Fdi Của Trung Quốc Vào Asean Được Thông Qua Trong Lĩnh Vực Sản Xuất Giai Đoạn 2003-2005

lớn ở Singapore, Thái Lan có nhu cầu lớn về cao ốc văn phòng. Lĩnh vực tài chính tiếp tục thể hiện sức hút lớn với các nhà đầu tư Trung Quốc. Tổng lượng FDI các nhà đầu tư này đổ vào tài chính trong vòng bốn năm từ 2003 đến 2006 là 151,81 triệu USD, cải thiện hơn nhiều so với mức -199,37 triệu USD của giai đoạn trước. Trong đó lượng đầu tư hai năm 2003, 2004 không có biến động gì đặc biệt. Sang năm 2005, ngân hàng Trung Ương Trung Quốc (BOC) mở chi nhánh hoạt động tại Indonesia để phục vụ trực tiếp nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp Trung Quốc trong ngành khai mỏ tại nước này, đã khiến lượng FDI năm 2005 tăng vọt lên mức 287,17 triệu USD. Tuy nhiên năm 2006, đầu tư trong ngành tài chính lại một lần nữa thể hiện tính bất ổn của mình khi lượng vốn rút ra rất lớn, khiến lượng vốn ròng thâm hụt tới 236,73 triệu USD. Nguyên nhân có thể là năm 2006 là năm các chi nhánh chuyển trả lãi vay về công ty mẹ. Một nguyên nhân khác cũng có thể lý giải cho hiện tượng này đó là năm 2006 là năm mà thị trường chứng khoán Trung Quốc phát triển rất sôi động, các nhà đầu tư kiếm được những khoản lãi khổng lồ. Việc làm ăn tại bản địa thuận lợi hơn đã làm giảm tính hấp dẫn của ngành tài chính các nước ASEAN, khiến dòng vốn FDI từ ngành tài chính các nước ASEAN chảy ngược về Trung Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, ASEAN là một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu về tài chính phục vụ cho các hoạt động kinh tế cũng gia tăng theo, do đó vẫn có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư Trung Quốc. Điều đó thể hiện ở việc Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc (BOC) với tiềm lực tài chính hùng mạnh trong thời gian này đã mở một loạt các chi nhánh trên khắp ASEAN từ Indonesia, Philippin, Thái Lan, Malaysia và Singapore (Thông tấn xã Việt Nam, 2008), hứa hẹn FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực tài chính tại ASEAN sẽ gia tăng mạnh trong thời gian tới.

Đầu tư vào sản xuất trong giai đoạn này vẫn tập trung chủ yếu nhằm khai thác tài nguyên rừng, sản xuất dệt may, da giầy. Đặc biệt giai đoạn 2003-

2006 các nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu chú trọng đến việc chế biến sâu nguồn khoáng sản và nhiên liệu tại ASEAN thay vì chỉ khai thác và xuất khẩu thô hoặc sơ chế, biểu hiện ở tổng vốn được thông qua vào ngành công nghiệp kim loại cơ bản và ngành công nghiệp năng lượng đạt mức khá cao.

Bảng 8: FDI của Trung Quốc vào ASEAN được thông qua trong lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2003-2005

Đơn vị: triệu USD


Năm

Lĩnh vực

2003

2004

2005

Tổng

Công nghiệp nông sản

6,06

16,29

16,73

39,08

Dệt may, da giầy

59,39

7,68

86,25

153,32

Công nghiệp rừng

811,73

12,88

5,84

830,45

Sản xuất năng lượng

0

0

205,41

205,41

Hóa chất

11,15

48,25

8,30

67,70

Công nghiệp phi kim

19,02

35,55

15,55

70,12

Công nghiệp kim loại cơ bản

47,76

1,00

157,58

206,34

Máy móc

6,53

16,14

11,00

33,67

Điện tử

6,48

8,16

3,67

18,31

Phương tiện vận tải

4,10

8,31

12,59

25,00

Ngành khác

6,63

36,26

13,10

55,99

Tổng

978,85

190,52

536,02

1.705,39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 9

Nguồn: ASEAN Secretariat (2006).

Biểu đồ 10: Tỷ trọng vốn FDI các ngành trong lĩnh vực sản xuất giai đoạn 2003-2005


1.07% 1.47% 3.28%

2.29%


Công nghiệp nông sản Dệt may, da giầy

Công nghiệp rừng Sản xuất năng lượng Hóa chất

Công nghiệp phi kim

Công nghiệp kim loại cơ bản Máy móc

Điện tử

Phương tiện vận tải Ngành khác


1.97%

8.99%

12.10%


4.11%


3.97%


12.04%

48.70%

Nguồn: ASEAN Secretariat (2006).

Như vậy, FDI của Trung Quốc vào các nước ASEAN có chuyển biến tích cực sau khi nền kinh tế các nước ASEAN phục hồi sau khủng hoảng. FDI của Trung Quốc chủ yếu tập trung trong lĩnh vực khai mỏ của Indonesia và Myanma, lĩnh vực dịch vụ (thương mại, bất động sản, tài chính, vận tải biển) của Singapore và lĩnh vực công nghiệp nhẹ (công nghiệp rừng, dệt may, da giầy) của Campuchia. Do đó, FDI của Trung Quốc có những tác động nhất định lên quá trình phát triển kinh tế – xã hội của các nước ASEAN.

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO CÁC NƯỚC ASEAN

1. Những thành tựu đạt được

Trong tám năm từ năm 1999 đến năm 2006 luồng vốn FDI của Trung Quốc có những đóng góp nhất định đối với các nước ASEAN như đa dạng hóa đối tác đầu tư, bổ sung vốn thúc đẩy kinh tế phát triểnDưới đây là một vài đóng góp chủ yếu của nguồn vốn FDI của Trung Quốc vào nền kinh tế khu vực ASEAN.

1.1. Đa dạng hóa đối tác đầu tư

Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa như thời đại ngày nay, đa dạng hóa đối tác đầu tư là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các nước. Mỗi đối tác đều có những ưu nhược điểm riêng, nếu thu hút được nhiều nhà đầu tư và biết cách tận dụng những ưu điểm, tối giản các nhược điểm của họ thì nước nhận đầu tư sẽ được hưởng lợi trong việc đa dạng hóa này. Thêm vào đó việc đa dạng hóa đối tác đầu tư sẽ giúp nền kinh tế các nước nhận vốn phát triển toàn diện, lành mạnh và ổn định hơn. Mỗi đối tác đều có những nhu cầu đầu tư riêng và có xu hướng tập trung vào những ngành hỗ trợ kinh tế trong nước phát triển. Vì vậy, việc đa dạng hóa đối tác đầu tư sẽ giúp phát triển nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, khai thác một cách đầy đủ hơn các tiềm năng khác nhau của nền kinh tế, khiến nền kinh tế nước nhận đầu tư phát triển toàn diện và lành mạnh. Bên cạnh đó, mục tiêu của các nước nhận đầu tư là thu hút được ngày càng nhiều vốn FDI đổ vào nước mình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các ngành kinh tế nói riêng và cả nền kinh tế nói chung nếu bị phụ thuộc quá vào một nhà đầu tư, một nước đầu tư lớn nào đó thì sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng nội bộ ngành và khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế khi nhà đầu tư đột ngột rút vốn về. Đa dạng hóa đối tác đầu tư là giải pháp hữu hiệu giải quyết mặt trái này của FDI.

So với các đối tác đầu tư khác của ASEAN, FDI của Trung Quốc giai đoạn vừa qua đã có biến chuyển tích cực hơn cả về quy mô lẫn tốc độ gia tăng đầu tư. Chỉ tính riêng trong năm 2006, quy mô vốn đầu tư của Trung Quốc đứng thứ 9 trong tổng số các quốc gia đầu tư vào ASEAN và tốc độ gia tăng vốn đầu tư là 64%, chỉ đứng sau Hàn Quốc (ASEAN Secretariat, 2007). Điều này cho thấy Trung Quốc đang và sẽ là một đối tác đầu tư có lợi cho chiến lược đa dạng hóa đối tác đầu tư của các nước ASEAN.

1.2. Bổ sung vốn thúc đẩy kinh tế phát triển

Nền kinh tế nhiều nước trong khu vực ASEAN nhìn chung còn khá lạc hậu. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, các nước ASEAN phải tiến hành nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại để công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Do đó nhu cầu về ngoại tệ là rất lớn. Bên cạnh nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu thì FDI cũng là một nguồn bổ sung vốn ngoại tệ quan trọng cho các nước ASEAN giai đoạn vừa qua.

Trong tám năm qua, lượng vốn FDI của Trung Quốc vào ASEAN nói chung đã được cải thiện rất đáng kể, đặc biệt trong ba năm về sau, lượng vốn FDI liên tục được duy trì ở mức cao với tổng FDI là 2.177 triệu USD, trong đó bao gồm vốn bằng hiện vật (máy móc, công nghệ) và vốn bằng ngoại tệ. Lượng vốn bằng tiền này đã bổ sung một lượng khá lớn ngoại tệ cho kinh tế các nước khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại ASEAN trong các ngành công nghiệp khai mỏ, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp dệt may – da giầy... cũng thu về một lượng ngoại tệ không nhỏ cho nền kinh tế các nước khu vực ASEAN. Các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực khai mỏ, công nghệp chế biến gỗ chủ yếu nhằm mục đích xuất về Trung Quốc để đảm bảo nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước nên giúp các nước giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại với Trung Quốc.

1.3. Khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của từng nước ASEAN

Bên cạnh tác động bổ sung vốn bằng ngoại tệ cho nền kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc tại ASEAN giai đoạn vừa qua đã góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng nước trong khu vực. Khu vực ASEAN có rất nhiều lợi thế cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lựcnhưng còn ở dạng tiềm năng. Do nền kinh tế một số nước trong khu vực còn lạc hậu, khả năng tập trung vốn và nhân lực trình độ cao để khai thác hiệu quả các nguồn lợi này còn rất hạn chế.

Với thế mạnh về vốn và kinh nghiệm trong các ngành nghề khác nhau của mình, các doanh nghiệp Trung Quốc đã giúp các nước ASEAN giải quyết vần đề này bằng việc tập trung đầu tư vào những ngành có lợi thế nhất tại mỗi nước. Ví dụ như tại Indonesia – Quốc gia có lợi thế đặc biệt về dầu khí nhưng chưa có đủ năng lực để khai thác triệt để, một lượng FDI lớn của Trung Quốc đã chảy vào ngành công nghiệp này giúp Indonesia khai thác có hiệu quả và tăng sản lượng dầu xuất khẩu là nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu của Indonesia. Tương tự như vậy, lợi thế của Campuchia về tài nguyên thiên nhiên và nhân công giá rẻ cùng lợi thế xuất khẩu sang thị trường lớn (Mỹ, EU) cũng được vốn FDI của Trung Quốc khai thác hiệu quả trong công nghiệp rừng và công nghiệp dệt may - da giầy .

1.4. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực

Hầu hết các nước trong khối ASEAN có lực lượng lao động đông đảo nhưng trình độ còn thấp và tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp lạc hậu, mang tính thời vụ nên thu nhập còn thấp. Nền kinh tế các nước lại kém phát triển, năng lực sản xuất thấp, do đó mà lực lượng lao động đông đảo này chưa được khai thác và sử dụng một cách triệt để. Vì vậy, giải quyết công ăn, việc làm cho các lao động là một nhu cầu vô cùng cấp thiết đối với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là tại các nước kém phát triển như Campuchia, Lào, Myanma... FDI của Trung Quốc tại các nước này phần lớn tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp nhẹ) sử dụng một lượng nhân công khá lớn, lại không đòi hỏi trình độ tay nghề cao, nên đã tạo cơ hội cho những người dân địa phương, lao động phổ thông có việc làm. Ngoài ra, hoạt động của các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc cũng gián tiếp tạo ra việc làm và thu nhập cho nhiều lao động trong các lĩnh vực khác. Theo số liệu của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam, tính đến năm 2004, Trung Quốc đã mở 262 doanh

