Hạn Chế Và Hướng Mở Rộng Của Nghiên Cứu


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN‌


5.1KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:


Bài nghiên cứu nhằm mục đích chứng mình sử dụng phương pháp đầu tư giá trị có thể giúp tạo ra một danh mục đầu tư hiệu quả. Nếu hiệu quả, tỷ suất sinh lợi vượt trội và sự cải thiện tỷ suất sinh lợi này sẽ thể hiện như thế nào. Kết quả cho thấy, khi áp dụng lọc các công ty trên thị trường có chỉ số BM cao, sau đó chỉ sử dụng các chỉ số tài chính có sẵn, tính điểm cho các công ty này và một lần nữa lọc những công ty có điểm cao, khi đầu tư vào nhóm các công ty đã lọc ra cuối cùng này sẽ cho được tỷ suất sinh lợi vượt trội hơn so với danh mục thị trường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục đầu tư sẽ chuyển dịch về phía bên phải.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một điểm rất thú vị đo là, cách thức phân bổ, chọn lọc các công ty không hề quan tâm đến nhóm loại công ty, các điều kiện kinh tế vi mô vĩ mô xung quanh. Phương pháp lựa chọn công ty cũng không quan tâm đến quy mô công ty hay mức độ yêu thích của công ty trên thị trường, phương pháp này tập trung lựa chọn các chỉ số tài chính có sẵn tập hợp thành một công thức tính điểm có thể áp dụng cho mọi công ty. Mặc dù mục đích của bài nghiên cứu này không phải nhằm tìm ra các chỉ số tài chính tối ưu để tính triển vọng giá trị từng công ty cụ thể, kết quả cho thấy các bằng chứng thuyết phục rằng các nhà đầu tư có thể sử dụng dữ liệu lịch sử chọn lọc nhằm loại bỏ các công ty kém hiệu quả (tỷ suất lợi nhuận tương lai thấp) ra khỏi rổ danh mục có BM cao. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận bình quân từ danh mục các công ty có BM cao của các nhà đâu tư có thể tăng ít nhất 13.88%/năm thông qua việc lựa chọn các công ty BM cao có dữ liệu tài chính tốt và mức phân phối của lợi nhuận lệch về phía bên phải. Ngoài ra, chiến lược mua các công ty có điểm cao và


bán các công ty có điểm thấp có thể đem lại mức lợi nhuận 45.98%/năm trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012, và chiến lược này cho thấy phù hợp ngay cả khi áp dụng vào các phương thức đầu tư khác.

Trong danh mục bao gồm các công ty có chỉ số BM cao, lợi nhuận được đóng góp phần lớn bởi các công ty nhỏ và vừa, các công ty có thị giá thấp và các công ty có độ thanh khoản cao. Mối tương quan dương của triển vọng công ty trong tương lai và lợi nhuận trên tổng tài sản công ty cùng với doanh thu cũng là một điểm nhấn trong bài nghiên cứu. Sự kết hợp của 2 chỉ số ΔMARGIN và ΔTURN nhằm tìm ra công ty mạnh và yếu cho thấy hiệu quả của việc kết hợp các chỉ số tài chính thay vì sử dụng đơn thuần các chỉ số này 1 cách đơn lẻ.

Kết quả bài nghiên cứu về việc các công ty có chỉ số BM cao cho tỷ suất sinh lợi vượt trội, đồng thời các công ty BM cao cho tỷ suất sinh lợi tốt cũng thuộc nhóm công ty vừa và nhỏ, tức các công ty ít được chú ý trên thị trường nhất. Điều này cũng phản ánh một phần tài chính hành vi của thị trường, thường quan tâm đến các công ty cho thành quả tài chính tốt trong quá khứ, các công ty lớn trên thị trường với thị giá của cổ phiếu cao hơn giá trị sổ sách.

Xét tổng thể, kết quả của bài nghiên cứu tạo nhiều điểm nhấn đáng chú ý bởi sự phân bổ lợi nhuận thì không nhất quán với quan niệm thông thường về rủi ro. Fama và French (1992) chỉ ra rằng hiệu ứng BM thì thường đi cùng với “kiệt quệ tài chính”, tuy nhiên các công ty BM cao các công ty có “sức khỏe tốt nhất” thì đồng thời cũng đem lại mức lợi nhuận cao nhất. Kết quả cũng cho thấy những công ty có “kích thước” nhỏ, thị giá thấp đóng góp phần lớn vào lợi nhuận danh mục. Kết quả này phản ánh trùng với nghiên cứu của Lee và Swaminathan (2000a, 2000b). Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy giả thiết về “vòng đời” của lợi nhuận. Trong giai đoạn khởi


đầu, các công ty liên tục công bố kết quả hoạt động không khả quan khiến thị trường thất vọng một cách thái quá. Do vậy đến khi phục hồi lại, chính những công ty này sẽ có những bước nhảy vọt và những nhà đầu tư vào được giai đoạn khỏi đầu của công ty sẽ là những người chiến thắng. Điểm mới trong bài nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước là kết quả cho thấy các công ty thanh khoản cao lại đem tới lợi nhuận cao nhất, một phần có thể do thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, xu hướng tìm tới sự phổ biến, chạy theo đám đông vẫn chiếm chủ đạo.

5.2HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG CỦA NGHIÊN CỨU


Mặt hạn chế của bài nghiên cứu này là thị trường chứng khoán Việt Nam còn trẻ và khá nhỏ, do đó quy mô của mẫu không lớn như những bài nghiên cứu trước. Quy mô của mẫu nhỏ khiến cho việc phân loại các công ty vào nhóm điểm từ 0 đến 9 có số lượng mẫu cho mỗi nhóm khá ít. Điều này cũng ảnh hưởng một phần đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Bài nghiên cứu này cũng chỉ lấy số liệu trong 5 năm, nguồn số liệu cũng không đảm bảo tính trung thực do báo cáo tài chính khi công bố có thể đã được làm đẹp để thu hút nhà đầu tư hơn.

Hướng mở rộng của bài nghiên cứu này là bổ sung dữ liệu của biến Analyst Following. Analyst following là một biến đo lường số lượng các bài phân tích và dự phóng có uy tín về công ty đó, biến này có thể cho thấy được sự quan tâm của thị trường dành cho danh mục. Trong nghiên cứu trước của Joseph D.Piotroski, biến này được thu thập là tổng các bài báo cáo phân tích trên The Institutional Brokers' Estimate System – một hệ thống dịch vụ thu thập toàn bộ các dự báo tài chính của các công ty của Mỹ từ năm 1976. Ở Việt Nam chưa có một trung tâm hoặc công ty hoạt động chuyên nghiệp như vậy. Một vấn để mở rộng ra khác của bài nghiên cứu là liệu có thể phân nhóm các công ty trên thị trường thành nhóm công ty tài chính và phi


tài chính, kiểm định và lựa chọn ra một công thức tính điểm phù hợp với nhóm công ty với sự tăng giảm các hệ số với các biến có thể có. Nếu kết quả kiểm định thành công, phương pháp này sẽ giúp chắt lọc nên những công ty thực sự “tốt” hơn nữa, cải thiện được tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục đầu tư hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu Tiếng Việt

1. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.

2. Trần Ngọc Thơ. 2005. Tài chính công ty hiện đại. Nhà xuất bản Thống kê: 119-76.

Tài liệu Tiếng Anh

1. Abarbanell & Bushess. 1997 & 1998. Fundamental analysis, future earnings and Stock price. 22-25

2. Benjamin Graham & David L.Dodd, foreword by Warren E.Buffet. 2009. Security Analysis, Six Edition : 63-8.

3. Chen, N., and F.Zang. 1998. Risk and return of value stocks. Journal of Business 71 ( October): 501-35

4. Fama, E. & K. French. 1992. The cross – section of expected stock returns. Journal of Finance 47 (June): 427 – 65. 1995. Size and Book – to – market factors in earnings and returns. Journal of Finance 50: 131 – 50

5. Frankel, R., and C.M.C.Lee. 1998. Accounting valuation, market expectation, cross – section stock returns. Journal of Accounting and Economics 25 (June): 283-319

6. Joseph D. Piotroski. 2000. Value Investing: The Use of Historical Financial Statement Information to Separate Winners from Losers. Journal of Accounting Research 38.


7. Lakonishok, J. , A.Shleifer, and R. Vishny. 1994. Contrarian investment extrapolation, and risk. Journal of Finance 44 ( December): 1541-78

8. Laporta, R.1996. Expectations and the cross-section of stock returns.

Journal of Finance 51 ( December): 1715-42

9. Lev, B., and R.Thiagarajan. 1993. Fundamental information analysis.

Journal of Accounting Research 31 (autumn): 190-214.

10.Rosenberg,B.,K.Reid, and R. Lanstein. 1984 Persuasive evidence of market inefficiency. Journal of Portfolio Management 11: 9-17

11.Sloan R.1996. Do stock prices fully reflect information in accruals and cash flows about future earnings? Accounting Review 71 (July): 289-316

Website tham khảo:

www.vietstock.vn


PHỤ LỤC

Kết quả kiểm định t – test trong bảng 3A – Tỷ suất sinh lợi hiệu chỉnh trong 1 năm thông qua kiểm định Anova

Tương quan giữa danh mục các cổ phiếu High F_SCORE và toàn bộ danh mục

Anova: Single Factor

High – ALL

SUMMARY


Groups

Count

Sum

Average

Variance


Column 1

284

17.9667

0.063263

0.464728


Column 2

26

5.253934

0.202074

0.097122



ANOVA






Source of Variation


SS


df


MS


F


P-value F crit

Between Groups

0.458965496

1

0.458965

1.055361

0.305082 3.871828

Within Groups

133.9459581

308

0.434889



Total

134.4049236

309




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Đầu tư giá trị - Dùng dữ liệu tài chính lịch sử phân loại nhóm công ty - Kết quả thực nghiệm tại Việt Nam - 9


Tương quan giữa danh mục các cổ phiếu High F_SCORE và Low F_SCORE:

Anova: Single Factor High - Low SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

Column 1 26 5.253934 0.202074 0.097122

Column 2 5 -1.28864 -0.25773 0.034183


ANOVA

Source of Variation


SS


df


MS F P-value F crit

Between Groups

0.886595


1 0.886595 10.02475 0.003617 4.182964

Within Groups

2.564776


29 0.088441

Total

3.451371


30


Kết quả kiểm định t – test trong bảng 3B – Tỷ suất sinh lợi hiệu ròng trong 1 năm thông qua bảng Anova:

Anova: Single Factor High - Low

SUMMARY


Groups

Count

Sum

Average

Variance


Column 1

5

-1.91614

-0.38323

0.034183


Column 2

26

1.397734

0.053759

0.383063



ANOVA






Source of

Variation SS



df


MS


F


P-value F crit

Between Groups

0.800792018

1

0.800792

2.390838

0.132893 4.182964

Within Groups

9.713318649

29

0.334942



Total

10.51411067

30





Anova: Single Factor High - All SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

Column 1 26 1.397734 0.053759 0.383063

Column 2 284 16.1114 0.05673 0.838079


ANOVA

Source of Variation


SS


df MS F P-value F crit

Between Groups

0.00021

1 0.00021 0.000262 0.987084 3.871828

Within Groups

246.753

308 0.801146

Total

246.7532

309

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/09/2023