Dạy học Tâm lí học du lịch ở đại học hướng vào phát triển năng lực tự học cho sinh viên - 2


ảng 4.12. Phân phối điểm kiểm tra tri thức tự học của lớp TN đầu vào và đầu ra 144

ảng 4.13. Phân phối điểm kĩ năng học tập của lớp TN đầu vào 145

ảng 4.14. Phân loại kết quả quan sát kĩ năng học tập lớp TN đầu vào 146

ảng 4.15. Phân phối điểm kĩ năng học tập của lớp TN đầu ra 147

ảng 4.16. Phân loại kết quả quan sát kĩ năng học tập lớp TN đầu ra 148

ảng 4.17. Tham số kiểm định thống kê điểm KNHT đầu vào và đầu ra nhóm TN 148

ảng 4.18. Phân phối điểm thái độ học tập của lớp TN đầu vào 149

ảng 4.19. Phân loại kết quả quan sát thái độ học tập lớp TN đầu vào 150

ảng 4.20. Phân phối điểm thái độ học tập của lớp TN đầu ra 150

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 278 trang tài liệu này.

ảng 4.21. Phân loại kết quả quan sát thái độ học tập lớp TN đầu ra 151

ảng 4.22. Tham số kiểm định thống kê điểm TĐHT đầu vào và đầu ra nhóm TN 152

Dạy học Tâm lí học du lịch ở đại học hướng vào phát triển năng lực tự học cho sinh viên - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Cấu trúc chung của mọi năng lực 31

Hình 1.2. Cấu trúc của kĩ năng TNTTHT 34

Hình 1.3. Cấu trúc kĩ năng ôn tập 37

Hình 1.4. Cấu trúc kĩ năng tự đánh giá 41

Hình 2.1. Kết quả đánh giá của SV về tri thức tự học 62

Hình 2.2. Đánh giá của SV về kĩ năng học tập 64

Hình 2.3. Đánh giá iểu hiện TL của SV trong học tập 66

Hình 2.4. Cách thực hiện và hiệu quả s dụng các PPDH theo tỉ lệ trung bình

......................................................................................................................... 70

Hình 2.5. Cách thực hiện và hiệu quả s dụng các HTDH theo tỉ lệ trung bình

......................................................................................................................... 74

Hình 3.1. Các chủ đề của AHT 87

Hình 4.1. Phân phối điểm kiểm tra TLH L lớp TN và ĐC đầu vào 131

Hình 4.2. Đường lu tích điểm kiểm tra TLH L của 2 lớp TN và ĐC đầu vào

....................................................................................................................... 132

Hình 4.3. Phân phối điểm kiểm tra TLH L lớp TN và ĐC đầu ra 134

Hình 4.4. Đường lu tích điểm kiểm tra TLH L lớp TN và ĐC đầu ra 135

Hình 4.5. Phân phối điểm kiểm tra TLH L lớp TN đầu vào và đầu ra 137

Hình 4.6. Đường lu tích điểm kiểm tra TLH L của lớp TN đầu vào và đầu ra 137

Hình 4.7. Phân phối điểm kiểm tra tri thức tự học của lớp TN và lớp ĐC đầu vào 139

Hình 4.8. Đường lu tích điểm kiểm tra tri thức tự học của 2 lớp TN và ĐC đầu vào 139

Hình 4.9. Phân phối điểm kiểm tra tri thức tự học của lớp TN và ĐC đầu ra

....................................................................................................................... 142

Hình 4.10. Đường lu tích điểm kiểm tra tri thức tự học của 2 lớp TN và ĐC đầu ra 142

Hình 4.11. Phân phối điểm kiểm tra tri thức tự học lớp TN đầu vào và đầu ra

....................................................................................................................... 144

Hình 4.12. Đường lu tích điểm kiểm tra tri thức tự học của lớp TN đầu vào và đầu ra 145

