Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 13


viên, giáo viên/máy tính, thời lượng truy nhập Internet/sinh viên ở mức ngang bằng với các nước thuộc nhóm như Thái Lan, Malaysia …. Triển khai mạng quản lý giáo dục hiện đại, hiệu quả. Tranh thủ mọi nguồn hỗ trợ tài chính trong xã hội và quốc tế để giảm nhẹ gánh nặng chi phí cho Nhà nước. Thư viện điện tử của các trường sơ sài và chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau cũng như với nguồn tư liệu quốc gia nên chưa phát huy được hiệu quả sử dụng chung.

- Thực hiện cải cách sâu rộng trong công tác đào tạo chính quy: thoả mãn các yếu tố tối thiểu: Nội dung chương trình phải luôn cập nhật, bám sát yêu cầu của ngành, thời lượng các môn chuyên môn và thời gian thực hành phải đủ để đảm bảo cho sinh viên nắm vững công nghệ, ngôn ngữ sử dụng phải là Tiếng Anh; đội ngũ giáo viên phải là những người hiểu sâu về công nghệ, nắm vững thực tế công việc, thành thạo ngoại ngữ. Thực tế nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc phát triển nguồn nhân lực CNTT không nhỏ, nếu biết chọn để đầu tư trọng điểm từng khoa CNTT sau đó nhân rộng dần ra chắc chắn có thể thực hiện được. Cần kết hợp biện pháp gửi giáo viên ra nước ngoài đào tạo với việc liên kết thuê giáo viên từ các viện nghiên cứu, các công ty phần mềm và cả chuyên gia nước ngoài vào để giảng dạy.

+ Chúng ta có thể áp dụng mô hình đào tạo 1+4 cho sinh viên CNTT; tức là đào tạo 1 năm đầu chuyên về Tiếng Anh và đào tạo thêm 4 năm về chuyên môn. Chúng ta xây dựng chương trình ngành cntt có một thời lượng học ngoại ngữ (tiếng Anh) đủ để đạt chuẩn theo yêu cầu ( chẳng hạn chuẩn Toeffl). Đối với ngành CNTT, ngoại ngữ là một môn thi bắt buộc để tốt nghiệp. Không đạt yêu cầu ngoại ngữ không được tốt nghiệp. Ngoài ra cần có quy định một số môn tin học phải học bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh). Trường đại học FPT đào tạo ngành kỹ nghệ phần mềm theo 2 khối ngoại ngữ : tiếng Anh và tiếng Nhật. Năm đầu tiên , sinh viên học ngoại ngữ. Sang năm thứ hai sinh viên học chuyên ngành bằng ngoại ngữ chính và học thêm ngoại ngữ phụ. Đây là một phương án tốt.

+ Việt Nam hiện vẫn chưa xây dựng hệ thống chuẩn chất lượng đào tạo CNTT. Hiện tại ở Việt Nam mới chỉ có Vitech, phối hợp với đối tác Nhật Bản đưa ra một hệ thống giám định kỹ năng CNTT. Trong khi tại các quốc gia có trình độ phát triển cao về ICT, các hệ thống chuẩn vô cùng phong phú, chẳng hạn như ISO,


cao hơn một chút, Mỹ có ACM, ABET, Nhật có ITSS...Ngành giáo dục vẫn chưa có được hệ thống văn bằng quốc gia, khiến công tác này thiếu sự chuẩn hóa và liên thông.

+ Việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT đáp ứng cho nhu cầu phát triển xã hội ngày càng là đòi hỏi bức thiết. Bởi vậy cần có sự kết hợp giữa đơn vị đào tạo với nhu cầu xã hội, và tìm kiếm một quy chuẩn chung dựa trên quan điểm tương đương về bằng cấp, trình độ so với thế giới. Đã đến lúc phải xây dựng những hệ thống chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo CNTT như cơ sở vật chất, giáo trình, trình độ giáo viên, môi trường thực hành và chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo, rồi kiến thức chuyên ngành, độ sẵn sàng, trình độ kỹ năng, sáng tạo... Bên cạnh đó, xã hội cũng cần thay đổi các quan niệm cũ về đào tạo trong lĩnh vực này. Ví dụ, chúng ta quen coi các chương trình đào tạo của những hãng lớn như Microsoft, Orace, IBM... là phi chính quy, nhưng thực tế những người có chứng chỉ này, có thể được nhận vào làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, trong khi hệ thống đào tạo chính quy thì chưa được như vậy.

