Tình Hình Sử Dụng Lao Động Theo Khối Hoạt Động Tại Vietinbank Hcm Từ Năm 2010 Đến 2012


giữa các khối hoạt động cũng có sự dịch chuyển rò rệt. Theo đó, lao động thuộc khối tham mưu và khối hỗ trợ (Kế hoạch tổng hợp, Tổ chức, Kế toán tài chính, Tiền tệ Kho quỹ, Hành chính quản trị…) giảm từ 16,03% năm 2010 xuống còn 9,14% năm 2012; thay vào đó là sự gia tăng lao động thuộc các khối trực tiếp kinh doanh, tạo tiền (Nguồn vốn, Tín dụng, Tài trợ Thương mại, Kinh doanh ngoại tệ, Thẻ…), tỷ trọng lao động của khối này tăng từ 199 lao động năm 2010 lên 245 lao động năm 2012. Điều đó hoàn toàn phù hợp vì qui mô hoạt động càng cao, đòi hỏi khối lượng công việc phải xử lý càng nhiều và phù hợp với yêu cầu tăng cường phát triển nguồn vốn.

Bảng 2.7. Tình hình sử dụng lao động theo khối hoạt động tại Vietinbank HCM từ năm 2010 đến 2012



TT


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (người)

Tỷ trọng (%)


Theo khối hoạt động

368

100.00%

356

100.00%

372

100.00%


Khối tạo tiền

199

54.08%

201

56.46%

245

65.86%


Khối tham mưu

59

16.03%

54

15.17%

34

9.14%


Khối hỗ trợ

110

29.89%

101

28.37%

93

25.00%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Nguồn: Phòng Tổ chức thuộc Vietinbank HCM


2.3. ĐÁNH GIÁ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETINBANK HCM THÔNG QUA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Để biết được những suy nghĩ, nhận định của khách hàng đối với dịch vụ huy động vốn của Vietinbank HCM, một cuộc thăm dò đã được tiến hành. Trong khuôn khổ của luận văn và sự hạn chế của tác giả, cuộc thăm dò chỉ được tiến hành với 250 mẫu là những khách hàng đang sử dụng dịch vụ huy động vốn của Vietinbank HCM và vì vậy, kết quả của cuộc thăm dò chưa thực sự phản ánh đúng mọi vấn đề, tuy nhiên một phần nào cho chúng ta thấy được cách thức tiếp cận và cái nhìn tổng quan về những gì nguời tiêu dùng nhận thức và suy nghĩ về dịch vụ huy động vốn của Vietinbank HCM. Các khách hàng này được phát phiếu thăm dò với nội dung về dịch vụ huy động vốn (Xem phụ lục B-4) tập trung vào 03 nội dung chính gồm:

i) Đánh giá về nhân viên Vietinbank HCM; ii) Đánh giá về sản phẩm tiền gửi và


các sản phẩm hỗ trợ tiền gửi của Vietinbank trong quá trình sử dụng; iii) Phí/lãi suất của Vietinbank so với các ngân hàng trên cùng địa bàn.

Với các tiêu chí đưa ra khảo sát như trên, nhìn chung khách hàng hài lòng khi giao dịch tại Vietinbank HCM, cụ thể:

Đối với đánh giá về nhân viên Vietinbank HCM: mức độ “rất tốt” chiếm từ 10,4% đến 28,7% trong 05 mức độ (kém, bình thường, khá, tốt và rất tốt); mức độ “tốt” chiếm từ 42,96% đến 53,57% trong 05 mức độ; mức độ “khá” chiềm từ 19,3% đến 29,2% trong tổng nhận định của khách hàng. Như vậy, nhìn chung, khách hàng hài lòng về nhân viên Vietinbank HCM bởi trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng từ đó có các giải pháp tư vấn, hỗ trợ phù hợp; có khả năng tạo dựng được niềm tin và sự an tâm đối với khách hàng trong giao dịch; đội ngũ nhân viên lịch thiệp, nhanh nhẹn và năng động.

