Dạy học kĩ thuật lập trình cho sinh viên ngành Kĩ thuật điện tử - viễn thông theo hướng phát triển tư duy điện toán - 20


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Tổ chức thực nghiệm sư phạm biện pháp dạy học Kĩ thuật lập trình phát triển tư duy điện toán cho SV ngành Kĩ thuật điện tử, viễn thông và sau đó tiến hành đánh giá định tính và định lượng, cụ thể: Thực nghiệm sư phạm biện pháp 2 với giáo án “Kế thừa trong lập trình hướng đối tượng” trong học phần “Kĩ thuật lập trình”. Tổ chức lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia về 03 biện pháp dạy học và quy trình chung tổ chức dạy học Kĩ thuật lập trình theo định hướng phát triển TDĐT cho SV.

Từ kết quả kiểm nghiệm đánh giá có thể rút ra một số nhận định như sau:

1. Kết quả thực nghiệm cho thấy quy trình tổ chức dạy học Kĩ thuật lập trình định hướng phát triển tư duy điện toán cho SV ngành KTĐT, VT là hợp lý, khả thi khi áp dụng vào quá trình dạy học Kĩ thuật lập trình.

2. Các biện pháp dạy học Kĩ thuật lập trình tạo hứng thú học tập, giúp SV tiếp thu kiến thức tốt hơn và giúp phát triển khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức vào giải quyết tình huống cụ thể gắn thực tiễn, qua đó phát triển tư duy điện toán cho SV, đặc biệt là cung cấp cho SV những nội dung, kiến thức cơ bản nền tảng (Toán) phù hợp với thời đại mới khi tiến hành phân tích thuật toán, viết chương trình (sử dụng biện pháp dạy học 1 – Lựa chọn nội dung chứa đựng cơ hội để hình thành và phát triển tư duy điện toán cho SV) , năng lực phân tích hoạt động, phân tích câu lệnh, phân tích chương trình, năng lực thiết kế thuật toán, phân chia vấn đề phức tạp thành những vấn đề đơn giản để giải quyết (sử dụng biện pháp dạy học 2 – Hướng dẫn SV phân tích hoạt động lập trình thành những hoạt động thành phần, phân chia vấn đề phức tạp thành đơn giản theo trình tự xác định), năng lực đánh giá chương trình, năng lực khái quát hóa vấn đề (sử dụng biện pháp dạy học 3 – Hình thành thói quen


kiểm tra, đánh giá các chương trình kết quả và xây dựng chương trình với nhiều thuật toán khác nhau sao cho chương trình hiệu quả hơn).

3. Các biện pháp dạy học đề xuất trong luận án xây dựng phù hợp, khả thi khi sử dụng trong dạy học Kĩ thuật lập trình, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá tình dạy học cho sinh viên ngành KTĐT, VT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

4. Từ kết quả thực nghiệm sư phạm và đặc biệt kết quả kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia có thể đưa ra nhận định: quy trình thực hiện, giáo án minh họa cho từng biện pháp dạy học định hướng phát triển tư duy điện toán trong dạy học Kĩ thuật lập trình do đề tài xây dựng là phù hợp, khả thi.

Kết quả kiểm nghiệm đánh giá cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp, giả thuyết khoa học đề tài đề ra là đúng đắn.

Dạy học kĩ thuật lập trình cho sinh viên ngành Kĩ thuật điện tử - viễn thông theo hướng phát triển tư duy điện toán - 20


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

1.1 Về mặt lý luận, đề tài đã xây dựng lý luận về dạy học định hướng phát triển TDĐT cho SV, trong đó tập trung vào hệ thống khái niệm về tư duy điện toán, cách thức đánh giá năng lực tư duy điện toán, các biện pháp dạy học định hướng phát triển TDĐT cho SV. Việc phát triển TDĐT cho SV phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành TDĐT, mức độ phát triển và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. Trên cơ sở đó, các biện pháp dạy học định hướng phát triển tư duy điện toán cho SV ngành KTĐT, VT cần được vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả vào quá trình dạy học từng nội dung của các học phần chuyên ngành kĩ thuật.

1.2 Kết quả khảo sát thực tiễn quá trình giảng dạy của GV và học tập của SV cho thấy nhìn chung rất nhiều GV chưa hiểu về TDĐT hoặc đã biết về TDĐT nhưng chưa đưa vào trong thực tế để vận dụng để phát triển năng lực tư duy cho SV trong quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra – đánh giá kết quả học tập.

1.3 Thông qua phân tích nội dung học phần liên quan đến Kĩ thuật lập trình trong chương trình ngành KTĐT, VT có thể kết luận hoàn toàn có thể khai thác đặc điểm, nội dung học phần này để dạy học theo định hướng phát triển TDĐT cho SV.

1.4 Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, căn cứ vào đặc điểm và nội dung môn học mà đề tài đã đề xuất, triển khai 3 biện pháp dạy học cụ thể và quy trình chung tổ chức dạy học theo 5 định hướng đề xuất phát triển năng lực tư duy điện toán cho SV ngành KTĐT, VT trong dạy học học phần Kĩ thuật lập trình. Qua thử nghiệm trong dạy học và xin ý kiến chuyên gia đã chứng tỏ có thể áp dụng vào thực tế dạy học Kĩ thuật lập trình cho SV ngành Kĩ thuật điện tử, viễn thông và khẳng định tính khả thi, hiệu quả của đề tài.


Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể triển khai áp dụng trong dạy học kĩ thuật các nội dung kĩ thuật khác trong đào tạo sinh viên ngành KTĐT, VT.

2. KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở nghiên cứu về dạy học phát triển tư duy điện toán cho SV ngành KTĐT – VT, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

2.1 Việc dạy học phát triển tư duy điện toán cho SV, GV cần sử dụng biện pháp tập trung vào phát triển từng yếu tố cấu thành của tư duy điện toán và GV cần sử dụng lặp lại nhiều lần thì mới có thể tăng cường mức độ phát triển tư duy điện toán cho SV. Trong dạy học lập trình, GV cần chủ động sử dụng các phương pháp dạy học kết hợp với các kĩ thuật dạy học trong lập trình để nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng lập trình.

2.2 Để có thể dạy học theo định hướng phát triển tư duy điện toán cho SV, Nhà trường cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích GV nâng cao nghiệp vụ sư phạm, chuyên môn kĩ thuật lập trình để giúp GV đáp ứng yêu cầu dạy học.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Anh Thi (2019), “Dạy học phân hóa và áp dụng trong dạy học môn ngôn ngữ lập trình cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, tập 13, số 2, 101 – 111, ISSN 1859 – 0357.

2. Nguyễn Thị Anh Thi (2020), “Tư duy điện toán và tiềm năng của sự phát triển tư duy điện toán cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin”, Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt, Kỳ 2, Tháng 11, ISSN 2354 – 0753.

3. Nguyễn Thị Anh Thi (2021). “Thực trạng dạy học phát triển tư duy điện toán cho sinh viên ngành Kĩ thuật điện tử - viễn thông”, Tạp chí giáo dục, Số 495, Kỳ 1, Tháng 2, ISSN 2354 – 0753.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW về "đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ", Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI.

2. Nguyễn Văn Cần, Mô hình hóa và mô phỏng các hệ thống công nghiệp, Đại học Cần Thơ.

3. Trần Đức Chiển (2007), Rèn luyện năng lực tư duy thống kê cho học sinh trong dạy học Thống kế - Xác suất ở môn Toán trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện chiến lược và Chương trình đào tạo chiến lược.

4. V. A. Cruchetxki (1973), Tâm lý năng lực toán học của học sinh, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông (LOAN No. 1979-VIE), Bộ giáo dục đào tạo, Berlin/Hà Nội.

6. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. V. V. Đavưđôv (2000), Các dạng khái quát hóa trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Dự án Việt Bỉ (2000), Dạy các kỹ năng tư duy (sách dịch tổng hợp), Hà Nội.

9. Lâm Thùy Dương, Trần Việt Cường (2018), "Vận dụng mô hình hóa toán học trong dạy học tiểu học", Tạp chí giáo dục, Số đặc biệt, Tháng 2/2018.

10. Nguyễn Thái Hà (2006), Phương pháp mô phỏng nhanh và một vài áp dụng, Hà Nội.


11. Phan Thị Hà, Phan Đăng Cầu (2006), Phương pháp số, Học viên bưu chính viễn thông.

12. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1992), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2014), Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học Đại số và Giải tích, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh.

14. Học viện Bưu chính Viễn thông (2007), Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Chương trình PTIT - Đào tạo đại học từ xa, Hà Nội.

15. Nguyễn Thái Hòe (1997), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Đinh Hùng (1996), Bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh trường trung học cơ sở Việt Nam thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập đại số lớp 7, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học sư phạm - tâm lý, Trường Đại học sư phạm Vinh, Vinh.

17. Nguyễn Thanh Hưng (2009), Phát triển tư duy biện chứng của học sinh trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh.

18. Bùi Thị Hường (2005), Phương pháp kích thích năng lực tư duy của học sinh phổ thông trong dạy học giải toán, Đề tài cấp Đại học Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Nguyễn Trọng Khanh (2001), Xây dựng và sử dụng bài toán kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn kĩ thuật công nghiệp lớp 11 trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

20. Nguyễn Trọng Khanh (2011), Phát triển năng lực và tư duy kĩ thuật, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.


21. I. F. Kharlamôp, Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc (dịch) (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Khôi (1996), Phương pháp tiếp cận công nghệ và vận dụng vào giảng dạy chương trình Kĩ thuật công nghiệp phổ thông, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Sư phạm - Tâm lý, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

23. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

24. Nguyễn Bá Kim, Lê Khắc Thành (2009), Giáo trình Phương pháp dạy học đại cương môn Tin học, Dự án đào tạo giáo viên THCS - LOAN No. 1718 - VIE (SF), Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

25. Nguyễn Thành Kỉnh (2009), Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên Trung học cơ sở, Đại học Thái Nguyên.

26. Thái Thị Hồng Lam (2014), Bồi dưỡng tư duy thuận nghịch cho học sinh trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh.

27. Phan Thị Luyến (2007), Rèn luyện tư duy phê phán của học sinh Trung học phổ thông qua dạy học chủ đề phương trình và bất phương trình, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

28. Alêcxêep M., V. Onhisuc, M. Crugliăc, V. Zabôtin, X. Vecxcle (1976),

Phát triển tư duy học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29. Vương Dương Minh (1996), Phát triển tư duy thuật giải của học sinh trong khi dạy học các hệ thống số ở trường phổ thông, Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm - tâm lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí