Mục Đích, Đối Tượng Và Phương Pháp Kiểm Nghiệm


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Qua nghiên cứu chương trình đào tạo ngành Kĩ thuật điện tử, viễn thông và nội dung dạy học về Kĩ thuật lập trình cho SV ngành KTĐT, VT; nghiên cứu các biện pháp dạy học Kĩ thuật lập trình nhằm phát triển tư duy điện toán, có thể rút ra một số nhận định sau:

1. Các học phần về Kĩ thuật lập trình (bao gồm Kĩ thuật lập trình, Lập trình cơ bản, Lập trình nâng cao, Thực hành Kĩ thuật lập trình) là nhóm học phần bắt buộc, cơ sở ngành trong chương trình đào tạo ngành Kĩ thuật điện tử, viễn thông ở nhiều trường Đại học thuộc Miền Trung và Tây Nguyên. Do đó, nghiên cứu các biện pháp dạy học phát triển tư duy điện toán thông qua học phần này có phạm vi áp dụng rộng cho nhiều đối tượng SV ở nhiều trường đại học khác nhau. Thông qua phân tích học phần này, hoàn toàn có thể khai thác các đặc điểm, nội dung môn học để dạy học phát triển tư duy điện toán cho SV.

2. Phát triển tư duy điện toán cho SV ngành KTĐT, VT trong dạy học Kĩ thuật lập trình có thể thực hiện bằng 3 biện pháp cụ thể: (1) Lựa chọn nội dung chứa đựng cơ hội để hình thành và phát triển tư duy điện toán cho SV;

(2) Hướng dẫn SV phân rã hoạt động lập trình thành những hoạt động thành phần, phân chia vấn đề phức tạp thành đơn giản hơn theo trình tự xác định;

(3) Hình thành thói quen khái quát hóa bài toán, kiểm tra, đánh giá các chương trình kết quả và xây dựng chương trình với nhiều thuật toán khác nhau sao cho chương trình hiệu quả hơn. Với mỗi biện pháp đều phân tích nội dung, cơ sở đề xuất, mục đích của biện pháp, và phân tích ví dụ minh họa cụ thể. Các ví dụ minh họa đó có thể áp dụng vào trong giảng dạy các học phần liên quan đến Lập trình cho SV ngành KTĐT - VT.


3. Đề xuất quy trình chung tổ chức hoạt động dạy học Kĩ thuật lập trình định hướng phát triển tư duy điện toán cho SV ngành KTĐT, VT. Quy trình được chia làm các giai đoạn như: Giai đoạn chuẩn bị trước khi bắt đầu môn học (gồm 2 bước); Giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch, thiết kế giáo án bài học cụ (gồm 4 bước); Giai đoạn thực hiện trên lớp (gồm 2 bước); Giai đoạn đánh giá và rút kinh nghiệm (gồm 2 bước). Dựa trên quy trình chung, tác giả tiến hành xây dựng các giáo án minh họa các nội dung khác nhau ở học phần Kĩ thuật lập trình với các biện pháp dạy học đã đề xuất trên.

4. Xây dựng hai tiến trình dạy học cho việc tiếp cận cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ lập trình và tiến trình dạy học rèn luyện kỹ năng sử dụng cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ lập trình thông qua việc giải các bài toán. Từ đó, sẽ giúp cho GV xây dựng kịch bản dạy học phù hợp.


Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ


3.1. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM

3.1.1. Mục đích

Mục đích chung của kiểm nghiệm là nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu: Nếu trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tư duy, xây dựng khái niệm và cấu trúc của tư duy điện toán, đề xuất được các định hướng và biện pháp phát triển tư duy điện toán trong dạy học môn Kĩ thuật lập trình cho SV ngành KTĐT-VT thì sẽ phát triển tư duy điện toán cho SV, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và đạo tạo kĩ sư ngành KTĐT-VT ở các trường Đại học, Cao đẳng kĩ thuật.

Mục đích cụ thể của kiểm nghiệm là nhằm đánh giá tính đúng đắn, khả thi và hiệu quả của quy trình vận dụng biện pháp phát triển TDĐT trong dạy học và đánh giá tính đúng đắn, hiệu quả của biện pháp thông qua các bài giảng cụ thể đã xây dựng.

