Phương pháp Boostrapping do nhà thống kê học Bardley Efron thuộc đại học Stanford phát triển cuối thập niên 1979. Bằng cách lấy mẫu có hoàn lại, lặp đi lặp lại kích thước n từ tổng thể mẫu ban đầu. Số lần lặp lấy mẫu lớn, thường là trên 1000. Chính sự lặp đi lặp lại nhiều lần với số lượng lớn nhằm mục đích đánh giá độ chính xác của các ướng lượng thống kế của mẫu ban đầu.
Sử dụng phương pháp Boostrapping ta không cần biết phân phối thực của tổng thể, chỉ với một mẫu dữ liệu ban đầu, thông qua phương pháp lấy mẫu có hoàn lại, ta có thể sinh ra nhiều mẫu mới theo yêu cầu của nghiên cứu. Do đó, tác giả lựa chọn phương pháp này để kiểm định lần nữa tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục.
Các bước kiểm định boostraping theo trình tự sau: đầu tiên, tác giả chọn ngẫu nhiên các công ty trong danh mục các công ty có BM cao và chỉ định chúng vào danh mục pseudo – high F_SCORE hoặc nhóm danh mục pseudo – low F_SCORE. Sự phân bổ này tiếp tục diễn ra cho mỗi nhóm danh mục pseudo với số lượng sao cho tương đương với các danh mục đã lựa chọn chính xác theo đúng điểm F_SCORE cao hoặc thấp. Sau đó, tác giả sẽ so sánh lợi nhuận trung bình của cả hai nhóm pseudo và sự khác nhau giữa các kết quả sẽ chứng minh cho kiểm định có ý nghĩa.
Thứ 3, tác giả lặp lại kiểm định với sự lựa chọn ngẫu nhiên 1000 lần, để tạo ra 1000 mẫu dữ liệu khác nhau, các mẫu này được dùng để xử lí thống kê với độ tin cậy 95%. Cuối cùng, tác giả kiểm định tỷ suất sinh lợi của danh mục được lựa chọn bởi phương pháp này thông qua 6 mục: mean returns, median return, 10th percentile, 25th percentile, 75th percentile, và 90th percentile returns.
Kiểm định sự khác nhau về tỷ suất sinh lợi giữa danh mục được lọc theo high F_SCORE và danh mục gốc ban đầu theo chỉ số BM có cấu trúc tương tự. Cách thức thực hiện là lựa chọn một danh mục có số lượng công ty
tương đương danh mục lựa bằng chỉ số F_SCORE cao, rồi so sánh với danh mục gốc, lặp đi lặp lại vòng lặp này 1000 lần với mỗi lần chọn danh mục high F_SCORE một cách ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy có sự khác biệt trong phân bổ tỷ suất sinh lợi được sử dụng để kiểm định sai lệch lợi nhuận giữa nhóm danh mục lựa chọn theo điểm F_SCORE cao và tổng danh mục gốc ban đầu.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 MÔ TẢ NHỮNG BẰNG CHỨNG VỀ DANH MỤC CÁC DOANH NGHIỆP CÓ CHỈ SỐ BM CAO
Bảng 4.1 cung cấp dữ liệu thống kê về các số liệu tài chính của danh mục bao gồm những công ty có chỉ số BM cao, chỉ ra chứng cứ về tỷ suất sinh lợi trong dài hạn của danh mục. Như đưa ra trong bảng A, mức bình quân (Median) chỉ số BM của nhóm một phần năm cao nhất trên tổng công ty là
2.26 (1.84) và vốn hóa thị trường thời điểm cuối năm là 170,269.85 (75.415.95) triệu đồng. Tương đồng với những bằng chứng được trình bày bởi Fama và French (1995), các công ty BM cao cho là những công ty có kết quả kinh doanh không tốt: doanh thu tăng trưởng âm với mức bình quân (median) là -0.0316 (-0.0208), tăng trưởng âm ở cả 2 chỉ số ROA với mức bình quân (median) là -0.0129 (-0.0073) và ∆MARGIN với mức bình quân
-0.018. Cuối cùng cả 2 chỉ số đo lường sự thanh khoản và đòn bẩy tài chính cùng điều chỉnh giảm dần theo thời gian.
Bảng 4.1: Bảng kết quả tỷ suất sinh lợi và chỉ tiêu tài chính
Bảng 4.1A: Các chỉ tiêu tài chính
Mean | Median | Standard deviation | Propotion with Positive Signal | |
MVE | 170,269.85 | 75,415.95 | 267,925.67 | 1.00 |
ASSETS | 736,151.21 | 358,173.00 | 1,067,099.33 | 1.00 |
BM | 2.26 | 1.84 | 1.16 | 1.00 |
ROA | 0.0345 | 0.0340 | 0.0498 | 0.8952 |
∆ROA | (0.0129) | (0.0073) | 0.0559 | 0.3627 |
∆MARGIN | (0.0180) | 0.0011 | 0.1313 | 0.5106 |
CFO | 14,940.96 | 3,054.00 | 157,978.00 | 0.57 |
∆LIQUID | (0.0013) | (0.0200) | 2.6677 | 0.4683 |
∆LEVER | (0.0026) | - | 0.0610 | 0.2570 |
∆TURN | (0.0316) | (0.0208) | 0.3993 | 0.4577 |
ACCRUAL | (0.0477) | 0.0224 | 1.5681 | 0.5958 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Tính Điểm F_Score Phân Loại Nhóm Công Ty Của Joseph Piotroski:
- Các Biến Đo Lường Tỷ Suất Sinh Lợi:
- Các Biến Đo Lường Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh:
- Bảng Hệ Số Tương Quan Giữa Tỷ Suất Sinh Lợi Loại 1 Năm, 2 Năm,
- Kết Quả Sử Dụng Phương Pháp Tính Điểm Altman Z-Score
- Hạn Chế Và Hướng Mở Rộng Của Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Bảng 4.1B: Tỷ suất sinh lợi Buy and Hold của chiến lược đầu tư vào các công ty có BM cao
Returns Mean 10th Percentile
25th Percentile
Median 75th Percentile
90th Percentile
Percent Positive
One-year returns
(0.0016) | (0.6074) | (0.4588) | (0.2494) | 0.1777 | 0.8472 | 0.3353 | |
Market-Adj | 0.0577 | (0.3541) | (0.1600) | 0.0055 | 0.1824 | 0.4212 | 0.5210 |
Two-year returns | |||||||
Raw | (0.0826) | (0.3488) | (0.2634) | (0.1353) | 0.0137 | 0.2481 | 0.2607 |
Market-Adj | 0.0382 | (0.1509) | (0.0818) | 0.0095 | 0.1119 | 0.2458 | 0.5355 |
(Nguồn: Số liệu do tác giả thu thập và tính toán)
Diễn giải các biến
MVE Giá trị thị trường của vốn cổ phần cuối năm tài chính. Giá trị thị trường được tính bởi tổng số lượng vốn cổ phần cuối năm tài chính nhân với giá cổ phiếu.
ASSETS Tổng tài sản được báo cáo vào cuối năm t.
BM Giá trị số sách của vốn cổ phần cuối năm tài chính t chia cho tổng MVE.
ROA Thu nhập ròng trước thu nhập bất thường tại năm lựa chọn danh mục chia cho tổng tài sản bắt đầu năm tài chính t.
ΔROA Chênh lệch giữa ROA năm t và năm t-1.
ΔMARGIN Chênh lệch của tỷ số tỷ suất sinh lợi năm t và năm t-1, được đo lường giữa lợi nhuận gộp ( doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán) tại năm lựa chọn danh mục đầu tư, chia cho doanh thu thuần.
CFO Dòng tiền từ hoạt động của công ty chia cho tổng tài sản bắt đầu từ năm t.
ΔLIQUID Chênh lệch giữa tỷ suất thanh toán hiện thời giữa năm thứ t và năm t-1. Tỷ số này được đo lường bằng tổng tài sản ngắn hạn chia cho tổng nghĩa vụ nợ ngắn hạn.
ΔLEVER Chênh lệch giữa đòn bẩy tài chỉnh năm t và năm t-1. Tỷ số này được tính bằng cách tổng nghĩa vụ nợ dài hạn chia cho tổng tài sản trung bình năm.
ΔTURN Chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi năm t và năm t-1. Tỷ suất này được tính dựa trên tổng doanh thu thuần chia tổng tài sản trung bình.
ACCRUAL Thu nhập ròng trước thu nhập bất thường trừ đi dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh chia cho tổng tài sản năm t.
1yr (2yr) Raw Return
Lợi nhuận từ 12 hoặc 24 tháng mua và năm giữ chứng khoán bắt đầu từ thời điểm tháng 5 sau năm tài chính. Nếu năm đó công ty hủy niêm yết thì lợi nhuận trở về bằng 0.
Market- adjusted Return
Tỷ suất sinh lợi hiệu chỉnh theo tỷ suất sinh lợi thị trường.
Bảng 4.1B trình bày tỷ suất sinh lợi 1 năm và 2 năm dưới dạng mua và nắm giữ của danh mục nhóm các công ty có chỉ số BM cao, cùng với phần trăm nhóm công ty có tỷ suất sinh lợi điều chỉnh dương trong khoản thời gian đầu tư. Tương tự như Fama và French (1992); Lakonishok, Shleifer, Vishny (1994), nhóm công ty có chỉ số BM cao có tỷ suất sinh lợi hiệu chỉnh 1 năm và 2 năm dương theo như thông tin của danh mục. Mặc dù tỷ suất sinh lợi sau hiệu chỉnh của danh mục nhóm các công ty có BM cao đều dương (mang hàm ý “chiến thắng thị trường”) và có phân phối lệch phải (mean > median) tuy nhiên trên thực tế lợi nhuận mang lại từ việc đầu tư vào danh mục này vẫn âm, tức nhà đầu tư bị lỗ (với tỷ suất sinh lợi trong 1 năm, 2 năm bình quân lần lượt là -0.0016 và -0.0826). Tỷ trọng các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi thuần < 0 ở mức cao thể hiện qua % positive trong cả 1 và 2 năm chỉ ở mức dưới 33%. Do đó xét trên góc độ đầu tư thì “chiến thắng thị trường” bằng danh mục có BM cao không đem lại một “chiến thắng thật sự” cho nhà đầu tư khi mà kết quả cuối cùng vẫn là lỗ. Mục đích của tác giả là nhằm đưa ra một phương án tối ưu hơn khi chỉ sử dụng những dữ liệu thô đơn giản có thể dễ dàng tìm ra trong các báo cao tài
chính để lọc ra được một danh mục tối ưu hơn từ rổ công ty có chỉ số BM cao.
Bất cứ một chiến lược nào mà có thể loại bỏ nhóm các công ty có lợi nhuận nằm bên trái của phân phối thống kê sẽ là một giải pháp tuyệt vời giúp gia tăng hiệu suất sinh lợi trung bình của danh mục. Một khi loại bỏ được những công ty có khả năng cho tỷ suất sinh lợi thấp, tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục đầu tư được cải thiện, đây là mục tiêu mà bất cứ nhà đầu tư danh mục nào cũng kì vọng đạt được.
4.2 PHÂN TÍCH CƠ BẢN TỶ SUẤT SINH LỢI
Bảng 4.2 sẽ chỉ ra mối tương quan giữa các chỉ tiêu lợi nhuận với các biến tính toán, bảng tổng hợp điểm F_SCORE và lợi nhuận công ty, lợi nhuận đã hiệu chỉnh. Đúng như kì vọng, điểm F_SCORE có mối quan hệ tương quan dương có ý nghĩa với cả tỷ suất sinh lợi một năm và hai năm (0.2288 và 0.3366). Hai chỉ tiêu đặc biệt quan trọng có ý nghĩa giải thích nhất là ROA và CFO đều tương quan dương với tỷ suất sinh lợi hiệu chỉnh 1 năm (0.1595 và 0.0245). Điều này chứng tỏ, các công ty có các chỉ số ROA và CFO tăng tốt theo các năm thì sẽ có điểm F_SCORE càng cao, đồng thời, tương quan dương với tỷ suất sinh lợi còn thể hiện các công ty có điểm F_SCORE cao sẽ cho tỷ suất sinh lợi một năm và hai năm cao tương ứng. Một quan sát thú vị khác là điểm F_SCORE có tương quan ngược chiều với hai biến ∆LEVER và ACCRUAL. Tương quan âm giữa điểm F_SCORE và
∆LEVER cho thấy các công ty có gia tăng đòn bẩy theo các năm thì tương ứng sẽ có điểm F_SCORE thấp dần, đồng nghĩa với việc gia tăng rủi ro và tính bất ổn của tỷ suất sinh lợi. Trong khi đó, tương quan âm giữa điểm F_SCORE và biến ACCRUAL cho thấy các công ty có điểm càng cao thì lợi nhuận chưa chuyển thành tiền của công ty càng giảm.
Bảng 4.3 cho thấy tỷ suất sinh lợi danh mục đầu tư theo chiến lược đã chọn. Bảng 4.3A đưa ra tỷ suất sinh lợi hiệu chỉnh 1 năm, lặp lại cách làm tương tự trong bảng 4.3B cho tỷ suất sinh lợi 1 năm công ty và bảng 4.3C là tỷ suất sinh lợi hiệu chỉnh 2 năm.
Hầu hết các quan sát đều tập trung ở nhóm điểm F_SCORE từ 3 đến 7, điều này chỉ ra rằng một số lượng rất lớn các công ty có dấu hiệu thành quả tài chính mâu thuẫn. Có nghĩa là công ty có những chỉ tiêu tài chính xấu nhưng lại cho một vài những chỉ tiêu tài chính khác tốt, làm điểm xếp hạng công ty rơi trong phân nhóm trung bình từ 3 đến 7. Trong khi đó, số lượng các công ty có điểm cao và thấp tương ứng với tình hình tài chính tốt và xấu một cách rõ rang thì khá thấp. Theo thống kê có 26 quan sát thuộc nhóm công ty có điểm F_SCORE cao (điểm 8 và 9) trong khi chỉ có 17 quan sát thuộc nhóm công ty có điểm F_SCORE thấp (điểm 1 và 2).
Kết quả nổi bật ở Bảng 4.3 là mối quan hệ dương giữa điểm F_SCORE và tỷ suất sinh lợi. Theo như bảng 4.3A, nhóm các công ty có điểm F_SCORE cao có thành quả nội bật hẳn so với nhóm công ty có điểm F_SCORE thấp, tỷ suất sinh lợi trung bình của nhóm điểm cao là 0.2021 so với nhóm điểm thấp là -0.25773. Chênh lệch tỷ suất sinh lợi trung bình lên đến 45.9% với mức ý nghĩa 1% (độ tin cậy 99%) ở cả 2 phương thức kiểm định từ kết quả thử nghiệm bootstrapping và phương pháp kiểm định t-statistic truyền thống.