+ Cần phải có cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo CNTT, nên có một trung tâm kiểm định cấp quốc gia để cấp chứng chỉ. Ngoài ra cần có những trung tâm tư nhân do Nhà nước công bố tiêu chí và giám sát hoạt động để hình thành một hệ thống kiểm định chất lượng nhân lực CNTT. Việt Nam cũng nên chọn chuẩn nước ngoài để áp dụng. Có chuẩn này, các công ty nước ngoài khi vào Việt Nam mới có thể đặt các trường đào tạo nhân lực cho mình.

+ Ngành CNTT hiện nay của các trường đại học thường tuyển sinh theo khối A mà thực tế cho thấy môn Hóa học không phục vụ trực tiếp cho việc đào tạo công nghệ thông tin bậc đại học; trong khi đó, học sinh đã được học Tin học từ lớp 10 nhưng khi tuyển sinh đại học thì môn này không được tính đến. Các trưòng nên chuyển đổi và cải tiến môn thi: trong kỳ thi tuyển sinh đại học nên thi các môn: Toán , Tin học và Tiếng Anh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

+ Trong thời gian tới, đổi mới tư duy về phương pháp “lấy người học làm trung tâm” cần đi trước một bước. Về thời lượng, nên rút ngắn thời gian giảng dạy


Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam - 13

lý thuyết trên cơ sở sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp, tăng thời gian tự học, nhất là các bài thực hành, thí nghiệm nghiên cứu với sự trợ giúp của máy tính và mạng. Tăng thời gian cho các buổi thảo luận nhằm trao đổi, giải đáp thắc mắc giữa sinh viên với giáo viên và các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước về các chủ đề ứng dụng CNTT-TT trong chuyên ngành tương ứng. Giáo viên và sinh viên đều có địa chỉ email riêng, đồng thời hình thành tác phong làm việc, dạy và học qua mạng. Khuyến khích giáo viên, sinh viên trau dồi ngoại ngữ để tạo thuận lợi cho quá trình học tập và trao đổi thông tin. Về nhân lực, việc ứng dụng CNTT-TT vào giáo dục đại học hiện đang vấp phải vấn đề thiếu nhân lực triển khai. Trừ những giáo viên giảng dạy về CNTT, khá nhiều giáo viên thuộc chuyên ngành khác chưa có đủ kỹ năng áp dụng một cách có hiệu quả các công cụ CNTT-TT vào nội dung bài giảng của mình. Đào tạo nguồn nhân lực biết khai thác ứng dụng CNTT-TT một cách hiệu quả cần được tiến hành đồng bộ với việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng hiện đại. Việc đào tạo cho giáo viên và sinh viên ứng dụng CNTT-TT cần được coi trọng như nhau. Sinh viên là những người trợ giúp rất đắc lực cho giáo viên trong ứng dụng CNTT-TT vào các bài giảng và nghiên cứu. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng tìm, chọn lọc và xử lý thông tin, đặc biệt từ Internet, cho giáo viên và sinh viên. Có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các chuyên gia phát triển và ứng dụng CNTT-TT trong trường đại học để tránh tình trạng chất xám bị thu hút sang ngành nghề khác có thu nhập cao hơn. Các chuyên gia quản lý giáo dục cần được bồi dưỡng kiến thức cho phù hợp với thời đại thông tin. Tỷ lệ số sinh viên/1 máy tính ở các trường đại học còn cao, thời lượng sử dụng Internet cho mục đích học tập của sinh viên còn ít. Trừ một số trường đại học trọng điểm của quốc gia, trang Web của các trường đại học khác chủ yếu để giới thiệu về trường hơn là công cụ để sinh viên, giáo viên có thể trao đổi và học tập trên mạng. Các trang Web này thiếu sự bảo trì và cập nhật thường xuyên của đội ngũ quản trị mạng chuyên nghiệp. Phần lớn mạng nội bộ được xây dựng phục vụ riêng từng khoa mà thiếu sự kết nối hoàn chỉnh giữa các khoa và phòng chức năng Về nội dung, công nghệ nội dung và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý giáo dục bắt đầu phát


