Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Trong Lĩnh Vực Sức Khỏe Tâm Thần

o Tuyệt đối không được có bất cứ sự so sánh nào giữa em và em trai (điều này có thể dấn tới những hệ quả khôn lường – có thể gây nguy hiểm tới tính mạng cho đứa trẻ (em trai) này.

o Tuyệt đối không được nói những chuyện tiêu cực về người khác với Q (bố, ông bà nội).

o Thể hiện đúng vai trò làm mẹ: Dành thời gian nhiều hơn để giao tiếp, nói chuyện và chăm sóc cho Q. Ít nhất trong một ngày phải dành ra 30 phút để làm riêng việc này với

Q. Khi trò chuyện, chú ý tập trung vào những điểm mạnh của em thay vì tập trung vào những hành vi, lỗi lầm của em. Khi chăm sóc tránh việc đáp ứng vô điều kiện những yêu cầu của Q. Nếu thấy những yêu cầu vô lý, quá mức cần hỏi em: Con hãy nói cho mẹ biết vì sao mẹ lại phải làm việc này?

o Thừa nhận những sai lầm của bản thân: Áp đặt, ít trò truyện trao đổi với Q.

Những ứng xử chưa chuẩn mực với mọi người khác trong gia đình

o Tỏ thái độ rõ ràng: Trong trường hợp Q có hành vi, lời nói xúc phạm tới bản thân thì cần nói: Mẹ rất buồn vì hành vi (lời nói) của con vừa rồi. Thái độ cần bình tĩnh, kiên quyết; sau đó không tham gia tranh cãi hay có bất kỳ một hành động, lời nói nào với Q nữa.

Ông bà nội

o Chấm dứt việc giành quyền dạy bảo Q với bố mẹ em.

o Không đổ lỗi, nói xấu, so sánh bố mẹ em với bất kì ai trong gia đình.

Người bố: Có vai trò quan trọng trong thời điểm hiện nay

o Dành thời gian nhiều hơn và thường xuyên hơn với Q: đi chơi, thăm bạn thân, uống nước trò chuyện, mua sắm…

o Thể hiện vai trò người bố: một cách rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn bằng cách trò chuyện trao đổi với em như là nói với một người bạn. Trong khi nói chuyện tránh việc phê phán, áp đặt kinh nghiệm của bản thân và so sánh với người khác. Mục tiêu của các cuộc nói chuyện này là: nói cho cháu biết những tình cảm của mình và mọi người trong gia đình dành cho cháu; Những điều gì làm mình lo lắng khi nghĩ tới cháu.

o Nhận lỗi: Những điều gì sai lầm cần phải trung thực nói với Q

o Tỏ thái độ rõ ràng, kiên quyết với những hành vi, lời nói quá mức mà mình chứng kiến Q nói ra hay làm. Mẫu câu: Bố không chấp nhận ….

Những người khác (chú, cô, bác họ hàng). Nếu sự quan tâm của anh/chị không đúng cách, rất có thể vô tình anh/chị làm cho câu chuyện của cháu theo chiều hướng không tốt.

o Không tự ý gọi điện gặp Q để: khuyên nhủ, phân tích, so sánh, la mắng … những sai lầm hiện tại của Q.

o Khi gọi điện cho Q, những câu hỏi hay sự quan tâm tốt có thể nói là

Sức khỏe của cháu như thế nào?

Cháu đang nghĩ gì về…

Cháu muốn làm điều gì? Tại sao lại muốn làm điều đó

Cháu có điều gì khó khăn, muốn nói với…

(Ghi chú: Những dòng in đậm và màu đỏ là rất quan trọng)

h) Kế hoạch can thiệp

Kế hoạch làm việc này có sự tư vấn, thay đổi thường xuyên để điều chỉnh cho phù hợp



STT


Phiên


Thời gian

Người chịu

trách nhiệm

Người phối

hợp

1.

Phiên mở đầu : Gặp gỡ những người trong gia đình để thống nhất kế hoạch và

thời gian làm việc


60’ hoặc hơn


NVXH


Bố, mẹ và bà

nội


Phiên 1 : Gặp và xây dựng mối quan hệ tốt với Q

60’ hoặc hơn tùy vào mức độ

tương tác


NVXH

Gia đình, nhà

trường, bạn bè

2.

Phiên 2 : Nói cho Q biết NVXH đang làm gì, làm như thế nào, những nguyên tắc làm việc. Thỏa thuận hình thức tương tác và cách thức tiến hành các

buổi trò chuyện


60’


NVXH


3.