Đối với đánh giá về sản phẩm tiền gửi và các dịch vụ hỗ trợ tiền gửi của Vietinbank trong quá trình sử dụng: một số sản phẩm dịch vụ chính được đưa ra khảo sát gồm: tiền gửi; tiền vay; thanh toán, chuyển tiền, thanh toán xuất-nhập khẩu, thẻ. Số lượng khách hàng “hài lòng” về các dịch vụ chiếm trên 60%, riêng dịch vụ thẻ thấp hơn nhưng vẫn ở mức tương đối cao là 56,4%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của khách hàng thì lãi suất và phí dịch vụ của Vietinbank HCM kém cạnh tranh hơn. Theo thống kê, có đến 31,2% khách hàng cho rằng lãi suất tiền gửi của Vietinbank HCM thấp và rất thấp; trong khi đó lại có đến 46,4% khách hàng cho rằng lãi suất cho vay vào loại cao và quá cao; song song đó, phí dịch vụ của Vietinbank HCM cũng bị đến 35,6% khách hàng đánh giá là cao và quá cao. Đây trở thành vấn đề nghiêm trọng khi các NHTM trên địa bàn tìm mọi cách để “lách” trần lãi suất để thu hút khách hàng gửi vốn, các NHTM nước ngoài lại cho vay với lãi suất cực thấp do tận dụng nguồn vốn từ nước ngoài, nếu không có những biện pháp thích hợp thì khả năng đánh mất khách hàng là rất lớn.

Trái ngược với những nhận định trên, khách hàng lại đánh giá về hồ sơ, thủ tục giao dịch tại Chi nhánh TP.HCM là ít, đơn giản và bình thường, chấp nhận được (25,2% và 64,4%). Mặc dù đã cổ phần hóa, nhưng hình ảnh về một ngân hàng quốc doanh với những thủ tục rườm rà vẫn còn đậm nét trong suy nghĩ của nhiều


khách hàng. Vì vậy, những con số trên là dấu hiệu tốt, cho thấy Vietinbank đang dần xóa bỏ những hình ảnh xưa cũ thông qua cải cách thủ tục, hồ sơ giao dịch.

Có thể nói rằng khi sản phẩm của các ngân hàng dường như giống nhau và không có đặc trưng riêng thì các giá trị cộng thêm mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng trở nên cực kỳ quan trọng để níu giữ và lôi kéo khách hàng. Điểm bất lợi của Chi nhánh TP.HCM đó là các sản phẩm quà tặng và chương trình khuyến mãi dường như chưa được chú trọng. Điều đó khiến cho 63,6% khách hàng nhận định và không hài lòng. Có lẽ một phần cũng vì lý do này mà có đến 88,4% khách hàng giao dịch tiền gửi với các ngân hàng khác ngoài Vietinbank HCM; trong đó, khách hàng chọn giao dịch gửi tiền nhiều nhất tại Vietcombank (21,63%), kế đến là BIDV (18,4%) và sau đó là Agribank (17,2%). Tỷ trọng khách hàng giao dịch vơi ACB, Sacombank và các ngân hàng nhỏ khách là không nhiều (lần lượt là 8,4%, 7,6% và 12,4%). Nguyên nhân là do những bê bối tài chính xảy ra ở khối NHTMCP thời gian gần đây đã khiến cho lòng tin của khách hàng bị giảm suất. Họ chuyển sang giao dịch với các ngân hàng lớn, uy tín để đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư của mình. Đây là dấu hiệu đáng mừng, là thời cơ cho Vietinbank trong giai đoạn sắp tới.

Về hình thức giao dịch: hình thức giao dịch truyền thống tại quầy giao dịch của ngân hàng vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn (chiếm 58,4%), song song đó, giao dịch qua mạng Internet cũng đang trở thành xu hướng thời đại sẽ tiếp tục phát triển về số lượng trong thời gian tới (chiếm 41,6%).

Nhìn chung, sự không hài lòng, than phiền của khách hàng là thất bại lớn nhất đối với ngân hàng. Nhưng đây lại là những đóng góp đáng quý mà căn cứ vào đó, Vietinbank HCM tìm cách khắc phục và hoàn thiện mình hơn. Vấn đề là phải tìm cách giải quyết một cách thỏa đáng và triệt để.

2.4. MA TRẬN SWOT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETINBANK HCM

Khi nhìn bất kỳ sự việc gì, hãy nhìn với con mắt triết học, tức là nhìn những sự vật đang vận động xung quanh sự việc ấy; có như vậy mới hiểu rò được bản chất của vấn đề. Mọi việc đang biến chuyển như thế nào, đang có những thách thức và cơ hội nào, để từ đó, nhìn lại mình, với những điểm yếu nào cần hạn chế, với những


điểm mạnh sẵn có nào cần phát huy, chúng ta tự điều chỉnh lại mình sao cho tận dụng được cơ hội và thích nghi đuợc với thách thức.



