Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa luôn là một nội dung giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Qua thực tế nước CHDCND Lào đã chứng minh, xuất khẩu hàng hóa là một công cụ hữu dụng nhất nhằm hội nhập và tận dụng những cơ hội trong quá trình hội nhập để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xuất khẩu hàng hóa phát triển sẽ như là một đầu tàu kéo theo sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giải quyết công ăn việc làm và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) là quốc gia nằm ở trung tâm của bán đảo Đông Dương, có biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc, chiều dài đường biên là 505 km, phía Nam giáp với Campuchia, chiều dài là 535 km, phía Đông giáp với Việt Nam, chiều dài là 2.069 km, phía Tây Nam giáp với Thái Lan, chiều dài là 1.835 km và phía Tây Bắc giáp với Myanma, chiều dài là 236 km. Lào là một nước có quy mô dân số nhỏ với hơn 6 triệu người, trong đó hơn 70% dân cư sinh sống bằng nghề nông. Diện tích tự nhiên của Lào là 236.800 km2 gồm 16 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn.

Sau 36 năm xây dựng và phát triển đất nước kể từ ngày giải phóng (1975), nền kinh tế Lào đã có những chuyển biến đáng kể, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Trong những thành tựu chung đó, hoạt động xuất khẩu của Lào đóng vai trò rất quan trọng. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước Lào đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nhà nước đã thực hiện mở cửa nền kinh tế bằng chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu (XK) trên


các nguyên tắc: đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, phấn đấu vì mục tiêu hoà bình - độc lập - ổn định, hợp tác và phát triển. Nhờ đó xuất khẩu hàng hóa ở Lào trong thời gian qua đã đạt những kết quả quan trọng, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày một tăng.

Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người của CHDCND Lào. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do vẫn còn không ít những tồn tại về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu và chiến lược marketing sản phẩm,... đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện để nâng cao kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu nhằm khai thác tốt hơn những lợi thế so sánh của đất nước cũng như tăng cường sự đóng góp của thương mại vào việc phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Từ những lý do nêu trên, NCS chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2

Hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế là một trong những chủ đề dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Lào cũng như các quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Nhiều chương trình nghiên cứu cấp quốc gia, nhiều đề tài khoa học cấp bộ, ngành, cũng như nhiều luận văn, luận án tiến sĩ kinh tế cả ở Việt Nam và Lào đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến chủ đề về xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nêu lên một số đề tài tiêu biểu sau đây:


* Các công trình nghiên cứu liên quan đến lợi thế trong quan hệ “Thương mại quốc tế”

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về lợi thế trong quan hệ kinh tế quốc tế có rất nhiều, song có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau:

+ Paul Krugman – Maurice Obstfeld trong cuốn: “Kinh tế học quốc tế và chính sách” phân tích những cái lợi thu được từ thương mại, mô thức thương mại, sự phối hợp chính sách trên phạm vi quốc tế cũng như những vấn đề nảy sinh từ những khó khăn đặc biệt trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia có chủ quyền. Xuất phát từ mục tiêu đó, tác giả tiếp cận từ những vấn đề cơ bản nhất về thương mại quốc tế thông qua phân tích các mô hình như mô hình Ricardo về lợi thế so sánh, mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt có sự phối hợp thu nhập, mô hình Heckscher – ohlin về các nguồn lực hay tính lợi thế nhờ quy mô… Cuốn sách cung cấp cho tác giả một số nội dung cơ bản về vấn đề về lợi thế thông qua các mô hình nghiêm cứu. [31]

+ Trong cuốn giáo trình: “Thương mại quốc tế” TS Trần Văn Hoè – PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản liên quan đến thương mại quốc tế như: những khái quát về thương mại quốc tế, các vấn đề lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại.Mục tiêu nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết cơ bản của thương mại quốc tế nhằm xác định mô hình thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Vì vây, ngoài những nội dung cơ bản về lý thuyết, chính sách và thể chế thương mại quốc tế, các tác giả còn sử dụng các mô hình để minh hoạ và làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên rõ ràng hơn.

+ Trong tác phẩm: “Của cải của các dân tộc” Adam Smith đã chứng minh quy luật về lợi thế tuyệt đối, đó là một trong những quy luật đầu tiên biện minh cho sự trao đổi quốc tế. Các nước, trên thực tế được tự nhiên phú cho một cách không ngang nhau, điều đó về mặt logic tạo ra một sự chuyên môn hoá dựa trên lợi thế tuyệt đối của các nước. Như vậy, sẽ tiết kiệm được những chi phi vô ích khi có thể mua rẻ hơn ở nước ngoài những gì nước mình


phải làm với một chi phí lớn hơn. [01]

+ Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1996: Cuốn “Lịch sử tư tương kinh tế’, Tập 1 - đề cập đến những tư tưởng đầu tiên về quy luật lợi thế trong trao đổi thương mại quốc tế. Những tư tưởng này được đề cập trong những nghiên cứu của A. Smith và sau đó là D.Ricardo và một số tác giả khác. Thông qua những tư tưởng cơ bản về kinh tế của mỗi học giả, sẽ giúp mỗi người có thể tìm thấy những cách tiếp cận khác nhau của các nhà sáng lập ra các trường phái tư tưởng kinh tế. [ ]