triển và đã có những thành công trong khâu tuyển sinh, mặc dù còn có những hạn chế. Một số phần mềm hỗ trợ học trên máy tính của nước ngoài và tự phát triển đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa có chuẩn hoá. Các chương trình hỗ trợ thiết kế dạng CAD/CAM cũng được một số trường đại học chuyên ngành ứng dụng. Tuy nhiên, nếu xét chung cho tất cả các trường thì mức độ ứng dụng CNTT-TT còn ít, đặc biệt là các trường thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn. Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của nội dung thông tin, bước đầu cần nhanh chóng xây dựng bài giảng điện tử dạng đa phương tiện (multimedia) cho các môn học phù hợp với trực quan sinh động, dần dần tiến tới tất cả các môn học đều có bài giảng điện tử được lưu trữ trên mạng để sinh viên có thể tham khảo bài giảng vào bất kỳ lúc nào. Xây dựng các thư viện điện tử phong phú và liên kết với nhau ở cấp trường, quốc gia và quốc tế. Tăng cường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học có ứng dụng CNTT- TT kết hợp tự phát triển các phần mềm hỗ trợ học tập và nghiên cứu.

+ Xây dựng mô hình người giảng viên đáp ứng tốc độ phát triển CNTT

Giáo viên phải đổi mới tư duy về việc dạy học, luôn cập nhật thông tin để nâng cao kiến thức, thuần thục kỹ năng truyền thụ qua bài giảng, biểu diễn năng lực dạy học theo phương pháp mới, nhận thức đúng đắn về đổi mới dạy học, đáp ứng yêu cầu của việc sử dụng phương tiện hiện đại.

Giáo viên phải làm chủ được mội trường công nghệ thông tin hiện đại, biết xây dựng những phần mềm dạy học, xây dựng phòng thí nghiệm, thực hành ảo, giáo trình điện tử, biết khai thác phần mềm, các thông tin khác từ mạng Internet để thiết kế bài giảng điện tử, biết quản lý khai thác mạng viễn thông...


3.2.3 Cần gắn đào tạo với thực tế doanh nghiệp

+ Nhà trường cần chủ động trong việc làm cầu nối cho sinh viên và DN, tăng cường hợp tác với các tổ chức chuyên nghiệp, đào tạo ngắn hạn theo đơn đặt hàng từ DNPM như chuyên viên thử nghiệm, quản lý đề án, phân tích nghiệp vụ, kiến trúc hệ thống. Nhà trường nên có cơ chế tốt tạo thành mô hình liên kết nhà trường – doanh nghiệp, thành lập các trung tâm hỗ trợ nghiên cứu tại đại học, tham khảo nhu


cầu của DN để xây dựng chương trình học, chủ động gặp gỡ, lên kế hoạch để DN tham gia đóng góp ý kiến để cùng xây dựng giáo trình và phối hợp xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học với những đề tài thiết thực cho ngành CNTT.

+ Hình thành chuỗi đào tạo hướng tới thoả mãn tiêu chuẩn tuyển dụng của DN. Chuỗi này gồm nhiều trung tâm đào tạo liên kết với nhau, đào tạo bổ sung những kiến thức kỹ năng mà các đại học, cao đẳng không dạy như công nghệ mới, kiến thức kinh doanh , quy trình quản lý chất lượng .

+ Để giải quyết vấn đề “khát” nhân lực, trước mắt, các doanh nghiệp chọn cách tuyển sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhưng có tiềm năng rồi đào tạo lại. Đó cũng là lý do gần đây, số doanh nghiệp đăng ký các khóa học tại các trung tâm đào tạo cho đội ngũ nhân viên mới của mình ngày càng tăng. Tuy nhiên, để nằm trong số ứng viên được tuyển dụng và được đào tạo lại đó, sinh viên CNTT cũng cần phải học nghề chuyên sâu, trau dồi ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh hoặc nếu biết một trong các tiếng Nhật, Hoa, Hàn càng tốt) và trang bị các bằng cấp uy tín và chứng chỉ quốc tế mới có cơ hội. Sinh viên cần chọn đúng chương trình học thêm đúng với khả năng hoặc sở thích và nghề nghiệp của mình. Theo bộ phận tư vấn của một số trung tâm đào tạo như SaigonCTT, Trung tâm Tin học – Đại học Khoa học Tự nhiên, Học viện Niit... phần lớn sinh viên đến đăng ký đều cần được tư vấn để chọn khóa học nào đúng với nghề mà sinh viên muốn làm sau này, khóa học nào hợp với trình độ của sinh viên...