Hình 4.13. Phân ố kết quả quan sát KNHT đầu vào 146

Hình 4.14. Phân ố kết quả quan sát KNHT đầu ra 148

Hình 4.15. Phân ố kết quả quan sát TĐHT đầu vào 150

Hình 4.16. Phân ố kết quả quan sát TĐHT đầu ra 151


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

1.1. Về mặt thực tiễn

Tâm lí học du lịch là môn học được giảng dạy bắt buộc cho sinh viên chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, Du lịch học và Văn hoá du lịch, Quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Quản trị doanh nghiệp khách sạn và du lịch, v.v...của các trường đại học. Vị trí môn học được xác định trong chương trình đào tạo các chuyên ngành này thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Do vậy nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành du lịch.

Nhưng trên thực tế, trong các trường đại học hiện nay khi dạy môn học này giảng viên chưa giúp sinh viên khai thác được hết tri thức và kĩ năng nghề nghiệp của môn học; mức độ chỉ ra phạm vi và cách vận dụng kiến thức vào hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế; tác dụng của môn học không được phát huy ngang tầm với vị trí được xác định trong chương trình đào tạo, kết quả học tập chưa đáp ứng mục tiêu mong đợi [22] v.v... Những yếu tố tác động đến hạn chế đó là:

- Chậm đổi mới và áp dụng các chiến lược, phương pháp dạy học hiện đại, các phương tiện kĩ thuật dạy học hiệu quả trong môn học này.

- Quản lí đào tạo chưa thích ứng tốt với hệ thống tín chỉ và tính chất của nhiều chương trình đào tạo tương đối mới ở đại học, ví dụ Tâm lí học du lịch, Khoa học quản lí, Công tác xã hội v.v...

- Tuy là môn học hiện đại, nhưng cách tổ chức, thiết kế Tâm lí học du lịch lại vẫn theo kiểu truyền thống - nội dung được thiết kế như một văn ản qui định về việc truyền thụ học vấn trong sự ấn định về thời gian, về học tập nhằm đạt được yêu cầu đề ra. Khối lượng kiến thức của môn học được viết


theo từng chương dàn trải, cuối mỗi chương thường có các bài tập giúp người học kiểm tra kiến thức học được nhưng cũng chỉ mang tính chất khái quát, chung chung v.v...

- Hình thức tổ chức dạy học được s dụng để tổ chức giờ học Tâm lí học du lịch chủ yếu là hình thức học tập lớp - bài. Các hình thức học tập khác giúp người học có cơ hội được th sức, được trải nghiệm trong quá trình học tập, được cọ sát thực tế như tham quan, thực tế, thực hành không có nhiều cơ hội được thực hiện [23] v.v...

Nhưng còn một yếu tố nữa có tính quyết định - đó là dạy Tâm lí học du lịch cũng như dạy nhiều môn học khác đã thiếu quan tâm đến phát triển năng lực tự học của sinh viên. Chỉ thuộc và nhớ giáo trình và làm đủ bài tập là hoàn thành nhiệm vụ. Khi thi chỉ cần nhắc lại đúng giáo trình là đạt kết quả khá, kết quả giỏi. Sinh viên khó mở rộng học vấn nghề nghiệp qua nghiên cứu các chuyên khảo, bài báo khoa học, kết quả nghiên cứu ngoài giáo trình vì nói chung NLTH của các em chưa đủ.

1.2. Về mặt lí luận

Những ý tưởng thiết kế và s dụng các biện pháp dạy học hiệu quả có thể giúp sinh viên phát huy tốt nhất những tiềm năng của bản thân, giúp họ “học thành công, không rủi ro và có thể học tập theo hoàn cảnh riêng của mình” (Kharlamov I. F. (1979) [62], tr. 4) và phát triển nhu cầu, năng lực tự học từ lâu và đến nay vẫn luôn là vấn đề lí luận cần được quan tâm giải quyết. Đó là vấn đề lí luận vừa có ý nghĩa chung trong Lí luận dạy học vừa có ý nghĩa cả trong Lí luận dạy học các bộ môn. Trên bình diện chung, ngay cả khái niệm tự học và bản chất năng lực tự học vẫn còn chưa rõ ràng.

Các công trình nghiên cứu về năng lực tự học và phát triển năng lực tự học cho người học thông qua việc s dụng các phương tiện, các biện pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại trong các môn học được tập trung nhiều ở các môn Toán, Lí, Hóa v.v... trong các trường phổ thông; các môn kĩ thuật, Tâm lí học


đại cương, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn v.v... trong các trường cao đẳng, đại học. Rất nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề này đã được đề cập, như: s dụng ản đ tư duy, dạy đọc hiểu, s dụng sách giáo khoa, ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, s dụng ài tập, seminer, dạy học theo dự án v.v... để phát triển năng lực tự học và những điều chung chung khác xung quanh vấn đề này. Điều đó thể hiện trong một số luận án và bài báo [13], [40], [101], [17], [93].

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về cách dạy, cách học môn Tâm lí học du lịch để phát triển năng lực tự học của SV ở trường đại học. Đây là vấn đề mới trong dạy học Tâm lí học du lịch, chưa được đặt ra và chưa được giải quyết mặc dù nó cần được đặt ra và cần được xem xét. Chính trong bối cảnh có những vấn đề thực tiễn và lí luận nêu trên nên đề tài “Dạy học Tâm lí học du lịch ở đại học hướng vào phát triển năng lực tự học cho sinh viên” được lựa chọn để nghiên cứu luận án tiến sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp dạy học Tâm lí học du lịch hướng vào phát triển năng lực tự học cho sinh viên đại học nhằm nâng cao kết quả học tập.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học Tâm lí học du lịch trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quan hệ giữa sự phát triển năng lực tự học của sinh viên và quá trình dạy học Tâm lí học du lịch ở trường đại học.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu các biện pháp dạy học Tâm lí học du lịch ở đại học tạo ra được môi trường học tập giàu trải nghiệm, nhiều cơ hội thực hành, thực tế, khuyến


khích và dựa vào năng lực nền tảng của sinh viên thì chúng sẽ tác động tích cực đến quá trình tự học và phát triển năng lực tự học của các em.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xác định cơ sở lí luận của dạy học Tâm lí học du lịch ở đại học hướng vào phát triển năng lực tự học của sinh viên.

5.2. Tổ chức khảo sát thực trạng dạy học Tâm lí học du lịch hướng vào phát triển năng lực tự học của sinh viên ở một số trường đại học.

5.3. Đề xuất một số biện pháp dạy học Tâm lí học du lịch ở đại học hướng vào phát triển năng lực tự học của sinh viên.

5.4. Tổ chức thực nghiệm khoa học và lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia để đánh giá kết quả nghiên cứu.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1. Qui mô, địa bàn

Đề tài khảo sát trên mẫu 300 sinh viên năm thứ hai chuyên ngành Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị kinh doanh dịch vụ và lữ hành, Quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, Văn hóa du lịch của các trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Thăng Long, Đại học văn hóa Hà Nội, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Thành Đô, Đại học dân lập Phương Đông, Viện đại học Mở Hà Nội.

6.2. Nội dung

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, năng lực tự học của SV được giới hạn ở khía cạnh tri thức về tự học và các kĩ năng học tập cơ ản (kĩ năng tiếp nhận thông tin học tập, kĩ năng tiến hành ôn tập, kĩ năng tự đánh giá).

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận chung

7.1.1. S dụng tiếp cận năng lực trong dạy học

Tiếp cận này đòi hỏi dạy học phải kết hợp đ ng thời giữa việc dựa vào nền tảng năng lực học tập mà SV đã có (sự phát triển tư duy, chức năng nhận


thức, vốn học vấn, kinh nghiệm và việc phát triển năng lực tự học trong quá trình dạy học Tâm lí học du lịch.

