Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 6

( Say đi em )

Vũ Hoàng Chương muốn rượu để quên đi tất cả . Hoà cùng chén rượu ông muốn say đến tột cùng để cảm giác hoà tan không còn sự cảm nhận : “điên đảo thời gian”, “ lẫn lộn không gian”, “sụp đổ bóng đêm” (Bài hát cuồng). Nhưng cho dù có “say không còn biết chi đời” thì trong tâm khảm nhà thơ vẫn sừng sững một “ thành Sầu”. Vì thế tưởng “say không còn biết chi đời” tưởng quên, quên hết nhưng không sao quên nổi. Càng say lại càng sầu.

Đọc những vần thơ viết về thú say rượu ta thấy bên cạnh những nét hiện đại của Thơ mới, thơ Vũ Hoàng Chương còn in dấu ấn khá đậm của thơ truyền thống. Ở một số bài thơ say, nhà thơ dường như cũng muốn bắt trước Lý Bạch, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tản Đà…để trở thành một “Trích tiên” với cái say thanh cao, tài hoa :

Bữa tiệc phàm phu, ai đáng mặt Nối bài dâng rượu thửa xưa đâu Trích tiên đã khuất đời ai kẻ

Tìm thấy trong men ý nhiệm màu?

( Chân hứng)

Cái thực thực, hư hư trong thơ Vũ Hoàng Chương rất gần với những tiền đề triết học của đạo giáo mà Lý Bạch là người chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất. Ông từng là một cây cổ thụ thi tuý có cái say ngạo nghễ tráng tâm :

Rượu say múa bút thơ thành

Nghênh ngang chuyển bể rung non chợt cười

Cái say của Lý Bạch nghênh ngang cùng trời đất, sánh cùng trăng sao. Ông lấy cái say để biểu đạt cái bản ngã siêu nhiên, một cái say hoà mình trong vũ trụ. Ông ca vịnh, du tiên để lấy cảnh tiên đối lập với thế giới thực tại, để tỏ lòng bất mãn phản kháng xã hội phong kiến đương thời. Nhưng cảnh tiên cũng không làm tiêu tan được nỗi buồn day dứt, phiền muộn của thực tại nên ông dùng rượu để tiêu sầu, coi cảnh say như một thế giới lý tưởng. Trong thú say ông dám bày tỏ thái độ hiên ngang, dám khinh mạn triều đình và bọn quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

quí. Cho nên nhiều vần thơ của Lý Bạch dù đắm chìm trong men và thoát trần du tiên nhưng lại có sức công phá mãnh liệt đối với xã hội phong kiến đương thời. Với bản chất thanh cao và tinh thần hiên ngang bất khuất không cho phép ông hoà mình với bọn quyền thần hại dân hại nước, lại càng không cho phép ông đứng nhìn cảnh giặc giã khắp bốn phương. Lực bất tòng tâm ông chỉ biết dùng ngòi bút của mình để vạch trần tội ác của phường nghịch tặc và xoa dịu nỗi đau cho dân chúng. Nhưng tội ác thì tày trời, nỗi đau thì vô hạn, sức mình thì nhỏ bé, Lý Bạch chỉ còn một cách duy nhất là say. Nhà thơ muốn mượn rượu để bay bổng lên cõi tiên, tránh xa cuộc sống đời thường, nhưng thoát lên tiên rồi nhìn lại Tổ quốc ông thấy lòng mình se lại. Sự giằng co giữa hai con đường nhập thế và xuất thế khiến Lý Bạch rơi vào tình cảnh “Chân không đến đất, cật không đến trời”. Để dung hoà ông đành nuôi chí “công thành thân thoái” tức là ra sức phò vua giúp nước đến lúc thành công thì rút lui như Nghiêm Quan đời Đông Hán. Thật là bậc kỳ tài hiếm có ở trên đời.

Thơ của Lý Bạch có ngông, có sầu, có mộng nhưng không thoát ly cuộc sống. Đây là điểm tích cực mà Vũ Hoàng Chương chưa tiếp thu được ở Lý Bạch.

Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 6

Trong lịch sử thơ ca Việt Nam thi nhân ta tìm đến thú say không nhiều. Cái say của họ là cái say chiêm nghiệm cuộc đời, say để sảng khoái, thanh lọc tâm hồn siêu thoát nên rất ít cái say, khắc khoải siêu hình như Vũ Hoàng Chương . Nguyễn Bỉnh Khiêm đến với rượu trong tư thế của một ông “nhàn” xa rời danh lợi, phiền muộn :

Bàn cờ, cuộc rượu, vườn hoa trú Bó củi cần câu chốn nước non

Cụ Nguyễn Du chia sẻ nỗi đời qua nàng Kiều xinh đẹp vẫn chưa đủ bèn dùng rượu để dốc bầu tâm sự:

Ngồi xếp bên song, chếnh choáng say Tả tơi hoa rụng với rêu bày

Sinh thời không cạn trong vò ấy

Lúc chết, mồ ai tưới rượu đây? Xuân sắc dần thay vanh vút mất Tháng ngày thấm thoắt, tóc hoa dày Trăm năm ví được luôn say khướt Mấy nỗi cuộc đời nẫu ruột thay

(Ngồi uống rượu)

Say để chiêm nghiệm cuộc đời đã trở thành một lối ứng xử trong cuộc sống của các nhà nho xưa. Tản Đà - gạch nối giữa Thơ cũ và Thơ mới cũng vì giận đời, muốn dùng rượu để thoát lên tiên. Nhưng sợi dây ràng buộc với cuộc đời thực không sao chặt đứt nổi khiến nỗi đau đời dồn nén, tích tụ và hình thành trong ông một nỗi sầu chém không đứt, đập không tan. Nỗi sầu ấy đeo đẳng nhà thơ mọi nơi, mọi lúc, ngày cũng như đêm, khi nghe mưa dầm, lá rụng, hay nhìn trăng thanh gió mát cũng đều sầu, nằm vắt tay lên trán đem thơ văn ra vịnh càng sầu hơn. Muốn phá thành sầu này chỉ có rượu: “Đục phá thành Sầu tu dụng tửu” nên ông ra sức để được say. Chỉ có điều khi say ông lại đem theo cái trần tục của con người nên cái say của ông không ngông nghênh, ngang tàng, hào hùng như Lý Bạch, mà bộc lộ tâm sự u hoài:

Tỉnh rồi lại thấy mộng mà chơi Nghĩ đời lắm rồi không bằng mộng Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời

(Say)

Vũ Hoàng Chương, thế hệ thi sĩ sau Tản Đà, tuy chịu ảnh hưởng của văn học Châu Âu sâu đậm nhưng vẫn tiếp thu tư tưởng ấy của Tản Đà. Và tiếp nối mạch thơ mang tính chất nhân đạo chủ nghĩa vốn có của truyền thống thơ ca dân tộc Vũ Hoàng Chương không hề làm mất đi ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc trong cái xã hội xô bồ nửa ta, nửa Tây. Chỉ tiếc rằng vì thành thật quá nên thơ của ông chưa có được cái thanh cao như Tản Đà, hiên ngang, khinh mạn triều đình như trong thơ Lý Bạch.

* *

*

Ở cuối con đường của cái Tôi Thơ mới, Vũ Hoàng Chương đã đào sâu vào tận cùng bản thể để thấm thía thêm nỗi cô đơn trống lạnh . Ông đã chìm đắm trong men để được chếch choáng đến xứ “Mê ly” cùng trời “Phóng đãng” để quên, quên hết. Nhưng men rượu dường như không đủ sức để phá tan “thành Sầu” kiên cố được xây dựng trong tâm hồn thi sĩ. Càng say càng sầu, càng sầu càng bế tắc, rốt cuộc thi nhân tìm đến với đôi cánh thần tiên của nàng tiên nâu, nhờ nàng “đưa hồn say về tận cuối trời Quên” để được sống trong cảm giác đê mê, khoái lạc, để được chìm đắm trong giấc mơ tiên. Có lẽ đó là những giây phút mà Vũ Hoàng Chương cảm thấy thanh thản, nhẹ lòng nhất.

Quả thật nàng tiên nâu có một sức mạnh vô hình. Ta hãy nghe Vũ Hoàng Chương viết về cảm giác nhập thần của mình :

Hãy buông lại gần đây làn tóc rối. Sát gần đây, gần nữa cặp môi điên Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói Đưa hồn say về tận cuối trời Quên

(Quên)

Đến với nàng tiên nâu Vũ Hoàng Chương sung sướng như người mắc bệnh nan y tìm được phương thuốc màu nhiệm. Thuốc phiện như có một ma lực hấp dẫn lôi kéo con người khiến nhà thơ quyết định dẹp bỏ mọi buồn đau, sầu muộn để bắt đầu một thiên tình sử mới mà người tình lý tưởng chính là nàng tiên nâu. Thuốc phiện với Vũ Hoàng Chương không phải là phương tiện giải sầu nữa mà chính là một người con gái bằng xương bằng thịt với dáng vẻ e ấp, kiều diễm và đầy khêu gợi làm cho nhà thơ say mê đắm đuối đến phát điên, đến mức tự nguyện dâng hết cả quãng đời còn lại cho người đẹp mà không hề tiếc nuối và oán thán :

Đêm nay lạnh, tìm em trên gác tối Trong tay em dâng cả tháng năm thừa

(Quên)

