có lợi khi chuyên môn hóa sản xuất một sản phẩm nào đó và cùng tham gia vào thương mại quốc tế.

Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh, một quốc gia, cũng giống như một người, thu lợi từ thương mại bằng cách xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ mà quốc gia đó có lợi thế so sánh lớn nhất về khả năng sản xuất và nhập khẩu những hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế so sánh nhỏ nhất. Điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế dù quốc gia đó có hay không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn hẳn các quốc gia khác. Theo Ricardo một mặt hàng được coi là có lợi thế tương đối so với một mặt hàng khác khi nó có chi phí cơ hội thấp hơn mặt hàng kia. Như vậy, nếu xét riêng trong lĩnh vực các mặt hàng chủ yếu, thì lý thuyết lợi thế so sánh là cơ sở lý luận quan trọng trong việc xem xét, xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Lào nói chung và từng mặt hàng cụ thể nói riêng.

Tuy nhiên, lý thuyết này cũng gặp phải một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, David Ricardo đã dựa trên hàng loạt các giả thiết đơn giản hóa lý thuyết về giá trị lao động để chứng minh cho quy luật này. Trong khi đó trên thực tế lao động không phải là đồng nhất; những ngành khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau, với những mức thu nhập khác nhau. Ngoài ra, hàng hóa sản xuất không chỉ có yếu tố lợi thế về lao động, nó còn nhiều yếu tố khác nữa như: đất đai, vốn, khoa học - công nghệ… nhất là hiện nay, yếu tố lợi thế về lao động dần dần bị thu hẹp lại giữa các quốc gia, các yếu tố khác


như đất đai, vốn, khoa học - công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Mô hình Ricardo tập trung nghiên cứu lợi thế so sánh, một khái niệm được coi là quan trọng nhất trong lý thuyết thương mại quốc tế. Trong mô hình Ricardo, các nước tập trung chuyên môn hóa sản xuất vào mặt hàng mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất. Không giống như các lý thuyết khác, mô hình của Ricardo dự đoán rằng các nước sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn vào một loại hàng hóa thay vì sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Thêm vào đó, mô hình Ricardo không xem xét trực tiếp đến các nguồn lực, chẳng hạn như quan hệ tương đối giữa lao động và vốn trong phạm vi một nước.

1.1.2.4. Mô hình của Hecksher-Ohlin

Để khắc phục những hạn chế trong mô hình Ricardo, hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển, Heckscher- Ohlin đã đưa ra một mô hình giải thích nguồn gốc của thương mại thông qua sự khác biệt về tỷ lệ các yếu tố. Theo Heckscher và Ohlin thì, TMQT không chỉ giải thích bằng sự khác biệt về năng suất lao động mà nó còn được giải thích bằng sự khác biệt về nguồn lực giữa các quốc gia. Các ông đã chỉ ra rằng, việc Canada xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp sang Mỹ không phải vì những người công nhân lâm nghiệp của họ có NSLĐ tương đối (so với đồng nghiệp Mỹ của họ) cao hơn những người Canada khác, mà vì đất nước Canada thưa dân có nhiều đất rừng theo đầu người hơn Mỹ. Một cách nhìn hiện thực về thương mại quốc tế phải tính đến tầm quan trọng không chỉ của lao động mà cả các yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn và tài nguyên khoáng sản. Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo. Mặc dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán chính xác hơn, nhưng nó vẫn có sự lý tưởng hóa đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý thuyết thương mại quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Mô hình Hechscher- Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà


Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 5

nước đó có thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm. Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu nhằm kiểm nghiệm mô hình Hechscher- Ohlin lại đưa ra những kết quả mâu thuẫn, trong đó có công trình của Wassili Leontief, còn được biết đến với tên gọi “Nghịch lý Leontief”. Sử dụng mô hình bảng cân đối liên ngành I-O (input-output) của mình với số liệu của Mỹ năm 1947, Leontief đã phát hiện Mỹ mặc dù là quốc gia với tỉ lệ vốn/lao động cao nhưng tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng tương đương hàng nhập khẩu của Mỹ lại cao hơn tỉ lệ vốn/lao động của các mặt hàng xuất khẩu.

