Fdi Của Trung Quốc Vào Asean Theo Nước Giai Đoạn 1999-2002


Lào

1,14

9,08

11,84

1,30

1,83

0,12

4,47

0

Malaysia

3,15

0,71

16,95

13,20

1,78

1,95

-2,09

-10,99

Myanma

0,03

0

0,52

4,84

0

108,13

34,44

0

Philippin

64,93

0

0,08

0

0,02

-0,18

-0,17

0

Singapore

-10,31

-168,60

91,50

-172,40

143,70

143,00

78,10

0

Thái Lan

-2,14

7,23

1,00

20,00

21,00

1,00

5,97

0,63

Việt Nam

6,97

21,00

24,17

9,35

1,47

85,60

48,20

0

ASEAN

62,61

-133,39

147,47

-74,74

195,80

670,27

569,82

156,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nguồn: ASEAN Secretariat (2006,2007)

2.1.1. Giai đoạn 1999-2002


Trong giai đoạn này, FDI của Trung Quốc tập trung vào ba nước phát triển trung bình trong khu vực là Philippin, Việt Nam và Campuchia với mức đầu tư ròng tương ứng là 65,01; 61,49 và 52,12 triệu USD. Hai nước bị thâm hụt vốn là Singapore và Indonesia, với mức thâm hụt của Singapore là -259,9 triệu USD, còn Indonesia là -5,87 triệu USD. Các nước còn lại (Brunei, Lào, Myanma, Malaysia và Thái Lan) các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư không đáng kể. Số liệu cụ thể qua từng năm xem bảng 5.

Biểu đồ 4: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nước giai đoạn 1999-2002


Nguồn ASEAN Secretariat 2006 Trước khủng hoảng tài chính châu Á 1997 Philippin là 1


Nguồn: ASEAN Secretariat (2006)

Trước khủng hoảng tài chính châu Á 1997, Philippin là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trong toàn khu vực cho dòng vốn FDI từ Trung Quốc. FDI của Trung Quốc vào Philippin năm 1998 lên tới 143 triệu USD (ASEAN Secretariat, 2006). Tuy nhiên do nền kinh tế bị suy thoái nặng nề sau khủng hoảng, tốc độ phục hồi rất chậm chạp cùng những bất ổn về chính trị đã khiến nhà đầu tư Trung Quốc giảm hẳn lượng đầu tư vào Philippin trong giai đoạn 1999-2002. Cả giai đoạn chỉ còn năm 1999 Trung Quốc tăng đầu tư vào Philippin một lượng đáng kể là 64,93 triệu USD, các năm khác lượng đầu tư rất ít ỏi.

Đầu tư vào Việt Nam có tính ổn định khá cao, lượng đầu tư trong cả bốn năm đều tăng. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam ít chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, môi trường chính trị – xã hội rất ổn định, kinh tế tăng trưởng cao, trung bình 6,37%/năm giai đoạn 1999-2002 (Tăng Văn Khiên, 2004). Trong suốt 3 năm 1999, 2000 và 2001 lượng vốn

FDI của Trung Quốc vào Việt Nam liên tục gia tăng, riêng năm 2002 do những khó khăn chung trong kinh tế toàn cầu, Trung Quốc giảm đầu tư ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Việt Nam.

Môi trường chính trị của Indonesia vốn chứa đựng những nhân tố gây bất ổn, lại thêm tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khiến cho các nhà đầu tư Trung Quốc rút vốn liên tục trong cả bốn năm. Thái Lan, Malaysia là hai quốc gia hứng chịu tổn thất lớn sau cuộc khủng hoảng, giá nhân công lại cao hơn ở Việt Nam và Campuchia cùng lợi thế của Campuchia trong việc xuất khẩu hàng sang EU, Mỹ nên mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư vào ngành sản xuất nhưng vẫn không đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc.

