Thứ tư, HNKTQT tạo ra sự liên kết, từng bước giảm sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia.
HNKTQT mở khả năng phối hợp trong việc phân bổ các nguồn lực, từng bước giảm sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Đặc biệt đối với những quốc gia có trình độ kinh tế và khoa học kĩ thuật thấp kém sẽ tranh thủ được sự trợ giúp kĩ thuật công nghệ, đào tạo nhân lực, vốn viện trợ phát triển và những ưu đãi thương mại. Việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới sẽ giảm được sự phân biệt đối xử của các nước trong quan hệ thương mại, được hưởng các ưu đãi và miễn trừ theo quy định của WTO, trong đó có điều kiện ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Thứ năm, thúc đẩy cải cách kinh tế và hợp tác phát triển, góp phần nâng cao năng lực, vị trí, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế quốc gia và trường quốc tế.
Tham gia hội nhập, vai trò của Nhà nước không hề giảm đi mà tăng lên bởi vì sự tác động của hội nhập làm cho chức năng quản lý truyền thống, đối nội phải được nâng cao hơn nữa, chức năng tổ chức, hỗ trợ, đàm phán trong kinh tế đối ngoại cũng được cải thiện, càng góp phần nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, làm thay đổi tư duy, phương thức quản lý và điều hành của Nhà nước.
Thứ sáu, ngoài ra HNKTQT còn giúp chính phủ các nước điều tiết các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: giải quyết nhu cầu làm việc, giảm thất nghiệp, ổn định cán cân thương mại, cán cân thanh toán…
Đây là những tác động tích cực mà HNKTQT đem lại, là tiền đề cho sự phát triển bền vững, góp phần cải thiện vị thế của nền kinh tế quốc gia trên trường quốc tế, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển đất nước trong hợp tác và cạnh tranh.
* Những tác dộng tiêu cực và khó khăn, thách thức đặt ra
Tham gia HNKTQT cũng đặt những nước kém và đang phát triển đứng
Có thể bạn quan tâm!
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 1
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu Của Luận Án
- Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác- Lênin Về Thương Mại Quốc Tế
- Vai Trò Của Xuất Khẩu Hàng Hóa Trong Quá Trình Hội Nhập Ktqt
- Một Số Tiêu Chí Và Nhân Tố Tác Động Đến Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Hoá Trong Quá Trình Hnktqt
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
trước những khó khăn thách thức sau đây:
Thứ nhất, nền kinh tế dễ bị rủi ro và tổn thương trước những biến động thường xuyên và "lây lan" của kinh tế khu vực và toàn cầu.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khủng hoảng kinh tế nổ ra là điều kiện không tránh khỏi và khi nổ ra thì khả năng lây lan cao. Điều này nếu xảy ra trước hết sẽ làm cho những nền kinh tế nhỏ bé, yếu kém chịu rủi ro cao và dễ bị tổn thương lớn. Sở dĩ như vậy vì đối với các nước kém hay đang phát triển còn nhiều hạn chế trong sự ổn định kinh tế vĩ mô, nguồn lực vật chất hạn hẹp, năng lực quản lý của nhà nước có trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp yếu kém nên khả năng chống đỡ và khắc phục thấp vì vậy những tác động tiêu cực càng cao.
Hơn nữa sự chênh lệch càng lớn về trình độ phát triển giữa các nước thì sức ép càng nặng nề đối với các nền kinh tế chuyển đổi, các nền kinh tế chậm và kém phát triển, nhất là trong điều kiện gia tăng áp lực tự do hoá, thêm vào đó sự đầu cơ của giới tài phiệt tài chính quốc tế càng đẩy khả năng chống đỡ khủng hoảng của các nền kinh tế kể trên rời vào thế "lực bất tòng tâm", nếu các nền kinh tế này không tìm được các giải pháp chống đỡ thoả đáng. Các cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997 - 1998, Áchentina 2001 đã giải thích điều đó.
Thứ hai, tham gia HNKTQT là chấp nhận sự cạnh tranh quốc tế quyết liệt về hàng hoá và dịch vụ.
Tham gia HNKTQT cũng có nghĩa là tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt, trong khi đó nền kinh tế của các nước kém hoặc đang phát triển do còn nhiều hạn chế và khó khăn (như đã chỉ ra) nên thiếu hẳn nền tảng vững chắc của sự cạnh tranh. Từ việc mở cửa thị trường nội địa sẽ dẫn tới việc bãi bỏ các hàng rao quan thuế và phi quan thuế cho hàng hoá và dịch vụ, đầu tư của các nước thành viên xâm nhập vào thị trường của mình, sự xâm nhập đó sẽ gây ra những khó khăn phức tạp đối với những ngành có sức cạnh tranh kém cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế.