1.1.2.5. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về thương mại quốc tế

Theo cách nhìn Macxit, thì toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế là một xu thế lịch sử tất yếu, bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động sản xuất và là kết quả sự phát triển của phân công lao động quốc tế và quá trình quốc tế hoá của lực lượng sản xuất TBCN. Xã hội càng phát triển thì sự phân công lao động xã hội trên phạm vi quốc gia cũng như phạm vi quốc tế càng sâu rộng hơn và tinh vi hơn. Mức độ quốc tế hoá ngày càng cao của quá trình lao động sản xuất ngày càng đồng nghĩa với sự gia tăng của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và trao đổi hàng hoá, sự mở rộng thị trường thì các mối quan hệ trong thương mại quốc tế cũng bắt đầu phát triển. Quá trình này được đặc biệt đẩy mạnh với sự ra đời và phát triển của CNTB, cùng với nó là sự xoá bỏ dần tính cát cứ, biệt lập, khép kín trong phạm vi quốc gia, mở rộng không gian hoạt động của CNTB trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Nhận định quá trình này Mác và Ăngghen đã viết: “ Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung, tự cấp”[19;tr.598]

Phân tích trên của Mác và Ăngghen cho thấy sự phát triển của phân công lao động xã hội và quốc tế hoá sản xuất dưới CNTB đã làm cho các nước gắn kết lại với nhau tạo ra xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Theo quan điểm kinh tế học Mác xít, thì giữa phân công lao động và thị


trường có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, sự phát triển của phân công lao động xã hội quyết định sự phát triển của thị trường, ngược lại sự phát triển của thị trường thế giới lại thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động quốc tế.

Kế tục quá trình nghiên cứu của Mác và Ăngghen về CNTB trong giai đoạn CNTB độc quyền, V.I.Lênin cho rằng các nước TBCN từ cuối thế kỷ XIX bắt đầu rơi vào tình trạng sản xuất hàng hoá dư thừa cho thị trường trong nước có nhu cầu hạn chế do thu nhập thấp của người lao động, cho nên họ phải tìm các thị trường ngoài khu vực Châu Âu. Hơn nữa các nhà tư bản Châu Âu, sau một giai đoạn phát triển khá dài đã tích luỹ được nhiều tư bản và độc quyền trong nhiều lĩnh vực của thị trường nội địa, nay việc tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất ở đó ngày càng ít hiệu quả trong bối cảnh mức cung đã vượt quá nhu cầu có khả năng thanh toán, do đó họ phải bành trướng thế lực độc quyền ra nước ngoài thông qua xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài để kiếm lợi nhuận nhiều hơn. Để có được thị trường nước ngoài, các nước tư bản Châu Âu đã sử dụng mọi biện pháp cũng như thủ đoạn kể cả kinh tế lẫn phi kinh tế, thậm chí dùng cả thủ đoạn quân sự, gây chiến tranh để xâm chiếm thị trường thế giới.

1.1.2.6. Lý thuyết của Samuelson

Khác với mô hình Ricardo, Samuelson giả định nền kinh tế không phải chỉ có một nguồn lực duy nhất, mà có nhiều nguồn lực. Trong số đó, có nguồn lực chỉ được sử dụng trong một ngành (có tính chuyên nghiệp) và có loại lại được sử dụng trong nhiều ngành (có tính linh động). Theo ông, cầu lao động và mức sử dụng lao động nhiều mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận phụ thuộc vào giá tương đối của hàng hóa. Do có sự khác biệt về giá tương đối của hàng hóa đã tạo ra động cơ chuyển dịch nguồn lực một cách linh động giữa các ngành và do đó làm thay đổi khả năng cung ứng sản phẩm của nền kinh tế.

Từ tư tưởng đó, Samuelson chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng các yếu tố chuyên biệt trong các ngành của các quốc gia khác nhau đã tạo ra cung tương đối của


từng quốc gia cũng sẽ khác nhau. Từ đó tạo ra sự chênh lệch tương đối của giá cả và đây chính là lợi ích thu được từ thương mại quốc tế.

Mô hình Samuelson đã khắc phục được một số hạn chế của mô hình Ricardo. Ông chỉ ra rằng cơ sở của thương mại quốc tế bắt nguồn từ sự khác nhau về nguồn lực trong phát triển kinh tế giữa các nước. Do những điều kiện về tự nhiên, khoáng sản, truyền thống lịch sử khác biệt ở mỗi nước đã cho phép người ta sản xuất được những sản phẩm đặc thù để đem bán trên thị trường quốc tế để rồi dùng số tiền đó lại đi mua những thứ đặc thù của nước khác mà mình không có điều kiện sản xuất hoặc nếu sản xuất thì chi phí sẽ cao hơn. Qua hành vi đó mỗi quốc gia sẽ thu được lợi ích. Đó chính là lợi ích từ thương mại quốc tế đem lại.