+ TS Hà Thị Ngọc Oanh: Trong cuốn“Kinh tế đối ngoại, những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam”, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau liên quan đến vấn đề kinh tế đối ngoại như: Tính tất yếu của mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, vị trí của kinh tế đối ngoại trong công cuộc phát triển kinh tế quốc tế, cũng như trong công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam, thương mại quốc tế, chính sách ngoại thương, một số liên kết kinh tế quốc tế điển hình hiện nay, trong đó có nghiên cứu các học thuyết thương mại quốc tế từ thuyết trọng thương, học thuyết của A. Smith về thương mại quốc tế, học thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo và một số quan điểm hiện đại về lợi thế so sánh. [29]

+ Trong cuốn ”Lý thuyết về lợi thế so sánh: sự vận dụng trong chính sách trong công nghiệp và thương mại của Nhật Bản 1955 – 1999”, Trần Quang Minh, Nxb Khoa học Xã hội 2000. Trong cuốn sách, tác giả đã hệ thống hoá về mặt lý luận những nội dung cơ bản của Lý thuyết về lợi thế so sánh và tác động của một số biện pháp chính sách như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, đến sự thay đổi của các yếu tố trong mô hình lý thuyết lợi thế so sánh nhằm làm rõ cơ sở lý luận của các chính sách can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi sản phẩm. Cuốn sách phân tích nội dung cơ bản của lý thuyết về lợi thế so sánh và vận dụng chính sách công nghiệp và thương mại của Nhật Bản giai đoạn 1955 – 1990. [26]

Các cuốn sách này đã chỉ ra cơ sở của quan hệ thương mại quốc tế, một số cuốn sách của các học giả Việt Nam như: Hà Thị Ngọc Oanh, Trần Văn


Hoè - Nguyễn Văn Tuấn, Trần Quang Minh… dưới góc độ nghiên cứu chuyên ngành đã hệ thống hoá phần nào những quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế về vấn đề lợi thế dưới góc độ thương mại quốc tế. Những công trình nghiên cứu này cung cấp cho luận án những vấn đề lý luận cơ bản về lợi thế. Vận dụng những nghiên cứu lý luận về lợi thế để phân tích những nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí thể hiện lợi thế .

* Các công trình nghiên cứu liên quan đến lợi thế trong xuất khẩu

Dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, ở Việt Nam một số nông sản như gạo, cà phê, điều, hạt tiêu… đã chiếm vị trí quan trọng trên thị rường thế giới, nhưng mặt khác, cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm nông sản cũng đặt Việt Nam vào thế tương đối bất lợi so với các nước khác, thậm chí ngay cả cạnh tranh ở thị trường nông sản nội địa. Nhiều tác giả đã đầu tư nghiên cứu ở lĩnh vực này, một số nghiên cứu tiêu biểu như:

+ Sách tham khảo của Bùi Xuân Lưu (2004): “ Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, phân tích xu hướng bảo hộ công nghiệp và tình hình áp dụng các rào cản thương mại nông sản của các nước thành viên WTO trên các nội dung: tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu, một số chính sách bảo hộ nông nghiệp của các nước điển hình như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Thái Lan, thực trạng sản xuất, xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản cũng như các chính sách, biện pháp bảo hộ đối với nông nghiệp. Tác giả đánh giá những tác động của các chính sách và biện pháp đó, đề xuất những giải pháp bảo hộ hợp lý nông nghiệp trong quá trình hội nhập. [24]

+ Trong cuốn sách“Tác động cảu hội nhập kinh tế quốc tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản ở Việt Nam: qua nghiên cứu chè, cà phê, điều”, Nxb Lý luận chính trị 2006. Nghiên cứu này đi sâu phân tích cơ hội và thách thức đối với sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đề cập một số nguyên tắc cơ bản của WTO và một số nhận xét về tiến trình chuẩn bị của Việt Nam để hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ


chè, cà phê, điều, đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến các tác nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ những mặt hàng nông sản trên. Từ đó rút ra nhận xét về tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ những mặt hàng nông sản trên. Từ đó rút ra một số nhận xét về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến việc sản xuất, tiêu thụ trong những năm gần đây, từ đó đưa ra giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế tới sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm này trong nhưng năm tới.