Ở bên nàng thi sĩ được hưởng sự dịu dàng, mơn trớn ngọt ngào, linh hồn nhà thơ được siêu thoát, phiêu du trên cõi huyền mộng, không bị vương vấn xót xa nơi trần tục. Ở đó không còn nỗi đau, không còn vướng víu nợ tình, mà chỉ còn niềm sung sướng, khoái lạc bên người đẹp :

Một trời nâu ngát khói lung lay Đôi má huyền thơm mộng ý say

(Nhớ quê nâu)

Là người bị tổn thương lớn trên con đường tình ái, Vũ Hoàng Chương giờ đây chỉ có thể gắn bó một lòng một dạ với nàng tiên nâu. Nàng chính là nguồn an ủi, động viên, là hơi thở, là cuộc sống, là người bạn tri kỷ không thể thiếu trong cuộc đời nhà thơ. Bên nàng thi sĩ có thể giãi bày được tất cả :

Trên nẻo ấy, tơi bời , - Em đã biết - Những tình phai duyên úa, mộng tan tành Trên nẻo ấy, sẽ từ muôn đáy huyệt

Ái ân xưa vùng dậy níu chân anh

(Quên)

Quá khứ bất chợt sống dậy níu chân khiến nhà thơ mềm lòng yếu đuối. Lúc ấy bên nàng tiên nâu thi sĩ luôn được tiếp thêm sức mạnh. Nàng vừa là động lực giúp nhà thơ đoạn tuyệt với quá khứ, vừa chính là cái đích để nhà thơ hướng tới:

Không em ạ, không còn can đảm nữa Không! Nguồn yêu, suối lệ cũng khô rồi Em hãy đốt dùm anh trong mắt lửa Chút ưu tư còn sót ở đôi môi

Nhưng cũng như men rượu, khói thuốc có thể đưa thi sĩ vào những phút giây mơ màng bay bổng tận bốn tầng mây chứ không thể phá tan được nỗi sầu tủi đã dồn thắt tự bấy lâu nay. Chính trong phút giây huyền diệu ấy nỗi đau đớn tưởng chừng như quên lãng lại trỗi dậy, cấu xé trái tim nhà thơ đến mức ứa máu:

Quê mướn tình thương hai nỗi nhớ Hồn đơn trên gối một phương bay Hỡi ơi! Nguồn máu nghe xao xuyến Ai thắt trên lòng những ngón tay ?

(Nhớ quê nâu)

Nỗi đau giờ đây không cồn cào da diết như lúc ban đầu mà đã chuyển sang một cung bậc mới, lớn hơn, sâu hơn, sâu lắng mà ám ảnh day dứt như cứa vào thịt da:

Mênh mông gió bụi, về chi được Cõi Nát Bàn xưa ngủ đắng cay Da thịt bâng khuâng hồn phách lả Nhớ quê sầu trắng một đêm nâu

(Nhớ quê nâu)

Sự cố gắng chờ đợi vào tác dụng nhiệm màu của nàng tiên nâu đã không thành hiện thực. Giờ đây trong thi sĩ chỉ còn lại một thể xác rã rời, một tâm hồn bị huỷ hoại. Chán nản, bế tắc nhà thơ liều nhắm mắt đưa chân mặc cho dòng đời xô đẩy :

Bước đã mỏi mà trông càng đã mỏi Ta dừng chân nhắm mắt một đêm nay;

Thả chiếc bách không chèo trên bể khói Mặc trôi về đâu đó nước non say

(Chết nửa vời)

Trong trạng thái buông xuôi đó, các giác quan đều tê liệt. Giờ đây nguồn cảm xúc và trí tưởng tượng phong phú trong tâm hồn thi sĩ đã bị dập tắt. Thiên đường do thi nhân tự tạo cùng người tình lý tưởng cũng biến mất. Chàng thi sĩ mơ mộng sẽ chẳng bao giờ đến chốn Đào Nguyên như Lưu Nguyễn xưa mà bị ôm ghì , trói buộc trong “đôi bàn tay sắt” của nàng tiên nâu

Trở lại chặng đường phát triển của cái Tôi - Thơ mới ta thấy ngay từ đầu ở Thế Lữ, Lưu Trọng Lư cũng thấy chán chường, có những lúc họ đã tìm đến

vòng tay êm ái, quyến rũ của thuốc phiện những mong chờ khói thuốc làm tê liệt giác quan để quên đi nỗi đau đớn, sầu mộng trong lòng. Nhưng có thể nói không ai cảm nhận được sự đam mê khoái cảm trong lạc thú tiên nâu như Vũ Hoàng Chương và cũng không ai viết về thú say thuốc phiện giống ông : thành thực tới mức trần tục :

Gối nệm lênh đênh xác thịt hờ, Thuyền say một cánh lướt dòng Thơ. Trăng hiu hắt ngủ đêm khuya rợn, Sương khói Phù Dung ngập bến bờ.

