Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Viên Chức Trong Các Cơ Sở Giáo Dục Nghề Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk


tốt

nhiệm vụ




%




%


%


%

Hoàn thành nhiệm vụ


82


10%


181

18

%


122


13%


105

11.90

%


185

21.44

%


187

22

%

Không hoàn thành nhiệm

vụ


5


1%


16


2%


9


1%


4

0.50

%


7

0.81

%


40


5%

Tổng cộng

832

100%

1018

100

%

911

100%

880

100%

863

100%

840

100

%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 12

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk


Từ số liệu ở Bảng 2.5 có thể thấy, số lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được đánh giá hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ khá cao (hơn 85% năm 2015, từ năm 2016 đến 2019 hơn 80%, năm 2020 hơi giảm với tỉ lệ 73%), viên chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có tỉ lệ tương đối đồng đều qua các năm (chiếm khoảng 5%).

Đi sâu vào nghiên cứu kết quả đánh giá của từng phòng chuyên môn, nhận thấy có một số cơ quan có tỷ lệ viên chức được xếp loại xuất sắc không cao. Tuy nhiên, kết quả đánh giá này không thể hiện hoàn toàn chất lượng của viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ viên chức được xếp loại xuất sắc cao thì đều có đội ngũ viên chức có chất lượng cao và hiệu quả thực thi công vụ luôn luôn tốt. Có thể giải thích lý do cho hiện tượng này là do tâm lý “bình quân” hoặc là do mối quan hệ đồng nghiệp theo kiểu “dĩ hoà vi quý”, một lý do nữa cũng có thể xuất phát từ bệnh thành tích của người lãnh đạo. Ngược lại, đối với những đơn vị có tỷ lệ viên chức được xếp loại xuất sắc thấp thì cũng không phản ánh được thực chất đội ngũ viên chức của các đơn vị. Chưa có đủ cơ sở để lấy kết quả đánh giá làm cơ sở đánh giá năng lực giữa các phòng, ban chuyên môn với nhau. Không


thể khẳng định cơ quan nào có kết quả đánh giá viên chức cao hơn thì công việc được thực hiện tốt hơn các cơ quan có kết quả đánh giá thấp hơn được.

2.2. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk‌

2.2.1. Tổng quan chung về đào tạo bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Đào tạo, bồi dưỡng viên chức nói chung và đào tạo bồi dưỡng viên chức giáo dục nghề nghiệp nói riêng chịu sự điều chỉnh chung của Luật viên chức; văn bản hướng dẫn của Bộ chuyên ngành về đào tạo bồi dưỡng.

Hàng năm Sở LĐ - TB&XH tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở GDNN thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về lĩnh vực GDNN, đồng thời cử cán bộ quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý do Trung ương tổ chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ viên chức; từng bước tiêu chuẩn hoá theo quy định của Nhà nước, đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đội ngũ viên chức sau khi được đào tạo có nhận thức chính trị vững vàng, hiệu quả công tác được nâng cao rõ rệt.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) lý thuyết hạng III, giáo viên GDNN thực hành hạng III, giáo viên GDNN hạng IV trên địa bàn tỉnh. 120 nhà giáo GDNN đến từ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được bồi dưỡng những kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng chung và kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp. Trong đó, tập trung vào một số kiến thức, kỹ năng như: Phát triển năng lực của giáo viên GDNN, phát triển khóa đào tạo ngắn hạn dưới 3 tháng; công tác giáo dục giá trị và kỹ năng sống


trong cơ sở GDNN; giáo viên với hoạt động hợp tác DN; hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và làm đồ dùng dạy học...

Mục tiêu của lớp bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên GDNN là đảm bảo điều kiện theo quy định của Tổng cục GDNN (Bộ LĐ- TB&XH). Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lâu dài của hoạt động GDNN, các nhà giáo phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu, biết áp dụng các kiến thức được học vào thực tế giảng dạy tại đơn vị mình, từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, gắn lý thuyết với thực hành.

Giáo viên tại các Trung tâm GDNN -GDTX, trường nghề thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ thuật, công nghệ mới, đi thực tế tại các DN nhằm tự nâng cao nghiệp vụ, năng lực.

2.2.2 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2020

Công tác đào tạo, bồi dưỡng VC trong các cơ sở giáo dục nghề nghiêp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đảm bảo đủ và số lượng, mà còn nâng cao hơn nữa về chất lượng; không chỉ thoả mãn yêu cầu trước mắt trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, mà còn là bước chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho chiến lược phát triển trong tương lai, bảo đảm cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có đủ năng lực để hội nhập.

Vì vậy, trong những năm qua lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển tốt nhất của UBND tỉnh cũng như các sở, ban, ngành trong thực thi nhiệm vụ. Thực tế thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng VC tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện trên các nội dung sau:

2.2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng


Viên chức giáo dục nghề nghiệp là nguồn lực quan trọng của hệ thống giáo dục, có mối liên hệ rất chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống giáo dục, là yếu tố chính bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo dục đào tạo nghề nghiệp, có vai trò ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của mỗi quốc gia. Vì vậy việc xác định vai trò, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng lớn, cần chú trọng, nâng cao về mọi mặt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức giáo dục nghề nghiệp, chỉ có đội ngũ viên chức có trình độ và giảng viên, giáo viên có tay nghề cao mới đào tạo được đội ngũ người lao động lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời đại hội nhập.

Để xác định đối tượng đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần phối hợp với Sở LĐ -TB & XH tiến hành các bước sau:

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi công văn đến các khoa và phòng ban nghiệp vụ để xác định nhu cầu đào tạo. Trong công văn nêu rõ yêu cầu các đơn vị cung cấp thông tin chi tiết về nội dung nghiệp vụ và số lượng cần đào tạo, bồi dưỡng.

- Các phòng, khoa nhận được công văn, căn cứ tình hình công tác thực tế của mình, soạn văn bản gửi trở lại cơ sở GDNN cung cấp thông tin theo yêu cầu.

- Cơ sở GDNN có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu đào tạo của các phòng, khoa và phân loại nhu cầu. Hiện tại, nhu cầu đào tạo nói chung của VC cơ sở GDNN được phân loại chủ yếu như sau:

+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho VC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Tập trung vào đào tạo theo tiêu chuẩn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp và đào tạo cao cấp lý luận chính trị. Ngoài ra, toàn ngành với số lượng cán bộ quản lý cấp phòng, cấp khoa và tương đương cũng cần được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận


chính trị và kiến thức quản lý nhà nước nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp.

+ Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm: Do đội ngũ VC được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau trong các cơ sở đào tạo trên cả nước; Bên cạnh đó, do được hình thành từ nhiều nguồn nên chất lượng đội ngũ VC không đồng đều, sự am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Vì vậy, xuất hiện nhu cầu lớn về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo từng vị trí việc làm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn và cập nhật những vấn đề mới phục vụ công tác.

+ Nhu cầu đào tạo viên chức mới vào ngành: Theo kết quả khảo sát, 100% số VC được hỏi đều có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng. Nhu cầu đào tạo VC trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay rất lớn nhưng việc xác định nhu cầu đào tạo mới chỉ dựa trên các mẫu biểu thống kế, tổng hợp báo cáo của phòng ban phục vụ yêu cầu về công tác tổ chức cán bộ mà chưa thực sự có các điều tra, khảo sát quy mô lớn về nhu cầu đào tạo của tất cả các cơ sở GDNN. Các con số thống kê chỉ cho biết số VC chưa đủ tiêu chuẩn về bằng cấpchuyên môn, chưa đủ tiêu chuẩn ở ngạch này hay ngạch khác mà không thể cho biết cụ thể nghiệp vụ nào cần đào tạo, đào tạo bao nhiêu người, đào tạo ở cấp độ kiến thức nào… Điều đó lại càng khó khăn hơn nếu muốn biết nhu cầu đào tạo của từng khoa phòng, chuyên ngành hoặc nhu cầu của một VC về những kỹ năng nghiệp vụ khác. Chính vì vậy, chưa đảm bảo tính liên tục và tuần tự, dẫn đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng hạn chế.

2.2.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

Kế hoạch đào tạo được cơ sở GDNN xây dựng bám sát mục tiêu đã định và dựa trên kết quả tổng hợp xác định nhu cầu đào tạo mà các phòng, khoa dự kiến, thường được lập vào cuối năm trước hoặc đầu năm sau đối với những lớp bồi dưỡng ngắn hạn phát sinh trong quá trình công tác. Nói cách


khác, bảng tổng hợp nhu cầu đào tạo được xem là bản dự thảo kế hoạch. Sau đó, các cơ sở GDNN tổ chức họp với các bên liên quan (Phòng Tổ chức cán bộ và phòng kế toán, tài chính) để xác định lại kế hoạch trước khi làm tờ trình, trình cấp trên phê duyệt. Bản kế hoạch đào tạo đưa ra những con số chi tiết, cụ thể về số lớp đào tạo; số lượng học viên; thời gian đào tạo và dự trù kinh phí đào tạo.

Như vậy, kế hoạch đào tạo được xây dựng khá chủ quan do dựa hoàn toàn vào thông tin mà phòng, khoa cung cấp, không thông qua điều tra khảo sát thực tế. Bên cạnh đó, cuộc họp của các bên liên quan để xác định kế hoạch chính thức làm thay đổi rất nhiều bản kế hoạch dự thảo hay chính là bản tổng hợp nhu cầu của từng phòng, khoa. Nguyên nhân là vì nguồn kinh phí đào tạo của các cơ sở đào tạo do Ngân sách phân bổ từ nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng của toàn viện nên khá hạn chế. Nhiều khi kế hoạch phải thu hẹp, dựa trên kinh phí được phân bổ, vì thế nội dung đào tạo bị hạn chế, chỉ lựa chọn đào tạo nội dung nào cần thiết nhất. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch đào tạo là do Bệnh viện thực hiện nhưng phải thông qua Phòng Tổ chức cán bộ. Và để kế hoạch có tính khả thi phải xây dựng dựa trên tiềm lực thực sự của cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm các khía cạnh về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… Chính vì vậy, kế hoạch của cơ sở giáo dục thường bị động và chưa phản ánh được thực tế nhu cầu đào tạo mà chỉ có thể thỏa mãn phần nào nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

2.2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở GDNN được phê duyệt thực hiện và tổ chức thực hiện theo quy trình gồm các bước: xác định mục tiêu, đối tượng cho từng khóa học; xây dựng nội dung, phân bổ thời gian cho từng nội dung đào tạo; lựa chọn giảng viên; xác định thời gian, địa điểm đào tạo; tổ chức quản lý lớp và đánh giá kết quả đào tạo của từng lớp.


Kết quả tổng quát công tác đào tạo,bồi dưỡng viên chức trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Bảng 2.6 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng viên chức GDNN tỉnh Đắk Lắk về ngạch, chính trị và chuyên môn


Năm

Lý Luận Chính Trị

Quản lý nhà nước

Chuyên môn


Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ


Cao cấp


Trung Cấp


Sơ Cấp

Chuyên viên cao

cấp


Chuyên viên chính


Chuyên viên

Trên Đại học


Đại học

Năm 2015

5

7



10

15

10

35

66

Năm 2016

6

15



9

12

7

65

48

Năm 2017

7

12



6

11

35

25

60

Năm 2018

5

13



10

18

40

40

49

Năm 2019

7

14



8

10

36

72

45

Năm 2020

6

18



8

13

50

30

87

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tỉnh Đăk Lăk


Tính đến tháng 12/2020, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau: cử nhân, cao cấp: 50/863 người, chiếm tỷ lệ 5,79 %; trung cấp: 68/863 người, chiếm tỷ lệ 7,88%, sơ cấp: 38 người, chiếm tỷ lệ 4,40%; Bảng 2.5. cung cấp thông tin liên quan đến số lượng viên chức trong các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đă tham gia đào tạo bồi dưỡng theo hệ thống ngạch, chính trị và chuyên môn.


Về tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo quản lý mô tả ở bảng 2.6

Bảng 2.7 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về kỹ năng các cơ sở GDNN tỉnh Đắk Lắk


Đơn vị tính: lượt người


Năm

Kỹ Năng Nghiệp Vụ

Kỹ Năng lãnh đạo,

quản lý

Năm 2015

66

25

Năm 2016

48

21

Năm 2017

60

17

Năm 2018

49

28

Năm 2019

45

28

Năm 2020

87

21

Nguồn: Sở Lao động TB và XH Tỉnh Đắk Lắk


Kết quả đào tạo bồi dưỡng cụ thể giai đoạn 2015-2020 Một số kết quả chi tiết mô tả ở các bảng từ 2.8 đến 2.13.

Năm 2015 viên chức trong các cơ sở GDNN tỉnh đào tạo, bồi dưỡng với 148 lượt người tham dự; Kết quả mô tả ở bảng 2.8 (phụ lục 1)

Năm 2016 tổ chức mở đợt tập huấn đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ với 162 lượt người. Kết quả mô tả ở bảng 2.9 (phụ lục 2)

Năm 2017 tổ chức mở đợt tập huấn đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ với 156 lượt người. Kết quả mô tả ở bảng 2.10 (phụ lục 3)

Số lượng và nội dung trong năm 2018 với 175 lượt người mô tả ở bảng

2.11 (phụ lục 4)

Số lượng và nội dung trong năm 2019 với 192 lượt người mô tả ở bẳng

2.12 (phụ lục 5)

Số lượng và nội dung trong năm 2020 với 212 lượt người mô tả ở bẳng

2.13 (phụ lục 6)

Từ năm 2015 đến 2020 các cơ sở GDNN thường xuyên thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức: số lượt người tham gia đào tạo, bồi dưỡng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2023