SWOT

Cơ hội (O):

1. Sự yếu kém của một số NHTMCP là cơ hội cho các ngân hàng mạnh, uy tín

2. Cơ hội từ hội nhập kinh tế, tiềm năng khai thác nền kinh tế còn rất lớn

Thách thức (T):

1. Việt Nam đang trong tình trạng lạm phát

2. Cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh trong hệ thống Vietinbank

3. Xu hướng chuyển sang nắm giữ USD và vàng

4. Sự thành lập của các định chế tài chính ngành

Điểm mạnh (S):

1. Mạnh về thương hiệu

2. Mạnh về số lượng khách hàng

3. Mạnh về bán chéo sản phẩm

4. Mạnh về nguồn nhân lực

5. Điểm mạnh về cơ cấu nguồn vốn (tiền gửi không kỳ hạn của tổ

chức cao)

S1, S2, S3, S4 với O1

Tận dụng các thế mạnh và cơ hội các NHTMCP nhỏ yếu kém đi để khai thác tiềm năng của nền kinh tế (O2), cũng như khai thác các khách hàng hiện tại (W1)

S1, S3, S4 với T3, T4 Tận dụng các thế mạnh để lôi kéo khách hàng trước xu hướng chuyển sang nắm giữ USD và vàng và sự thành lập của các định chế tài chính.

Điểm yếu (W):

1. Chưa khai thác hết tiềm năng sử dụng dịch vụ ngân hàng từ khách hàng

2. Điểm yếu về cơ cấu nguồn vốn (tiền gửi cá nhân thấp)

3. Chưa có sản phẩm huy động đặc thù.

4. Lãi suất huy động “thấp” so với thị trường

5. Thiếu đội ngũ Marketing chuyên nghiệp

W1, W2, W3 với O1 Tận dụng cơ hội các NHTMCP nhỏ yếu kém đi, xây dựng các sản phẩm tiền gửi hấp dẫn để lôi kéo khách hàng cá nhân nhằm tăng nguồn vốn


KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã nêu lên những kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và huy


động vốn nói riêng của Vietinbank HCM đạt được trong ba năm qua. Đồng thời cũng phân tích rò thực trạng về thế mạnh và điểm yếu của Vietinbank HCM trong dịch vụ huy động vốn trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được trong dịch vụ huy động vốn, những dịch vụ hỗ trợ huy động vốn và qua kết quả thăm dò ý kiến khách hàng. Qua đó chúng ta thấy hoạt động dịch vụ huy động vốn của Vietinbank HCM bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó những yếu tố khách quan gồm hệ thống các văn bản chi phối chính sách lãi suất huy động vốn, sự ra đời và phát triển của những sản phẩm thay thế có mặt trên thị trường... Những yếu tố chủ quan gồm chất lượng nhân sự, chính sách huy động vốn (lãi suất, mạng lưới, chương trình khuyến mãi), các họat động quảng bá thương hiệu, chức năng và tiện ích của sản phẩm dịch vụ hỗ trợ huy động vốn...

Các vấn đề đặt ra cho công tác huy động vốn và các phân tích SWOT liên quan dịch vụ huy động vốn của Vietinbank HCM vào cuối chương II đã tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vietinbank HCM đối với hoạt động dịch vụ huy động vốn trong tình hình cạnh tranh hiện nay, đặc biệt là khi các ngân hàng nước ngoài vẫn phát triển mạnh. Đồng thời với các vấn đề đặt ra, các phân tích SWOT, kết quả thăm dò nhu cầu dịch vụ của khách hàng là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ huy động vốn cho Vietinbank HCM trong chương III.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG 1




CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH


3.1. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK HCM

Huy động vốn thông qua hệ thống NHTM là vấn đề quan trọng trong cơ chế thị trường, đặc biệt là nước ta đang ở trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Muốn thu hút được tất cả các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thì chính các NHTM cần phải tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của từng thành phần kinh tế và đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu đó. Dưới sự tác động của nhiều nhân tố: tốc độ phát triển, thu nhập dân cư, lãi suất…, huy động vốn luôn là vấn đề thách thức đối với các NHTM Việt Nam.