3.1.2. Phương pháp kiểm nghiệm

Để đánh giá kết quả của việc vận dụng biện pháp phát triển TDĐT cho SV trong dạy học môn KTLT, tác giả đã sử dụng hai phương pháp kiểm nghiệm là phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp chuyên gia; sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính toán kết quả kiểm nghiệm.

3.1.3. Đối tượng kiểm nghiệm

Với phương pháp kiểm nghiệm, đối tượng kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia là các cán bộ, GV, các nhà nghiên cứu về sư phạm ở các trường đại học, đối tượng kiểm nghiệm bằng phương pháp thực nghiệm sư phạm là sinh viên ở các khoa có học môn KTLT tại một số trường Đại học thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Cụ thể là:

- Tổng số cán bộ, GV và các nhà nghiên cứu được hỏi ý kiến: 25 người.

- Tổng số SV nhóm lớp thực nghiệm là: 33 SV.

- Tổng số SV nhóm lớp đối chứng là: 36 SV.


3.2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA

Trước và song song với thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm, một phương pháp nghiên cứu khác được tác giả sử dụng để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài, đó là phương pháp chuyên gia.

3.2.1. Nội dung và tiến trình thực hiện

Khi tiến hành phương pháp này, tác giả đã thực hiện những công việc sau:

- Thông qua hình thức báo cáo về đề tài nghiên cứu tại hội nghị khoa học (trường Đại học Quy Nhơn), các xeminar (Bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học, Khoa Sư phạm kĩ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) để lấy ý kiến đóng góp, nhận định về đề tài nghiên cứu, đánh giá tính khả thi, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.

- Tác giả đã tham khảo ý kiến của 25 chuyên gia là các cán bộ, GV và các nhà nghiên cứu ở các tại một số trường Đại học thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tác giả đã gửi các chuyên gia nội dung biện pháp phát triển TDĐT cho SV, một số giáo án được thiết kế có sử dụng biện pháp phát triển TDĐT cho SV và phiếu hỏi ý kiến.

Bảng 3.1. Thống kê số lượng chuyên gia được xin ý kiến


Các ý kiến đánh giá của các chuyên gia được tổng hợp và phân tích ở phần 1


Các ý kiến đánh giá của các chuyên gia được tổng hợp và phân tích ở phần dưới đây.

3.2.2. Đánh giá kết quả

3.2.2.1. Đánh giá định tính

Đa số đều có chung ý kiến như sau:

- Vận dụng biện pháp phát triển TD ĐT cho SV vào dạy học các môn kĩ thuật nói chung hay môn KTLT nói riêng là hướng đi đúng đắn, khả thi và hiệu quả.

- Dạy học có sử dụng biện pháp phát triển TD ĐT cho SV không tăng về thời gian nhưng tăng khối lượng kiến thức truyền đạt trong một giờ học do cấu trúc bài dạy lôgic, có lập luận khoa học.

- Cách dạy học này kích thích hứng thú nhận thức và phát triển TDĐT cho SV, đặc biệt với những bài có kiến thức mang tính trừu tượng cao.

- Nhìn chung, vận dụng biện pháp phát triển TD ĐT cho SV trong dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy và học môn học. Cần nghiên cứu để triển khai ứng dụng cho một số môn học khác.

3.2.2.2. Đánh giá định lượng

Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi được tổng hợp trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi



Câu hỏi và phương án chọn

Kết quả

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

1. Đánh giá mức độ phù hợp của các biện pháp phát triển tư duy điện toán đã được xây dựng đối với môn Kĩ thuật lập trình?



A. Phù hợp, dễ dàng áp dụng trong quá trình dạy học

10

40%

B. Tương đối phù hợp, có thể áp dụng

15

60%

C. Không phù hợp, khó áp dụng

0

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.



Câu hỏi và phương án chọn

Kết quả

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

2. Đánh giá về tính khả thi và hiệu quả của biện pháp phát triển tư duy điện toán được xây dựng trong bài giảng?



A. Khả thi, hiệu quả cao.

5

20%

B. Khả thi, có hiệu quả nhất định.

19

76%

C. Tính khả thi thấp, hiệu quả chưa rõ.

1

4%

D. Không khả thi và không hiệu quả.

0

0%

3. Đánh giá về sự thể hiện của biện pháp phát triển tư duy điện toán trong bài giảng?