+ Trong cuốn “Giá trị gia tăng hàng nông sản xuất nhập của Việt Nam” GS Lương Xuân Quỳ và Lê Đình Thắng chủ biên đánh giá thực trạng các giải pháp tác động đến nâng cao giá trị gia tăng hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tập trung nhiều vào việc đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong những năm đổi mới cũng như giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực như: Lúa gạo, cà phê, chè và thuỷ sản. Dựa trên những đánh giá tổng quan đó, tác giả đề xuất các giải pháp tổng thể đối với từng mặt hàng nông sản đã phân tích và đề xuất các kiến nghị đối với Nhà nước những đánh giá tổng quan đó, tác giả đề xuất các giải pháp tổng thể đối với từng mặt hàng nông sản đã phân tích và đề xuất các kiến nghị đối với nhà nước, Bộ, ngành và đối với các hiệp hội ngành hàng. [34]

+ Luận án tiến sĩ của Lê Hữu Thành (Học viện CT – HCQG Hồ Chí Minh 2009: “Sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thương mại” đi sâu phân tích thực trạng sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời gian qua. Tác giả phân tích sức cạnh tranh của nông sản xuất khẩu dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

+ Sách tham khảo: “Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam” tác giả Đinh Văn Thành (chủ biên) nghiên cứu thực trạng sản xuất và xuất


khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam, xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam sang một số thị trường như: Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ … Dựa trên kết quả đó, tác giả đánh giá những kết quả đạt được, có phân tích đến yếu tố lợi thế so sánh của xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam . Dự báo triển vọng thị trường cao su tự nhiên thế giới và đề xuất giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam. [37].

+ Trung tâm Thương mại Quốc tế và Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (2005): "Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam". Báo cáo nghiên cứu đánh giá tiềm năng xuất khẩu của khoảng 40 ngành hàng tại Việt Nam, báo gồm các sản phẩm thuỷ sản, nông sản, sản phẩm công nghiệp … Báo cáo phân tích chuyên sâu về nhiều ngành hàng riêng biệt trong đó có đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, xác định những lĩnh vực chính cần có sự can thiệp và những chính sách liên quan đến xúc tiến phát triển xuất khẩu trong tương lai. Báo cáo đồng thời cũng xác định những thị trường mục tiêu có khả năng thâm nhập nhằm đa dạng hóa thị trường cho từng ngành hàng.

+ Báo cáo khoa học về "Nghiên cứu những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới: cà phê, gạo, cao su, chè, điều" (2001), của Bộ NN&PTNT, do TS. Nguyễn Đình Long làm chủ nhiệm đề tài, đã đưa ra những khái niệm cơ bản về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, phân tích những đặc điểm cơ bản về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, phân tích những đặc điểm và đưa ra những chỉ tiêu về lợi thế cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu (gạo, cà phê, cao su, chè và điều), bao gồm các chỉ tiêu về định tính như chất lượng và độ an toàn trong sử dụng, quy mô và khối lượng, kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm, phù hợp của thị hiếu và tập quán tiêu dùng, giá thành v.v… và các chỉ tiêu định lượng như: mức lợi thế so sánh (RCA), chi phí nguồn lực nội địa (DRC). Dựa trên những tiêu chí đó, đề tài đi sâu phân tích các mặt hàng lúa gạo, cà phê, cao su, chè và điều về lợi thế cạnh tranh trên các tiêu chí trong sản xuất, chi phí sản xuất và thị trường


tiêu thụ. Trong đó, các số liệu và phương pháp phân tích được sử dụng để làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng này (có so sánh với một số nước). Qua đó, đề tài cũng chỉ ra những yêu tố hạn chế lợi thế cạnh tranh của nhóm mặt hàng này và đề xuất các giải pháp. Số liệu nghiên cứu mới dừng lại ở năm 2000. [23]

+ "Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản xuất khẩu Việt Nam"TS Nguyễn Đình Long, TS Nguyễn Tiến Mạnh và Nguyễn Võ Định chủ biên đề cập nhiều nội dung khác nhau liên quan đến vấn đề lợi thế của nông sản xuất khẩu Việt Nam như: Một số vấn đề lý luận và sự vận dụng vào phân tích lợi thế trong Việt Nam như: một số vấn đề lý luận và sự vận dụng vào phân tích lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản. Trong đó, các tác giả đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh trong điều kiện Việt Nam. Vấn đề lợi thế cạnh tranh là nội dung chủ yếu của cuốn sách, trong đó những vấn đề được các tác giả làm rõ: Khái niệm, đặc điểm và chỉ tiêu về lợi thế cạnh tranh đối với hàng nông sản xuất khẩu, biểu hiện trên các nội dung: chất lượng sản phẩm, khối lượng sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã, uy tín của sản phẩm, môi trường kinh tế vĩ mô và giá thành sản phẩm. Từ đó, phân tích lợi thế và khả năng cạnh tranh của một số nông sản xuất khẩu chủ yếu là: lúa gạo, cà phê, cao su, chè, điều … và kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế cảu nông sản xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới dừng lại ở năm 1999. [23]

+ Trong cuốn sách:"Phát huy lợi thế so sánh để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay", PGS. TS Võ Văn Đức - Nxb CTQG 2004. Tác giả tập trung phân tích các lợi thế của Việt Nam và đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Đề cập đến vấn đề này, trước hết tác giả hệ thống hoá các lý thuyết về lợi thế so sánh như lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết H - O và một số lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại…, phân tích những lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu bao gồm: lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên, nguồn lao động, và bất lợi thế, thách thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022