3.1.1. Xác định khách hàng mục tiêu‌

3.1.1.1. Khách hàng mục tiêu cho việc phát triển tiền gửi thanh toán

Kho Bạc Nhà Nước. Với thế mạnh về mạng lưới, Vietinbank được Kho bạc Nhà nước Việt Nam tin tưởng chọn là nơi tập trung các nguồn thu trước khi chuyển về kho bạc. Theo đó, các kho bạc quận huyện mở tài khoản thanh toán tại các chi nhánh của Vietinbank để tập trung nguồn thu. Đây là nguồn tiền gửi thanh toán dồi dào và chi phí huy động lại thấp. Với việc hợp tác mở tài khoản giao dịch cùng Kho bạc Nhà nước Quận 1, đồng thời, thực hiện dịch vụ thu ngân sách, các khoản thu thuế, nộp phạt... Vietinbank HCM đang có một khoản thu nhập thật sự lớn từ việc hợp tác này. Vì vậy, hiện tại và trong tương lai, Kho bạc Nhà nước là khách hàng chiến lược mà Vietinbank HCM cần được duy trì và phát triển.

Các tập đoàn, tổng công ty, công ty cổ phần lớn. Trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, hình ảnh ngưng hoạt động hay phá sản của các doanh nghiệp trở nên phổ biến thì các tập đoàn, tổng công ty, công ty cổ phần lớn mới thể hiện rò sự vững mạnh trong hoạt động; Chỉ với một nguồn vốn dồi dào, mới có thể vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Chỉ có hợp tác với đối tượng này, các ngân hàng mới có thể tìm kiếm được lượng vốn nhàn rỗi lớn.

Doanh nghiệp loại hình B2B (là những DN không bán/phân phối sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng cuối): Tập trung vào các DN lớn/thương hiệu mạnh sản xuất hoặc phân phối (kể cả hàng nhập khẩu) hàng hóa thiết yếu để tiêu thụ trong nước, thuộc các lĩnh vực: Thực phẩm chế biến (mì gói; dầu ăn; sữa; bia;


nước giải khát; thuốc lá;......); Dược phẩm; Phân bón; Thuốc bảo vệ thực vật; Thức ăn gia súc; Vật liệu xây dựng (xi măng; sắt thép); Năng lượng (xăng dầu; gaz).

Doanh nghiệp loại hình B2C (là những DN bán/phân phối sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng cuối): Tập trung vào các DN lớn/thương hiệu mạnh có hệ thống phân phối dạng chuổi hàng hóa/dịch vụ để tiêu thụ trong nước, thuộc các loại hình: Siêu thị; TTTM; Cửa hàng miễn thuế; shop; cửa hàng...

Ban quản lý dự án ODA các công trình trọng điểm.

Chủ thẻ ATM: sẽ là những khách hàng mang lại khoản tiền gửi đáng kể cho ngân hàng thông qua việc ký quỹ số dư tối thiểu nhất định và số dư sẽ ngày càng tăng khi chủ thẻ đã quen và thấy được lợi ích, sự thuận lợi trong việc để tiền trong tài khoản thẻ. Dịch vụ thẻ không chỉ mang lại tiện ích cho khách hàng trong việc đa dạng hoá kênh phân phối dịch vụ tiền gửi (qua chức năng gửi tiền gửi có kỳ hạn trên máy ATM) và dịch vụ thanh toán cho khách hàng có sử dụng thẻ ATM (rút tiền, chuyển tiền, thanh toán…), dịch vụ ATM nếu phát triển tốt sẽ mang lại nguồn tiền gửi “giá rẻ” đáng kể.

3.1.1.2. Khách hàng mục tiêu cho việc phát triển tiền gửi kỳ hạn

Dân cư: Về bản chất, gửi tiết kiệm không thể gọi là kênh đầu tư; nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây được xem là một kênh bảo toàn vốn và có lãi cho những cá nhân có tiền nhàn rỗi. Sự ổn định của tiền đồng cũng như tình hình lạm phát - cơ sở để xây dựng lãi suất huy động sẽ tiếp tục ở dưới một con số đã tạo thêm sức hấp dẫn của các kênh tiết kiệm dài hạn. Ở một khía cạnh khác, tuy lãi suất liên tục giảm nhưng tiền gửi dân cư vẫn tăng trưởng đã phản ánh một phần của sự bế tắc trong các kênh đầu tư từng hút vốn mạnh những năm trước đây như bất động sản, chứng khoán, hay khó khăn trong sản xuất kinh doanh cá thể...

Theo đánh giá mới đây của IMF (Tổ chức Tài chính quốc tế), lạm phát của Việt Nam đang ở mức thấp và lạm phát kỳ vọng đang có khả năng về đúng ngưỡng mục tiêu. Do đó, kể cả khi lãi suất có thể được điều chỉnh xuống thấp hơn, nhiều người vẫn chọn kênh tiết kiệm làm nơi gửi vốn. Nếu nắm bắt được xu hướng này,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022