A. Rõ ràng, dễ hiểu, giáo viên có thể sử dụng dễ dàng, thuận lợi

12

48%

B. Khá rõ ràng, đầy đủ nhưng giáo viên có thể phải đầu tư thêm

13

52%

C. Chưa rõ ràng, khó hiểu, giáo viên khó áp dụng

0

0%

4. Hiệu quả của biện pháp phát triển tư duy điện toán được trình bày trong bài giảng?



A. Tạo hứng thú học tập và giúp sinh viên phát triển tư duy điện toán

18

72%

B. Chủ yếu chỉ tạo hứng thú học tập

2

8%

C. Chủ yếu chỉ nhằm phát triển tư duy điện toán cho sinh viên

5

20%

D. Không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp

0

0%

5. Biện pháp này đảm bảo tính khoa học và phù hợp với trình độ của sinh viên?



A. Đảm bảo và phù hợp

24

96%

B. Đảm bảo nhưng chưa phù hợp

1

4%

C. Đảm bảo nhưng không phù hợp

0

0%

D. Không đảm bảo và không phù hợp

0

0%



Câu hỏi và phương án chọn

Kết quả

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

6. Sự phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên?



A. Phát huy tốt

18

72%

B. Có phát huy nhưng chưa cao

6

24%

C. Không thể hiện rõ

1

4%

D. Không phát huy

0

0%

7. Về phát triển tư duy điện toán cho sinh viên?



A. Phát triển tốt

21

84%

B. Có phát triển nhưng chưa nhiều

4

16%

C. Không thể hiện rõ

0

0%

D. Không phát triển

0

0%

8. Biện pháp có vai trò giúp sinh viên:



A. Nắm vững kiến thức, phát triển tư duy điện toán

11

44%

B. Chủ yếu là nắm vững kiến thức hơn

6

24%

C. Chủ yếu là phát triển tư duy điện toán

8

32%

D. Không có vai trò gì đáng kể

0

0%

9. Khi sử dụng biện pháp trong dạy học, có cần phải:



A. Tăng thời lượng cho bài giảng và cần có phương tiện dạy học hỗ trợ

4

16%

B. Chỉ cần tăng thời lượng cho bài giảng

5

20%

C. Chỉ cần có thêm phương tiện dạy học hỗ trợ

5

20%

D. Không cần tăng thời lượng và thêm phương tiện dạy học

8

32%

E. Có liên hệ kiến thức với thực tiễn.

2

8%

F. Cấu trúc lại nội dung dạy học.

1

4%



Câu hỏi và phương án chọn

Kết quả

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

10. Khi sử dụng biện pháp phát triển tư duy điện toán cho sinh viên, giáo viên cần:



A. Hiểu rõ tư duy điện toán và phương pháp phát triển chúng

1

4%

B. Chuẩn bị bài giảng cẩn thận, sử dụng trên lớp linh hoạt

0

0%

C. Phải sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cưc

0

0%

D. Cả ba phương án trên

24

96%


Qua các ý kiến nhận định, đánh giá trên đây, có thể thấy rằng sử dụng biện pháp phát triển TDĐT trong dạy học môn KTLT là khả thi và hiệu quả. Sự sử dụng mang lại nhiều ưu điểm trong việc truyền đạt kiến thức, kích thích hứng thú nhận thức, phát triển TDĐT và nâng cao chất lượng học tập môn học cho SV.

3.3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3.1. Nội dung và tiến trình thực nghiệm

- Khảo sát trình độ SV để lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sao cho hai loại lớp có trình độ tương đương nhau.

- Triển khai kế hoạch thực nghiệm ở trường Đại học Quy Nhơn trong năm học 2020 – 2021. Các lớp đối chứng và thực nghiệm có chế độ kiểm tra, đánh giá giống nhau về nội dung, số bài kiểm tra và biểu điểm. Do điều kiện thời gian thực nghiệm hạn chế nên mỗi nhóm lớp chỉ tiến hành thực nghiệm 01 bài: SỰ KẾ THỪA TRONG LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG (Giáo án số 1 - PHỤ LỤC 3)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/09/2022