Bài Học Kinh Nghiệm Về Đào Tạo Nhân Lực Ở Ủy Ban Dân Tộc


- Đối với những trường hợp nhân viên lười học hoặc vi phạm nội quy học tập thì tùy theo mức độ vi phạm để xem xét kỷ luật, xong cái chính là giáo dục, động viên nhân viên khắc phục mà phấn đấu trong học tập để vươn lên.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm về đào tạo nhân lực ở Ủy ban Dân tộc

Bài học rút ra cho Ủy ban Dân tộc nói riêng trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các cơ quan, doanh nghiệp:

- Phải coi việc đào tạo nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát triển chiến lược của Ủy ban.

- Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với từng đối tượng nhân lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân lực được đào tạo, Ủy ban nên tạo điều kiện cả về công việc cũng như kinh phí đào tạo cho họ, chẳng hạn giảm bớt khối lượng công việc của họ trong thời gian họ đi học…. Nếu làm tốt công tác này tức là Ủy ban đã sử dụng tốt yếu tố tạo động lực về tinh thần cho nhân lực.

- Quan tâm đến việc đào tạo nhân lực trong tương lai bằng tiếp nhận những sinh viên có kết quả học tập toostv ề tại đơn vị thực tập sinh. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, Ủy ban giữ lại những sinh viên có thành tích học tập tốt.

- Cần duy trì và ổn định quỹ đầu tư cho đào tạo: Để hoàn thành mục tiêu đào tạo nhân lực, Ủy ban cần tiếp tục đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất thiết bị cho đào tạo. Đồng thời phải xây dựng các kế hoạch phân bổ chi tiêu nguồn chi phí đối với từng hoạt động của đào tạo nhân lực, tránh những lãng phí không cần thiết, mang lại hiệu quả cao cho đào tạo nhân lực. Ủy ban có thể bổ sung nguồn kinh phí cho đào tạo bằng nhiều cách như tăng tỉ lệ trích quỹ đào tạo, phát triển từ lợi nhuận hoặc bổ sung kinh phí đào tạo từ quỹ phúc lợi và khen thưởng…


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI ỦY BAN DÂN TỘC

2.1 Khái quát về Ủy ban Dân tộc

2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ủy ban

Cơ quan công tác dân tộc- với tổ chức tiền thân là Nha Dân tộc thiểu số ( thành lập tại Nghị định số 359, ngày 9-9-1946 chiểu theo Sắc lệnh số 58, ngày 3-5-1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Sau 13 năm hoạt động, ngày 6-3- 1959 chính thức thành lập Ủy ban Dân tộc thuộc Hội đồng Chính phủ và có quyền hạn trách nhiệm ngang Bộ. Tuy nhiên sau 40 năm hoạt động, có quyết định số 78/HĐNN ngày 16-2-1987 của Hội đồng Nhà nước giải thể Ủy ban Dân tộc của Chính phủ.

Đến ngày 11-5-1990, tức 3 năm sau khi có quyết định giải thể, Ủy ban dân tộc một lần nữa được thành lập với tên gọi Văn phòng Miền núi và Dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 5-10-1992, Bộ Chính trị quyết định hợp nhất hai cơ quan Ban Dân tộc Trung ương và Văn phòng Miền núi và Dân tộc để xây dựng thành cơ quan Ủy ban Dân tộc và Miền núi. Sau 12 năm được kiện toàn và hoạt động dưới tên Ủy ban Dân tộc và Miền núi, ngày 5-8-2002, theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XI (số 02/2002/QH11 ngày 5-8-2002), Ủy ban Dân tộc và Miền núi trở lại với tên gọi ỦY BAN DÂN TỘC (như năm 1959). Chính phủ kiện toàn tổ chức của Ủy ban Dân tộc đầu năm 2004.

Từ Nha Dân tộc thiểu số đến Uỷ ban Dân tộc hôm nay – một chặng đường 75 năm lịch sử – Cơ quan công tác dân tộc với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng đều có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách dân tộc và tổ chức thực hiện công tác dân tộc.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban

Theo Nghị định 84/2012/NĐ-CP thì Ủy ban dân tộc có chức năng nhiệm vụ là: Khối quản lý nhà nước bao gồm: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Tổ chức Cán bộ,

Vụ Pháp chế, vụ Hợp tác Quốc tế; Thanh tra, Văn phòng, Vụ Tổng hợp, Vụ Chính sách

Dân tộc, Vụ Dân tộc Thiểu số, Vụ Địa phương I, II và III là các đơn vị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước;


Khối đơn vị sự nghiệp bao gồm: Viện Dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển, Trung tâm thông tin, Tạp chí Dân tộc, Trường Cán bộ Dân tộc và Nhà khách Dân tộc là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc

Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách dân tộc, Vụ Địa phương II, Vụ Địa phương III được thành lập 2 phòng trong vụ; Văn phòng Ủy ban Dân tộc có Phòng và Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3 Thực trạng tình hình nhân lực tại Ủy ban

Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực của Ủy ban giai đoạn 2018-2020


STT

Chỉ tiêu

2018

2019

2020

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

1

Nam

124

29,52

168

35,00

193

33,86

2

Nữ

296

70,48

312

65,00

377

66,14

3

Trung cấp

42

10,00

25

5,21

28

4,91

4

Cao đẳng

78

18,57

31

6,46

35

6,14

5

Đại học

265

63,10

384

80,00

464

81,40

6

Sau đại học

35

8,33

40

8,33

43

7,55


Tổng số cán bộ

420


480


570


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đào tạo nhân lực tại Ủy ban Dân tộc - 6

( Nguồn : Vụ Tổ chức Cán bộ) Như vậy tổng số công chức và viên chức trong Ủy ban đến năm 2020 là 570 người, trong đó số nhân lực nam là 193 người, chiếm 33,86%, số lượng nhân lực nữ là 377 người chiếm 66,14%. Nhìn chung lực lượng công chức trong Ủy ban qua các năm chủ yếu vẫn là nữ giới tuy vậy thì khá phù hợp với cơ cấu của tổ chức. Chiếm tới hơn 50% tổng số nhân lực của Ủy ban, số lượng công chức là nữ giới chiếm áp đảo về số

lượng do tính chất cũng như yêu cầu của công việc.

Tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng là khá cao lần lượt chiếm 81,40% (464 người) và 6,1% (35 người) trong số tổng công chức năm 2020. Lực lượng này chủ yếu là Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các trưởng, phó phòng và các nhân viên thuộc các vụ, phòng ban: như Vụ Kế hoạch–tài chính, Vụ Tổng hợp, Vụ Tổ chức cán bộ. Qua


bảng cơ cấu theo trình độ học vấn thì trình độ của cán bộ trong Ủy ban tương đối phù hợp để đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như chức năng và quyền hạn của Ủy ban.

Bảng 2.2. Thực trạng nhân lực phân theo trình độ ngoại ngữ



STT


Chỉ tiêu

2018

2019

2020


SL

Tỷ lệ (%)


SL

Tỷ lệ (%)


SL

Tỷ lệ (%)

1

Trình độ A

158

37,62

164

34,17

172

30,18

2

Trình độ B

61

14,52

65

13,54

76

13,33

3

Trình độ C

47

11,19

53

11,04

61

10,70

4

Cao Đẳng

58

13,81

95

19,79

118

20,70

5

Đại học

96

22,86

103

21,46

143

25,06

Tổng

420


480


570


(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ)

Bảng 2.3. Thực trạng nhân lực phân theo trình độ tin học



STT


Chỉ tiêu

2018

2019

2020

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

1

Trình độ A

163

38,81

187

38,96

228

40,00

2

Trình độ B

80

19,05

80

16,67

85

14,91

3

Cao Đẳng

85

20,24

87

18,12

92

16,14

4

Đại học

92

21,90

126

26,25

165

28,95

Tổng

420


480


570


(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ)

Dữ liệu từ bảng phân loại ta có thể thấy rõ trình độ tin học cũng như ngoại ngữ tại Ủy ban trong năm 2020 so với 2018 và 2019 không có sự phát triển vượt bậc. Ủy ban chưa chú trọng nhiều về đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học.


Tuy nhiên trình độ tin học cũng như ngoại ngữ tại Ủy ban trong năm 2020 vừa qua có chất lượng khá tốt. Ngoại ngữ đạt trình độ A có 172 người (chiếm 30,18%) trong tổng số 570 người, 100% có bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ trong Ủy ban. Tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở bằng cấp chứ chưa thật sự sử dụng hiệu quả vào thực tế.

Tương tự trình độ Ngoại ngữ, về trình độ tin học, tuy 100% có bằng cấp, chứng chỉ tin học và đã có 228 người (chiếm 40%) số lượng công chức đạt trình độ A đủ để tạm đáp ứng các nhu cầu cần thiết trong công việc tại các bộ phận, phòng ban. Nhưng để đáp ứng các mục tiêu trong tương lai của Ủy ban thì cần đẩy mạnh các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như trình độ tin học của cán bộ công chức viên chức của Ủy ban.

Bảng 2.4. Thực trạng nhân lực phân theo trình độ quản lý nhà nước



STT


Chỉ tiêu

2018

2019

2020

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

1

Cử nhân

21

5

21

4,37

35

6,14

2

Sơ cấp

36

8,57

36

7,50

53

9,30

3

Bồi dưỡng 27

chuyên đề

155

36,90

187

38,96

219

38,42

4

Bồi dưỡng trung

cao cấp

38

9,05

42

8,75

54

9,47

5

Trung cấp

96

22,86

128

26,67

175

30,71

6

Chưa qua đào tạo

74

17,62

66

13,75

34

5,96

Tổng

420


480


570


(Nguồn : Vụ Tổ chức Cán bộ )


Bảng 2.5. Thực trạng nhân lực phân theo trình độ lý luận chính trị‌


STT

Chỉ tiêu

2018

2019

2020

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

1

Cử nhân

35

8,33

38

7,92

56

9,82

2

Sơ cấp

82

19,52

104

21,67

132

23,16

4

Trung cấp

121

28,81

148

30,83

161

28,25

5

Cao cấp

76

18,10

97

20,21

108

18,95

6

Chưa qua đào tạo

106

25,24

93

19,37

113

19,82

Tổng

420


480


570


(Nguồn : Vụ Tổ chức Cán bộ )

Đội ngũ công chức tại Ủy ban có trình độ chất lượng cao và đang cần được cải thiện qua các năm để phù hợp với sự biến động của môi trường để thích nghi và tồn tại. Các vị trí quan trọng, có tính quyết định trong Ủy ban đều là công chức có trình độ đại học và trên đại học nắm giữ. Bên cạnh đó, một số bộ phận không đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ quá cao thì lực lượng công chức thường có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp. Tuy nhiên đều được kiểm tra tay nghề bài bản mới được tuyển dụng vào Ủy ban.


2.2 Thực trạng đào tạo nhân lực tại Ủy ban Dân tộc


Sơ đồ 2.1. Quy trình đào tạo nhân lực tại Ủy ban dân tộc

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ) Một chu trình khép kín với sự tham gia, hỗ trợ của công chức viên chức tại các phòng ban là yếu tố quan trọng giúp Ủy ban tổ chức thành công một chương trình đào

tạo.

2.2.1 Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại Ủy ban

Chủ nhiệm, Bộ trưởng Ủy ban Dân tộc luôn ý thức được vai trò quan trọng của nhân lực. Vì vậy, công tác đào tạo luôn xuất phát từ những lợi ích của Ủy ban, mong muốn Ủy ban có đội ngũ nhân lực ngày một tốt hơn, giàu kinh nghiệm và năng lực.

Để có chất lượng cao nhất trong công tác đào tạo, Ủy ban Dân tộc đã áp dụng những nguyên tắc sau:

- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật.

- Bảo đảm tính cạnh tranh.

- Đào tạo đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đào tạo nhân sự căn cứ vào phẩm chất, năng lực cá nhân của từng cán bộ công chức viên chức.


- Đào tạo căn cứ vào khối lượng công việc và chiến lược phát triển của Ủy ban trong từng giai đoạn và phù hợp với điều kiện thực tế của Ủy ban.

Để xác định đối tượng đào tạo, Ủy ban phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành 3 bước sau:

Vụ Tổ chức cán bộ gửi công văn khảo sát nhu cầu đào tạo tới các phòng ban


Phụ trách phòng ban gửi văn bản cung cấp thông tin cho Vụ Tổ chức cán bộ


Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, phân loại nhu cầu đào tạo của từng phòng ban


Đào tạo chuyên môn cho công chức viên chức


Đào tạo các cấp lãnh đạo, quản lý


Hình 2.1. Các bước xác định nhu cầu đào tạo nhân lực tại Ủy ban dân tộc

(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ)

- Vụ Tổ chức cán bộ gửi công văn đến các phòng ban nghiệp vụ để xác định nhu cầu đào tạo. Trong công văn nêu rõ yêu cầu các phòng ban cung cấp thông tin chi tiết về nội dung và số lượng cần đào tạo.

- Các phòng ban nhận được công văn, căn cứ tình hình công tác thực tế của mình, soạn văn bản cung cấp thông tin theo yêu cầu.

- Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp và phân loại nhu cầu đào tạo của các phòng ban.

Hiện tại, Ủy ban phân loại nhu cầu đào tạo của công chức viên chức như sau:

+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên môn: Đa số đội ngũ cán bộ công chức viên chức của Ủy ban được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng đội ngũ không đồng đều, mức độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, Ủy ban luôn phát sinh nhu cầu lớn về đào tạo theo từng vị trí công việc. Ví dụ như lớp đào tạo về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học,…v…v..

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023