Lượng vốn FDI của Trung Quốc vào Singapore là rất lớn, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng và bảo hiểm) nên có tính lỏng cao. Vì thế, dòng vốn này rất nhạy cảm với những biến động từ môi trường kinh tế. Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, nhà đầu tư Trung Quốc liên tục rút vốn về khiến lượng vốn tại Singapore trong năm 1999 và 2000 giảm mạnh, tương ứng còn -10,31 triệu USD và -168,6 triệu USD. Đến năm 2001 chính sách “đẩy” đầu tư của Chính phủ Trung Quốc đã giúp cải thiện đáng kể dòng vốn đầu tư vào Singapore. Tuy nhiên đến năm 2002 khi nền kinh tế suy thoái, dòng vốn này lập tức bị rút ra ồ ạt khiến lượng vốn đầu tư năm 2002 là -172,4 triệu USD.

Nhìn chung đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước ASEAN trong giai đoạn 1999-2002 ở mức thấp, không ổn định, chủ yếu ở các nước có nền kinh tế trung bình. Khi nền kinh tế thế giới suy giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất là ngành tài chính tại những nước có nền kinh tế phát triển. Điều này lý giải vì sao FDI của Trung Quốc giai đoạn 1999-2002 vào các nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực ASEAN lại nhỏ hơn so với các nước có nền kinh tế

kém phát triển hơn. Xu hướng đầu tư này sẽ có biến động mạnh trong giai đoạn tiếp theo.

2.1.2. Giai đoạn 2003-2006

Có thể thấy sự thay đổi hoàn toàn trong đích đến của dòng vốn FDI của Trung Quốc vào ASEAN trong giai đoạn này. Indonesia, Singapore trở thành hai nước nhận được lượng FDI nhiều nhất. FDI vào hai nước này lần lượt chiếm 44,5% (709,28 triệu USD) và 30% (364,8 triệu USD) tổng FDI của cả khu vực. Đầu tư của Trung Quốc vào Myanma cũng có sự gia tăng đáng kể lên 142,57 triệu so với mức 5,39 triệu USD của bốn năm trước. Campuchia và Việt Nam vẫn thu hút được một khối lượng FDI tương đối lớn và ổn định với mức tương ứng là 212,26 và 135,27 triệu USD. Tại Philippin, nhà đầu tư Trung Quốc vẫn tiếp tục xu hướng rút vốn về và giảm đầu tư thêm của giai đoạn trước, trong đó xu hướng rút vốn về mạnh hơn xu hướng đầu tư thêm đã khiến cho lượng vốn FDI vào nước này chỉ còn -0,33 triệu USD. Các nước còn lại là Thái Lan, Lào, Brunei và Malaysia vẫn không tạo được sự khác biệt so với giai đoạn trước. Đầu tư của Trung Quốc vào các nước này vẫn ở mức thấp, tương ứng là 28,6; 6,42; 3,31 và -9,35 triệu USD. Số liệu cụ thể qua từng năm xem bảng 5.


Biểu đồ 5: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo nước giai đoạn 2003-2006*


Nguồn ASEAN Secretariat 2006 Ghi chú tính đến quý I Hiện tượng về dòng 2


Nguồn: ASEAN Secretariat (2006).

Ghi chú: *: tính đến quý I

Hiện tượng về dòng vốn FDI của Trung Quốc vào các nước ASEAN trong giai đoạn này là sự gia tăng đột biến vào các nước Indonesia, Campuchia và Myanma. Trong những năm này, nhu cầu của Trung Quốc về các nguồn nguyên nhiên liệu như năng lượng (dầu mỏ, khí đốt), khoáng sản (than, các loại quặng), gỗ... đang ngày càng trở nên cấp thiết đối với Trung Quốc. Theo báo cáo năm 2007 của Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) thì Trung Quốc đang trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, chiếm một phần tư nhu cầu về thép trên toàn thế giới, là nước sử dụng kim loại quý thứ ba thế giới, là nước tiêu thụ dầu thứ hai và là nhà nhập khẩu dầu thứ ba thế giới. Trong năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 145 triệu tấn dầu thô, tăng 14,5% so với năm 2005, nhu cầu về dầu của Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trung bình 4,3% mỗi năm từ nay cho đến năm 2020. Ngoài ra

Trung Quốc còn là nhà tiêu thụ, nhà sản xuất chính về sản phẩm lâm nghiệp. Trong khi đó Trung Quốc không có khả năng đáp ứng các nhu cầu này. Trong số 45 loại khoáng sản lớn tại Trung Quốc chỉ có 24 loại có thể đáp ứng nhu cầu đến năm 2010 và 6 loại có thể đáp ứng đến năm 2020. Rừng không phải là nguồn lực của Trung Quốc. Hơn nữa, quyết định về hạn chế khai thác và cấm khai thác mới khoáng sản trong vòng 25 năm của Chính phủ Trung Quốc đi vào thực hiện từ năm 2003 càng gây thêm căng thẳng đối với thị trường đầu vào nguyên nhiên liệu. Do đó, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài tìm kiếm tài nguyên đối với các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc là rất lớn. Các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu Nhà nước với sự hậu thuẫn của Chính phủ được hỗ trợ tài chính và bảo hiểm về rủi ro chính trị khi đầu tư khai thác tài nguyên vào các nước có nhiều rủi ro. Indonesia, Myanma là hai nước giàu tài nguyên về khí đốt, dầu lửa, than đá, các loại quặng,... đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của Trung Quốc nên dòng vốn từ các doanh nghiệp Trung Quốc chảy vào hai nước này liên tục tăng cao. Campuchia tiếp tục khai thác lợi thế về tài nguyên rừng và công nghiệp dệt may, da giầy cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể và khá ổn định.

Sở hữu một môi trường đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực với nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng thuận lợi, chính sách thu hút FDI với nhiều ưu đãi, khung pháp lý hoàn chỉnh và thông thoáng cùng nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng đã giúp Singapore trở thành điểm đến lý tưởng cho dòng vốn FDI Trung Quốc giai đoạn này. Thái Lan và Malaysia tuy là hai thị trường lớn nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc thu hút FDI từ Trung Quốc. Điều này có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Khi so sánh Thái Lan và Malaysia với Việt Nam, có thể thấy mặc dù trình độ phát triển kinh tế tương đối đồng đều, nhưng Việt Nam lại có lợi thế hơn trong việc thu hút FDI từ Trung Quốc như chính trị – xã hội ổn định hơn, kinh tế tăng trưởng đều đặn với tốc độ cao, có tương đồng về thể chế chính trị, văn hóa với

Trung Quốc. Những lợi thế trên đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường đầu tư khá hấp dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc. Lượng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn này tiếp tục ở mức khá cao và tương đối ổn định.

2.2. Theo lĩnh vực

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai mỏ với lượng vốn đầu tư là 843,54 triệu USD, chiếm gần 40% tổng vốn FDI của Trung Quốc vào ASEAN giai đoạn 1999-2006. Tiếp đến là thương mại – dịch vụ với 570,89 triệu USD, chiếm 24%, sản xuất đạt 515,38 triệu USD, chiếm 22 %. Đầu tư vào bất động sản cũng chiếm tỷ trọng khá lớn là 18% với lượng FDI cả giai đoạn là 437,54 triệu USD. Các ngành xây dựng, nông – lâm

– ngư nghiệp lượng đầu tư ít; tài chính là lĩnh vực các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư mạnh trong giai đoạn trước và ồ ạt tháo lui trong giai đoạn này, FDI vào ngành tài chính là -47,56 triệu USD.

Biểu đồ 6: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo lĩnh vực giai đoạn 1999-2006


Nguồn ASEAN Secretariat 2006 2007 FDI của Trung Quốc vào từng lĩnh vực cụ thể 3


Nguồn: ASEAN Secretariat (2006, 2007).


FDI của Trung Quốc vào từng lĩnh vực cụ thể qua các năm như sau:


Bảng 6: FDI của Trung Quốc vào ASEAN theo lĩnh vực giai đoạn 1999-2006

Đơn vị: triệu USD


Năm


Lĩnh vực


1999


2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006

Nông lâm ngư nghiệp

0,80

3,50

4,64

6,55

2,51

1,75

8,78

16,25

Khai mỏ

0,30

-0,06

0,30

9,80

3,69

417,77

54,36

357,38

Sản xuất

-10,96

13,64

49,33

81,43

34,21

53,44

101,88

192,41

Xây dựng

11,03

-11,17

-5,81

1,38

0,84

3,07

2,10

6,19

Thương mại

16,87

-18,87

-11,85

2,17

40,36

55,76

-3,02

337,92

Tài chính

88,07

-134,80

64,06

-216,70

57,80

43,57

274,17

-236,73

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí