Giới Thiệu Về Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Tp.hồ Chí Minh

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – 1



CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH


2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập dưới tên gọi ban đầu là Ngân hàng Chuyên doanh Công Thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về Tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Công Thương Việt Nam theo Quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990.

Ngày 23/07/1993, Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 67/QĐ-NH5 thành lập Ngân hàng Công Thương thuộc NHNN Việt Nam với số vốn ban đầu là 200 tỷ đồng (tương đương 30 triệu USD lúc bấy giờ). Đến ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công Thương theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.

Năm 2008, Ngân hàng Công Thương thành công trong việc ra mắt thương hiệu mới là Vietinbank thay cho thương hiệu Incombank trước kia, trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam và quốc tế và là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Cũng trong năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa và công bố giá trị doanh nghiệp Vietinbank. Cho đến ngày 25/12/2008, Vietinbank tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.

Ngày 03/07/2009, NHNN ký quyết định số 142/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tuy là chuyển đổi sang hình thức Ngân hàng TMCP nhưng trong cơ cấu của Vietinbank, cổ đông Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (89%) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại ngân hàng. Sau cổ phần hóa, theo báo cáo tài chính Quý IV năm 2009, Vietinbank có tổng tài sản là 245.412 tỷ đồng (chiếm hơn 10% trên toàn hệ thống ngân hàng), vốn điều lệ là 11.253 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.205,511 tỷ đồng.



Vietnbank là một trong bốn NHTM hàng đầu Việt Nam, có khả năng thu xếp và tài trợ vốn lớn, chi phí vốn thấp, có mạng lưới ngân hàng trải rộng trên khắp cả nước với 01 sở giao dịch, 153 chi nhánh và hơn 900 phòng giao dịch; hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực và dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền; phát hành và thanh toán thẻ, Séc du lịch; nhận tiền gửi; đầu tư cho vay và bảo lãnh, tài trợ thương mại; kinh doanh vàng, ngoại hối, chứng khoán; cho thuê tài chính…

Trong bối cảnh khủng hoàng kinh tế khu vực và trong nước năm 1997, đã gây ra những tác động lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam bởi sự xuống dốc của nhiều doanh nghiệp – mất khả thanh thanh toán nợ đến hạn. Ngân hàng Công Thương Việt Nam và các chi nhánh trong cả nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc suy thoái này. Để vực dậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam tại khu vực TP.HCM – trung tâm tài chính kinh tế của cả nước, Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCTVN đã ký Quyết định số 52/QĐ-NHCT ngày 14/07/1997 về việc sát nhập Chi nhánh TP.HCM vào Sở Giao Dịch II và chính thức hoạt động từ 01/10/1997 với tên Sở Giao Dịch II – NHCTVN.

Sở Giao Dịch II – NHCTVN được xác định là một trong hai thành viên lớn nhất của hệ thống, trụ sở đặt tại 79A Hàm Nghị, Q.1, TP.Hồ Chí Minh. Sau 10 năm hoạt động, năm 2007, Sở Giao Dịch II đã vượt qua nhiều khó khăn, không ngừng phát triển ổn định và bền vững. Đặc biệt là đã củng cố được vị thế, uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước; trong nhiều lĩnh vực nghiệp vụ, Sở Giao Dịch II đã có tốc độ tăng trưởng cao và đứng đầu toàn hệ thống.

Ngày 15/08/2009, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ban hành Quyết định số 500/QĐ-HĐQT-NHCT về việc đổi tên Sở Giao Dịch II – NHCTVN thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, chính thức hoạt động theo tên gọi mới kể từ ngày 17/08/2009.

Hiện nay, Vietinbank HCM có mạng lưới gồm 14 phòng giao dịch, 02 đại lý thu đổi ngoại tệ, gần 70 điểm đặt máy ATM, hơn 1.500 điểm chấp nhận thẻ, 02 đại lý phát hành thẻ ATM… và đặc biệt, có mạng lưới khách hàng rộng lớn.



2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK HCM‌

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng huy động vốn của Vietinbank HCM

2.2.1.1. Các văn bản pháp luật về ngân hàng và lãi suất huy động

Hai Pháp lệnh Ngân hàng đã được ban hành năm 1990, là cơ sở pháp lý cho sự thay đổi trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó, hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. NHNN là ngân hàng Trung ương, có chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng và các hoạt động của các tổ chức tín dụng, có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng và cấp giấy phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác theo qui định của Luật. NHTM và các tổ chức tín dụng có chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ, hoạt động dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác được Luật cho phép.

Năm 1997, Luật NHNN và Luật Các Tổ chức Tín dụng ra đời thay thế cho hai Pháp lệnh Ngân hàng, hiệu lực thi hành từ tháng 10/1998. Cùng với sự ra đời của Luật NHNN và Luật Các Tổ chức Tín dụng, các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn đã được ban hành, điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt nam phù hợp với cơ chế kinh tế mới – cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Năm 2003 và 2004, một số quy định của Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung, tạo cơ sở pháp lý cho việc định hướng hệ thống NH theo mô hình tiên tiến hơn, hiện đại hơn, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, việc mở rộng và quy định lại loại hình NH, chú trọng đến tính thống nhất của các văn bản luật, hướng đến giảm bớt sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động của NH trong khung pháp lý mới đã đáp ứng yêu cầu đổi mới để phù hợp dần với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO.

Các văn bản quy định trần lãi suất huy động và tỷ lệ dự trữ bắt buộc do NHNN ban hành là những văn bản có tính chất cực kỳ quan trọng cho hoạt động của các ngân hàng. Các văn bản này không chỉ mang tính quy định mà còn mang tính định hướng, điều hành hoạt động của toàn ngành ngân hàng.



Tuy nhiên việc qui định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau đối với một số tổ chức tín dụng, chẳng hạn giữa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với các NHTM khác đã tạo nên thế cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM.

Song song đó, đầu năm 2011, Vietinbank chính thức triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung; theo đó, phương thức đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn và cho vay của các chi nhánh trong hệ thống phải tuân theo cơ chế tính giá điều chuyển vốn nội bộ được thống nhất toàn hệ thống. Theo cơ chế này, mỗi món tiền gửi sẽ được Trung Tâm Điều chuyển Vốn của Vietinbank mua lại theo giá (lãi suất) mua vốn nội bộ và mỗi món cho vay ra của Vietinbank HCM sẽ được Trung Tâm Điều chuyến Vốn Vietinbank bán nguồn với giá (lãi suất) bán vốn nội bộ. Đối với một số đối tượng khách hàng, lĩnh vực hoạt động và từng sản phẩm cụ thể, Vietinbank qui định trần lãi suất huy động hoặc cho vay.

Như vậy, ngoài việc phải tuân thủ trần lãi suất huy động do NHNN qui định, chính sách huy động vốn của Vietinbank HCM bị chi phối bởi lãi suất mua vốn nội bộ và qui định về lãi suất trần huy động của Vietinbank. Điều này đã làm giảm tính chủ động và linh hoạt trong chính sách về lãi suất huy động, có thể làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong huy động vốn của Vietinbank HCM.

2.2.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội

Thuận lợi: Địa bàn TP.HCM là vùng kinh tế trọng điểm, tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội. Kinh tế TP.HCM phát triển với tốc độ cao, dân cư và tổ chức có cơ hội tích lũy và phát sinh nhu cầu đầu tư tiền nhàn rỗi. Do đó, thuận lợi cho các NHTM, trong đó có Vietinbank HCM phát triển huy động vốn.

Khó khăn: Thị trường hoạt động của các NHTM trên địa bàn ngày càng phát triển và mở rộng. Nhiều NHTM cổ phần ra đời với nhiều hình thức huy động hấp dẫn và lãi suất cao đã gây khó khăn cho Vietinbank HCM trong hoạt động dịch vụ huy động vốn. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều kênh huy động hấp dẫn, thu hút bớt tiền nhàn rỗi như thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm, Quỹ Đầu tư, Bưu điện (Tiết kiệm bưu điện)... làm cho nguồn tiền gửi của Vietinbank – Chi nhánh TP.HM hiện nay bị giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là tiền gửi bằng Việt Nam đồng.