Mặt khác xu hướng nền kinh tế càng dịch chuyển sang phát triển kinh tế tri thức thì các lợi thế của các nước đang phát triển về lao động giản đơn rẻ, thị trường nguyên vật liệu dồi dào nhưng đang bị cạn kiệt cũng dần mất đi.
Thêm vào đó nhiều doanh nghiệp của các nền kinh tế này do năng lực cạnh tranh thấp, ít am hiểu về các thông lệ kinh doanh quốc tế… nên sẽ chịa thua thiệt trong cạnh tranh, thậm chí không tránh khỏi phá sản.
Trước tình hình đó, các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất làm cho cơ cấu lao động giảm đi so với vốn và "nạn chảy máu chất xám" diễn ra cùng với sự hiện diện và thôn tính của các công ty xuyên quốc gia là điều khó tránh khỏi. Với việc hội nhập mà chỉ có bộ phận doanh nghiệp tiếp nhạn chuyển giao công nghệ hiện đại làm cho cạnh tranh trong nội nền kinh tế quốc gia cũng diễn ra gay gắt, làm trầm trọng các vấn đề xã hội vốn đang nan giải.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến một số nước chưa dám tham gia hội nhập hay hội nhập còn dè dặt.
Thứ ba, HNKTQT cho phép các nước đang phát triển tiếp nhận vốn, công nghệ từ các nước phát triển, song nó lại chữa đựng khả năng phát triển không bền vững do tiếp nhận công nghệ lạc hậu với giá cả cao, do đó làm tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, đẩy các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung đứng trước nguy cơ rơi vào nợ nần chồng chất và hiệu quả có thể là khủng hoảng, đổ vỡ nền kinh tế.
Thứ tư, các quốc gia kém và đang phát triển tham gia HNKTQT phải hy sinh một phần chủ quyền kinh tế, thậm chí bị đe doạ, áp đặt với sự xuất hiện, bành trướng cảu quyền lực đa phương, hỗn hợp qua các định chế, tổ chức KTQT, khu vực, các nước lớn - kiểu nhà nước siêu quốc gia. Quyền lực nhà nước còn bị xói mòn ngay bởi sự thao túng, khống chế, lẫn át của các công ty xuyên quốc gia, khả năng giám sát, quản lý, điều tiết các nhà nước có lúc trở nên bất lực, gây nên những xung đột lợi ích, tranh chấp quyền lực giữa các quốc gia, trong đó các nước chậm và đang phát triển chịu thu thiệt nhiều hơn.
Thứ năm, ngoài các tác động về kinh tế HNKTQT còn gây ra những tác động tiêu cực về các vấn đề chính trị xã hội khác như độc lập, chủ quyền quốc gia, nền văn hoá dân tộc có nguy cơ bị gặm nhấm, bị đồng hoá bởi văn hoá bên ngoài và các tiêu cực xã hội khác như buôn lậu, ma tuý…
Cũng chính vì có nhiều mặt trái như vậy cho nên gần đây trong nhiều lỗi diễn ra các hội nghị quốc tế, đã có nhiều cuộc mít tinh, biểu tình phản đối mặt trai của toàn cầu hoá. Thậm chí có những nơi còn diễn ra xô xát gây thương vong đáng tiếc. Ví dụ cuộc họp G8 ở Italia năm 2002 đã minh chứng điều đó.
Tuy nhiên trước tính hai mặt của TCH và HNKTQT, vấn đề đặt ra là không thuần tuý chống đối hay thụ động tham gia một cách thiếu tỉnh tao, không cân nhắc mà phải chủ động hội nhập dựa theo phương thức tối ưu là hạn chế những tác động tiêu cực, vượt qua những khó khăn thách thức, tranh thủ mặt tích cực và khai thác cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế.
Điều đặc biệt có ý nghĩa đối với nước chậm và đang phát triển hay các nền kinh tế đang chuyển đổi, năng lực hội nhập thấp, sức cạnh tranh yếu thì HNKTQT chỉ là phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế chứ không phải là mục tiêu cần theo đuổi.
1.1.2. Các lý thuyết cơ bản về thương mại quốc tế [01],[09][12],[13]
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán vượt ra khỏi phạm vi quốc gia. Việc trao đổi đó là một hình thức của các mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia.
Thực tiễn đã cho thấy, mỗi quốc gia cũng như mỗi cá nhân con người không thể sống riêng rẽ, biệt lập mà vẫn có đầy đủ các sản phẩm đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống được. Vì vậy, thương mại quốc tế có vai trò sống còn vì một lý do cơ bản là ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước. Thương mại quốc tế cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất, tiêu dùng trong nước khi thực hiện chế độ tự
cung tự cấp, không buôn bán với bên ngoài. Tiền đề xuất hiện sự trao đổi giữa các quốc gia là phân công lao động xã hội. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hóa ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngày một dồi dào thì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng.
