Một Số Tiêu Chí Và Nhân Tố Tác Động Đến Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Hoá Trong Quá Trình Hnktqt


quốc tế;

- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức, tính hợp lý của chính sách thương mại quốc tế và thu hút đầu tư của từng quốc gia. Vì vậy, kết quả của xuất khẩu hàng hóa chính là thước đo tính hợp lý của chính sách và hiệu lực của hệ thống quản lý nhà nước về thương mại nói chung và quản lý xuất nhập khẩu nói riêng. Thông qua quá trình xuất khẩu, cơ quan quản lý nhà nước sẽ dần dần điều chỉnh chính sách, sử dụng công cụ kinh tế và phi kinh tế, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước;

- Đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa cũng chính là cơ sở cần thiết đề cân bằng cầu thương mại, cầu thanh toán, và do đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô cho đất nước;

- Thông qua xuất khẩu hàng hóa chúng ta còn xuất khẩu cả văn hóa, truyền thống, làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết chúng ta hơn và do đó tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp trong lòng bạn bè thế giới.

Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của các quốc gia. Vì vậy, có thể nói thúc đẩy xuất khẩu là một động lực của sự phát triển kinh tế.

1.2. MỘT SỐ TIÊU CHÍ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG QUÁ TRÌNH HNKTQT

1.2.1. Một số tiêu chí đánh giá việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

1.2.1.1. Tiêu chí về phát triển thị trường

Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


Thị trường xuất khẩu hàng hoá bao gồm cả thị trường xuất khẩu hàng hoá trực tiếp (người tiêu thụ cuối cùng), và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian). Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hoá của Lào hoặc nhập hàng hoá của Lào rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Lào. Cần nhấn mạnh rằng, thị trường xuất khẩu hàng hoá không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài, bởi trong nhiều trường hợp, thị trường trong nước cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hoá. Đây là hình thức xuất khẩu tại chỗ, phổ biến trong các ngành dịch vụ như du lịch, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm v.v… Còn đối với trường hợp, hàng hoá được xuất khẩu từ các khu chế xuất của Lào vào chính thị trường Lào, thì khi đó, thị trường nội địa có thể coi là một thị trường xuất khẩu hàng hoá đối với hàng hoá của các khu chế xuất đó.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 7

Việc đẩy mạnh phát triển thị trường trong xuất khẩu hàng hoá được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu cụ thể sau đây:

a) Thị phần hàng hóa xuất khẩu trên thị trường

Đây là chỉ tiêu phản ánh đúng đắn nhất sự phát triển thị trường. Bộ Công thương nói chung, cũng như các doanh nghiệp nói riêng trong hoạt động kinh doanh trên thị trường đều muốn sản phẩm của mình chiếm lĩnh ngày càng nhiều thị phần trên thị trường, điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp ngày càng có nhiều khách hàng tiêu dùng trên thị trường. Thị phần được đánh giá dựa trên doanh thu về sản phẩm của nền kinh tế trên một thị trường nhất định và tỷ lệ doanh thu so với các đối thủ cùng xuất khẩu vào một thị trường, hay căn cứ vào giá trị hàng hóa xuất khẩu vào một thị trường nào đó so với đối thủ cạnh tranh.

Thông thường thị phần càng lớn thì độ chi phối thị trường càng cao. Nhưng chỉ tiêu này không phải khi nào cũng xác định được, do rất khó biết được thông tin chính xác về lượng tiêu thụ của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.


Các chỉ tiêu này được xác định cho thời điểm cần xem xét và so sánh với thời điểm gốc để xác định tốc độ phát triển của thị truờng vào các khu vực của nước CHDCND Lào.

b) Quy mô và tốc độ tăng trưởng thị trường xuất khẩu

Quy mô của thị trường hàng hóa xuất khẩu phản ảnh qua quy mô số lượng khách hàng, số lượng các hợp đồng ngoại thương về nhập khẩu các mặt hàng của Lào trên thị trường. Bên cạnh đó quy mô của thị trường hàng hóa xuất khẩu còn thể hiện ở phạm vi địa lý mà các sản phẩm của Lào được đưa tới thị trường. Quy mô của thị trường hàng hóa xuất khẩu phải đủ lớn để bù đắp chi phí và có lãi cho các doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của thị trường xuất khẩu phản ánh mức độ phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu trong những khoảng thời gian nhất định.

c) Sức hấp dẫn của thị trường

Sức hấp dẫn của thị trường phản ánh khả năng sinh lời của thị trường. Thị trường nào có nhu cầu lớn về hàng hóa xuất khẩu của Lào và hoạt động tiêu thụ trên thị trường có thể được đáp ứng tốt hơn thì thị trường đó sẽ trở thành thị trường hấp dẫn. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến mức hộ hấp dẫn nội tại về lợi nhuận lâu dài của một thị trường.

Một là, số lượng doanh nghiệp trong một ngành: nếu thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì thị trường đó không mấy hấp dẫn.