1.1.2.7. Lý thuyết lợi thế của Mill

Nhà kinh tế học Mill lại đi tìm câu trả lợi là phần lợi ích có được trong thương mại quốc tế được phân chia như thế nào, điều mà lý thuyết cổ điển chưa được đề cập tới một cách thấu đáo. Tuy nhiên sự đóng góp chủ yếu của Mill vào kinh tế học lại là lối tư duy hết sức mới mẻ của ông. Ông là người đầu tiên phân tích mối quan hệ cung - cầu trên thị trường một cách thấu đáo và rõ ràng dưới dạng biểu bảng, sơ đồ. Theo ông, lượng biến đổi của cung - cầu trên thị trường phụ thuộc vào sự thay đổi của giá cả. Nói một cách khác lượng cung sẽ biến đổi tỷ lệ thuận với sử thay đổi của giá cả, ngược lại lượng cầu lại có sự biến đổi tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của giá cả.

Mill cũng là người đầu tiên xây dựng khái niệm chi phí cơ hội, theo đó chi phí cơ hội của bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng bao gồm chi phí tài chính và chi phí phi tài chính. Với suy nghĩ mới mẻ của mình, trong tác phẩm Bàn về tự do (1859), Mill đã đưa ra một luận điểm trái ngược hiểu lại với Smith. Smith ca ngợi thị trường tự do bởi nó tối đa hóa đời sống vật chất. Ngược lại Mill cho thị trường tự do là tốt đẹp bởi nó cho phép từng cá nhân phát triển tối đa khả năng của mình và qua đó nó góp phần vào việc khai thác tiềm năng cũng như phân bố một cách có lợi nhất nguồn lực của xã hội.


1.1.3. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.3.1. Một số vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá

* Bản chất của xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia có nhiều lợi ích , thì hoạt động này sẽ mở rộng phạm vi ra bên ngoài biên giới của các quốc hoặc khu chế xuất ở trong nước.

Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức cơ bản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã phát triển ở trình độ ngày càng cao và được thể hiện thông qua nhiều hình thức tổ chức thương mại khu vực và quốc tế. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hóa hữu hình mà cả hàng hóa vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.

* Đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đang diễn ra hết sức nhanh chóng dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội để cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ, tiếp cận với các phương thức quản lý tiên tiến, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới và tham gia vào cuộc cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt giữa các quốc gia trên thế giới. Quá trình hội nhập cũng sẽ tạo một áp lực buộc các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành đổi mới, xoá bỏ tư tưởng ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất


kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Hội nhập chính là cơ hội để các doanh nghiệp tham gia vào việc thiết lập những “luật chơi” quốc tế, tạo thế đứng vững chắc hơn trong các quan hệ kinh tế, thương mại trên thị trường quốc tế. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động xuất khẩu hàng hóa có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán. . . Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hóa phù hợp.

Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn.

Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả.

Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng. . . đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.

* Các hình thức xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu được tiến hành dưới nhiều hình thức, sau đây là một số hình thức thường gặp:

+ Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp trong nước trực tiếp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp đỏi hỏi phải có nguồn vốn đủ lớn và đội ngũ nhân lực có năng lực và trình độ để có thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Xuất khẩu trực tiếp có


những ưu điểm nổi bật như: giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận doanh nghiệp và đơn vị xuất khẩu có thể liên lạc trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường nước ngoài, từ đó nắm bắt ngay được nhu cầu cũng như tình hình của khách hàng nên có thể thay đổi sản phẩm và những điều kiện cần thiết.

Phương thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ trực tiếp ra thị trường nước ngoài. Hàng hóa được bán thẳng đến nơi tiêu thụ cuối cùng mà không qua bất kỳ một đối tượng trung gian nào. Một trong những lợi thế của phương thức này là giúp cho nước xuất khẩu có thể tiếp xúc trực tiếp với thị trường, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của thị trường về số lượng, chất lượng và giá cả hàng hóa. Tuy nhiên chi phí sử dụng cho phương thức này rất cao, vì thế những nước có tiềm năng về vốn và nguồn lực mạnh nên sử dụng phương thức này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó khi nước sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp sẽ gặp phải nhiều trở ngại lớn của các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu, hạn ngạch xuất nhập khẩu, giấy phép v.v… Thêm vào đó, thị trường thế giới luôn biến động nên rủi ro là rất lớn, và rất khó kiểm soát nếu quốc gia xuất khẩu có tiềm lực yếu về kinh tế, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu của quốc gia đó còn non yếu về các va chạm trên thương trường quốc tế.

Hoạt động xuất khẩu trực tiếp tới các quốc gia khác có thể thông qua một số cách thức sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp xuất khẩu thành lập các phòng hay bộ phận chuyên trách thực hiện xuất khẩu hàng hóa tới các quốc gia được lựa chọn. Phòng hay bộ phận xuất khẩu độc lập này sẽ tự thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra.

Thứ hai, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước và các ban ngành có liên quan tới hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu mở các chi nhánh hay công ty con để thực hiện phân phối sản phẩm tại nước ngoài. Như vậy, với hệ thống chi nhánh phân phối sản phẩm ở nước ngoài sẽ cho

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022