7.1.2. S dụng tiếp cận hoạt động trong dạy học

Để giáo dục, hình thành năng lực tự học, SV cần được tham gia vào các hoạt động phong phú và đa dạng trong quá trình học tập ở trên lớp và trong môi trường học dã ngoại. Cách tiếp cận này cho ph p luận án xác định được qui trình tổ chức hoạt động dạy học và học tập TLHDL đáp ứng yêu cầu của giáo dục, phát triển năng lực tự học cho SV.

7.1.3. Dựa vào bản chất lí luận của tự học và năng lực tự học

Muốn giáo dục và phát triển năng lực nào đó có hiệu quả cần phân tích

ản chất và cấu trúc của năng lực, chỉ ra các thành phần cấu trúc của chúng. Theo tiếp cận này, luận án có cơ sở xác định ản chất của tự học, năng lực tự học, các thành phần cấu trúc của năng lực tự học để đề xuất các biện pháp dạy học TLHDL thực sự hướng vào phát triển năng lực tự học cho SV.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp phân tích lịch s - lôgíc: nhằm phân tích kết quả nghiên cứu về vấn đề dạy học và phát triển năng lực tự học. Xác định rõ ối cảnh nghiên cứu; thành tựu, hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đó; những khoảng trống, những vấn đề chưa được giải quyết trong lĩnh vực này. Từ đó làm cơ sở giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu lí luận và thực tiễn của dạy học TLH L hướng vào phát triển năng lực tự học cho SV.

- Phương pháp khái quát hóa lí luận: nhằm tổng hợp, hệ thống hoá tri thức về tổ chức hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự học cho SV ngành du lịch ở các trường đại học làm cơ sở xây dựng quan niệm và khung lí thuyết của đề tài.

- Phương pháp so sánh: được s dụng để phân tích, tìm hiểu, chỉ ra những điểm giống và khác nhau của các quan niệm trong nước, quan niệm


nước ngoài về vấn đề năng lực và năng lực tự học. Trên cơ sở đó luận án đưa ra quan niệm về năng lực và năng lực tự học của SV đại học.

- Phương pháp mô hình hóa: được s dụng để khái quát hoá, mô tả nội dung học tập TLH L ở đại học và thiết kế qui trình dạy học TLH L theo các

iện pháp dạy học luận án đã đề xuất.

7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: s dụng ảng hỏi, phỏng vấn, quan sát, test để đánh giá những hiểu iết của GV và SV về vấn đề tự học, năng lực tự học; mức độ GV s dụng các phương pháp, chiến lược dạy học hiện đại trong dạy học TLH L để hướng vào phát triển năng lực tự học cho SV.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học: s dụng các kĩ thuật phân tích h sơ giảng dạy, dự giờ, trao đổi ý kiến với các GV để tìm hiểu thực trạng dạy học hướng đến phát triển năng lực tự học cho SV khi dạy môn TLHDL

- Phương pháp thực nghiệm: tổ chức thực nghiệm khoa học nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các iện pháp dạy học và sự cải thiện kết quả học tập TLH L, sự phát triển năng lực tự học của SV.

7.2.3. Các phương pháp khác

- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lí, GV TLH L có kinh nghiệm để làm sáng tỏ thêm thực trạng s dụng các phương pháp, chiến lược dạy học trong dạy học TLH L để phát triển năng lực tự học. Cũng để đánh giá hiệu quả của các iện pháp dạy học trong việc cải thiện thành tích học tập và năng lực tự học của SV.

- Phương pháp x lí số liệu và đánh giá ằng toán thống kê: để phân tích về mặt định lượng các kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm.

8. Những luận điểm bảo vệ

8.1. Tuy nội dung đào tạo Tâm lí học du lịch hiện nay chưa thật hấp dẫn và thiết thực nhưng có thể khắc phục nhược điểm đó ằng phương pháp,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/04/2023