Khi thương mại quốc tế và sự chuyên môn hoá tăng nhanh, đã đặt ra câu hỏi: Vì sao giữa các quốc gia lại có nhu cầu buôn bán với nhau? Về vấn đề này có thể nói từ lâu con người đã phát hiện ra lợi ích của hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các nước với nhau. Hàng ngàn năm trước đây những sản phẩm độc đáo của các nước Phương Đông mà điển hình là của Trung Hoa, Ấn Độ đã có mặt ở Phương Tây thông qua trao đổi. Mặc dù việc trao đổi diễn ra sớm như vậy, nhưng mãi đến thế kỷ thứ 15 thuyết trọng thương mới nảy sinh và phát triển ở Châu Âu, từ đó mở ra một thời kỳ nghiên cứu về thương mai quốc tế. Sau này, vào thế kỳ thứ 18 các nhà kinh tế học người Anh như: Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1772-1823) và sau này các nhà kinh tế Thuỵ Điển Heckcher (1879-1952) và Ohlin (1899-1979) tiếp tục phát triển thuyết trọng thương dưới các lý thuyết khác nhau. Cho đến nay, các nhà kinh tế học hiện đại vẫn tiếp tục nghiên cứu về lợi ích của thương mại quốc tế đối với các quốc gia tham gia. Sau đây là một số lý thuyết cụ thể:
1.1.2.1 Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương
Lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương được quảng bá và vận dụng ở châu Âu từ giữa thế kỷ XV, phát triển cực thịnh vào thế kỷ XVI - XVII. Đây được coi là lý thuyết thương mại đầu tiên của thời kỳ tiền tư bản và nhanh chóng trở thành cơ sở lý luận cho việc định hình các chính sách thương mại nhiều nước châu Âu thời bấy giờ như: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan… trong suốt hơn 3 thế kỷ. Những nhà kinh tế tiêu biểu đại diện cho trường phái này khá đông đảo nổi bật nhất là Thomas Mun (1571-1641) người Anh, Antoine Montecheretien (1575-1629), Jean Batiste Colbert (1618-1683) người Pháp
v.v đều cho rằng sứ mệnh của bất cứ quốc gia nào là phải làm giầu, phải tích
lũy tiền tệ vì vậy các nhà kinh tế này đều tập trung vào xây dựng các chính sách kinh tế nhằm hướng tới mục tiêu làm tăng khối lượng tiền tệ tích lũy qua đó làm tăng mức độ giầu có cho quốc gia mình. Theo tư tưởng đó, để có nhiều vàng bạc, tiền tệ ngoài việc gia tăng khai thác mỏ, cách tốt nhất phải đẩy mạnh tối đa ngoại thương. Chính vì vậy, nhà nước phải can thiệp sâu vào thương mại quốc tế, vươn tới xuất siêu. Phần giá trị thặng dư thương mại này được tính theo vàng hay tiền tệ sẽ làm gia tăng mức độ giầu có cho quốc gia mình. Để làm được điều đó, nhà nước cần hạn chế nhập khẩu bằng hàng rào thuế quan cao, áp dụng hạn ngạch. Ngược lại về phía xuất khẩu được hưởng những chính sách ưu đãi, nâng đỡ.
Thuyết trọng thương có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước trong nhiều thế kỷ, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thương mại quốc tế.
Tuy nhiên sau đó, lý thuyết trọng thương bị chỉ trích nặng nề. Năm 1752 nhà kinh tế học Hun (người Anh) đã chỉ ra rằng chính sách thương mại theo lý thuyết trọng thương tất yếu sẽ dẫn đến lạm phát, làm xấu đi quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế và mục tiêu thặng dư thương mại là không thể thực hiện được trong một thời kỳ dài và là ảo tưởng khi tất cả các nước đều theo đuổi mục tiêu này. Năm 1776, Adam Smith lại tiếp tục chỉ ra sai lầm của chủ nghĩa trọng thương một khi coi thương mại quốc tế theo quan hệ “được mất”. Theo chủ nghĩa trọng thương sự giầu có của một quốc gia từ thương mại thực hiện trên cơ sở của sự mất mát của quốc gia khác, trong khi đó theo Adam Smith thương mại là một kiểu quan hệ đặc biệt, có mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Chính từ những hạn chế trong lý thuyết của chủ nghĩa trọng thương, từ giữa thế kỷ VIII, chủ nghĩa này không còn giữ được vị trí thống trị trong thực tiễn hoạt động thương mại thế giới nữa. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, học thuyết này không bị mất hoàn toàn giá trị.
Ngày nay, một số nước vẫn coi thặng dư thương mại là mục tiêu dài
hạn, hoặc để cân bằng cán cân thương mại, nhiều nước vẫn áp dụng các chính sách hạn chế nhập khẩu và do đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Trong thời đại ngày nay chúng ta không cho rằng thăng dư thương mại là xấu, nhập siêu (hay xuất siêu) là tốt hay xấu chỉ có thể đánh giá được khi xem xét ý nghĩa của cán cân thương mại quốc tế trong một bối cảnh cụ thể của toàn bộ nền kinh tế, tác dụng của nó tới sự tăng trưởng và biến đổi cơ cấu nền kinh tế của từng thời kỳ cụ thể.
1.1.2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Nhà kinh tế học cổ điển người Anh Adam Smith đã chỉ ra rằng “Thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công lao động”. Là nhà kinh tế đầu tiên trên thế giới nhận thức chuyên môn hóa mà Ông gọi là phân công quốc tế, tiến bộ kinh tế và đầu tư là những động lực của phát triển kinh tế. Adam Smith cũng đã phê phán những mặt hạn chế và những mặt tích cực của thương mại quốc tế đã giúp cho các nước tăng được giá trị tài sản của mình trên nguyên tắc phân công lao động quốc tế. Theo Adam Smith, các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa này sang các quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà ở trong nước họ sản xuất kém hơn.
Những tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn ngành được chuyên môn hóa trong phân công quốc tế là dựa vào những điều kiện tự nhiên về địa lý và khí hậu mà chỉ nước đó mới có mà thôi. Nói cách khác, theo Ông, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên là lợi thế của thương mại quốc tế và quyết định cơ cấu thương mại quốc tế.
Theo Adam Smith, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực và tài nguyên sẵn có của mình như: đất đai, lao động, nguồn vốn, khoa học - công nghệ và kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh… Như vậy, các quốc gia cần tiến hành sản xuất chuyên môn hóa những mặt hàng nào đó mà họ có lợi thế tuyệt đối về các nguồn lực, sau đó tiến hành trao đổi với các nước khác thì hai bên đều có lợi. Ông cho rằng, hai quốc gia trao đổi thương mại với nhau là dựa trên cơ sở
tự nguyện và cùng có lợi, lợi ích của thương mại bắt nguồn từ lợi thế tuyệt đối của một quốc gia. Từ lập luận đó, Adam Smith chủ trương là phải tự do kinh doanh vì mỗi cá nhân và doanh nghiệp đều có mục đích thu lợi nhuận tối ưu. Do vậy, việc cho phép tự do kinh doanh sẽ đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Trong quá trình trao đổi thương mại, nguồn lực của các nước sẽ được lựa chọn sử dụng có hiệu quả cao hơn, tổng sản phẩm của toàn thế giới sẽ gia tăng và bằng cách đó mọi người dân của các nước đều được tiêu dùng nhiều loại sản phẩm theo mức mong muốn lớn hơn thông qua thương mại quốc tế. Như vậy, sản xuất chuyên môn hóa dựa vào lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế đảm bảo có lợi cho các nước. Chính nhờ vậy mà cho đến nay, nhiều quốc gia, trong đó có Lào vẫn dựa vào lợi thế tuyệt đối khi xây dựng chiến lược, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hàng hóa.
Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần nguồn gốc của thương mại quốc tế. Bởi lẽ trên thực tế, nếu như một vài quốc gia nào đó lại bất lợi vì không có những tài nguyên thiên nhiên dồi dào và không có các tiềm năng to lớn về các nguồn lực như các nước khác thì liệu những quốc gia đó sẽ không nên tham gia vào thương mại quốc tế hay sao? Chính vì vậy, việc đẩy mạnh thương mại quốc tế của nhiều nước phát triển vốn dĩ nghèo tài nguyên thiên nhiên như: Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Thụy sỹ, Áo… sẽ không giải thích được bằng lợi thế tuyệt đối. Vì sự hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trước tình hình phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế nên đã ra đời lý thuyết lợi thế tương đối, còn gọi là lợi thế so sánh.
1.1.2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Lý thuyết về những lợi thế so sánh đã được David Ricardo (1772 - 1823) nêu ra. Lý thuyết này cho rằng, mỗi nền kinh tế địa phương sẽ có lợi trong việc chuyên môn hoá một hay một số khu vực có lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh có thể đạt được khi các quốc gia tập trung chuyên môn hoá và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi nhuận lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều có lợi. Dù cho mỗi nước có thể có hiệu