Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2


LỜI CAM ĐOAN‌

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp: “Đào tạo bồi dưỡng, viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc, kết quả thu thập được chưa từng được ai công bố trước đây.


Đắk Lắk, ngày 20 tháng 6 năm 2021

Tác giả


Nguyễn Thị Miền


MỞ ĐẦU‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

1. Lý do chọn đề tài luận văn‌

Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức là một trong những nội dung được đảng và nhà nước ta quan tâm. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ, năng lực thực thi công việc của công chức, viên chức, đáp ứng ngày càng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 2

Trong xã hội hiện nay giáo dục vẫn là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm, những viên chức làm trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng trau dồi kiến thức, đổi mới, học tập nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ công tác quản lý và công tác giảng dạy được tốt hơn, đào tạo cho đất nước những thế hệ có kiến thức về nghề nghiệp và tay nghề cao phục vụ cho đất nước trong thời buổi nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Trong thời đại xây dựng xã hội học tập ngày nay, vai trò của viên chức nói chung và giáo viên, giảng viên nói riêng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không thể thiếu trong quá trình định hướng về tri thức và nhân cách, là tấm gương sáng đối với các thế hệ học trò. Muốn làm được điều đó, thì viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp luôn cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, tiếp cận với sự phát triển của xã hội, của giáo dục để thực hiện tốt vai trò của mình. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được thể hiện trong các văn bản, chính sách định hướng chiến lược phát triển.

Những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở GDNN tại tỉnh Đắk Lắk đã được thực hiện thường xuyên, liên tục và đã có những bước tiến rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo giáo


dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện nay vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: đội ngũ viên chức giáo dục nghề nghiệp còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới và phát triển giảng dạy nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự hạn chế này do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân là do công tác ĐTBD viên chức còn hạn chế.

Để khắc phục những hạn chế này, cần có các biện pháp phù hợp trong công tác ĐTBD viên chức. Là viên chức công tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, bản thân luôn trăn trở làm sao để công tác ĐT, BD cho giáo viên, giảng viên có hiệu quả hơn, phát huy tối đa năng lực của nhà giáo để góp phần thực hiện đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Vì vậy, trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sĩ, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” với mong muốn đóng góp những cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTBD viên chức, đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD viên chức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn‌

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nói chung là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, và cũng là vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đă được một số bài viết, công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Nhìn chung, các bài viết, công trình đó cũng đă đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,


viên chức. Nhiều luận văn, luận án cũng đã nghiên cứu về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Điểm chung nhất và cũng giống như luận văn của tác giả chính là dựa vào lý thuyết đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trong tổ chức nói chung để vận dụng vào trong từng tổ chức, cơ quan, đơn vị. Về lý thuyết đào tạo bồi dưỡng, thường được trình bày trong nhiều sách, tài liệu giảng dạy khác nhau:

- Tài liệu: Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của Trường cán bộ Bộ tài chính. Năm 2015. Đây là một tài liệu mang tính giáo trình nhằm cung cấp thông tin về lý luận và thực tiễn công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC, VC nói chung.Tài liệu cung cấp những cách tiếp cận khác nhau về cụm từ đào tạo bồi dưỡng; các hình thức hoạt động đào tạo bồi dưỡng dựa trên sự tổng hợp các nguồn khác nhau. Đặc biệt đây là tài liệu hệ thống được tất cả thực tiễn quy định về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức ở Việt Nam đến năm 2015.

- Tài liệu: “Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Lan Hương đăng trên Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) là một tài liệu cung cấp khá nhiều thông tin liên quan đến hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức với những số liệu dẫn chứng khá phong phú. Trong đó cũng chỉ ra đào tạo bồi dưỡng cho nhóm người dân tộc (ở Đắk Lắk cũng có thể có) đang là vấn đề hạn chế. Khi có một tỷ lệ không nhỏ cán bộ công chức viên chức chưa đạt chuẩn quy định.

- Bài viết của Nguyễn Thi La “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong quá trình cải cách hành chính” Tạp chí Cộng sản 04/9/2015 đă tổng kết, khái quát một số vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước. Tác giả cũng chỉ cho thấy những vấn đề đang tồn tại trong đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức. Và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng.


- ThS. Nguyễn Nhân Nghĩa “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Ủy ban Chứng khoán Nhà nước”. Đề tài nghiên cứu khoa học của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Đây cũng là một công trình đề cập đến khá nhiều nội dung mang tính lý luận về đào tạo bồi dưỡng và đồng thời cũng hướng đến ứng dụng lý luận đào tạo, bồi dưỡng đó trong việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành chứng khoán.