+ Các DN cần sớm chủ động hợp tác với các trường để nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo tốt nhu cầu tuyển dụng của DN. Các DN nên “đặt hàng” cho các trung tâm đào tạo nhân lực. Từ đó, nhà trường sẽ có kế hoạch, đưa ra nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. Các DN cũng cần mạnh dạn “mở cửa” hỗ trợ nhà trường đưa sinh viên thực tập trong môi trường sản xuất. Có vậy mới rút ngắn được khoảng cách giữa “lý thuyết và thực hành”. Sinh viên ra trường không còn bỡ ngỡ khi bắt đầu tham gia vào đây chuyên sản xuất công nghiệp và DN cũng không mất thời gian để đào tạo lại.

+ DN nên đầu tư theo nhu cầu tại các trường dạy nghề CNTT. DN có thể tài trợ phần mềm, phần cứng chuyên ngành và các tài liệu giảng dạy. Đồng thời, nhà


trường cũng cần cải tiến giáo trình, cơ sở vật chất. Các trường cần đào tạo kỹ năng chìa khoá (cập nhật công nghệ và kỹ năng làm việc theo nhóm ). Cần giảng dạy theo hướng khuyến khích khả năng sáng tạo, áp dụng công nghệ thông qua câu hỏi và bài tập mang tính mở, nên áp dụng phương pháp giảng dạy dựa trên dự án: sinh viên học và thực tập ngay trên những dự án thực tế mà nhà trường được đặt hàng. DN nên hỗ trợ nhà trường về định hướng đào tạo, môi trường thực tập, giới thiệu công nghệ cho giáo viên và sinh viên. DN nên có nội dung và chương trình hợp tác chi tiết, có tính hoạch định để nhà trường không bị động, có sự đầu tư nghiêm túc trong việc nhận và đảm bảo chất lượng sinh viên thực tập tại DN. DN nên tạo điều kiện thu nhận sinh viên thực tập từ năm thứ 2; tổ chức hội thảo với các đề tài đa dạng như: giới thiệu công nghệ mới, rèn luyện kỹ năng, thực tập tại DN sao cho có hiệu quả nhất, chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp...

+ Các doanh nghiệp cần lên kế hoạch tuyển dụng dài hơn, cần có định hình rõ về yêu cầu nhân lực, nên có những văn bản ghi nhớ giữa trường học và doanh nghiệp, cần tăng cường sử dụng các công nghệ đào tạo trực tuyến trong quá trình đào tạo, tái đào tạo cho nhân viên. Đây là loại hình đang được sử dụng phổ biến của những công ty CNTT hàng đầu thế giới, giúp các kỹ sư CNTT sớm được cập nhật kiến thức mới mà không rời bỏ nơi làm việc.

+ Nhà nước nên vạch ra những chương trình đào tạo cụ thể. Ví dụ như chương trình đào tạo 500 kỹ sư phần mềm theo tiêu chuẩn đào tạo được xác định từ trước; định hướng đào tạo 20.000 lập trình viên cho thị trường Nhật Bản. TP.HCM sẽ xác định danh sách những trường đại học hoặc cao đẳng được "đặt hàng" đào tạo cho các dự án cung cấp nguồn nhân lực và chương trình đào tạo đó sẽ có sự phối hợp giữa các trường và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp nên dự báo nhu cầu tuyển dụng từ sớm để các cơ sở đào tạo có thời gian chuẩn bị giáo trình, phương án thực hiện. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ tiến hành đầu tư cụ thể vào các cơ sở đào tạo để chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao. Các doanh nghiệp không thể ngồi im để thụ hưởng thành quả đào tạo trong bốn-năm năm. Cả nhà tuyển dụng và đơn vị đào tạo cùng phải có nghĩa vụ phối hợp với nhau trong việc đào tạo nhân lực cho ngành CNTT.


Các doanh nghiệp nên phối hợp với các trường đại học, trung tâm đào tạo để hình thành chuẩn chung về CNTT. Các cơ sở đào tạo không thể lúc thì đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp A, lúc lại phải chạy theo yêu cầu của doanh nghiệp B (không cần theo chuẩn doanh nghiệp A). Các nhà tuyển dụng nên tuyển đúng người, đúng việc, đúng bằng cấp.

3.2.4 Phát triển những tài năng CNTT

- Tổ chức nhiều cuộc thi về CNTT trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Có nhiều hình thức quảng bá để thu hút được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tham gia cuộc thi.

“Nhân tài đất Việt” là cuộc thi được tổ chức hàng năm do Báo Khuyến học và Dân trí phối hợp với Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC, Đài truyền hình Việt Nam tổ chức nhằm tìm kiếm các nhân tài trong lĩnh vực CNTT, số lượng thí sinh tham gia vẫn còn chưa nhiều. Cuộc thi“Nhân tài đất Việt 2005” vẫn để ngỏ giải nhất và hy vọng những cuộc thi sau sẽ tìm ra người xứng đáng với giải nhất đó.

Để có nhiều sản phẩm PM ngày càng có giá trị hơn cần có nhiều giải thưởng hơn nữa để tôn vinh những gương mặt xuất sắc đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngành. Giải thưởng cũng cần được đổi mới.để các giải thưởng vừa tôn vinh những sản phẩm, giải pháp xứng đáng, vừa tạo điều kiện hỗ trợ những sản phẩm, giải pháp có tiềm năng phát triển của những DN mới, quy mô nhỏ.Với phương thức tổ chức như nhiều giải thưởng hiện nay, các sản phẩm mới của những DN non trẻ rất khó có chỗ đứng . Một phần bởi tiềm lực kinh tế của họ không đủ mạnh để tham gia “đấu ”với các DN lớn hơn . Mặt khác, kinh nghiệm thương trường của họ quá thiếu dù lòng quyết tâm và tinh thần nhiệt huyết luôn đầy.Vì thế cần có thêm những giải thưởng “vườn ươm ” cho những DN này .

“Nâng cấp ”chất lượng các giải thưởng cần được chú ý. Hiện nay những giải thưởng được tổ chức ở phía Nam chủ yếu tôn vinh những sản phẩm, giải pháp thuộc “ miền trong ”như giải TOP IT của Hội tin học TP HCM , còn những giải thưởng do phía Bắc đảm nhận thì thường đề cao sản phẩm ở “ đàng ngoài ”như Cup Vàng của Hội tin học Việt Nam.Vì thế rất cần có một giải thưởng thống nhất và đạt tầm quốc gia, để tôn vinh những sản phẩm thực sự xứng đáng , thể hiện trí tuệ Việt Nam , góp


phần làm cho sản phẩm CNTT ngày càng phong phú .

- Cần thành lập nhiều Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực CNTT

+ Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên vay vốn đóng học phí và một số trang trải khác trong quá trình học tập nhằm mục đích tăng khả năng chuyên môn; hoặc sinh viên các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Đại học vay vốn để tham gia các khóa học CNTT mà không thuộc chương trình chính quy đại học, cao đẳng; hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nhằm bổ sung, nâng cao trình độ của nhân viên, theo học các chương trình đào tạo CNTT; hoặc các đơn vị đào tạo có nhu cầu vay vốn cho học viên vay lại để theo học các chương trình đào tạo của đơn vị đó.

+ Cho vay với lãi suất 0% và người học sẽ trả dần khi đi làm

3.2.5 Phát huy nguồn lực chất xám của đội ngũ Việt Kiều

+ Với hơn 300 000 trí thức Việt Kiều nắm giữ các vị trí quan trọng khác nhau trong các cơ quan, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các công ty, tập đoàn CNTT lớn nhất của Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Châu úc; nhất là đội ngũ trẻ được đào tạo, tiếp cận với nền khoa học công nghệ mới nhất, được coi là những người rất nhạy bén, sáng tạo, có năng lực tổng hợp thông tinb, đề xuất, tư vấn, tạo dựng quan hệ hợp tác với các cơ sở khoa học và kinh tế tại nước sở tại. Trong thời gian qua, hàng năm có trên 200 trí thức, chuyên gia kinh tế, nhà khoa học Việt Kiều đã về nước giảng dạy, làm tư vấn cho các dự án nghiện cứu, dự án kinh tế. Tiềm năng của nguồn nhân lực này là rất lơn. Kiến thức, nguồn lực chất xám là tài sản lớn nhất Việt Kiều có thể đóng góp cho đất nước. Cộng đồng Việt Kiều đứng thứ 3 sau Hoa Kiều và Ấn Kiều làm việc trong các ngành công nghệ cao ở Thung lũng Silicon của Mỹ. Tuy nhiên, Cộng đồng Việt Kiều ở Mỹ mới hình thành hơn 25 năm, còn rất trẻ, mạng lưới hoạt động nghề nghiệp gần như mới hình thành, ít có mối quan hệ kinh doanh với Tổ Quốc. Chính phủ cần thiết lập và mở rộng mối quan hệ với các trung tâm công nghệ cao trên toàn thế giới, trong đó Thung lũng Silicon với sự quy tụ của nhiều Việt Kiều.

+ Cần sớm ban hành những cơ chế, chính sách, biện pháp để Việt Kiều gắn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023