nghiệp tại Thái Lan, 115 doanh nghiệp tại Malaysia, 75 doanh nghiệp tại Indonesia, 43 doanh nghiệp tại Philippin, 230 doanh nghiệp tại Campuchia (Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế Việt Nam NCIEC, 2005), Các doanh nghiệp này đã tạo ra hàng chục nghìn công ăn việc làm trực tiếp cũng như gián tiếp cho lao động tại các nước này. Bên cạnh đó, do FDI của Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực sử dụng nhân công không đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên đã tạo cơ hội cho những người dân địa phương – những người chủ yếu sống bằng nghề nông, thu nhập thấp không những có việc làm mà còn tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Bên cạnh đầu tư vào các ngành khai khoáng, chế biến nông sản và công nghệp nhẹ thì các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đầu tư một lượng vốn không nhỏ vào các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, thương mại, logistics, bưu chính viễn thông. Nhu cầu về lao động có trình độ cao trong các doanh nghiệp FDI Trung Quốc ở các ngành này sẽ tạo động lực nâng cao tay nghề, trình độ cho lực lượng lao động của các nước sở tại. Đồng thời, với việc đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ còn khá mới mẻ này, các doanh nghiệp FDI Trung Quốc đã tạo cơ hội cho người lao động và các doanh nghiệp cùng ngành tại khu vực các nước ASEAN được tiếp xúc, học hỏi các quy trình làm việc tiên tiến, hiệu quả của doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, lao động tại các nước này cũng có cơ hội được các chuyên gia Trung Quốc trực tiếp đào tạo khi được tuyển dụng vào làm tại các vị trí nhân viên cũng như quản lý tại các doanh nghiệp FDI Trung Quốc. Một ví dụ điển hình là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (BOC), ngân hàng đứng trong top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới, đã mở một loạt các chi nhánh trên khắp ASEAN từ Indonesia, Philippin, Thái Lan, Malaysia và Singapore, tuyển dụng cũng như đào tạo nhiều nhân viên nước sở tại các kiến thức tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ cho người lao động.

Như vậy, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào ASEAN giai đoạn 1999- 2006 đã góp phần hiệu quả trong việc tăng cường cả về lượng và chất cho nguồn nhân lực các nước trong khu vực, đồng thời cũng giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

1.5. Những tác động tích cực khác

Theo thống kê, thông qua nộp thuế, khu vực có vốn FDI đã đóng góp một lượng đáng kể cho nguồn thu ngân sách các nước trong khu vực ASEAN. FDI của Trung Quốc cũng góp phần làm gia tăng thu ngân sách hàng năm giúp các nước chủ động trong cân đối ngân sách.

Một trong những mục đích mà các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các nước ASEAN là nhằm tìm kiếm thị trường nên chất lượng dịch vụ cung cấp và sản phẩm làm ra với giá rẻ, mẫu mã đẹp. Do đó người dân nước nhận đầu tư có nhiều lựa chọn hơn trong tiêu dùng. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước chịu sức ép phải cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc nên cũng có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực, và người tiêu dùng là người được lợi nhất trong cuộc cạnh tranh này.

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại các nước ASEAN giai đoạn vừa qua cũng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng tích cực tại các nước nghèo như Indonesia, Campuchia, Việt Nam... Tác động này bắt nguồn từ đặc điểm "chuyên môn hóa" đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc. Trong giai đoạn 1999-2006, một lượng vốn lớn đã được tập trung trong ngành khai khoáng, công nghiệp rừng tại các vùng rừng núi sâu xa, kinh tế lạc hậu của Camphuchia và Việt Nam đã khiến cho bức tranh kinh tế tại các khu vực này trở nên sinh động hơn, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa đồng bằng và miền rừng núi, giữa thành thị và vùng sâu xa.

Như vậy, trong thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh ở ASEAN giai đoạn 1999-2006 vừa qua, các nhà đầu tư Trung Quốc không chỉ gia tăng lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022