Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


NGUYỄN THỊ TÂM


ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở HÀ TÂY


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây - 1

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


NGUYỄN THỊ TÂM


ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở HÀ TÂY


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 5.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THANH PHỐ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có ý nghĩa, tác dụng to lớn và toàn diện, song cũng không kém phần khó khăn phức tạp. Để sự nghiệp CNH, HĐH thành công cần phải có các điều kiện như vốn, nguồn nhân lự, tiềm lực khoa học và công nghệ... trong các điều kiện đó, NNL đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy đầu tư cho phát triển NNL được coi là “chìa khoá" của tăng trưởng và phát triển. Vận dụng lý luận vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH, HĐH" và phát triển giáo dục đào tạo không chỉ là "Động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH mà còn là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững " [17, tr.108 - 109].

Giải quyết vấn đề NNL trong quá trình CNH, HĐH bao gồm nhiều nhiệm vụ trong đó, có nhiệm vụ đào tạo và sử dụng NNL. Nhiệm vụ này vừa là nhiệm vụ chung của cả nước, vừa là nhiệm vụ của mỗi địa phương.

Cũng như các địa phương khác, Hà Tây trong thời gian qua đã và đang có những cố gắng giải quyết vấn đề đào tạo và sử dụng NNL và đã thu được kết quả nhất định. Song cho đến nay về cơ cấu; chất lượng đào tạo và sử dụng NNL chưa đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Tình trạng vừa thừa vừa thiếu NNL trong sử dụng luôn xảy ra.

Để góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn và tìm những lời giải khoa học đối với việc đào tạo và sử dụng NNL phục vụ tốt quá trình


CNH, HĐH ở Hà Tây. Tôi chọn đề tài: “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây” nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

2. Tình hình nghiên cứu

Vấn đề NNL đối với CNH, HĐH cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học, nhiều cuốn sách, bài báo nghiên cứu và đăng tải, dưới đây là một số công trình tiêu biểu:

- Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

- Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Phan Xuân Dũng, Tạp chí Cộng sản, tháng 9/1997.

- Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của giáo sư, tiến sĩ Phạm Minh Hạc, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế của tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Lý luận chính trị, 8/2002.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của tác giả Mai Quốc Chánh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

- Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991.

Tuy nhiên, do nội hàm của vấn đề quá rộng và phức tạp nên chưa thể coi những công trình nghiên cứu nói trên là đầy đủ và hoàn thiện, các giải pháp đưa ra còn rất chung chưa thể coi là hoàn toàn thích hợp khi vận dụng ở Hà Tây. Xung quanh vấn đề đào tạo và sử dụng NNL ở Hà Tây tuy đã được nghiên cứu và được thể hiện trong một số công trình và bài báo nhưng chưa


nhiều và chưa nghiên cứu một cách hệ thống đầy đủ với tư cách như một đề tài mang tính độc lập.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích của luận văn:

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH, đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH trong thời gian tới ở Hà Tây.

* Nhiệm vụ của luận văn:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về NNL, đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH.

- Phân tích thực trạng đào tạo và sử dụng NNL ở Hà Tây thời gian qua.

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH thời gian tới ở Hà Tây.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn lấy việc đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH làm đối tượng nghiên cứu.

* Phạm vi nghiên cứu:

Lấy Hà Tây làm không gian nghiên cứu và giới hạn về thời gian khảo sát từ 1996 đến nay.

Các giải pháp đề cập trong luận văn là những giải pháp cơ bản nhìn từ góc độ kinh tế chính trị.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:


Lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và các lý thuyết kinh tế hiện đại về NNL, về đào tạo và sử dụng NNL.

* Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng việc sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp trìu tượng hoá, phương pháp phân tích và tổng hợp. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thống kê định lượng so sánh v.v.

6. Đóng góp và ý nghĩa của luận văn.

* Đóng góp của luận văn:

- Góp phần làm rõ thêm những cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH.

- Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Hà Tây.

* Ý nghĩa của luận văn:

- Kết quả của luận văn góp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch định sự phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH ở Hà Tây.

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn Kinh tế chính trị trong các trường Đại học và Cao đẳng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 7 tiết.


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chương 2: Thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây .

Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời gian tới ở Hà Tây

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO

VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

I.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Công nghiệp hoá, là một quá trình tất yếu của lịch sử phát triển xã hội. Các nước công nghiệp trên thế giới đều đã trải qua quá trình CNH ở những thời điểm khác nhau với qui mô, tốc độ khác khác nhau, trong những điều kiện lịch sử KT - XH khác nhau. Xét về mặt lịch sử thì CNH là quá trình diễn ra trước HĐH, nhưng trong thời đại ngày nay luôn có sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau, hai quá trình này không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Về mặt thuật ngữ cho thấy HĐH là làm thay đổi trạng thái kỹ thuật - công nghệ và kinh tế đạt trình độ của thời đại ngày nay Nói cách khác, HĐH nền kinh tế quốc dân là làm cho kỹ thuật và công nghệ sản xuất cũng như cơ cấu kinh tế của đất nước đạt được ngang với trình độ của thời đại, đây chính là khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của HĐH. Tuy nhiên, HĐH không phải chỉ như vậy mà còn bao hàm cả khía cạnh xã hội, gắn với quá trình xây dựng một xã hội văn


minh. Như vậy, quá trình kinh tế - kỹ thuật và quá trình KT - XH có quan hệ biện chứng với nhau. Quá trình kinh tế kỹ thuật tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện nội dung của quá trình KT - XH và đến lượt mình quá trình KT

- XH lại góp phần tạo nên động lực cho việc thực hiện quá trình kinh tế kỹ thuật. Sự phát triển CNH hiểu theo nghĩa đầy đủ hơn còn là quá trình xây dựng và phát triển văn hoá trong đó phát triển con người và nguồn lực con người là nội dung cốt lõi.

Ở nước ta, một nước tiến hành CNH sau, nên CNH phải gắn liền với HĐH, bởi lẽ trong thời đại ngày nay nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật: cuộc cách mạng công nghiệp và hiện nay là cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại này đã dẫn tới sự thay đổi về chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Là nước tiến hành công nghiệp sau nên chúng ta không thể thực hiện theo mô hình CNH phát triển theo kiểu tuần tự như các nước đi trước, nghĩa là tiến hành với nội dung căn bản là cơ khí hoá các ngành của nền kinh tế rồi mới tiến hành HĐH. Vả lại khi thực hiện cơ khí hoá cũng không thể sử dụng máy móc được sản xuất trước đây mà phải sử dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến. Với ý nghĩa trên Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và Đại hội Đảng lần thứ IX, nhấn mạnh về con đường CNH rút ngắn đáng kể về thời gian, vừa có bước đi tuần tự vừa có bước nhảy vọt, muốn vậy CNH phải gắn liền với HĐH. Đảng ta quan niệm CNH, HĐH là: "Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý KT - XH từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ và phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao" [14, tr. 80].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023