Hai là, số lượng các đối thủ tiềm ẩn: một thị trường sẽ khó có thể hấp dẫn nếu nó thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Việc tham gia vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới này phụ thuộc vào rào cản của ngành xuất khẩu.

Ba là, mối đe dọa từ các nhà sản xuất, nhà cung ứng: thị trường sẽ trở nên không hấp dẫn nếu thường xuyên nhà sản xuất, cung ứng gây sức ép đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu để cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi phải có chất lượng ngày càng cao và giá thành ngày càng hạ.


Bốn là, mối đe dọa từ phía khách hàng: thị trường sẽ khó hấp dẫn nếu người mua có quyền thương lượng lớn hay ngày càng cao. Người mua sẽ gây sức ép về sản phẩm đòi hỏi có chất lượng cao hơn, dịch vụ văn minh hơn nhưng không muốn tăng giá thậm chí còn muốn giảm giá.

Năm là, mối đe dọa về những sản phẩm thay thế: thị trường sẽ không hấp dẫn nếu có nhiều sản phẩm thay thế thực tế hay tiềm ẩn. Các sản phẩm thay thế sẽ tạo ra rào cản cho nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm được thay thế, qua đó giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường.

d) Mức độ tập trung hay phân tán của thị trường

Để đánh giá mức độ tập trung hay phân tán của chiến lược lựa chọn thị trường xuất khẩu hàng hóa thì thay cho chỉ tiêu số lượng thị trường người ta có thể sử dụng chỉ tiêu phần ngân sách của Lào, được phân bổ cho các khu vực thị trường khác nhau.

e) Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu

- Doanh thu xuất khẩu = khối lượng hàng hóa xuất khẩu x giá xuất khẩu

- Doanh thu tăng thể hiện sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường thực sự có hiệu quả hay không còn phải được phản ánh qua chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

1.2.1.2. Tiêu chí về nguồn hàng xuất khẩu

* Nguồn hàng cho xuất khẩu

Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa của một công ty, một địa phương, một vùng hoặc toàn bộ nền kinh tế có khả năng và bảo đảm điều kiện xuất khẩu.

Như vậy, nguồn hàng cho xuất khẩu vừa phải được gắn với một địa danh cụ thể (ví dụ nguồn chè cho xuất khẩu của Việt Nam) vừa phải bảo đảm những yêu cầu về chất lượng quốc tế. Do đó, không phải toàn bộ khối lượng hàng hóa của một đơn vị, một địa phương, một vùng đều là nguồn hàng cho xuất khẩu mà chỉ có phần hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mới là nguồn hàng cho xuất khẩu.


* Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu

Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp là việc phân chia, sắp xếp các hàng hóa có được từ hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu theo các tiêu thức cụ thể riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện pháp thích hợp nhằm khai thác tối đa lợi nhuận của mỗi loại nguồn hàng.

Các nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp có thể phân loại dựa trên các tiêu thức sau:

- Theo khối lượng hàng hóa mua được: theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành: nguồn hàng thu mua chính thưc; nguồn hàng thu mua phụ và nguồn hàng thu mua trôi nổi .

- Theo nơi sản xuất ra hàng hóa: theo tiêu thức này, nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành: nguồn hàng hóa sản xuất trong nước; nguồn hàng tồn kho.

- Theo điều kiện địa lý: theo tiêu chuẩn này, nguồn hàng được phân theo khoảng cách từ nơi khai thác, đặt hàng, mua hàng đưa về doanh nghiệp: Ở các miền của đất nước; ở các tỉnh, thành phố, ở trong tỉnh, ở ngoài tỉnh; ở các vùng nông thôn.

- Theo mối quan hệ kinh doanh: theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp được chia thành: nguồn hàng tự sản xuất, khai thác; nguồn hàng liên doanh, liên kết; nguồn đặt hàng và mua; nguồn hàng của đơn vị cấp trên; nguồn hàng nhận đại lý; nguồn hàng ký gửi.

Ngoài các tiêu thức trên, nguồn hàng của doanh nghiệp còn được phân loại theo một số tiêu thức khác nhau: theo chất lượng hàng hóa (tính chất kỹ thuật cao, trung bình, thông thường); theo thời gian (nguồn hàng đã có, chắc chắn có, sẽ có); theo sự tín nhiệm (lâu dài, truyền thống, mới, không có quan hệ trước).

Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa của một doanh nghiệp, một địa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và đảm bảo điều kiện xuất khẩu được. Nghĩa là nguồn hàng xuất khẩu đó phải đảm bảo được


những yêu cầu về chất lượng quốc tế.

1.2.1.3. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế đói với xuất khẩu hàng hoá

Hiệu quả kinh tế của bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng được biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất đã bỏ ra. Tuy nhiên điều đó mới chỉ nói nên hiệu quả kinh tế về mặt lượng, cùng với việc phản ánh hiệu quả về mặt lượng thì sự biểu hiện hiệu quả kinh tế của bất kỳ một hoạt động kinh tế nào đó còn phải được phản ánh về mặt chất lượng. Tính chất lượng của hiệu quả kinh tế được coi là tiêu chuẩn chính của hiệu quả.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, khi tính hiệu quả kinh tế cần phải tính toán hiệu quả của tất cả chi phí lao động xã hội đã tham gia vào quá trình đó chứ không chỉ ở từng khâu riêng biệt. Hơn thế nữa, khi xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu, không chỉ tính bởi những kết quả, những lợi ích về mặt kinh tế, mà còn phải tính đến cả kết quả về phương diện chính trị, xã hội

Khi xác định hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu lợi nhuận của xuất khẩu. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.

+ Chỉ tiêu so sánh giá xuất khẩu so với giá quốc tế. Trong trao đổi có tính quốc tế, thì giá quốc tế là mức ngang giá chung. Các doanh nghiệp phải lấy mốc giá quốc tế làm tiêu chuẩn so sánh với giá xuất khẩu đã được thực hiện. Qua đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu về mặt đối ngoại.

+ Chỉ tiêu so sánh doanh thu xuất khẩu tính ra đồng nội tệ theo tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Nhà nước với giá thành xuất khẩu ở trong nước của từng mặt hàng, nhóm hàng, của từng chuyến hàng, hay của từng thời kỳ xuất khẩu khác nhau.

Tuy nhiên, để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho mục tiêu


xuất khẩu, thì các doanh nghiệp, các quốc gia phải nhập khẩu các yếu tố cho quá trình sản xuất đó, chẳng hạn máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…Vì thế khi xác định hiệu quả của xuất khẩu, còn phải quan tâm đến các chỉ tiêu thuộc về lĩnh vực nhập khẩu như:

+ Chỉ tiêu so sánh doanh thu bán hàng nhập khẩu ở trong nước với chi phí nhập khẩu tính ra đồng nội tệ theo tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Nhà nước của từng mặt hàng, từng nhóm hàng, của từng chuyến hàng, hay của từng thời kỳ xuất khẩu.

+ Chỉ tiêu so sánh giá cả nhập khẩu của từng mặt hàng, nhóm hàng giữa các khu vực thị trường và các thương nhân khác nhau. Qua đó có thể rút ra lợi thế trao đổi với các khu vực thị trường và thương nhân khác nhau.

Các chỉ tiêu nói trên thể hiện sự tiết kiệm lao động xã hội được thực hiện trực tiếp qua trao đổi xuất nhập khẩu. Phạm trù giá cả đo lường chi phí lao động mang tính quốc gia và quốc tế trong sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thể hiện qua các chỉ tiêu đó.

1.2.1.4. Tiêu chí về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu

Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hoá, là một yếu tố trong cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả trong cạnh tranh là sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi đó một số doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển hơn nữa. Cũng chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội.

Hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế cũng như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong nền kinh tế, đều phải thừa nhận cạnh tranh và tham gia vào vòng xoáy của quy luật khách quan đó. Năng lực cạnh tranh


trong hoạt động xuất- nhập khẩu gắn liền với năng lực cạnh tranh của một quốc gia, đồng thời cũng thể hiện năng lực cạnh tranh của từng ngành, từng doanh nghiệp và thậm chí cả từng loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.

Năng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu, đòi hỏi mỗi quốc gia, ngành hay doanh nghiệp phải đảm bảo được sự tăng trưởng xuất khẩu bền vững, bảo đảm ổn định nền kinh tế và nâng cao đời sống dân cư. Đó là việc xây dựng một môi trường kinh tế chung đảm bảo cho việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, phát huy các lợi thế, lựa chọn chiến lược và mục tiêu phù hợp theo các tín hiệu của thị trường.

Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh được đặt trong môi trường cạnh tranh quốc tế thì các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh dù là của từng ngành, từng doanh nghiệp hay là của quốc gia cũng đều được kết tinh trong mỗi sản phẩm, khi sản phẩm đó được đưa ra thị trường thế giới. Khi nói đến năng lực cạnh tranh sản phẩm nghĩa là so sánh các tiêu chí về chi phí, giá cả, chất lượng sản phẩm của một nhà sản xuất ở một nước so với một nhà sản xuất ở một nước khác.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của một quá trình tái sản xuất hàng hóa mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất nước này với nước khác. Hoạt động đó không chỉ diễn ra riêng biệt giữa các cá thể mà còn có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế, chịu sự điều hành của các công cụ và chính sách cả vi mô lẫn vĩ mô. Bởi vậy hoạt động xuất khẩu chịu sự tác động của nhiều nhân tố cả chủ quan lẫn khách quan. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu:

1.2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Khi nói đến quá trình sản xuất nói chung, người ta thường quan tâm tới các tác động thuộc về các yếu tố chủ quan (từ nội bộ ngành sản xuất) và tính khách quan (tác động của môi trường mà ngành sản xuất đó đang hoạt động).

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí