Thực Trạng Xây Dựng Kế Hoạch Đào Tạo Nhân Lực Tại Ủy Ban


+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho công chức viên chức nắm chức vụ lãnh đạo, quản lý: Do nhóm đối tượng này là những người sẽ nắm chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tương lai nên sẽ chỉ tập trung đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến quản lý nhà nước theo chương trình chuyên viên cao cấp. Đối với đối tượng cán bộ quản lý phòng, ban sẽ được cử đi bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kế cận cấp cao.

Bảng 2.6. Nhu cầu đào tạo nhân lực tại Ủy ban dân tộc



STT


Chỉ tiêu

2018

2019

2020

SL

Tỷ lệ

(%)

SL

Tỷ lệ

(%)

SL

Tỷ lệ

(%)

1

Đào tạo trình độ ngoại ngữ

0


0


0


2

Đào tạo trình độ tin học

0


0


70

12,28

3

Đào tạo kiến thức, kỹ năng

quản lý nhà nước

0




100

17,54


4

Đào tạo kiến thức quản lý

chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ


0





50


8,77

5

Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

100

23,81

200

41,67

150

26,32

6

Đào tạo trung cấp lý luận chính

trị

100

23,81

200

41,67

150

26,32

7

Đào tạo cao cấp lý luận chính trị

0




50

8,77

Tổng

200

47,62

400

83,34

570

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ)

Nhu cầu đào tạo công chức viên chức trong Ủy ban ngày càng lớn nhưng công tác xác định nhu cầu đào tạo chưa qua điều tra, khảo sát thực tế toàn bộ cán bộ của Ủy ban mà chỉ dựa trên bảng thống kê, tổng hợp của các phòng ban có nhu cầu. Trong đó các số liệu thống kê được chỉ thể hiện số lượng công chức viên chức chưa đáp ứng đủ yêu cầu về bằng cấp, kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà chưa nêu cụ thể nghiệp vụ


nào cần đào tạo, số lượng đào tạo là bao nhiêu, cấp độ kiến thức cần đào tạo nào… Điều đó lại càng khó khăn hơn nếu muốn biết nhu cầu đào tạo của từng phòng ban, chuyên ngành hoặc nhu cầu của một công chức viên chức về những kỹ năng nghiệp vụ khác. Bởi vậy, các khóa đào tạo của Ủy ban vẫn còn nhiều chắp vá, chưa được hoàn thiện và đảm bảo được tính liên tục, dẫn đến hiệu quả đào tạo bị hạn chế.

Đội ngũ công chức tại Ủy ban có trình độ chất lượng cao và đang cần được cải thiện qua các năm để phù hợp với sự biến động của môi trường để thích nghi và tồn tại. Các vị trí quan trọng, có tính quyết định trong Ủy ban đều là công chức có trình độ đại học và trên đại học nắm giữ. Bên cạnh đó, một số bộ phận không đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ quá cao thì lực lượng công chức thường có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp. Tuy nhiên đều được kiểm tra tay nghề bài bản mới được tuyển dụng vào Ủy ban.

2.2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực tại Ủy ban

Trong giai đoạn 2018-2020, Ủy ban xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ, công chức theo quyết định 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức lý luận chính trị, chuyên môn, quản lý nhà nước, pháp luật, nghiệp vụ công tác Đảng, mặt trận tổ quốc, đoàn thể, tin học văn phòng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ kiến thức đúng theo chức trách đảm nhiệm và năng lực thực hiện công vụ. Để xây dựng được kế hoạch đào tạo cụ thể, Ủy ban tổ chức thực hiện theo quy trình gồm các 3 bước cơ bản:

Hình 2 2 Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo tại Ủy ban dân tộc Nguồn Vụ 1

Hình 2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo tại Ủy ban dân tộc

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ)


2.2.2.1 Xác định mục tiêu đào tạo

Đào tạo là một quá trình không thể thiếu cho sự tồn tại phát triển của một tổ chức nói chung, cho cá nhân từng nhân lực trong tổ chức nói riêng. Cũng vì lẽ đó, hàng năm Ủy ban Dân tộc luôn có các lớp tập huấn kỹ năng cho cán bộ, nhân viên của Ủy ban.

Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đào tạo, bồi dưỡng 100% cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn có trình độ tốt nghiệp trung học trở lên, có trình độ chuyên môn từ sơ cấp đến trung cấp và được đào tạo tin học văn phòng để phục vụ công tác. Phấn đấu đến hết năm 2020, 70-80% cán bộ, công chức tốt nghiệp trung học phổ thông; 80- 90% cán bộ chuyên trách và công chức chuyên môn đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; 100% cán bộ chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước từ trình độ sơ cấp đến trung cấp.

Quyết định nêu rõ, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải đảm bảo yêu cầu sát với chức năng, nhiệm vụ, hoạt động thực thi công vụ của từng đối tượng cụ thể; chú trọng đào tạo văn hóa, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước ở lĩnh vực mà công chức đang đảm nhiệm, không đào tạo, bồi dưỡng tràn lan. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở.

2.2.2.2 Xác định đối tượng đào tạo

Ủy ban căn cứ vào kế hoạch đào tạo ban đầu và dựa vào mục tiêu, nhu cầu của từng khóa học cụ thể để lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp. Theo Quyết định về việc ban hành Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và Tài liệu giảng dạy nghiệp vụ cho các nhóm công chức viên chức thì các nhóm đối tượng đào tạo của Ủy ban được xác định như sau:

- Đào tạo chuyên môn cho nhóm công chức viên chức gồm các cán bộ viên chức đang đảm nhận công việc tại các phòng ban đã có thời gian làm việc nhưng chưa qua đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn.

- Đào tạo nhóm công chức viên chức làm công tác lãnh đạo, quản lý gồm công chức viên chức làm việc tại các vị trí lãnh đạo nằm trong quy hoạch nguồn.


Trước khi đề án được phê duyệt, Ủy ban chưa xác định được rõ đối tượng đào tạo mà chỉ được lựa chọn sau khi phát sinh nhu cầu thực tiễn về đào tạo. Chẳng hạn, khi xuất hiện các nội dung nghiệp vụ cần bổ sung, cập nhật mới xuất hiện đối tượng đào tạo. Do vậy, các đối tượng được triệu tập thường không biết trước kế hoạch dẫn đến bị động trong quá trình dạy và học. Bên cạnh đó, việc triệu tập người học được Ủy ban thực hiện bằng cách gửi công văn đi các phòng ban căn cứ vào nội dung tổ chức lớp học để cử công chức viên chức của mình tham gia. Điều này không tránh khỏi việc đối tượng được cử đi không phù hợp hoặc một đối tượng được cử đi cho tất cả các khóa học. Nguyên nhân là do nhận thức chủ quan từ phía phòng ban: luân phiên cử người chưa được đi đào tạo tham gia hoặc cử người đảm nhiệm ít trách nhiệm đi học…. Việc xác định rõ được các nhóm đối tượng đào tạo nêu trên sẽ góp phần giải quyết bất cập về việc sai đối tượng hay chồng chéo đối tượng, từ đó nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Trong quá trình thực hiện, Ủy ban cần cụ thể hóa các đối tượng nhằm tránh nhầm lẫn cho các đơn vị quản lý công chức viên chức.

2.2.2.3 Xây dựng nội dung đào tạo

Trong giai đoạn 2018-2020, Ủy ban đã xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 10 lớp với 2 nhóm đối tượng khác nhau với dự kiến 1.270 lượt người tham gia. Số lượng đào tạo, bồi dưỡng không tăng đều, tăng qua các năm nhưng tăng vọt trong năm 2020, năm 2020 số lượt người đào tạo được tăng gần 2 lần so với năm 2019 cho thấy Ủy ban quyết tâm đạt được mục tiêu 100% cán bộ chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước từ trình độ sơ cấp đến trung cấp.