Phiên 3 : Gặp Q và sử dụng thuyết tri thức ứng xử để tìm hiểu và tác động vào tình cảm, mong muốn,

những giá trị của Q


60’


NVXH


Gia đình

4.

Phiên 4 : Đạt được những thỏa thuận với Q về những điều gì nên làm và không nên làm để cải thiện tình cảm, mối quan hệ với các thành

viên gia đình


60’


NVXH


Gia đình

5.

Phiên 5 : Làm việc với gia

đình về biện pháp cải thiện


NVXH

Bố, mẹ , ông

bà và các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 7

mối quan hệ gia đình



thành viên khác (các em

của Bố)

6.

Phiên 6: Khuyến khích Q duy trì những việc làm, lời nói, hành vi tích cực : lời khen hay món đồ ghi nhận nỗ

lực của em


60’


NVXH


7.

Phiên 7 : Cùng với Q lâp kế

hoạch cho việc học tập

60’

NVXH


8.

Phiên tiếp theo phụ thuộc vào những tiến triển của Q và sự đáp ứng thích hợp của

gia đình



NVXH





Như vậy, để hỗ trợ một ca thân chủ có rối loạn về sức khỏe tâm thần như trường hợp trên chúng ta thấy ngoài việc nỗ lực của chính thân chủ thì vai trò của gia đình, người thân, nhà trường, các dịch vụ xã hội đều vô cùng quan trọng. Người đóng vai trò trung gian kết nối tất cả các nguồn lực hỗ trợ này không ai làm tốt hơn nhân viên CTXH.

2. Vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần

a) Hỗ trợ người rối nhiễu tâm trí dựa trên cộng đồng

Các nhân viên xã hội đầu tiên trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần được tuyển dụng làm việc ở Anh Quốc những năm 1920 với khóa đào tạo đầu tiên về công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần tại trường Kinh tế London năm 1929 (CSIP/NIMHE 2007). Khóa đào tạo này bị ảnh hưởng nhiều bởi các cách lý giải tâm lý xã hội về rối loạn tâm thần. Các nhân viên xã hội được tuyển dụng làm việc trong cộng đồng ở các phòng khám định hướng trẻ em cũng như ở các bệnh viện tâm thần học. Ở thời điểm đó, các nhân viên xã hội làm việc ở bệnh viện chỉ là một nhóm chuyên môn của các nhân viên sức khỏe tâm thần nhằm gắn kết bệnh viện và các bối cảnh cộng đồng. Hầu hết các công việc của họ nhấn mạnh đến quá trình lượng giá gia đình và bối cảnh xã hội.

b) Làm việc theo nhóm và liên ngành

Thực hành công tác xã hội sức khỏe tâm thần có những tiền đề về làm việc theo nhóm liên ngành hơn là các lĩnh vực thực hành chung. Các nhân viên xã hội sức khoẻ tâm thần làm việc trong các nhóm đa ngành mà thông thường có những bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học lâm sàng, nhân viên y tế cộng đồng. Môi trường làm việc này mang lại cơ hội và nhiều thách thức. Với một số nhân viên xã hội, điều này là một phần của sự hấp dẫn của các hoạt

động thực hành sức khoẻ tâm thần, mà nó mang lại sự kích thích trí tuệ làm việc cùng với những người khác mang lại các quan điểm và các phương pháp làm việc khác nhau.

c) Quản lý ca và cách tiếp cận chương trình chăm sóc

Một vai trò quan trọng trong việc giới thiệu chăm sóc cộng đồng cho các dịch vụ của người lớn chính là việc kiến tạo vai trò của người quản lý ca. Đây cũng chính là người có trách nhiệm tiếp cận đến các nhu cầu của người sử dụng dịch vụ và có trách nhiệm cho việc tạo dựng một “gói chăm sóc”, một tổng hợp các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu cần được xác định gồm có các thành tố sau:

Đánh giá về sức khoẻ và các nhu cầu xã hội dành cho thân chủ được giới thiệu đến các dịch vụ sức khoẻ tâm thần;

Phác hoạ kế hoạch chăm sóc để chỉ ra các thành tố của nhóm chăm sóc;

Thu thập thông tin của nhân viên CTXH (người điều phối hoạt động chăm sóc) nhằm giám sát và phối hợp các yếu tố của gói chăm sóc;

Đánh giá thường xuyên và lên một kế hoạch chăm sóc hoàn chỉnh.

Sự trợ giúp từ người điều phối hoạt động chăm sóc

Sự liên ngành toàn diện và đánh giá đa tổ chức về các nhu cầu;

Đánh giá về các nhu cầu tài chính

Kế hoạch chăm sóc toàn diện bao gồm cả sự rủi ro

Đánh giá về các nhu cầu cho các dịch vụ biện hộ;

Đánh giá định kỳ về kế hoạch chăm sóc

Thông tin được đưa ra cho thân chủ về về nhu cầu riêng của họ

d) Qui điều đạo đức trong thực hành công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần

Thân chủ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần là những người không kiểm soát được suy nghĩ và hành động của bản thân vì vậy những nhân viên CTXH hỗ trợ những thân chủ này cần tuân thủ quy điều đạo đức nghề CTXH một cách nghiêm ngặt.

Tôi là …………………………………………………….., khẳng định rằng với tư cách là một người quản lý ca chuyên nghiệp:

Tôi sẽ làm việc để giúp đỡ những người có nhu cầu cần trợ giúp Tôi sẽ làm việc để giải quyết các vấn đề trong xã hội

Tôi sẽ tôn trọng phẩm giá vốn có và giá trị của tất cả mọi người

Tôi sẽ làm việc để tăng cường hạnh phúc của các cá nhân, nhóm, gia đình, tổ chức và cộng đồng

Tôi sẽ nỗ lực để tăng cường kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp;

đồng thời cải thiện kiến thức nghề nghiệp

Tôi sẽ kiểm soát bản thân mình theo phong cách chuyên nghiệp và có đạo đức; và hành động theo các quy điều đạo đức nghề nghiệp.

VI. Các kỹ năng cơ bản khi hỗ trợ người rối nhiễu tâm trí

1. Giao tiếp hiệu quả

Nhân viên công tác xã hội cần có khả năng nhận dạng những phản hồi không tốt trong quá trình thực hành nghề nghiệp. Những phản hồi không tốt ngăn cản việc giao tiếp, giảm việc nghe những thông tin quan trọng

a) Lắng nghe chủ động: Kỹ năng lắng nghe chủ động: có nghĩa là mời gọi, khuyến khích người khác tiếp tục nói.

Lắng nghe bao gồm 3 phần:

+ Là trong quá trình giao tiếp, NVXH tập trung hướng về thân chủ hơn là chú ý tới bản thân

+ Là khả năng nhận biết chính xác những nội dung mà thân chủ nói ra trong giao tiếp (cả giao tiếp bằng lời và không lời) cũng như là giải thích chính xác ý nghĩa mà thân chủ mong muốn thể hiện trong giao tiếp

+ Sự phản hồi của NVXH trong giao tiếp với những nội dung mà thân chủ trình bày thể hiện NVXH có lắng nghe phù hợp hay không

Lắng nghe là kỹ năng cơ bản của tất cả mọi người. Tuy nhiên, mọi người cũng rất hay mắc sai lầm khi thực hiện kỹ năng này, không chỉ trong hoạt động nghề nghiệp mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày

Lắng nghe rất khác với nghe bình thường. Cần phân biệt hai khái niệm này. Nghe là khả năng thu nhận những tiếng động và âm thanh trong lời nói mà một người thể hiện, nghe thiên về khả năng thính giác trong việc tiếp nhận âm thanh. Ngay cả việc ghi âm cũng có thể thực hịên được việc nghe. Lắng nghe không chỉ là nghe được âm thanh mà còn là việc nhận ra những cảm xúc của âm thanh này và việc hiểu chính xác ý nghĩa của lời nói. Như vậy, nghe là nhận biết được về mặt từ ngữ còn lắng nghe giúp hiểu được ý nghĩa tinh tế trong lời nói. Nhiều người, trong đó có cả NVXH đôi khi chỉ nghe chứ không lắng nghe

Những nội dung cần lắng nghe

Gerard Egan, p.24 (2002) cho rằng khi NVXH lắng nghe, họ lắng nghe về các nội dung: Lịch sử của thân chủ:

Những trải nghiệm, những gì họ thấy hoặc những gì xảy ra với họ Hành vi của họ: Cái gì họ làm và cái gì họ không thể làm được

Những tác động, cảm xúc và tình cảm xuất phát từ những gì họ đã trải nghiệm

Những thông tin chính – những hiểu biết cơ bản của họ về những gì xảy ra với họ Ý kiến của họ về những vấn đề cơ bản trong cuộc sống bản thân, nguyên nhân vì

sao họ lại có những ý kiến về chính bản thân họ hay về những người khác

Những quyết định họ đưa ra trong cuộc sống, nguyên nhân của những quyết định đó, việc vận dụng những quyết định họ đưa ra đối với chính bản thân họ và với những người khác

Ý định của họ - họ định hành động như thế nào. Họ thấy mục đích cuộc sống của họ là gì? Nguyên nhân của những hành động đó và việc áp dụng cho họ và cho những người khác

Bối cảnh của tình trạng hiện tại – có những ai bị ảnh hưởng với những gì đang diễn ra


b) Những trở ngại đối với việc lắng nghe

Sự xao nhãng: Gồm những xao nhãng do môi trường tạo ra như tiếng ồn, người khác đang nói chuyện… hoặc những xao nhãng nội tâm như những suy nghĩ riêng tư của người nghe là NVXH dù có dính dáng hay không dính dáng đến vấn đề thân chủ đang nói.