(Hơi tàn Đông Á)

Đó đâu còn là thú say bình thường mà đó chính là một triết lý sống và cũng là nguồn cảm hứng nghệ thuật của thi sĩ đầy tài năng này.

* *

*

Say rượu, say thuốc phiện, cái say của Vũ Hoàng Chương là cái say khắc khoải, siêu hình . Đó vừa là cái say có tính chất thời đại, vừa là cái say của cái Tôi cá nhân với sự xé lẻ thành nhiều mảnh biệt lập của linh hồn và thể xác, thực tế và ước mơ. Tìm đến thú say nhà thơ cố gắng tìm sự hoà hợp giữa các yếu tố ấy. Nhưng mơ và thực chẳng bao giờ đi đôi, men và khói chỉ giúp nhà thơ tìm được ảo giác chứ chưa bao giờ giúp nhà thơ tới đích. Thất bại, thi sĩ “lại say” để mong “vớt giữa trần gian một chút ta”. Vì vậy kiếp say luôn luôn thường trực trong lòng thi sĩ. Say để được đi xa hơn cái bình thường một chút, gần hơn cái phi thường một chút. Say là để tìm đến sự giải thoát tuyệt đối, thể hiện một khát vọng cao nhất là tìm đến một thế giới “ Toàn Hương và Tận Mỹ ”. Thơ say Mây là một cuộc tìm kiếm không mệt mỏi đến được thế giới ấy. Cho nên đọc Thơ say của ông ta nhận thấy đằng sau câu chữ mà người đời cho là điên loạn là cả một tâm hồn đang đau đớn, trăn trở, day dứt, dày vò đang từng đêm từng ngày vật lộn với cuộc sống để tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội :

Ta đã làm chi đời ta xưa?

Ta đã dùng chi đời ta chưa

(Đời tàn ngõ hẹp)

Tiếc rằng sự cố gắng nỗ lực ấy không mang lại điều gì ngoài sự bế tắc tuyệt vọng đến cùng cực. Chìm đắm trong men và khói không giúp gì cho nhà thơ giải thoát được cuộc đời. Nhưng dẫu sao được say và lại say phần nào giúp nhà thơ trong chốc lát được quên đi sự hiện diện của mình trên cõi đời với tư cách là một thực thể vật chất. Vũ Hoàng Chương vẫn say, say nhiều thứ và mức độ say thì không giới hạn “ cung bậc ngả nghiêng”, “ điên, rồ xác thịt “, say đến nỗi ngỡ mình đang bay bổng ở cuối “trời Quên”. Xưa cổ nhân say trong sự ngạo nghễ ung dung tự tại. Say để tỏ thái độ trước cuộc đời, để yêu đời hoà mình với tạo vật. Nay Vũ Hoàng Chương say trong sự điên đảo của cuồng vọng, trong sự đắm chìm của chán chường, thất vọng. Như thế càng say càng nặng màu sắc bất lực, chán nản. Càng say càng tê liệt ý thức để cho hai nửa hồn và xác tách xa nhau hơn. Tâm hồn và thể xác của thi sĩ bị ngăn cách quá xa bởi một khoảng trống vô hình. Nhưng hai nửa bản thể ấy dù có bị ngăn cách chúng vẫn tìm đến nhau và càng tìm lại càng vô vọng. Càng vô vọng thì mỗi nửa lại càng lún sâu trên mảnh đất của riêng mình. Hồn bơi trong mộng còn xác chìm trong sự thực “hạ giới”. Sự tách biệt ấy là một bi kịch

Như vậy dù say hay tỉnh âm hưởng chung của Thơ say Mây vẫn là một nỗi buồn da diết khắc khoải . Khi đã say thì Vũ quên hết nhưng tỉnh say thì tâm trạng lúc ấy mới bi đát. Người ta bị chìm trong một cái bể đầy sự ngao ngán, chán chường, trống rỗng và cô đơn. Say là quên, quên thực tại trở về với cõi mộng, ở đó “xao xuyến muôn loài thơm nhựa sống”. Đẹp là thế nhưng khi tỉnh rượu, hết khói, mộng tan biến để lại trở về thực tại lê thê trong nỗi buồn nuối tiếc. Khi ấy thi sĩ rơi vào tâm trạng cay đắng và ngao ngán đến cùng cực. Và ông đã phó mặc đời mình cho con tàu say vì đã tê liệt ý thức. Nhưng điều đó cũng không giúp được thi sĩ tới chốn “miếu nguyệt vườn sương gặp gỡ nhau”, “vạn nhịp cầu thơ chắp ý duyên” mà cứ sau mỗi lần tỉnh mộng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023