- TS Nguyễn Ngọc Vân. “Cơ sở khoa học của Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức hành chính theo nhu cầu công việc”. Đề tài khoa học 2008. Đề tài đề cập đến hai hình thức đào tạo bồi dưỡng phổ biến là: Hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý đối với người học đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định và Hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu của người học trên cơ sở yêu cầu của công việc, dựa trên các yêu cầu khách quan của thực tế hoạt động công vụ. Tác giả cũng đă phân tích để chỉ ra ưu điểm hạn chế. Đặc biệt phân tích thực trạng đào tạo bồi dưỡng hiện nay chung cả nước cũng có khá nhiều nội dung gần như đối với Đắk Lắk.Tác giả đề tài cũng khuyến nghị một số nội dung cần thay đổi nhằm nâng cáo chất lượng đào tạo bồi dưỡng. Đó là đổi mới việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức.

- PGS.TS Võ Kim Sơn. Cẩm nang đánh giá khóa học. Bộ nội vụ. 2007. ADB tài trợ. Đây là công trình nghiên cứu cách thức đánh giá khóa đào tạo bồi dưỡng cả từ 4 bên thêm gia, liên quan: người học; người dạy; nhà tổ chức khóa học; cơ quan sử dụng.Và nếu đánh giá từ 4 nhóm đối tượng này cả trước, trong và sau khóa đào tạo bồi dưỡng sẽ chỉ ra được hiệu quả.

- PGS.TS Ngô Thành Can. Cải cách quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ. Tạp chí tổ chức nhà nước. Tác giả giới thiệu quy trình 4 bước đào tạo bồi dưỡng trong đó cũng nhấn mạnh đến xác định nhu cầu đào tạo như là khâu then chốt.


- Luận văn thạc sĩ quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia. Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục thuế, Bộ Tài chính. Phạm Thị Hiền Thảo năm 2016. Luận văn cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nhưng xét trên giác độ quản lý nhà nước. Đồng thời cũng chưa thực sự đủ khi bàn về quản lý nhà nước đào tạo bồi dưỡng cho cả nhóm cán bộ mà thực tế Tổng Cục thuế không có ai là cán bộ. Điều đó cũng có nghĩa là triết lý về đào tạo bồi dưỡng và quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng trong bối cảnh Việt Nam khó phân biệt.

- Luận văn thạc sĩ quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức ngành bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Lê Thị Ngọc Loan năm 2017. Luận văn cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến đào tạo bồi dưỡng viên chức ngành bảo hiểm xã hội. Tuy cũng đã đưa ra được một số giải pháp nhưng vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh.

Các công trình nghiên cứu trên đều dựa vào lý thuyết chung về đào tạo bồi dưỡng để đưa ra cách tiếp cận về đào tạo bồi dưỡng riêng cho nhóm đối tượng quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam cụm từ cán bộ, công chức và viên chức trên nhiều phương diện đều chịu sự điều chỉnh chung cách tiếp cận của văn bản pháp luật. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định mới về đào tạo bồi dưỡng chung cho cả ba nhóm đối tượng cũng thể hiện tính đồng nhất tương đối đó. Ít đề tài đề cập cụ thể đến viên chức riêng lẻ. Và do đó, khi nghiên cứu vận dụng cho đề tài luận văn, tác giả cố gắng tham khảo để tìm ra nét riêng cho luận văn của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn‌

- Mục đích nghiên cứu:

Trên sở sở đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức hiện nay (qua thực tiễn ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh


Đắk Lắk), nhằm đề ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức ở nước ta nói chung và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo bồi dưỡng viên chức;

+ Đánh giá thực trạng và nguyên nhân tồn tại của đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua.

+ Đề ra một số giải pháp để đổi mới đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn‌

- Đối tượng nghiên cứu: Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về khách thể: viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk

+ Về mặt không gian: Nghiên cứu việc đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk

+ Về mặt thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn giai đoạn 2015-2020, các giải pháp được đề xuất trong luận văn có Ý nghĩa đến năm 2030.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn‌

- Phương pháp luận:

Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận & phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đường lối


của Đảng, các chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

- Phương pháp nghiên cứu:

- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn đă sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thực hiện nghiên cứu trong đó chủ yếu.

+ Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp chuẩn tác

+ Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê

+ Các phương pháp khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn‌

- Ý nghĩa lý luận: Đề tài sẽ đóng góp những lý giải nhằm làm rõ một số vấn đề, lý luận liên quan đến công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

+ Sản phẩm nghiên cứu còn có thể là tài liệu tham khảo có ích cho những người tham gia vào việc xây dựng các chiến lược và quản lý, công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

+ Công trình nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm viên chức & vấn đề tác đào tạo bồi dưỡng viên chức.

+ Đánh giá đúng thực trạng về đội ngũ viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk, chỉ ra được các ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk

7. Kết cấu của luận văn‌

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023