Sự lo âu hay lo sợ của người nghe đối với người nói: Khi NVXH quá lo lắng làm sao tìm ra cách đáp ứng thích hợp với thân chủ thì trí óc của NVXH bị bận tâm không thể chú ý vào những gì thân chủ đang nói tiếp theo. Đây là một trở ngại thường xảy ra cho NVXH khi NVXH lo rắng làm cách nào để lấy được lòng tin của thân chủ mình.

Ví dụ: Khi NVXH lo lắng về việc thấu cảm đối với thân chủ, vì thế thay vì tập trung vào điều thân chủ nói thì NVXH lại tập trung vào cách mình sẽ đối ứng, chúng ta có thể lập lại nhiều lần câu “Tôi hiểu những cảm xúc của anh/chị” hay“Những cảm nghĩ như thế là tự nhiên” mà mình lại không lắng nghe cẩn thận điều thân chủ nói.

Nghe có chọn lọc: Nghe theo khuynh hướng chỉ muốn nghe những gì mình thích hay mình muốn, điều này cản trở sự lắng nghe tích cực. Việc bỏ ngoài tai điều được chia sẻ có khi xảy ra một cách có ý thức hay không ý thức.

Ví dụ : Thân chủ chia sẻ vì sao mình rơi vào vấn đề và những kỷ niệm thời trẻ con, nhưng NVXH chỉ ghi nhận được hoàn cảnh của việc đưa đến vấn đề mà không chú tâm đến những kỷ niệm thơ ấu của thân chủ .

c) Một số hướng dẫn cho việc lắng nghe có hiệu quả

- Thể hiện sự chú ý nghe của mình thông qua việc gật đầu, mắt nhìn mắt, tư thế dấn thân (ngồi nghiêng về phía trước) …: giúp NVXH hướng sự chú ý về thể chất và tinh thần của mình về phía thân chủ

- Nơi vấn đàm yên tĩnh, ít có sự phân tán từ phía bên ngoài

- Tỏ sự đồng cảm, hiểu những gì người khác nói thông qua cách phản hồi: “Thế à!”, “Có phải như vậy không?”, “Nếu tôi nghe đúng thì anh…đang nói về…”

- NVXH xóa bỏ thiên kiến và thành kiến bên trong của mình về thân chủ. Kiềm chế những cảm giác tiêu cực, không phán xét tức thời, không ngắt lời…

- Luyện tai nghe để nghe được bất kỳ điều gì thân chủ nói. Thói quen lơ đễnh hoặc nghe có chọn lọc cần được loại bỏ ngay.

- Khả năng suy nghĩ có tính kỷ luật của NVXH: Những điều thân chủ nói có thể gợi lên suy nghĩ nơi NVXH nhưng những suy nghĩ này không được làm chệch hướng hoặc đưa đến sự tránh né từ thân chủ. Ví dụ như: Có khi thân chủ bỏ sót hay tránh nêu vài chi tiết mà NVXH đã hỏi, thông tin này thường có ý nghĩa và cần thiết đối với vấn đề mà NVXH cần lưu ý, NVXH cần khéo léo gợi lại bằng cách khác hoặc trong lần khác hoặc tìm hiểu gián tiếp.

2. Kỹ năng quan sát

Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật và tình huống và trong bối cảnh công tác xã hội. NVXH phải có sự quan sát, nhận thức về những điều sau đây liên quan đến thân chủ:

- Vẻ tống quát bên ngoài

- Vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu

- Những đặc điểm, đặc biệt là những tương tác mang sắc thái tình cảm xảy ra giữa thân chủ và những người khác, kể cả những thành viên trong gia đình

a) Dáng vẻ bề ngoài

NVXH không khó khăn gì lắm trong việc chú ý đến vẻ bề ngoài của con người thân chủ - trang phục, mức độ sạch sẽ,…Thông thường, quần áo biều thị cho tầng lớp kinh tế - xã hội của thân chủ nhưng cũng có những ngoại lệ. Có những trường hợp bà con của thân chủ xuất hiện trong những bộ quần áo sờn vai với ý định che giấu tình trạng kinh tế - xã hội để phù hợp với mức viện phí được ấn định tùy theo thu nhập của thân chủ và gia đình. Cũng có những trường hợp thân chủ quá chú trọng đến quần áo của họ hơn là lo thực phẩm. dinh dưỡng cho con cái. Một vài thân chủ nghèo mạt lại chưng diện bề ngoài gọn gàng sạch sẽ mặc dù vải áo quần đã sờn do giặt lại nhiều lần.