Bảng 2.7. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ủy ban dân tộc



STT


Lớp đào tạo

2018

2019

2020

Số

lớp

SL

Tỷ lệ

(%)

Số

lớp

SL

Tỷ lệ

(%)

Số

lớp

SL

Tỷ lệ

(%)

1

Lớp đào tạo sơ cấp lý

luận chính trị

1

200

47,62

1

200

41,67

1

150

26,32

2

Lớp đào tạo trung cấp

lý luận chính trị

1

100

23,81

2

200

41,67

1

150

26,32

3

Lớp đào tạo cao cấp

lý luận chính trị







1

50

8,77

4

Lớp nâng cao trình

độ quản lý nhà nước







1

150

26,32

5

Lớp đào tạo tin học







1

70

12,27

Tổng cộng

02

300

71,43

03

400

83,34

05

570

100

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ)

Tổ chức 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng cùng nhiều nội dung khác nhau, góp phần nâng cao chất lượng công chức viên chức trên nhiều lĩnh vực, nhằm đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các lớp đào tạo của Ủy ban chưa duy trì được tính liên tục: chỉ có 01 lớp đào tạo tin học, chưa có lớp đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ hay tiếng dân tộc thiểu số.

Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản, cập nhật những kiến thức mới về quản lý, điều hành công tác cho công chức viên chức giữ vị trí lãnh đạo, quản lý Ủy ban cũng liên tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận và nghiệp vụ cho nhóm đối tượng này. Qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng mềm cho công chức viên chức làm công tác lãnh đạo, quản lý, góp phần xây dựng thái độ và hành vi làm việc phù hợp với từng vị trí chức danh lãnh đạo. Cụ thể kết quả đạt được như sau:


Bảng 2.8. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Ủy ban dân tộc



STT


Lớp đào tạo

2018

2019

2020

Số lớp

Số lượng

Số lớp

Số lượng

Số lớp

Số lượng

1

Lớp đào tạo sơ cấp lý

luận chính trị

1

140

1

182

1

150

2

Lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị

1

70

2

130

1

150


3

Lớp đào tạo cao cấp lý luận chính trị


0



0



1


50

4

Lớp nâng cao trình độ quản lý nhà nước

0


0


1

150

5

Lớp đào tạo tin học





1

70

Tổng cộng

02

210

03

312

05

570

(Nguồn: Ủy ban Dân tộc)

Giai đoạn 2018-2020 Ủy ban đã tổ chức 3 lớp bồi dưỡng cho 1.092 lượt người. Về số lượng đào tạo, bồi dưỡng những năm qua tuy không tăng đều nhưng có dấu hiệu tăng mạnh trong năm 2020 thể hiện sự đi lên trong công tác đào tạo của Ủy ban. Mặc dù vậy, so với nhu cầu đào tạo đang ngày một gia tăng đặt ra thách thức lớn với Ủy ban trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, đội ngũ giảng viên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.

Nhìn chung, Ủy ban xây dựng kế hoạch đào tạo khá chủ quan do dựa hoàn toàn vào thông tin các phòng ban cung cấp mà không thông qua tiến hành điều tra khảo sát thực tế. Bên cạnh đó, cuộc họp với các phòng ban liên quan để thống nhất kế hoạch sẽ làm thay đổi rất nhiều bản kế hoạch dự thảo ban đầu. Nguyên nhân là vì nguồn kinh phí đào tạo của Ủy ban do Ngân sách phân bổ từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi


dưỡng nên khá hạn chế. Khả năng cao là kế hoạch sẽ phải thu hẹp, dựa trên kinh phí được phân bổ, vì thế nội dung chương trình đào tạo bị sàng lọc, hạn chế, chỉ lựa chọn nội dung nào cần thiết nhất để đưa vào chương trình đào tạo. Ngoài ra, tuy Ủy ban trực tiếp xây dựng kế hoạch thực hiện nhưng phải thông qua Vụ Tổ chức cán bộ. Và để kế hoạch có tính khả thi phải xây dựng dựa trên tiềm lực thực sự của Ủy ban bao gồm các khía cạnh về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên…. Chính vì vậy, kế hoạch của Ủy ban thường bị động và chưa phản ánh được thực tế nhu cầu đào tạo mà chỉ có thể thỏa mãn phần nào nhu cầu đào tạo.

Để đạt được mục tiêu 100% cán bộ chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị từ trình độ sơ cấp đến trung cấp, bên cạnh việc mở các lớp đào tạo chuyên môn, Ủy ban tập trung xây dựng, bám sát nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cơ bản theo Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình Sơ cấp lý luận chính trị. Tài liệu do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành.


Hộp 2 1 Ví dụ nội dung đào tạo sơ cấp lý luận chính trị Hướng dẫn số 2


Hộp 2.1. Ví dụ nội dung đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

(Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW)

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí