Không đánh giá người học, đánh giá chương trình đào tạo một cách đầy đủ sau mỗi khóa thì sẽ dẫn đến thiếu thông tin và cơ sở để đánh giá sự thay đổi của người học về kết quả công việc, thái độ làm việc, tinh thần trách nhiệm… Do đó, ban lãnh đạo Ủy ban cần phải có các giải pháp và phương hướng khắc phục những bất cập trên để ngày càng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo để chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ đáp ứng kịp thời cho những yêu cầu mới.
2.2.4.2Năng lực thực hiện công việc sau đào tạo
Ủy ban Dân tộc cho biết, hiệu quả đào tạo được thể hiện rõ nhất là công chức viên chức sau khóa học đã được giải đáp những vướng mắc trong quá trình làm việc của bản thân, từ đó vận dụng giải quyết công việc nhanh hơn, chất lượng hơn và có thể hướng dẫn cho đối tượng cán bộ cấp cơ sở chi tiết hơn, rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, qua đào tạo công chức viên chức hiểu rõ hơn về chuyên môn mình làm việc nên tinh thần làm việc được nâng cao, tinh thần đoàn kết nội bộ được cải thiện. Ngoài ra, có thể nhìn thấy rõ công chức viên chức sau khóa đào tạo tự tin hơn, chủ động hơn trong giao tiếp công việc và do đó có kết quả công tác chuyên môn tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn số ít công chức viên chức được cử đi học nhưng không có thay đổi gì trong công việc và giao tiếp.
Khi hỏi về tỷ lệ công chức viên chức có sáng kiến thay đổi lề lối, cách thức làm việc, lãnh đạo cho biết tỷ lệ này khá thấp. Nguyên nhân là do việc đánh giá hiệu quả đào tạo qua năng suất, chất lượng và hiệu quả của công tác chuyên môn cần phải có một thời gian nhất định. Đó là quá trình người học phải chủ động vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời kết hợp quá trình đào tạo với quá trình tự học của bản thân, học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Nếu người học không biết kết hợp quá trình đào tạo và tự đào tạo của bản thân thì không thể nâng cao được năng lực chuyên môn, không phát huy được kết quả học tập vào thực tế, càng không thể có phát minh, sáng kiến mới trong công việc.
2.2.4.3Kết quả đào tạo
Trước năm 2018, Ủy ban có trên 400 cán bộ; trong đó, trình độ lý luận chính trị: sơ cấp 8,57%, trung cấp 22,86%... Trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị; quản lý hành chính... của cán bộ, công chức còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Từ nguồn ngân sách chính phủ dành cho bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Ủy ban dân tộc, Nhà nước đã đầu tư gần 2 tỷ đồng để thực hiện 10 khóa đào tạo trong 3 năm (2018-2020). Qua đó hơn 1.000 lượt cán bộ được tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu xoay quanh việc nâng cao năng lực cán bộ... Qua đào tạo, nhận thức của cán bộ cơ sở đã có những chuyển biến tích cực: Từ chỗ không hiểu thế nào là dự án; quyền và trách nhiệm của cán bộ trong việc giám sát thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh/thành phố đến nay đa số cán bộ nắm được chủ trương đường lối của Đảng, chính sách Nhà nước về việc phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng dân tộc và miền núi; cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình 135/CP; quản lý dự án đầu tư, giám sát, đánh giá, báo cáo tổng hợp thanh quyết toán vốn...
150 lượt cán bộ tham gia lớp nâng cao trình độ quản lý nhà nước đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tín dụng, mô hình xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng trong việc lãnh đạo nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất. Đồng thời phối hợp cùng các cơ quan chức năng giám sát thi công xây dựng hạ tầng cơ sở; triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn có hiệu quả. Được sự hướng dẫn kỹ thuật canh tác của cán bộ cơ sở, cũng như hỗ trợ về vốn, giống, phân bón... của Nhà nước, cán bộ Ủy ban dân tộc đã trực tiếp tới tận nơi để hỗ trợ nhân dân một số xã: Chiềng Sơ, Luân Giói, Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông; Pú Nhung, huyện Tuần Giáo để phát triển cây đậu tương thành hàng hoá, hàng năm bán ra thị trường hàng nghìn tấn đậu tương góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Đào Tạo Nhân Lực Ở Ủy Ban Dân Tộc
- Thực Trạng Xây Dựng Kế Hoạch Đào Tạo Nhân Lực Tại Ủy Ban
- Ý Kiến Đánh Giá Của Công Chức, Viên Chức Ủy Ban Về Mức Độ Phù Hợp Giữa Nội Dung Đào Tạo Sơ Cấp Lý Luận Chính Trị Với Yêu Cầu Công
- Giải Pháp Hoàn Thiện Đào Tạo Nhân Lực Tại Ủy Ban Dân Tộc
- Hoàn Thiện Tổ Chức Đào Tạo Nhân Lực Tại Ủy Ban
- Đào tạo nhân lực tại Ủy ban Dân tộc - 12
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong 3 năm qua đem lại hiệu quả thiết thực. Những năm qua, trình độ năng lực công tác của đội ngũ cán bộ nâng lên một bước, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm nhiệm vụ góp phần nâng cao hiệu quả công tác hệ thống chính trị cơ sở, đảm bảo quốc phòng, an ninh; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân lực tại Ủy ban Dân tộc
2.3.1 Nhân tố chủ quan
2.3.1.1 Đặc điểm của đội ngũ công chức, viên chức Ủy ban Dân tộc
Công chức viên chức Ủy ban Dân tộc có thể đông về số lượng, đa dạng về ngành nghề được đào tạo, trình độ đào tạo không đồng đều, kiến thức cơ bản được đào tạo có sự khác biệt khá lớn và hậu hết công chức viên chức thiếu kiến thức cơ bản về chuyên môn. Thực trạng này là thách thức lớn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng khi năng lực của Trường khá hạn chế.
- Về số lượng: Theo số liệu thống kê của Vụ Tổ chức cán bộ, số lượng công chức viên chức khi mới chỉ là cơ quan công tác dân tộc năm 1946 là 15 cán bộ, tuy nhiên với sự lãnh đạo của Trung ương đến năm 1998 Ủy ban Dân tộc và Miền núi kiện toàn tổ chức, nâng tổng số cán bộ công chức viên chức lên 154 cán bộ, cho đến nay, một chặng đường 75 năm lịch sử, Ủy ban đã tăng số lượng cán bộ công chức viên chức lên đến 570 người, gấp hơn 3 lần so với năm 1998. Những năm tới, dự kiến sẽ tuyển số lượng cán bộ công chức viên chức mới vào Ủy ban mỗi năm khoảng 20-30 người. Đây cũng chính là thách thức lớn đối với công tác đào tạo của Ủy ban.
- Cơ cấu độ tuổi của cán bộ công chức viên chức trong Ủy ban còn khá trẻ, ở cả 3 cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Theo thống kê của Vụ Tổ chức cán bộ, tính đến 31/12/2020, tỷ lệ nhân lực dưới 30 tuổi chiếm 37,6%, từ 30-50 tuổi chiếm 54,2%, từ trên 50 tuổi chiếm 8,2%. Đây là một điều kiện thuận lợi trong công tác đào tạo vì cơ cấu như trên sẽ giúp cho công chức viên chức trẻ có nhiều điều kiện hơn để tham gia các khóa đào tạo và nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tốt hơn từ những cán bộ ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, về lâu dài đây là một thách thức cho công tác đào tạo trong việc nâng cao trình độ cho thế hệ kế tiếp.
- Cơ cấu về trình độ đào tạo của đội ngũ công chức viên chức trong Ủy ban không đồng đều. Theo thống kê từ Vụ tổ chức cán bộ tính đến hết năm 2020 (Bảng 2.3 và 2.4), công chức viên chức có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 77,85% (tương đương 304 người) và 6,1% (35 người) gồm rất nhiều loại hình đào tạo như chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo từ xa, vừa học vừa làm và chủ yếu tập trung tại các tỉnh và thành phố lớn. Tiếp đến là số công chức viên chức có trình độ trung cấp chiếm khoảng 5%, đây là nhóm đối tượng nhân lực cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn mới có thể đáp ứng nhiệm vụ được giao. Số công chức viên chức có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 7,5%, chủ yếu làm công tác lãnh đạo, quản lý. Cơ cấu trình độ đào tạo không đồng đều gây khó khăn cho việc xây dựng nội dung đào tạo phù hợp với cùng một nhóm đối tượng nhưng có trình độ khác nhau.
- Về cơ cấu ngành nghề: Nhân lực trong Ủy ban có ngành nghề đào tạo rất đa dạng. Mặc dù được đào tạo các chuyên ngành khác nhau tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nhưng so với yêu cầu thì phần lớn công chức viên chức cần được đào tạo, đào tạo lại để bổ sung kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
2.3.1.2Quan điểm của lãnh đạo Ủy ban về đào tạo nhân lực
Sự quan tâm, phối hợp của Ủy ban (nơi quản lý, sử dụng công chức viên chức) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác đào tạo.
Khi Ủy ban có chính sách đãi ngộ tốt đối với công chức viên chức như hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại khi cử họ đi đào tạo, biểu dương, khen thưởng khi họ đạt kết quả cao sau khóa học….sẽ tạo tâm lý yên tâm, phấn khởi cho công chức viên chức, sẵn sàng tham gia đào tạo và đào tạo mang lại hiệu quả cao.
Căn cứ vào kế hoạch tổ chức lớp, Ủy ban gửi công văn triệu tập người học đến các cơ sở đào tạo. Ủy ban căn cứ vào nội dung đào tạo và tình hình công việc của tổ chức để cử công chức viên chức tham gia khóa học. Vì vậy rất cần sự quan tâm, phối hợp của các phòng ban bởi khối lượng công việc của công chức viên chức ở các phòng ban riêng là khá lớn, việc cử một vài người đi học trong một vài tuần, hoặc một vài
tháng sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải quyết công việc của tổ chức. Do đó, để có thể cử đúng số lượng, đúng đối tượng đào tạo là việc làm khó khăn cần đến sự quan tâm, phối hợp của Ủy ban.
2.3.1.3 Nhận thức của cán bộ Ủy ban Dân tộc đối với đào tạo
Hiện nay, một số bộ phận công chức viên chức có nhận thức chưa tốt về công tác đào tạo, trong đó có cả công chức viên chức làm công tác tổ chức cán bộ ở các đơn vị cấp Xã, Phường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các khâu lựa chọn đối tượng cử đi đào tạo, bố trí, sắp xếp công việc sau đào tạo. Bên cạnh đó, một số cá nhân chưa coi trọng việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, coi việc tham gia khóa học là một chuyến tham quan. Vì thế xảy ra những trường hợp không tập trung nghe giảng, không tham gia thảo luận, chưa kể những trường hợp trốn học, trốn tiết. Bản thân một só cán bộ lãnh đạo không tham gia đầy đủ các buổi học vì bận giải quyết công việc cơ quan. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả đào tạo. Dù đầu tư rất lớn về kinh phí, có cơ sở đào tạo thuận lợi, có đội ngũ giảng viên tốt, có giáo trình, tài liệu chuẩn nhưng không thay đổi được nhận thức của người học theo hướng tích cực thì công tác đào tạo vẫn chưa tìm được lối thoát.
Chúng ta muốn nâng cao hiệu quả công tác đào tạo thì bản thân mỗi đơn vị phải coi trọng công tác đào tạo vận động, khuyến khích công chức viên chức tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời bản thân mỗi công chức viên chức phải nhận thức sâu sắc rằng do quá trình phát triển của xã hội, của công nghệ, yêu cầu công việc ngày càng cao, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự rèn luyện, bổ sung những kiến thức thiếu và cập nhật những kiến thức mới có như vậy mới không bị tụt hậu.
2.3.1.4 Kinh phí dành cho đào tạo nhân lực tại Ủy ban
Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo luôn được Ủy ban quan tâm, hàng năm, nguồn kinh phí dành riêng cho đào tạo của Ủy ban đều lên đến hàng tỷ đồng. Điều này thể hiện sự chú trọng của Ủy ban trong việc đầu tư nguồn lực cho đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, với số lượng cán bộ công chức viên chức khá lớn, đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến dân tộc thiểu số chưa được phổ biến, chưa có nhiều đơn vị đào tạo có thể đáp ứng được nhu cầu của Ủy ban, nên hầu hết các khóa
đào tạo về kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên môn đòi hỏi phải được cử đi đào tạo hoặc triển khai tại các nước phát triển đã có kinh nghiệm trong việc cải thiện đời sống khu vực có nhiều dân tộc thiểu số. Các khóa đào tạo này rất tốn kém về chi phí đào tạo, chi phí đi lại, và các chi phí sinh hoạt của người học. Có thể nói đối với các tổ chức trong nước, các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác thì nguồn kinh phí đào tạo của Ủy ban là khá lớn, tuy nhiên so với các Ban Dân tộc ở các nước trên thế giới, thì nguồn kinh phí đào tạo của Ủy ban vẫn còn khá hạn chế.
2.3.2 Nhân tố khách quan
2.3.2.1 Chính sách của Nhà nước về đào tạo nhân lực
Các chính sách hỗ trợ đào tạo của Nhà nước cho nhân lực làm công tác dân tộc trong những năm qua có quan tâm, có phân ra từng nhóm đối tượng để hỗ trợ, nhưng mức hỗ trợ còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của cán bộ công chức viên chức trong Ủy ban. Với mục tiêu nhất quán nhằm tạo sự thay đổi, chuyển biến tích cực về số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác thông qua hoạt động đào tạo, xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ, phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ, phục vụ nhân dân góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Nếu Nhà nước đưa ra những chính sách hoàn thiện hơn qua các thời kỳ, từ việc xác định đối tượng, yêu cầu, nội dung, hình thức đào tạo…thì đội ngũ công chức viên chức của Ủy ban sẽ đáp ứng được tốt hơn nữa các yêu cầu trong thực thi công vụ. Đội ngũ cán bộ của Ủy ban hiện nay đa phần là những người có năng lực, trình độ, có tinh thần trách nhiệm, kỉ luật, lòng quyết tâm trong công việc. Vì vậy khá nhanh nhạy trong tiếp nhận các chính sách mới và nhanh chóng thực hiện chính sách đào tạo một cách có hiệu quả.
2.3.2.2 Đặc điểm dân tộc của quốc gia
Tất cả nhân lực tại Ủy ban đều thuộc nhóm dân tộc thiểu số, vì vậy nhận thức, hiểu biết xã hội và kỹ năng sống của phần lớn cán bộ Ủy ban được hình thành chủ yếu qua tích lũy kinh nghiệm từ các hoạt động sản xuất, đời sống và được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác trong phạm vi một dòng họ, một cộng đồng,
một dân tộc cụ thể. Tuy nhiên, khả năng hội nhập quốc tế và trong nước còn rất hạn chế, kỹ năng sống chưa được hoàn thiện và phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, gây rào cản về phát triển đội ngũ cán bộ công chức viên chức thuộc dân tộc thiểu số.
Mỗi dân tộc có những đặc điểm khác nhau tùy điều kiện địa bàn cư trú, đặc điểm về văn hóa, lễ hội truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo khác biệt, như Tết Chôl Chnam Thmây, Lễ Sên Đôn- Ta, hội đua Ghe Ngo của người Khơ Me, Tết Ka Tê, Ramưwan của người Chăm, Tết Mông, Lễ hội sải sán, Gầu Tào….của người H’Mông. Việc tham gia các sinh hoạt cộng đồng là một nhu cầu về đời sống tinh thần không thể thiếu của đồng bào. Kèm theo đó là các vấn đề kiêng kị theo quy định của các tín ngưỡng, tôn giáo của từng dân tộc… vấn đề này sẽ trở thành một trở ngại khi cán bộ Ủy ban dân tộc tham gia làm việc trong các môi trường, các vị trí công việc đòi hỏi tính liên tục về thời gian với yêu cầu về ý thức kỷ luật cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo nhân lực của Ủy ban.
2.4. Đánh giá chung về đào tạo nhân lực tại Ủy ban Dân tộc
2.4.1 Kết quả đạt được
Cùng với sự đổi mới toàn diện, sâu sắc các hoạt động của mình, Ủy ban đã xác định mục tiêu dài hạn là không ngừng nâng cao chất lượng công chức viên chức của Ủy ban. Chính nhờ sự quan tâm, chú trọng của ban lãnh đạo Ủy ban mà đào tạo công chức viên chức đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, từng bước thực hiện được mục tiêu về nhân lực trong chiến lược phát triển của Ủy ban trong các năm tới.
Về cơ bản, công tác đào tạo của Ủy ban đã đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực, bổ sung kịp thời kỹ năng cần thiết, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên. Việc xác định nhu cầu đào tạo đã có sự kết hợp giữa nhu cầu của nhân lực và nhu cầu của Ủy ban. Điều này làm cho công tác đào tạo của Ủy ban được thực hiện chủ động và hiệu quả hơn, tạo được sự gắn bó giữa mục đích và hành động của cán bộ đối với Ủy ban.
Các chương trình đào tạo của cơ quan tổ chức, đặc biệt là các chương trình đào tạo ngắn hạn tại Ủy ban với sự giảng dạy của giáo viên nước ngoài có nội dung đảm bảo cho người học được trang bị những kiến thức kỹ năng mới mà không làm ảnh
hưởng tới sự thực hiện công việc hàng ngày của nhân viên và hoạt động của Ủy ban. Ủy ban luôn tạo điều kiện thuận lợi để các cán bộ nhân viên tự nâng cao trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn bản thân thông qua việc tổ chức các hội nghị hội thảo chuyên sâu, cử cán bộ nhân viên tham gia các lớp đào tạo nhân cao tại các trường chính quy.
Về giáo viên thực hiện công tác giảng dạy thì Ủy ban đã có sự đầu tư khá tốt. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao đông đảo giúp cho quá trình đào tạo nhân viên mới nhanh chóng và tiện lợi hơn, góp phần tiết kiệm chi phí thuê giảng viên ngoài.
Nhờ kết quả đào tạo tương đối toàn diện và thường xuyên của Ủy ban trong những năm qua nên toàn thể cán bộ công chức viên chức hoàn thành với chất lượng tốt các nhiệm vụ chuyên môn được giao.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo công chức viên chức của Ủy ban Dân tộc còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Cụ thể là:
- Còn tồn tại trường hợp đối tượng đào tạo trùng lặp, thiếu chính xác. Khi thực hiện kế hoạch chiêu sinh, một số phòng ban cử công chức viên chức đi đào tạo bồi dưỡng chưa đúng đối tượng, tiêu chuẩn, bằng cấp và chức danh công chức. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, một số lớp mở ra xuất hiện sự trùng lặp đối tượng gây lãng phí thời gian và kinh phí, đồng thời tạo nên tâm lý nhàm chán, thiếu hứng thú học tập của người học.
- Ủy ban bị động trong công tác lập kế hoạch, kế hoạch cũng chỉ phản ánh được phần nào nhu cầu đào tạo, chưa sát yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và thực trạng năng lực, trình độ của đội ngũ công chức viên chức; chưa quan tâm đào tạo bồi dưỡng công chức viên chức có trình độ, năng lực cao. Vì vậy, những năm qua mặc dù Ủy ban luôn hoàn thành kế hoạch hằng năm nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và chưa phát huy được hết tiềm lực của mình.
- Nội dung đào tạo chưa thực sự thiết thực vì mang nặng tính lý thuyết, phương pháp giảng dạy chưa tập trung về rèn luyện kỹ năng cho người học, phần thảo luận