b) Những dấu hiệu của sự lo lắng, bất an

Thân chủ chỉ ngồi ở mép ghế vì thấy căng thẳng hay xa lạ. Nhiều thân chủ của chúng ta không cảm thấy thoải mái trong ngày đầu tiên đến cơ sở xã hội. Họ không biết gì về công việc của NVXH và những gì họ trông đợi từ cơ sở xã hội. Sức ép từ các vấn đề của họ và việc họ phải nói chuyện với một người xa lạ làm tăng thêm sự bối rối, lúng túng

nơi họ. Sự bối rối và lúng túng mà thân chủ chịu đựng tất yếu làm cho anh ta sốt ruột, bồn chồn và bất an. Cách anh ta ngồi và phong cách anh ta tham gia vào câu chuyện với NVXH cần được quan sát cẩn thận để biết được các biểu hiện về cảm xúc của anh ta ra sao, căng thẳng hay thư giãn, tin cậy hay nghi ngờ, tiếp thu hay không chú ý, thiếu chú tâm. Biết được những gì thân chủ cảm nhận hoặc có được ít nhất vài dấu hiệu về cảm nghĩ của họ là bổ ích nhờ đó NVXH có thể tự mình biết được cách đáp ứng thích hợp.

Có những thân chủ tự mình khoác một bộ mặt khác bên ngoài để thử xem thái độ của NVXH. Đó không phải là trường hợp hiếm đối với NVXH làm việc với thanh niên ở trại cải huấn không nhìn thấy gì ngoài sự lãnh đạm thờ ơ và sự nhàm chán của những thân chủ trẻ tuổi với những người mà chúng cố gắng duy trì cuộc nói chuyện. Hóa ra, sự thờ ơ lãnh đạm của thân chủ tạo ra là một cố gắng để thử thách sự đáng tin cậy của NVXH, vì thế mọi người lo lắng về sự bày tỏ mối quan hệ của NVXH với thân chủ.

c) Xem ngôn ngữ cơ thể

Mối quan hệ giữa cơ thể và tâm hồn được thể hiện qua cử động của cơ thể để biểu lộ cảm nghĩ. Hiện tượng này được gọi là ngôn ngữ cơ thể và có thể kèm theo hoặc không kèm theo ngôn ngữ không lời. Những điều nảy sinh trong ngôn ngữ cơ thể là truyền thông không lời, nhưng đó là truyền thông không tự ý hay sự trưyền tải tín hiệu ngoài ý muốn của người truyền đạt. Tín hiệu thông tin hầu hết là cảm xúc, cảm nghĩ. Người nói muốn giấu diếm thông tin về cảm nghĩ mà anh ta trải qua, tuy thế, thông tin vẫn cứ lộ ra. Chẳng hạn, nước mắt tuôn tràn tùy theo cường độ của cảm xúc, bất kể là người ta có lo bị người khác dòm ngó hay không. Tương tự vậy, cảm xúc của cơ thể lộ ra trên nét mặt con người thì người khác dễ dàng nhận ra dù chính người ấy lại không thấy được.

3. Kỹ năng ghi chép

- Khi một người tiếp nhận các dịch vụ xã hội mà bạn là người đại diện cho tổ chức để cung cấp, bạn phải có trách nhiệm ghi chép và lưu trữ tài liệu

- Thân chủ đến với NVXH vì nhiều lý do khác nhau: cần dịch vụ trợ giúp, chia sẻ,..

- Việc ghi chép và lưu trữ phục vụ cho mục đích quản trị và liên quan đến pháp lý

- Các ghi chép tập trung vào thân chủ chứ không phải vào nhân viên xã hội

- Mục đích của việc ghi chép nhằm đảm bảo rằng tất cả những hoạt động và kế hoạch can thiệp đều được cập nhật

Ví dụ:

Thiết lập cuộc hẹn cho cô với bác sỹ X. vào ngày 2/4/2009. khuyên cô tiếp tục duy trì chương trình vì chứng trầm cảm của cô gần như sẽ kiểm soát được

Hoặc:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/03/2024