Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay - 25


nhiều hoạt động gần với các yêu cầu của dự án. Trên thực tế, nhiều đoàn KTQP đã thực hiện chức năng quản lý và thực hiện dự án, tuy nhiên, do không được làm chủ đầu tư nên hoạt động của các đoàn KTQP mất đi sự chủ động sáng tạo, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả các dự án. Luận án đề xuất giải pháp giao chức năng chủ đầu tư và/hoặc quản lý dự án cho các đoàn KTQP và đi cùng với nó là nâng cao năng lực cho các đoàn KTQP.

Các dự án đầu tư vào khu KTQP ban đầu là một nhiệm vụ tình thế đối với quân đội nhưng quá trình phát triển các khu KTQP ở Việt Nam trong thời gian qua đã khẳng định vị trí của khu KTQP và vai trò lâu dài của quân đội đối với loại hình đầu tư này. Muốn ra quyết định đầu tư vào một khu KTQP hay lựa chọn phương án đầu tư vào khu KTQP phù hợp đòi hỏi phải xác định được hiệu quả đầu tư. Luận án đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống tiêu thức và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư vào khu KTQP. Đây là cơ sở cho việc đưa ra quyết định đầu tư, đánh giá thực tiễn đầu tư vào khu KTQP cũng như đề xuất các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển các khu KTQP trong tương lai.

Cuối cùng luận án đã đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư vào các khu KTQP trong đó chia công tác quản lý đầu tư vào khu KTQP thành những giai đoạn, bước khác nhau và chuẩn hóa từng giai đoạn, từng bước nhằm có được hệ thống quản lý đầu tư vào khu KTQP hoàn chỉnh. Giải pháp này là cơ sở để có thể áp dụng các mô hình quản lý chất lượng (quản trị chất lượng đồng bộ, ISO...) trong quản lý đầu tư vào khu KTQP.

Như vậy, những điểm mới chính của chương 5 là đã xây dựng được các định hướng cho các giải pháp và xây dựng được các giải pháp đồng bộ, khả thi cho hoạt động đầu tư vào khu KTQP.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận


1. Đầu tư xây dựng các khu KTQP là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu kép là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trên các địa bàn chiến lược vùng sâu, vùng xa dọc theo tuyến biên giới, hải đảo. Đầu tư phát triển các khu KTQP có những điểm giống như đầu tư vào các dự án đầu tư thông thường khác, song do tính đặc thù của các khu KTQP làm cho các dự án đầu tư vào đây có những đặc điểm riêng, chính vì vậy việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển các khu KTQP trở thành một yêu cầu cấp thiết, không chỉ góp phần bổ sung những vấn đề lý luận mới về đầu tư mà còn giúp tìm ra giải pháp khả thi cho đầu tư phát triển của loại hình này.

2. Chủ trương đầu tư phát triển các khu KTQP tuy mới triển khai được chưa lâu song đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất định, đáng ghi nhận trên cả hai phương diện là: góp phần tăng cường và củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông; tổ chức lại hệ thống các khu dân cư; định canh, định cư cho dân du canh du cư và di dân; góp phần cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tăng cường bảo đảm quốc phòng an ninh trên các địa bàn chiến lược; bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển,..., đặc biệt đã góp phần tạo nên thế bố trí mới về thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên các địa bàn chiến lược.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, các dự án đầu tư ở các khu KTQP cũng đang bộc lộ không ít những tồn tại, yếu kém như hiệu quả thực hiện các chương trình mục tiêu đề ra còn thấp; công tác quản lý điều hành dự án còn nhiều bất cập; chất lượng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông thấp; nếu xét hiệu quả tài chính đơn thuần thì các dự án đầu tư vào các khu KTQP rất thấp, thậm chí còn lỗ; việc vận hành các dự án để mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân còn nhiều lúng túng và hạn chế.

3. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, từ những phân tích lập luận cả về lý luận và thực tiễn chúng tôi cho rằng để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ở các khu KTQP ở nước ta hiện nay cần quán triệt ba

Đầu tư phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở Việt Nam hiện nay - 25

quan điểm: thống nhất quan niệm đầu tư vào các khu KTQP là đầu tư cho hàng hoá công cộng; sử dụng phương pháp SWOT đối với hoạt động đầu tư của quân đội vào các khu KTQP; nắm vững quan điểm hệ thống đồng bộ trong xây dựng các giải pháp đầu tư phát triển các khu KTQP. Đồng thời thực hiện đồng bộ bảy nhóm giải pháp: hoàn thiện nâng cao chất lượng xây dựng qui hoạch phát triển các khu KTQP; hoàn thiện công tác thẩm định dự án; hoàn thiện công tác quản lý dự án; nâng cao chất lượng quản lý sau đầu tư; hoàn thiện các đoàn KTQP; xây dựng đồng bộ các tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư; hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư.

4. Đầu tư phát triển các khu KTQP là một vấn đề mới mẻ đối với nước ta và cũng là đối với nghiên cứu sinh. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những vần đề lý luận chung về đầu tư, những thành quả của các công trình đã công bố có liên quan, nghiên cứu sinh đã lựa chọn cho mình một hướng tiếp cận riêng cho vấn đề mình nghiên cứu. Với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc định ra các giải pháp đầu tư phát triển các khu KTQP ở nước ta hiện nay, nghiên cứu sinh đã cố gắng nỗ lực tìm tòi nghiên cứu, song đây là vấn đề rất mới mẻ trong khi khả năng nghiên cứu của bản thân còn có hạn, nên không tránh khỏi những hạn chế. Mong nhận được sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học cho bản luận án này.


Kiến nghị

Từ những phân tích lập luận đã được trình bày trong luận án, để nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư vào các khu KTQP ở nước ta trong thời gian tới, chúng tôi mạnh dạn kiến nghị một số vần đề sau với Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

* Đối với Nhà nước

- Trước nhu cầu mở rộng thêm các khu KTQP như hiện nay, đề nghị rà soát, quy hoạch lại các khu KTQP để điều chỉnh, nhân rộng ở mức độ hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả thiết thực của đầu tư.

- Đề nghị Chính phủ có một kênh vốn và nguồn vốn thích hợp đủ để đảm bảo cho nhiệm vụ này.

- Cho phép Bộ Quốc phòng làm thí điểm mô hình cụm dân cư biên giới gần các đồn biên phòng theo kiểu khu KTQP, từ đó rút kinh nghiệm triển khai rộng trên phạm vi toàn tuyến biên giới.

- Đối với các vùng biên giới trống dân, khi dân đã đến, đủ điều kiện đề nghị quyết định thành lập ngay các xã mới để có bộ máy chính quyền giúp dân sớm ổn định cuộc sống.

* Đối với Bộ Quốc phòng

- Nghiên cứu và có kết luận thoả đáng các vấn đề về tổ chức của các đoàn KTQP như quân số biên chế, tên gọi các cấp, nhất là cấp trung đoàn trong đoàn KTQP, cấp độ sản xuất, vấn đề chuyển sang hạch toán…

- Nghiên cứu chính sách cho cán bộ đoàn KTQP phục vụ trong khu vực biên giới; chính sách thu hút cán bộ, nhân viên kỹ thuật là người dân tộc; chính sách đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc,… để trình Chính phủ.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. Đỗ Mạnh Hùng (2006), “Kết hợp kinh tế với quốc phòng và việc hình thành các khu kinh tế - quốc phòng ở nước ta”, Tạp chí Tài chính Quân đội, (2+3), tr 59, Hà Nội

2. Đỗ Mạnh Hùng (2007), “Một số vấn đề về đánh giá hiệu quả đầu tư vào khu kinh tế - quốc phòng”, Tạp chí Tài chính Quân đội, (5), tr 17, Hà Nội.

3. Đỗ Mạnh Hùng (2004), Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng, Thành viên đề tài, Đề tài NCKH cấp ngành, nghiệm thu ngày 26 tháng 6 năm 2006, Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt:


1. Vũ Hiệp Bình (2005), “Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, góp phần xây dựng, bảo vệ vững chắc địa bàn biên giới, hải đảo”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (3/2005), tr.62-65.

2. Bộ Công nghiệp, Bộ Quốc phòng (2005), Chương trình phối hợp hoạt động

“Quân đội tham gia phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2006-2010”.

3. Bộ CHQS Lạng Sơn (2004), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng quân sự trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn những năm qua.

4. Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh (2004), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở cho các hộ nghèo năm 2004 của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tỉnh.

5. Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh (2004), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 773/BQP của Bộ Quốc phòng đẩy mạnh công tác dân vận của dân quân tự vệ trong tình hình mới.

6. Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh (2005), Báo cáo kết quả lực lượng vũ trang Quảng Ninh tham gia xây dựng cơ sở chính trị-xã hội ở các khu kinh tế quốc phòng.

7. Bộ Nông nghiệp & PTNN, Bộ Quốc phòng (2005), Chương trình hợp tác tổ chức xây dựng mô hình quản lý, bảo vệ rừng có hiệu quả ở các khu vực kinh tế quốc phòng.

8. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Quốc phòng (2003), Thông tư liên tịch số 09/2003/TTLT-BNN-BQP hướng dẫn thực hiện công tác bố trí, sắp xếp ổn định và tiếp nhận dân cư ở vùng dự án phát triển kinh tế-xã hội do Bộ Quốc phòng quản lý.

9. Bộ Quốc phòng (2000), Dự án khu kinh tế quốc phòng Bình Liêu - Quảng Hà - Móng Cái tỉnh Quảng Ninh - Quân khu III.

10. Bộ Quốc phòng (2000), Dự án khu kinh tế quốc phòng Bắc Hải Sơn tỉnh Quảng Ninh - Quân khu III.

11. Bộ Quốc phòng (2000), Dự án khu kinh tế quốc phòng Khe Sanh tỉnh Quảng


Trị - Quân khu IV.

12. Bộ Quốc phòng (2000), Dự án khu kinh tế quốc phòng Mường Chà tỉnh Điện Biên - Quân khu II.

13. Bộ Quốc phòng (2000), Dự án khu kinh tế quốc phòng Quảng Sơn tỉnh Đắc Nông.

14. Bộ Quốc phòng (2001), Dự án khu kinh tế quốc phòng A So-A Lưới tỉnh Thừa

Thiên Huế - Quân khu IV.

15. Bộ Quốc phòng (2001), Dự án khu kinh tế quốc phòng Bù Gia Phúc - Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước - Quân khu VII.

16. Bộ Quốc phòng (2002), Chỉ thị số 47/CT-BQP về việc tăng cường hơn nữa chất lượng xây dựng các khu kinh tế quốc phòng Tây Nguyên, quản lý sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả cao xoá đói giảm nghèo cho đồng bào trong các vùng dự án.

17. Bộ Quốc phòng (2002), Dự án điều chỉnh và mở rộng khu kinh tế quốc phòng Mẫu Sơn tỉnh Lạng Sơn - Quân khu I.

18. Bộ Quốc phòng (2002), Dự án khu kinh tế quốc phòng Bảo Lạc-Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng - Quân khu I.

19. Bộ Quốc phòng (2002), Dự án khu kinh tế quốc phòng Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An - Quân khu IV.

20. Bộ Quốc phòng (2002), Dự án khu kinh tế quốc phòng Vị Xuyên tỉnh Hà Giang

- Quân khu II.

21. Bộ Quốc phòng (2003), Dự án khu kinh tế quốc phòng Sông Mã tỉnh Sơn La - Quân khu II.

22. Bộ Quốc phòng (2003), Dự án khu kinh tế quốc phòng Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp - Quân khu IX.

23. Bộ Quốc phòng (2003), Kết hợp quốc phòng-an ninh với phát triển kinh tế-xã hội trong khu kinh tế quốc phòng, Đề tài khoa học nghệ thuật quân sự.

24. Bộ Quốc phòng (2003), Quy chế thực hiện kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế-xã hội.

25. Bộ Quốc phòng (2004), Chỉ thị số 24/2004/CT-BQP về việc đẩy mạnh và nâng


cao chất lượng xây dựng các khu kinh tế quốc trong tình hình mới.

26. Bộ Quốc phòng (2004), Dự án tổng thể khu kinh tế quốc phòng Binh đoàn 15.

27. Bộ Quốc phòng (2004), Dự án tổng thể khu kinh tế quốc phòng Binh đoàn 16.

28. Bộ Quốc phòng (2004), Quy chế hoạt động của đoàn kinh tế quốc phòng.

29. Bộ Quốc phòng (2006), Báo cáo tổng kết quân đội xây dựng các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 1998-2006.

30. Bộ Quốc phòng, Quyết định số 285/2003/QĐ-BQP về việc ban hành quy chế thực hiện kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế-xã hội.

31. Bộ Quốc phòng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2004), Chương trình phối hợp Quân đội và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (2005-2010).

32. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2006), Báo cáo chuyên đề về công tác tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo ở các xã biên giới đặc biệt khó khăn.

33. Bộ Tư lệnh quân khu III (2003), Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng về: “Kết hợp quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội trong khu KTQP ”.

34. Bộ Tư lệnh quân khu III (2004), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu kinh tế quốc phòng và làm đường biên giới.

35. Bộ Tài chính (2000), Thông tư số 119/2000/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các dự án thuộc đề án tổng thể quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa gắn với xây dựng các khu quốc phòng-an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, ven biển.

36. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 97/2005/TT-BTC hướng dẫn cơ chế hỗ trợ tài chính đối với khu kinh tế quốc phòng.

37. David Begg, Stanley, Fisher, Rudiger Donbusch, Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Giáo dục, 1995.

38. Binh đoàn 15 (2003), Báo cáo kết quả kết hợp kinh tế với quốc phòng góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí