bó hơn nữa với sự nghiệp phát triển CNTT; nghiên cứu đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tạo môi trường thông thoáng và bình đẳng, cơ hội cho trí thức, doanh nhân Việt Kiều yên tâm và tin tưởng làm ăn lâu dài, có những biện pháp để kiều bào xây dựng mối quan hệ tốt với nước sở tại, tranh thủ hợp tác chuyển giao tri thức, công nghệ, đào tạo nhân lực, tạo nhiều điều kiện để Việt Kiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo nhân lực CNTT nước nhà vì họ là những người đã được học tập trong những môi trường rất chuyên nghiệp và hiện đại. Họ sẽ thực sự có nhiều ý tưởng để xây dựng việc đào tạo đó hội nhập mạnh vào nền giáo dục thế giới.
3.2.7 Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên giỏi
Tình trạng các nhân viên CNTT giỏi trong các cơ quan Nhà nước hiện nay đã sẵn sàng rời bỏ nơi mà mình đang làm việc để tìm kiếm một cơ hội tốt hơn ngày một tăng lên. Trong năm 2007, cán bộ CNTT ngành tài chính có 1 số đơn vị có tới 10% công chức xin nghỉ việc. Từ cuối năm 2006, khi các công ty chứng khoán, các ngân hàng cổ phần, các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các hãng CNTT nước ngoài đầu tư dự án lớn về CNTT, nhu cầu về nhân viên CNTT giỏi ngày một tăng lên nhanh chóng. Cục ứng dụng CNTT của Tổng Cục Thuế cũng chịu ảnh hưởng của xu thế này. Những người xin chuyển công tác thường giữ các vị trí chủ chốt hoặc rất giỏi về chuyên môn. Việc những cán bộ này xin chuyển ra ngoài công tác khiến các lãnh đạo thấy hẫng hụt bởi họ đã phải đầu tư khá nhiều công sức và tiền của để đào tạo cho họ. Trung bình ở Cục ứng dụng CNTT của Tổng Cục Thuế, chi phí đào tạo mỗi cán bộ trong 3 năm từ vài chục đến trăm triệu đồng. Một cán bộ ra đi làm cơ quan đó đã mất đi khoản chi phí đào tạo cho, đồng thời công việc trong cơ quan sẽ bị xáo trộn. Chính vì vậy, các đơn vị cần thành lập một số đơn vị hoạt động theo cơ chế sự nghiệp có thu, tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ CNTT, tăng cường công nghệ, giải pháp kỹ thuật. Các đơn vị cần cải thiện môi trường làm việc với những phương tiện nghiên cứu, học tập hiện đại, tạo cơ hội tiếp xúc với công nghệ, nâng cao trình độ. Các chương trình đào tạo cần được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của người học, tập trung vào lĩnh vực chuyên sâu mà cán bộ được giao.
KẾT LUẬN
Sự ra đời của CNTT tạo ra một bước ngoặt cực kỳ vĩ đại trong công tác thông tin và xử lý thông tin. Là một ngành mới nhưng công nghiêp CNTT đã phát triển nhanh như vũ bão và mở rộng nhanh chóng phạm vi ứng dụng. Với tính năng ưu trội của mình, ngành CNTT đã khẳng định vị trí hàng đầu trong nền kinh tế mới: một nền kinh tế lấy CNTT làm chủ lực, một nền kinh tế mà trên tất cả mọi lĩnh vực đều điều khiển và ứng dụng CNTT .
Ở nước ta, những bước đi đầu tiên trong việc phát triển CNTT đã khẳng định được những thành tựu đáng kể, đã có những công ty sản xuất phần mềm đáp ứng nhu cầu trong nước và bắt đầu xuất khẩu. Mặc dù vậy những khó khăn, thách thức cũng không nhỏ. Mặt bằng CNTT và cách nhìn nhận về CNTT chưa thực sự đúng đắn và chưa vận dụng hết chức năng của CNTT trong hoạt động. Để có được một nền CNTT phát triển, vấn đề quyết định chính là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực với chất lượng ngày càng cao, số lượng ngày càng nhiều, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng sẽ là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền CNTT nước nhà. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo chính là khâu đầu tiên của chu trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động đào tạo CNTT của chúng ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Tốc độ tăng trưởng ngành CNTT nước nhà liên tục gia tăng trong thời gian qua, doanh thu từ xuất khẩu phần mềm liên tục tăng, số lượng chuyên gia, kỹ thuật viên CNTT tăng nhanh chóng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực CNTT đang dần được cải thiện. Số lượng cơ sở đào tạo tăng lên nhanh chóng, các cơ sở đào tạo cũng đang rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp, nâng cao tính cập nhật của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, công tác đào tạo ngành CNTT hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu làm việc ngay tại các doanh nghiệp CNTT lớn. Việc đào tạo còn tản mạn, chưa tập trung vào nhu cầu cấp thiết của thị trường, chất lượng đào tạo ngành CNTT chưa được đảm bảo. Giữa nhà tuyển dụng và cơ sở đào tạo chưa có tiếng nói chung, tỷ lệ ứng viên đăng ký việc làm tại các doanh nghiệp bị loại khá
Có thể bạn quan tâm!
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 11
- Giá Trị Công Nghiệp Cntt Việt Nam 2002-2006 (Triệu Usd)
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
nhiều. Các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại cho số nhân viên mới tuyển hoặ kết hợp với các cơ sở đào tạo để thành lập các khóa học bổ sung. Để giúp nền CNTT nước nhà phát triển hơn nữa, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân lực CNTT, Việt Nam cần phải áp dụng đồng bộ 1 hệ thống các giải pháp tích cực như: Giải pháp mở rộng các kênh đào tạo nhân lực công nghệ thông tin; Tăng cường công tác đào tạo nhân lực CNTT theo các chuẩn mực quốc tế; Cần gắn đào tạo với thực tế doanh nghiệp; Phát triển những tài năng CNTT; Phát huy nguồn lực chất xám của đội ngũ Việt Kiều; Cần thành lập nhiều Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực CNTT; Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên giỏi
Nhưng xuyên suốt hệ thống đó là sự kết hợp cùng hành động giữa Nhà nước, cơ sở đào tạo, người học và doanh nghiệp. Nhà nước cần đưa ra các chính sách, đường lối đúng đắn tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng đào tạo. Các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần có sự liên kết, hỗ trợ nhau cùng đào tạo ra đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao hơn. Người học cũng cần hết sức nỗ lực, không thụ động chờ đợi nhà trường cung cấp cho mình những gì, cần hết sức năng động, sáng tạo và năng cao tinh thần tự học.
Với những kinh nghiệm quốc tế và những sáng tạo riêng biệt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam, hy vọng trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ có thêm nhiều nhân viên CNTT vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần học hỏi; có nhiệt huyết và trách nhiệm trong công việc; năng động và sáng tạo; có khả năng chịu đựng sức ép trong công việc. CNTT sẽ trở thành một ngành mũi nhọn, góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
1. Bộ khoa học và công nghệ - Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2005), Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở các nước Asean, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Đỗ Văn Cương, Mạc Văn Tiến( Chủ biên), Nguyễn Hữu Dũng (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam, Nxb Lao động, xã hội, Hà Nội.
3. Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Thế giới vi tính (2004, 2005, 2006, 2007), Niên giám công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam, Nxb TPHCM, Hồ Chí Minh.
5. Thanh Huyền (2002), “Đào tạo nhân lực cho ngành CNTT số lượng thừa chất lượng thiếu”, Tin học tài chính( 5), Tr33 -34.
6. Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ cụng nghiệp húa, hiện đại húa, Nxb Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.
7. Lê Thị ái Lâm, (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo: Kinh nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Đặng Kim Long(2001), “CIO: Ai là ông ?”, PC World B ( 12), Tr 13-14.
9. Nguyễn Thanh Long (2003) “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị (5), Tr 71-75.
10. Hoàng Xuân Long (2005) “Lao động khoa học với việc phát triển thị trường khoa học và công nghệ”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội (5), Tr 31-39.
11. Phạm Quý Long (2006), Quản lý nhân lực ở các doanh nghiệp Nhật Bản và một số bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Đình Luận (2005) “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2), Tr 9-11.
13. Đào Thị Minh ( biên dịch) (2006), Công nghệ thông tin và truyền thông với sự phát triển kinh tế, Nxb bưu điện.
14. Hoàng Lê Minh (2005), Công nghệ thông tin và con người, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội.
15. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Trần Văn Nhung, Trần Khánh Đức (2002), “ Vấn đề phát triển nhân lực công nghệ thông tin”, Tạp chí Cộng Sản (11), Tr 33-35-47.
17. Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp cụng nghiệp húa, hiện đại húa, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện kinh tế Việt Nam.
18. Phạm Thái Quốc (1999), “Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho Công nghiệp hóa ở Trung Quốc”, Tạp chí Kinh tế Châu á- TBD (1),
Tr 36-44
19. Nguyễn Thanh ( 2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội.
20. Tô Chí Thành (2004), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu vực Châu á - Thái Bình Dương, Nxb bưu điện, Hà Nội.
21. Ngô Trương Hoàng Thy, Jonh Mckenzie, Trần Phương Trình ( 2006), Đào tạo nguồn nhân lực làm sao để khỏi “ném tiền qua cửa sổ”, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh
22. Ngô Trung Việt (2005), “Quản lý và đào tạo CIO ở Việt Nam”, PC World B ( 5), Tr 29-30.
23. Phan Thanh Tâm (2000), Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu cụng nghiệp húa, hiện đại húa đất nước, Luận án Tiến sỹ kinh tế,
ĐH Kinh tế quốc dân.
24. Mạc Văn Tiến (2005) “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Lao động - xã hội (264), Tr 18-20.
25. Ngô Trương Hoàng Thy, Jonh Mckenzie, Trần Phương Trình ( 2006), Đào tạo nguồn nhân lực làm sao để khỏi “ném tiền qua cửa sổ”, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh
26. Ngô Trung Việt (2005), “Quản lý và đào tạo CIO ở Việt Nam”, PC World B ( 5), Tr 29-30.
27. Ngô Trung Việt (2005), Tổ chức quản lý trong thời đại công nghệ thông tin và kinh tế tri thức, Nxb Bưu điện.
28. Nhóm phát triển Internet Today, Hiệu đính Đặng Tuấn Đạt ( 1995), Thung lũng của những giấc mơ công nghệ thông tin, Nxb bưu điện.
29. Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin (2004), Các văn bản của Đảng và Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, Nxb Bưu điện.
30. Nguyễn Thắng Vũ( chủ biên), Vũ Hoàng Liên, Nguyễn Thành Long (2006),
Ngành công nghệ thông tin, Nxb Kim Đồng.
31. Website:
http:// www.echip.com.vn http:// www.laodong.com.vn http://www.mic.gov.vn http://www.vneconomy.vn http:// www.vnexpress.net http:// www.vnn.vn