2.2.2. Tình hình huy động vốn của Vietinbank HCM

2.2.2.1. Tình hình nguồn vốn - sử dụng vốn

Để đạt hiệu quả hoạt động cao nhất, ngân hàng phải luôn theo dòi sự cân đối và hợp lý giữa công tác nguồn vốn và sử dụng vốn sao cho mang lại lợi nhuận cao nhất, nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Dữ liệu trong Bảng 2.1 thể hiện cơ cấu nguồn vốn – sử dụng vốn của Vietinbank HCM từ năm 2010 – 2012.

Về nguồn vốn

Năm 2011 so với năm 2010, tổng nguồn vốn tăng trưởng 34,55%. Trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trong cao nhất (85,8%) và có sự tăng trưởng mạnh nhất với qui mô tăng so với năm 2010 là 6.402 tỷ đồng (tương đương tăng 55,86%).

Trong nguồn vốn huy động qua các năm, tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2010 lần lượt chiếm tỷ trọng là 51,01% và 18,20% trong tổng nguồn vốn; tỷ trọng này có phần sụt giảm trong năm 2011 (44,85% và 16,91%), mặc dù tổng nguồn huy động năm 2011 tăng đến 6.402 tỷ đồng so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng cao vào cuối năm 2011 (tăng 4.652 tỷ đồng). Đến năm 2012, tỷ trọng của tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm so với tổng nguồn huy động tăng trở lại và giữ tỷ trọng ổn định lần lượt là 46,99% và 25,26%.

Các nguồn vốn do vay của NHNN, vay của tổ chức tín dụng, nhận vốn ủy thác đầu tư, vay từ định chế tài chính khác đều chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm qua các năm.

So với năm 2011, tổng nguồn vốn năm 2012 giảm 3.718 tỷ đồng (tương đương với -17,86%). Trong tổng nguồn vốn năm 2012, nguồn vốn huy động vẫn ở vị trí chiếm tỷ trong cao nhất (79,23%). Mặc dù giàm 1.444 tỷ đồng và 704 tỷ đồng so với năm 2012, nhưng tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu là 46,99% và 25,26% trong tổng nguồn vốn. Số dư phát hành giấy tờ có giá giảm từ 385 tỷ đồng xuống còn 156 tỷ đồng sau ba năm.


Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Vietinbank HCM từ năm 2010 đến 2012


STT

Chỉ tiêu

Ngày 31/12/2010

Ngày 31/12/2011

Ngày 31/12/2012

So sánh tăng giảm




Giá trị (tỷ đồng)


Tỷ trọng


Giá trị (tỷ đồng)


Tỷ trọng


Giá trị (tỷ đồng)


Tỷ trọng

2011/2010

2012/2011

Tăng/Giảm (tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng/giảm

Tăng/Giảm (tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng/giảm

I

Tổng nguồn vốn (Tổng nợ phải trả và Vốn CSH)

15,474

100.00%

20,819

100.00%

17,101

100.00%

5,346

34.55%

-3,718

-17.86%

1

Vốn huy động

11,460

74.06%

17,863

85.80%

13,548

79.23%

6,402

55.86%

-4,314

-24.15%

1.1

Tiền gửi doanh nghiệp

7,893

51.01%

9,337

44.85%

8,036

46.99%

1,444

18.30%

-1,301

-13.94%

1.2

Tiền gửi tiết kiệm

2,816

18.20%

3,520

16.91%

4,319

25.26%

704

24.98%

799

22.69%

1.3

Tiền gửi của TCTD khác

90

0.58%

4,742

22.78%

1,037

6.07%

4,652

5142.08%

-3,705

-78.13%

1.4

Phát hành Giấy tờ có giá

385

2.49%

263

1.26%

156

0.91%

-122

-31.70%

-107

-40.62%

1.5

Tiền gửi của ĐCTC khác

275

1.78%

0

0.00%

0

0.00%

-275

-100.00%

0


2

Các khoản vay

1,693

10.94%

1,082

5.20%

437

2.56%

-611

-36.11%

-644

-59.57%

2.1

Vay NHNN

2

0.01%

1

0.01%

1

0.01%

-1

-29.61%

0

-3.54%

2.2

Tiền vay TCTD

260

1.68%

0

0.00%

0

0.00%

-260

-100.00%

0


2.3

Nhận vốn ủy thác đầu tư, cho vay

1,431

9.25%

1,081

5.19%

436

2.55%

-351

-24.51%

-644

-59.64%

2.3.1

Tiền gửi và vay các ĐCTC khác

0

0.00%

1,048

5.04%

436

2.55%

1,048


-612

-58.40%

2.3.2

Vốn nhận của tổ chức

0

0.00%

32

0.15%

0

0.00%

32


-32

-100.00%

3

Công cụ Tài chính phái sinh và Nợ tài chính khác

141

0.91%

1

0.00%

0

0.00%

-140

-99.44%

-1

-100.00%

4

Lợi nhuận chưa phân phối/Lỗ lũy kế

966

6.24%

1,149

5.52%

476

2.79%

183

18.90%

-672

-58.53%

5

Tài sản nợ khác

1,213

7.84%

725

3.48%

2,639

15.43%

-488

-40.21%

1,914

263.87%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


II

Sử dụng vốn (Tổng tài sản)

15,474

100.00%

20,819

100.00%

17,101

100.00%

5,346

34.55%

-3,718

-17.86%

1

Dự trữ và thanh toán

132

0.86%

116

0.56%

127

0.74%

-17

-12.75%

11

9.79%

1.1

Tiền mặt

132

0.85%

115

0.55%

127

0.74%

-18

-13.27%

12

10.28%

1.2

Tiền gửi tại NHNN

0

0.00%

1

0.00%

0

0.00%

1

283.55%

0

-52.55%

2

Các khoản đầu tư và cho vay

11,198

72.37%

15,196

72.99%

16,091

94.09%

3,998

35.70%

894

5.89%

2.1

Các khoản đầu tư

616

3.98%

723

3.47%

717

4.19%

107

17.36%

-6

-0.81%

2.1.1

Tiền gửi tại các TCTD trong nước

1

0.00%

0

0.00%

84

0.49%

0

-61.40%

83

39573.18

%

2.1.2

Chứng khoán đầu tư

615

3.98%

722

3.47%

633

3.70%

107

17.43%

-89

-12.36%

2.2

Cho vay nền kinh tế

10,582

68.39%

14,474

69.52%

15,374

89.90%

3,891

36.77%

900

6.22%

2.2.1

Cho vay ngắn hạn

6,724

43.45%

8,868

42.60%

8,336

48.75%

2,145

31.90%

-532

-6.00%

2.2.2

Cho vay trung hạn

805

5.20%

988

4.75%

1,037

6.07%

183

22.73%

49

5.00%

2.2.3

Cho vay dài hạn

3,052

19.72%

4,586

22.03%

5,975

34.94%

1,534

50.27%

1,389

30.29%

2.2.4

Cho vay tài trợ ủy thác

0

0.00%

30

0.14%

24

0.14%

30


-6

-20.00%

2.2.5

Cho vay thanh toán công nợ

2

0.01%

1

0.01%

1

0.01%

-1

-29.61%

0

-3.54%

3

Tài sản cố định

22

0.14%

20

0.10%

16

0.09%

-2

-8.21%

-4

-21.21%

4

Công cụ Tài chính phái sinh và Tài sản TC khác

141

0.91%

1

0.00%

2

0.01%

-140

-99.51%

2

256.05%

5

Sử dụng vốn (Tài sản có) khác

3,980

25.72%

5,487

26.35%

865

5.06%

1,506

37.84%

-4,622

-84.23%


Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Vietinbank HCM năm 2010 - 2012

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí